Ghép xương nhân tạo, tự thân khi trồng răng Implant

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Ghép xương nhân tạo trong trồng răng Implant là kỹ thuật giúp gia tăng mật độ, thể tích xương đảm bảo vùng xương hàm đủ điều kiện để trồng Implant. Để thực hiện ghép xương nhân tạo đảm bảo an toàn, thành công, hiệu quả Khách hàng nên lựa chọn nha khoa chuyên sâu Implant.

Xương nhân tạo có thành phần chính gần giống với xương tự thân, nhưng tiết kiệm chi phí và đảm bảo hiệu quả tích hợp xương tốt. Ghép xương nhân tạo khi trồng răng Implant không phải thực hiện phẫu thuật phức tạp để thu thập xương, giảm thiểu tối đa những biến chứng sức khỏe có thể xảy ra.

Xương nhân tạo và định nghĩa ghép xương nhân tạo trong trồng răng Implant

Cấy ghép Implant là phương pháp phục hồi mất răng tối ưu nhất hiện nay bằng cách cấy ghép trụ Implant vào xương hàm, ngăn chừa biến chứng tiêu xương, đảm bảo phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ toàn diện. Để thực hiện được phương pháp này, một số bệnh nhân phải thực hiện ghép xương nhân tạo. Vậy ghép xương nhân tạo trong trồng răng Implant gì?

Xương nhân tạo là gì?

Xương nhân tạo là loại xương được chế tạo từ bột san hô với thành phần chính là Hydroxyapatite hoặc Beta-Tricalcium, gần giống với xương tự thân (loại xương ở một vùng khác như xương chậu, xương cằm,…của chính bệnh nhân).

xương nhân tạo


Đặc tính của loại xương nhân tạo là có khả năng tự tiêu và kích thước xương tự thân phát triển đủ tiêu chuẩn và chất lượng để Bác sĩ tiến hành đặt trụ Implant.

Thông thường với cơ địa của người bình thường thì cứ 1 tháng xương tự thân sẽ phát triển thêm được 1mm cho nên phải cần tới 6 tháng thì xương tự thân mới phát triển đạt được tỷ lệ xương chuẩn để cấy ghép Implant.

Ghép xương nhân tạo trong trồng răng Implant là gì?

Ghép xương hàm còn gọi là ghép xương răng hay ghép xương ổ răng là một thủ thuật nha khoa phức tạp, được thực hiện trước khi cấy ghép Implant, hỗ trợ quá trình điều trị Implant an toàn, thành công.

Cấy ghép xương nhân tạo được hiểu một cách đơn giản là cấy ghép xương hàm bằng vật liệu nhân tạo (xương san hô).

Xương nhân tạo được cấy ghép vào vùng ổ răng

Khi ghép xương hàm, bác sĩ sẽ thực hiện tách lợi để lộ xương rồi cấy ghép thêm xương nhân tạo với lượng vừa đủ vào bên trong. Phần xương được ghép này sẽ liên kết với các mảng xương cũ, phát triển và sản sinh tế bào xương mới trong 9-12 tháng.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ sử dụng những miếng màng xương nhân tạo để đặt trực tiếp vào vùng mô mềm vừa được ghép xương. Việc này nhằm tăng độ dày, giúp xương cứng chắc hơn, cải thiện chức năng sinh lý và thẩm mỹ của sóng hàm.

Lớp màng xương này cũng có thể đắp bên ngoài vết thương vừa cấy ghép, giúp nhanh chóng lành thương hơn. Sau thời gian xương được ghép tích hợp hoàn toàn với ổ răng, hàm của người mất răng, Bác sĩ sẽ tiến hành trồng trụ Implant.

Ưu điểm nổi bật của kỹ thuật ghép xương nhân tạo là không phải thực hiện phẫu thuật phức tạp để thu thập xương, giảm thiểu tối đa những biến chứng sức khỏe có thể xảy ra trong quá trình cấy ghép.

Ghép xương nhân tạo có bắt buộc không?

Các chuyên gia Nha khoa cho biết, cấy ghép xương nhân tạo không phải là kỹ thuật bắt buộc khi trồng răng Implant. Kỹ thuật ghép xương chỉ được bác sĩ chỉ định thực hiện trong một số trường hợp nhất định, khi xương hàm của Cô Chú, Anh Chị mất răng lâu năm, bị tiêu xương hàm, không đủ các điều kiện về số lượng, chất lượng để cấy ghép Implant.

Ưu điểm của phương pháp ghép xương nhân tạo

Kỹ thuật ghép xương nhân tạo thường đi đôi với cấy ghép màng xương nhằm bổ trợ cho quá trình ghép xương hàm diễn ra an toàn và xương nhanh chóng tích hợp với cơ thể.

Ngoài những đối tượng mất răng lâu năm, bị tiêu xương cần trồng Implant thì kỹ thuật ghép xương hàm còn được thực hiện với những Cô Chú, Anh Chị cần cải thiện cấu trúc hàm (chấn thương do va đập làm vỡ bản xương mặt ngoài; răng mắc bệnh u, nang xương hàm, viêm quanh răng làm xương tiêu nhiều; thiếu răng hoặc sóng hàm hẹp bẩm sinh), giúp gương mặt trở nên cân đối và các răng kế cận không bị xô lệch sang khoảng trống mất răng, làm ảnh hưởng đến khớp cắn.

Ưu điểm của phương pháp ghép xương nhân tạo

Thực hiện ghép xương nhân tạo tạo các nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant, được cấp chứng chỉ rõ ràng sẽ mang lại những lợi ích vượt trội cho Cô Chú, Anh Chị mất răng.

  • Kỹ thuật ghép xương giúp người mất răng lâu năm, bị tiêu xương lấy lại khả năng trồng răng Implant.

  • Ghép xương giúp trụ Titanium bám chắc chắn với xương hàm.

  • Tái tạo lại cấu trúc xương hàm, bảo tồn xương hàm và các răng thật.

  • Giữ được sự tươi trẻ của khuôn mặt.

  • Ngăn ngừa tiêu xương hàm.

Ưu điểm của xương ghép nhân tạo: Không phải thực hiện phẫu thuật phức tạp để thu thậpxương. Giảm thiểu tối đa những biến chứng có thể xảy ra .

Các loại màng xương sử dụng trong cấy ghép răng Implant

Màng xương nhân tạo được sử dụng trong cấy ghép Implant là những sản phẩm sinh học nhân tạo tái thẩm thấu dành cho xương và mô. Hiện nay có 2 loại màng xương nhân tạo phổ biến.

Các loại màng xương sử dụng trong cấy ghép răng Implant

Màng xương tự tiêu

Đây là loại màng nhân tạo từ Collagen có thời gian tự tiêu hủy từ 2- 3 tháng. Màng có cấu tạo 3 chiều, thô và xốp, được thiết kế để hỗ trợ mô hướng dẫn và tái tạo xương tự nhiên, hỗ trợ quá trình tích hợp giữa trụ Implant và xương hàm.

Màng xương không tiêu

Màng Cellulose, màng PTFE, lưới Titan là các loại màng không tiêu sử dụng phổ biến trong cấy ghép xương. Loại màng này tạo khung cứng chắc và ổn định cho vùng ghép, chống lại các lực đè ép từ bên ngoài.

Tuy nhiên đúng với tên gọi của nó, màng xương không tiêu có hạn chế là phải thực hiện thêm một lần phẫu thuật để lấy bỏ màng sau thời gian tái tạo xương, do màng không thể tự tiêu tại vị trí ghép.

Chi phí ghép xương hàm có đắt không?

Chi phí ghép xương hàm có đắt không là thắc mắc của nhiều Cô Chú, Anh Chị. Việc nắm được cụ thể chi phí cấy ghép xương hàm bao nhiêu tiền sẽ giúp Cô Chú, Anh Chị luôn trong tư thế chủ động, không bị thiếu hụt ngân sách hay chịu những ảnh hưởng tâm lý, gánh nặng khác về tài chính.

Chi phí ghép xương hàm có đắt không?

Vậy chi phí cấy ghép xương hàm có đắt không? Chi phí cấy xương răng hiện nay không quá đắt như nhiều người từng nghĩ. Dưới sự hỗ trợ của máy móc kỹ thuật hiện đại cùng lượng xương nhân tạo, giá ghép xương răng đã tiết kiệm hơn so với trước kia rất nhiều.

Chi phí ghép xương hàm trong cấy ghép Implant hiện nay giao động khoảng 10.000.000 đồng/ ca. Trường hợp Cô Chú, Anh Chị bị tiêu xương trầm trọng, khối lượng xương cần cấy ghép nhiều, chi phí ghép xương hàm có thể lên đến 70.000.000 - 80.000.000 đồng/ ca.

Trước khi quyết định phục hồi răng mất, Cô Chú, Anh Chị nên tìm hiểu thật kỹ về địa chỉ nha khoa trồng răng Implant có uy tín không. Bởi không phải đơn vị nào cũng được cấp phép cấy ghép xương răng và đảm bảo ca cấy ghép an toàn, thành công.

Thực tiễn có không ít trường hợp Cô Chú, Anh Chị rơi vào tình trạng viêm sưng, nhiễm trùng sau cấy ghép xương hàm, nguy cơ đào thải, kích ứng,… khi điều trị tại những cơ sở nha khoa kém chất lượng.

Chi phí ghép xương hàm phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Hiện nay có nhiều cơ sở nha khoa cung cấp dịch vụ cấy ghép xương hàm. Tuy nhiên, chi phí ghép xương hàm bao nhiêu tiền lại có sự khác nhau. Tại sao lại có sự chênh lệch này và chi phí ghép xương hàm phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Dưới đây là những yếu tố quyết định đến chi phí cấy ghép xương hàm trong Implant:

Sức khỏe răng miệng hiện tại và lượng xương cần cấy ghép

Chi phí ghép xương hàm phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Chi phí ghép xương hàm đắt hay không còn phụ thuộc nhiều vào lượng xương cần thực hiện cấy ghép. Nếu Cô Chú, Anh Chị bị mất răng lâu năm, tình trạng tiêu xương trầm trọng thì bác sĩ sẽ cần sử dụng một lượng xương khá lớn để có thể bù vào. Vì thế, tổng chi phí cấy ghép xương răng cũng sẽ cao hơn.

Ngược lại, nếu tình trạng tiêu xương diễn biến nhẹ, bác sĩ chỉ cần bổ sung một lượng xương nhỏ đủ để các mô xương liên kết, sản sinh tế bào xương mới thì phí ghép xương ở trường hợp này cũng sẽ “nhẹ gánh” hơn rất nhiều.

Loại xương hàm được chọn để thực hiện cấy ghép

Trước đây, khi khoa học chưa phát triển, để thực ghép xương ổ răng bác sĩ vẫn dùng xương tự thân (xương ở các bộ phận khác của cơ thể bệnh nhân) để ghép. Hiện nay, nguồn xương ghép đã đa dạng hơn rất nhiều (xương nhân tạo, xương tự thân, xương dị loại…), tùy vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu phục hồi Cô Chú, Anh Chị có thể chọn loại xương cấy ghép thích hợp. Mỗi loại xương ghép sẽ có mức chi phí khác nhau.

Chi phí ghép xương răng phụ thuộc vào cách thực hiện tiểu phẫu

Giá cấy ghép xương răng còn phụ thuộc vào cách thực hiện tiểu phẫu. Thông thường những ca tiêu xương hàm nặng, lượng xương cấy ghép nhiều thì bác sĩ sẽ không thể sử dụng thuốc tê để thực hiện. Thay vào đó, gây mê hoặc tiền gây mê chính là phương án tối ưu nhất. Vì vậy, so với việc sử dụng thuốc gây tê đơn thuần thì chi phí cấy ghép xương hàm trong trường hợp này sẽ bị đẩy cao hơn so một chút.

Dịch vụ ghép xương hàm của từng nha khoa

Ở những nha khoa chuyên sâu uy tín, cơ sở vật chất luôn được chú trọng hàng đầu. Trước hết là phòng phẫu thuật chuyên biệt, đảm bảo vô trùng, tránh tình trạng nhiễm trùng chéo; các dụng cụ hỗ trợ chẩn đoán, phẫu thuật… cũng phải vô trùng tuyệt đối.

Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ thực hiện cấy ghép xương hàm cũng là những người giỏi, chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm để xử lý bất kỳ tình huống bất ngờ. Vì thế, chi phí ghép xương hàm tại những nha khoa chuyên sâu uy tín thường nhỉnh hơn một chút.

Cấy ghép Implant cần tiêu chuẩn xương hàm như thế nào?

Một trong những yêu cầu đầu tiên đặt ra trong tiêu chuẩn cấy ghép Implant chính là chất lượng xương hàm tại vị trí cấy ghép. Đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của một ca cấy ghép xương hàm.

Để đánh giá xương hàm có đạt tiêu chuẩn để cấy ghép Implant hay không cần dựa và 2 tiêu chí: số lượng và chất lượng xương hàm.

Tiêu chí về số lượng xương

Số lượng xương hàm tại vị trí mất răng cần có chiều dài và chiều rộng lớn hơn hoặc bằng với chiều dài và chiều rộng của trụ Implant nhỏ nhất. Hiện nay trên thị trường, trụ Implant có kích thước nhỏ nhất ứng với chiều dài tối thiểu là 6.0mm và đường kính nhỏ nhất là 3.0mm. Vì vậy, trong trường hợp bị mất răng, tiêu xương hàm nhiều, kích thước xương còn lại của Cô Chú, Anh Chị nhỏ hơn so với kích thước tối thiểu của trụ Implant thì không đủ tiêu chuẩn thực hiện cấy ghép Implant. Lúc này Cô Chú, Anh Chị sẽ được chỉ định ghép xương.

Để xác định được điều này, trước khi tiến hành phẫu thuật, Bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá tình trạng xương thông qua phim CT 3D mới đưa ra kết luận chính xác và kế hoạch điều trị cụ thể.

Tiêu chí về chất lượng xương

Tiêu chí về chất lượng xương  khi cấy ghép implant

Để đánh giá được chất lượng xương hàm có đạt chuẩn để cấy ghép Implant không, Bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số HU (Hounsfield - Chỉ số đánh giá độ cứng chắc của khối vật chất) với 4 cấp độ xương khác nhau.

  • D1 có chỉ số >1250 HU: xương rất đặc

  • D2 có chỉ số 850 – 1250 HU: xương tốt

  • D3 có chỉ số 350 – 850 HU: xương tốt

  • D4 có chỉ số 150 – 350 HU: xương loãng

Theo nghiên cứu của các nha sĩ hàng đầu thế giới của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, để đạt tiêu chuẩn trồng răng Implant, chất lượng xương hàm của bệnh nhân cần đạt ở mức D2, D3 (tức là chỉ số HU ở trong khoảng 350-1250 HU).

Vậy nếu Cô Chú, Anh Chị có chất lượng xương ở cấp độ D1, D4 thì có thể trồng Implant được không? Câu trả lời là vẫn có thể thực hiện trồng răng Implant được.

  • Tuy nhiên ở cấp độ D1, xương rất đặc và ít mạch máu nuôi dưỡng, nên thời gian lành thương và khả năng tái sinh tế bào liên kết với Implant sẽ lâu hơn bình thường.

  • Ở cấp độ D4 xương loãng, tình trạng xương quá xốp trụ Implant sẽ không đứng vững. Trường hợp này cần phải thực hiện thêm một số kỹ thuật cao trong quá trình cấy ghép nhằm gia tăng mật độ xương nền và tăng tính ổn định của Implant. Như vậy ở cấp độ D4, bệnh nhân cần phải được Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn giỏi thăm khám và điều trị.

Ghép xương răng có đau không?

Nhiều bệnh nhân, nhất là các Cô Chú, Anh Chị trung niên và cao niên thường lo lắng, sợ đau khi phải trải qua thủ thuật ghép xương. Thực tế, trong quá trình cấy ghép xương hàm Cô Chú, Anh Chị sẽ hoàn toàn không cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Vì trước khi tiến hành phẫu thuật, Bác sĩ luôn sử dụng đủ thuốc tê hoặc tiền mê để đảm bảo Cô Chú, Anh Chị luôn được thoải mái, dễ chịu nhất.

Sau đó khi hoàn tất quá trình cấy ghép, khi thuốc tê tan hết, lúc này Cô Chú, Anh Chị cũng chỉ thấy nhức nhẹ một chút ở vùng răng vừa được ghép xương. Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, giảm sưng viêm, chống nhiễm trùng để Cô Chú, Anh Chị nhanh phục hồi và ít bị đau.

Đặc biệt, trong quá trình cấy ghép xương, tại các nha khoa chuyên sâu trồng Implant còn ứng dụng nhiều công nghệ cấy ghép hiện đại như công nghệ PRP - huyết tương giàu tiểu cầu, giúp giảm sưng đau cho Cô Chú, Anh Chị, kích thích vết thương mau lành và xương ghép nhanh chóng tích hợp với cơ thể.

Quy trình ghép xương răng

Ghép xương răng là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của Bác sĩ, cũng như chất lượng của Nha khoa thực hiện. Cấy ghép xương răng với quy trình đúng chuẩn mang đến tỷ lệ thành công cao và hiệu quả phục hồi tốt.

Dưới đây là quy trình ghép xương răng chuẩn 4 bước tại nha khoa chuyên sâu:

Bước 1: Kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe và chụp phim CT 3D

Bước đầu tiên Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát và đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân có đủ điều kiện thực hiện ghép xương hay không. Sau đó sẽ tiến hành chụp phim CT để xác định vị trí và lượng xương cần đưa vào xương hàm để cấy ghép.

Bước 2: Sát khuẩn và gây tê hoặc gây mê

Trước khi tiến hành ghép xương, Bác sĩ sẽ sát khuẩn vùng cần cấy ghép xương nhân tạo, để tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật. Sau đó bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ và gây tê vùng hoặc gây mê (nếu cần thiết). Việc này giúp cho bệnh nhân không bị khó chịu hay có cảm giác đau trong quá trình phẫu thuật, đồng thời Bác sĩ sẽ thuận lợi thực hiện ghép xương.

Bước 3: Tiến hành phẫu thuật (sửa soạn xương hàm; đặt bộ và màng xương)

Trước hết Bác sĩ sẽ sửa soạn xương hàm vùng nhận bằng cách tạo vạt niêm mạc với 3 đường rạch: 1 đường dọc niêm mạc sống hàm, tương ứng vùng mất răng; 2 đường đứng đi từ hai đầu đường rạch trên về phía ngách tiền đình sao cho vạt có đáy hình thang, đủ không gian để thực hiện các thao tác kỹ thuật. Sau đó Bác sĩ sẽ bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật và tạo thêm một đường giảm căng.

Bác sĩ sẽ tiếp tục sửa soạn bề mặt xương bằng các mũi khoan thích hợp để tạo ra các điểm chảy máu. Và cuối cùng là đặt bột xương và màng xương nhân tạo đúng vị trí cần cấy ghép.

Bước 4: Khâu đóng vạt niêm mạc

Bước cuối cùng trong phẫu thuật ghép xương hàm là Bác sĩ sẽ khâu và tạo hình nướu, sát trùng khoang miệng. Sau phẫu thuật ghép xương hàm nhân tạo, Bác sĩ sẽ tư vấn cho Cô Chú, Anh Chị về cách chăm sóc răng miệng sau hậu phẫu và hẹn lịch tái khám, kiểm tra độ hồi phục của xương đã ghép.

Trường hợp cần ghép xương nhân tạo (hoặc xương tự thân) trong trồng răng Implant

Khi mất răng lâu ngày, xương hàm sẽ bị thoái hóa, tiêu dần và không còn đủ tiêu chuẩn để cấy ghép Implant, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến vùng xương của răng cận kề. Do đó, cần phải ghép xương mới đủ điều kiện để nâng đỡ trụ Implant.

  • Người mất răng toàn hàm.

  • Người mắc bệnh toàn thân như: suy giảm miễn dịch, đã hóa trị hoặc xạ trị, tiểu đường chưa kiểm soát, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu….

  • Người nghiện các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá…

  • Đang mắc bệnh răng miệng.

Các hình thức ghép xương trong trồng răng implant

Ghép xương tự thân

  • Là xương được lấy từ một phần khác của cơ thể bệnh nhân như: xương hông, xương hàm, xương cằm, xương sọ - để ghép vào phần xương bị tiêu trong ổ răng.

  • Ưu điểm: mức độ an toàn cao, không hoặc rất ít nguy cơ bị lây nhiễm bệnh, ít nguy cơ bị thải trừ vật liệu ghép.

  • Tuy nhiên vẫn có nhược điểm là: phải mổ ở hai vùng khác nhau: vùng cần cấy ghép và vùng lấy xương cấy ghép.

Ghép xương đồng chủng

  • Là xương được lấy từ cá thể khác cùng loài, tươi hoặc đông khô, lưu trữ ở các ngân hàng mô như: mô sụn, mô xương, cơ quan nội tạng.

  • Ưu điểm: có thể sử dụng được một số lượng hoặc khối lượng lớn mô ghép phù hợp về tính chất, thành phần hóa học của vùng nhận ghép.

  • Nhược điểm: có nguy cơ lây nhiễm các loại bệnh và phản ứng thải trừ khá cao nếu xử lý không chuẩn.

Ghép xương dị chủng

  • Là xương được lấy từ các cá thể khác loài, qua quá trình xử lý và tùy mục đích ghép, người ta cải thiện thêm các đặc tính sinh học cho phù hợp như: đông khô, đông khô khử khoáng, khử hữu cơ…

  • Nhược điểm: khả năng tương hợp sinh học kém và có nguy cơ thải trừ cao do kích thích phản ứng miễn dịch.

Ghép xương nhân tạo

  • Là dạng xương sinh học có thành phần chính là Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium photphate, có khả năng tự tiêu. Xương nhân tạo được ghép vào phần xương bị thiếu, tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển. Cứ mỗi tháng xương tự thân phát triển lên 1mm.

  • Ưu điểm: an toàn, dễ cấy ghép, không cần phẫu thuật 2 nơi.

  • Nhược điểm: Thời gian phục hồi lâu, phải mất đến 6 tháng để xương phát triển đủ điều kiện cần thiết và cần từ 3 – 6 tháng tiếp theo mới có thể phục hình trên Implant.

Ghép màng xương nhân tạo.

Lưu ý trước và sau khi ghép xương

Trước khi ghép xương

  • Không sử dụng chất kích thích trước và sau khi ghép ít nhất 2 tuần.

  • Điều trị dứt điểm các bệnh răng miệng.

Sau khi ghép xương

  • Sau ghép xương sẽ có hiện tượng đau và sưng, do đó cần chú ý dùng thuốc giảm đau theo chỉ định Bác sĩ.

  • Không dùng lưỡi hoặc dị vật chạm vào vùng ghép.

  • Hạn chế hắt hơi, ho, khạc nhổ mạnh.

  • Những ngày đầu nên súc miệng bằng dung dịch được Bác sĩ chỉ định.

  • Không hút thuốc, sử dụng rượu bia ít nhất 2 tuần.

  • Sau cấy ghép vài ngày chỉ nên ăn thức ăn mềm, dễ nuốt.

Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic

Để hiểu hơn về phương pháp trồng răng Implant phục hồi răng đã mất, vui lòng liên hệ Dr. Care - Implant Clinic: Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM

+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.