Zygoma Implant (Cấy ghép Implant xương gò má) là gì? Ưu nhược điểm?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Cấy ghép Implant xương gò má (Zygoma Implant) là kỹ thuật khó, sử dụng loại trụ Implant đặt biệt dài khoảng 50mm đặt vào vùng xương gò má, giúp nâng đỡ hàm phục hình. Cấy ghép Zygoma Implant là giải pháp hữu hiệu cho người mất răng lâu năm, tiêu xương trầm trọng, không thể phục hồi bằng cấy ghép Implant thông thường.

Cấy ghép Implant xương gò má (Zygoma Implant) là gì?

Cấy ghép Implant xương gò má tên tiếng anh gọi là Zygoma Implant. Đây là phương pháp phục hồi mất răng cho người bị mất toàn bộ răng hàm trên, bị tiêu xương hàm nặng và không thể phục hồi bằng phương pháp trồng răng Implant thông thường (cấy ghép Implant vào xương hàm).

Cấy ghép Implant xương gò má là gì?

Kỹ thuật cấy ghép Implant xương gò má được giáo sư Branemark giới thiệu vào năm 1998, dựa trên nhu cầu của đông đảo người mất răng nhưng không thể trồng răng Implant do tiêu xương hàm nghiêm trọng, hoặc đã từng bị thất bại sau khi nâng xoang cấy ghép Implant thông thường, bị cắt bỏ xương hàm sau khi điều trị ung thư hay bị dị tật hàm mặt.

>>> Có thế bạn quan tâm: Trồng răng Implant có đau không? Lưu ý gì để cấy Implant không đau | Dr. Care

Theo các chuyên gia Nha khoa hàng đầu, cấy ghép Implant xương gò má mang tới tỷ lệ thành công khá cao. Đây là phương pháp hữu hiệu nhất để điều trị cho các trường hợp bị tiêu xương hàm nghiêm trọng, kể cả vùng răng sau hàm trên.

Cấy ghép Implant xương gò má là gì?

Thay vì đặt trụ Implant vào xương hàm như kỹ thuật cấy ghép Implant thông thường thì kỹ thuật cấy Implant xương gò má sẽ được đặt vào xương gò má của bệnh nhân một loại trụ Implant đặc biệt có kích thước dài khoảng 50mm. Loại trụ này có hình dáng thon dài và gấp khúc theo góc độ của từng vị trí răng đã mất giúp phục hồi chức năng ăn nhai, thẩm mỹ toàn diện.

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà Bác sĩ có thể cấy ghép 2 hoặc 4 trụ Implant vào xương gò má để hỗ trợ hàm phục hình răng bán phần hoặc hàm phục hình răng toàn phần.

Sự khác biệt giữa cấy ghép Implant xương gò má với cấy ghép Implant thông thường

Nhiều nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng, nếu phân tích về kỹ thuật thì trụ Implant cấy ghép Implant xương gò má sẽ dài hơn khá nhiều so với cấy ghép Implant xương hàm. Mặc dù vẫn là hình thức đưa trụ Implant vào bằng đường miệng nhưng Zygoma Implants sẽ bám vào xương gò má, còn cấy ghép Implant xương hàm sẽ bám vào cung răng trong miệng.

Sự khác biệt giữa cấy ghép Implant xương gò má với cấy ghép Implant thông thường

Dựa vào lợi ích điều trị thì phương pháp cấy ghép Implant thông thường có thể giúp khắc phục tình trạng tiêu xương hàm, bổ sung lượng xương cần thiết để thuận lợi trong việc đặt trụ Implant. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm như: thời gian chờ đợi lành thương lâu, thời gian tích hợp xương mất tối thiểu 3-6 tháng, một số trường hợp tiêu xương hàm nặng không thể thực hiện cấy ghép được.

>> Xem thêm: Bảng giá trồng răng Implant tại nha khoa Dr. Care

Còn với cấy ghép Implant xương gò má thì có thể áp dụng được với cả những trường hợp mất răng lâu năm, mất răng toàn hàm và bị tiêu xương rất nặng. Bởi vì xương gò má có kết cấu vững chắc, tính ổn định cao, nên việc đặt Implant cũng rất an toàn, nhanh, chắc chắn và có thể truyền lực trên diện rộng.

Trong một số trường hợp đặc biệt, cấy ghép Implant xương gò má và cấy ghép Implant thông thường có thể được kết hợp với nhau để đạt được kết quả điều trị cao. Một số Cô Chú, Anh Chị mất răng hàm trên bị tiêu xương nghiêm trọng, không đủ xương hàm vùng răng sau, nhưng có đủ xương để cấy ghép Implant ở phía trước miệng, thì kế hoạch điều trị có thể kết hợp cả hai loại cấy ghép.

Cấy ghép Implant xương gò má phù hợp với những đối tượng nào?

Xương gò má đóng vai trò như một cấu trúc nâng đỡ trụ Implant. Cấy ghép Implant xương gò má là kỹ thuật điều trị nha khoa hoàn hảo nhất với những trường hợp bệnh nhân mất răng nghiêm trọng, thậm chí bị từ chối điều trị không đủ điều kiện trồng răng Implant.

Cụ thể, những đối tượng có thể thực hiện Zygoma Implant bao gồm:

  • Những người đã mất toàn bộ răng hàm trên nhưng bị teo đét sống hàm vùng răng.

  • Người có vùng răng sau hàm trên thiếu xương nghiêm trọng cần đặt Implant xương gò má để tránh thủ thuật xâm lấn xoang và ghép xương.

  • Cấy ghép Implant xương gò má được chỉ định thay thế cho trường hợp Cô Chú, Anh Chị nâng xoang, ghép xương hàm đã thất bại trước đó.

  • Người bị tiêu xương hàm trên nghiêm trọng, đã thực hiện nâng xoang cấy ghép Implant thông thường nhưng thất bại.

  • Những người bị dị tật hàm mặt hoặc bị cắt bỏ xương hàm trên bởi quá trình điều trị ung thư, cắt bỏ khối u cũng có thể cấy ghép Implant xương gò má.

Trong trường hợp mất răng toàn phần ở hàm trên, theo Dr. Joan Pi-Urgell (2010), có 2 chỉ định sau cho Cô Chú, Anh Chị:

Cấy ghép Implant xương gò má phù hợp với những đối tượng nào?

Trường hợp 1: hàm trên bị tiêu xương ít hoặc trung bình ở vùng răng trước, tiêu xương trầm trọng ở vùng răng sau thì nên đặt 2 hoặc 4 Implant thông thường ở vùng răng trước và 2 Zygoma Implant ở vùng răng sau (mỗi bên 1 Zygoma Implant).

Cấy ghép Implant xương gò má phù hợp với những đối tượng nào?

Trường hợp 2: hàm trên bị tiêu xương trầm trọng cả vùng răng trước và vùng răng sau thì có 2 lựa chọn:

  • Lựa chọn 1: Đặt 2 Zygoma Implant ở vùng răng sau kết hợp ghép xương ở vùng răng trước để đặt thêm Implant thông thường ở vùng này.

  • Lựa chọn 2: Đặt 4 Zygoma Implant (mỗi bên 2 Zygoma Implant), mà không cần đặt thêm Implant thông thường ở vùng răng trước.

Ưu điểm của phương pháp cấy ghép Implant xương gò má

Có thể nói, sự ra đời của phương pháp cấy ghép Implant xương gò má đã mở ra hy vọng cho những Cô Chú, Anh Chị mất toàn bộ răng hàm trên nhưng không đủ điều kiện cấy ghép Implant thông thường. Bên cạnh đó, phương pháp này còn được các chuyên gia Nha khoa đánh giá cao về cả hiệu quả lẫn độ an toàn, cụ thể:

Giảm số lần phẫu thuật, rút ngắn thời gian, điều trị

Với phương pháp cấy ghép Implant truyền thống, tiến trình ghép xương sẽ diễn ra từ 3-6 tháng để chờ đợi lành thương trước khi tích hợp Implant. Sau đó Cô Chú, Anh Chị sẽ mất tới 6 tháng nữa để có thể hoàn thành toàn bộ quá trình.

Ngược lại, tổng thời gian điều trị cấy ghép Implant xương gò má giảm đi đáng kể, hàm phục hình sẽ được kết nối với trụ Implant chỉ sau 1-3 ngày, quá trình điều trị được thực hiện an toàn và nhanh chóng hơn do không phải ghép xương.

Cấy ghép Zygoma Implant có thể gắn răng tạm tức thì

Cấy ghép Zygoma Implant có thể gắn răng tạm tức thì

Nếu như các phương pháp phục hình răng khác Cô Chú, Anh Chị phải mất 4-6 tuần để răng trống, thậm chí lâu hơn mới có hàm tạm tháo lắp, thì với cấy ghép Implant xương gò má Cô Chú, Anh Chị sẽ có răng tạm cố định tức thì mà không cần phải chờ đợi lâu.

Phục hồi khả năng ăn nhai, thẩm mỹ tự nhiên như răng thật

Là phương pháp phục hồi chức năng nhai hoàn hảo cho những người bị tiêu đét xương sống hàm và không thể thực hiện trồng Implant theo cách thông thường. Cô Chú, Anh Chị có thể nhanh chóng cải thiện ngoại hình, răng và nướu nhìn tự nhiên, đem lại sự tự tin khi nói cười.

Bên cạnh đó, cấy ghép xương gò má còn hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân sứt môi, hở hàm ếch mà không thể phục hình thẩm mỹ bằng những phương pháp khác.

Số lượng trụ Implant tối ưu, hạn chế biến chứng

Số lượng trụ Implant tối ưu, hạn chế biến chứng

Cấy ghép Implant xương gò má có thể làm giảm số lượng trụ Implant nâng đỡ vùng răng trước, do Implant được neo chặn ổn định và chắc chắn trong xương gò má, giúp giảm các biến chứng có thể xảy ra như trụ Implant rơi vào lòng xoang, gây đào thải trụ Implant, viêm quanh Implant,...

Tránh di chứng do ghép xương gây ra

Cấy ghép xương gò má có một lợi ích nổi trội chính là không cần ghép xương, nên có thể tránh được các di chứng do quá trình ghép xương gây ra ở các khu vực tương ứng. Điều này cực kỳ có ý nghĩa với những Cô Chú, Anh Chị có mật độ xương hàm mỏng hay bị tiêu xương quá nhiều.

Với những Cô Chú, Anh Chị đã từng bị đào thải Implant hoặc không thể cấy Implant xương hàm thì đây cũng là một giải pháp hữu hiệu, tránh các di chứng không mong muốn.

Nhược điểm của phương pháp cấy ghép Implant xương gò má

Tuy sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi trội nhưng phương pháp cấy ghép Implant xương gò má vẫn tồn tại một vài khuyết điểm:

Các biến chứng có thể xảy ra sau khi cấy ghép Implant xương gò má

Cấy ghép Zygoma Implant có thể xảy ra một số biến chứng sau khi thực hiện, phổ biến là tình trạng viêm xoang.

Tuy nhiên, trước khi phẫu thuật nếu chẩn đoán và đánh giá chính xác tình trạng xoang, kết hợp với các cách tiếp cận phẫu thuật ngoài xoang, thì cả ca cấy ghép Implant xương gò má sẽ đảm bảo an toàn, giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn được biến chứng này.

Các biến chứng có thể xảy ra sau khi cấy ghép implant xuong gò má

Một số biến chứng nguy hiểm hơn như dị cảm thần kinh dưới ổ mắt, đường rò mũi xoang và thủng ổ mắt… Các biến chứng này thường xảy ra khi Cô Chú, Anh Chị thực hiện cấy ghép Implant xương gò má tại những địa chỉ Nha khoa không uy tín.

>> Xem thêm: Trồng răng Implant giá rẻ - hậu quả khôn lường

Chi phí khá cao không phù hợp với tất cả trường hợp

Cấy ghép Implant xương gò má là kỹ thuật phục hồi răng hiện đại và tiên tiến nhất, đòi hỏi cao trong quá trình điều trị, vì vậy chi phí thực hiện cấy ghép Zygoma Implant cũng khá cao. Cô Chú, Anh Chị nếu không có điều kiện kinh tế sẽ khó có thể thực hiện phương pháp này.

Kỹ thuật khó phải thực hiện tại Nha khoa chuyên sâu, Bác sĩ giỏi

Phẫu thuật cấy ghép Implant xương gò má là kỹ thuật khó vì kích thước Implant dài, vị trí Implant nằm gần các cấu trúc giải phẫu quan trọng. Do đó, Bác sĩ phải có kỹ năng và nhiều kinh nghiệm để tránh tổn thương đến các cấu trúc này, đem lại kết quả điều trị thành công và lâu dài.

Vì vậy, khi muốn thực hiện cấy ghép Implant xương gò má để phục hồi tình trạng mất toàn bộ răng và tiêu xương trầm trọng, Cô Chú, Anh Chị nên lưu ý tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ Nha khoa chuyên sâu, uy tín, có đội ngũ Bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại để phòng tránh biến chứng không mong muốn và mang lại tỷ lệ thành công cao.

Quy trình cấy ghép Implant xương gò má

Vì là một kỹ thuật khó, ảnh hưởng đến các cấu trúc giải phẫu quan trọng nên quy trình cấy ghép xương gò má không những phải được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia nha khoa giỏi, mà phòng mổ phải vô trùng, mọi thao tác trước và sau cấy ghép luôn cẩn thận và chuẩn xác.

Dưới đây là 3 bước cấy ghép Implant xương gò má chuẩn y khoa:

Bước 1: Thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị

Bước 1: Thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị

Thăm khám, kiểm tra và đánh giá tổng thể tình trạng răng miệng hiện tại là bước bắt buộc thực hiện trước khi điều trị. Các chuyên gia Nha khoa chia sẻ: quá trình cấy ghép xương gò má tương tự như cấy ghép Implant thông thường nhưng cần xử lý nhiều kỹ thuật chuyên sâu hơn.

Bác sĩ sẽ sử dụng phim X-quang răng và hệ thống Cone Beam CT 3D để xác định chính xác tình trạng mất răng và tiêu xương hàm của Cô Chú, Anh Chị. Dựa vào đó, Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị chuẩn xác, đảm bảo tỷ lệ thành công cho từng tình trạng mất răng.

Bước 2: Tính toán góc đặt trụ Implant vào xương gò má

 Tính toán góc đặt trụ Implant vào xương gò má

Khi cấy ghép trụ Implant vào xương gò má để đảm bảo trụ Implant được giữ ổn định và chắc chắn nhất, dựa vào chuyên môn và kinh nghiệm, Bác sĩ sẽ tính toán được góc đặt trụ Implant với độ nông sâu lý tưởng nhằm đạt kết quả phục hình răng thành công nhất.

>> Xem thêm: Top 10 địa chỉ trồng răng Implant tại tphcm

Bước 3: Phục hình răng sứ trên Implant

Sau một khoảng thời gian ngắn, nếu trụ Implant đã tích hợp được với vùng xương gò má thì Bác sĩ mới tiến hành phục hình răng sứ Implant. Đó có thể là hàm phục hình răng bán phần hoặc toàn phần trên Implant tùy vào tình trạng mất răng của bệnh nhân.

B3fT8obVgDI

Chi phí thực hiện cấy ghép Implant xương gò má

Hiện nay rất nhiều cơ sở Nha khoa có dịch vụ cấy ghép Implant xương gò má với nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật khó, yêu cầu chuyên môn trình độ Bác sĩ cao và chất lượng Nha khoa tốt, vì thế Cô Chú, Anh Chị không nên tùy ý chọn một cơ sở Nha khoa chưa qua thẩm định chất lượng.

Chi phí thực hiện cấy ghép Implant xương gò má 

Cô Chú, Anh Chị cũng cần cảnh tỉnh trước những chiêu trò quảng cáo cấy ghép Implant xương gò má giá rẻ. Bởi thực tế, chi phí cấy ghép Implant xương gò má trên thị trường hiện nay khá cao, giao động từ 430.000.000 - 520.000.000 đồng/ trọn gói bao gồm trụ Implant, Abutment và răng sứ. Cấy ghép Implant xương gò má tại những địa chỉ không uy tín có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của Cô Chú, Anh Chị.

Chi phí cấy ghép Implant xương gò má còn phụ thuộc vào loại trụ Implant và loại hàm phục hình trên Implant mà Cô Chú, Anh Chị lựa chọn. Nếu chọn trụ Implant càng cao cấp, tuổi thọ và khả năng tương thích càng cao thì giá cấy ghép Implant xương gò má sẽ càng cao.

Nếu Cô Chú, Anh Chị đang quan tâm về chủ đề trồng răng Implant, đừng bỏ lỡ những bài viết sau đây:

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề