[CHI TIẾT] - Chảy máu lưỡi cần được xử lý như thế nào?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Hiện tượng chảy máu lưỡi, mặc dù có vẻ đơn giản và không nghiêm trọng nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe khác. Đôi khi, đó chỉ là do kết quả của việc vô tình cắn phải lưỡi, ăn thực phẩm khô ráp, dùng răng giả nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về nhiễm trùng, thiếu vitamin hoặc các bệnh lý về máu. Do đó, việc xác định đúng nguyên nhân và biết cách xử lý là điều cần thiết để điều trị tình trạng này.

Chảy máu lưỡi cần được xử lý như thế nào?

Lưỡi là một bộ phận nhạy cảm và có vai trò quan trọng trong việc nhai nuốt, cảm nhận vị giác và giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, vì một tổn thương nào đó mà khiến không ít người gặp phải tình trạng chảy máu lưỡi và chưa biết cách xử lý kịp thời.

Hiện tượng chảy máu lưỡi, mặc dù có vẻ đơn giản và không nghiêm trọng nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe khác. Đôi khi, đó chỉ là do kết quả của việc vô tình cắn phải lưỡi, ăn thực phẩm khô ráp, dùng răng giả nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về nhiễm trùng, thiếu vitamin hoặc các bệnh lý về máu. Do đó, việc xác định đúng nguyên nhân và biết cách xử lý là điều cần thiết để điều trị tình trạng này.

Nguyên nhân gây chảy máu lưỡi

Chảy máu lưỡi tưởng chừng như là vấn đề nhỏ nhặt nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiểu rõ nguyên nhân là bước đầu tiên để người bệnh có cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả. Theo các chuyên gia, lưỡi chảy máu có thể do:

Loét miệng gây chảy máu lưỡi

Loét miệng hoặc có xuất hiện mụn nước trong miệng lưỡi là một tình trạng phổ biến và gây khó khăn, ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi. Chảy máu lưỡi do loét miệng có thể do sự thay đổi nội tiết tố, do di truyền hoặc một số tình trạng như thiếu vitamin B12, viêm ruột IBD.

Nguyên nhân gây chảy máu lưỡi
Loét miệng có thể gây chảy máu lưỡi

Chấn thương lưỡi

Gặp chấn thương lưỡi là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chảy máu lưỡi. Người bệnh có thể do vô tình cắn vào lưỡi trong quá trình ăn uống hoặc nói chuyện, gây ra các vết rách trên lưỡi. Đôi khi, ăn trúng các thực phẩm cứng, khô ráp hay sử dụng nha khoa không đúng cách nên lưỡi chảy máu.

Thiếu chất dinh dưỡng

Một số dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của miệng và lưỡi. Khi thiếu hụt các chất này, niêm mạc miệng và lưỡi có thể trở nên nhạy cảm, dễ tổn thương và dẫn đến tình trạng chảy máu. Điển hình như:

  • Vitamin C: Là một chất chống oxy hóa mạnh, nên có tác dụng giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương và tham gia vào quá trình tổng hợp collagen, quan trọng cho sự lành vết thương. Nên khi thiếu vitamin C, sẽ có nguy cơ cao dẫn đến bệnh scorbut, gây ra các triệu chứng như chảy máu nướu răng, lưỡi và các vùng niêm mạc khác trong miệng.

  • Vitamin B12: Giúp cho sự hình thành hồng cầu và duy trì chức năng thần kinh nên khi cơ thể đang thiếu hụt vitamin B12, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với thiếu máu ác tính và gây triệu chứng viêm lưỡi, loét và chảy máu lưỡi.

  • Kẽm: Là khoáng chất cần thiết cho chức năng miễn dịch và lành vết thương. Nên khi thiếu kẽm, sẽ dẫn đến viêm miệng, loét miệng và làm chậm quá trình lành vết thương, dẫn đến chảy máu lưỡi.

Nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men, hay còn gọi là nhiễm nấm candida là tình trạng xảy ra do hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc sử dụng kháng sinh nhiều làm mất cân bằng vi sinh vật và tạo điều kiện cho nấm men phát triển. Nếu không điều trị kịp thời sẽ tiến triển gây chảy máu lưỡi, lở miệng và đau rát khi ăn uống.

Nhiễm nấm miệng gây chảy máu lưỡi

Tình trạng nhiễm các loại nấm có thể tấn công và gây tổn thương lên niêm mạc lưỡi, dẫn tới nhiễm trùng và gây lở loét. Người bệnh bị nhiễm nấm sẽ xuất hiện các đốm màu trắng, vàng bám ở bề mặt lưỡi. Đôi khi vết nhiễm trùng sẽ chảy máu.

Bệnh herpes ở miệng khiến lưỡi bị chảy máu

Theo các chuyên gia y tế, herpes miệng là một bệnh nhiễm trùng do virus herpes simplex (HSV) gây ra. Chúng sống trong cơ thể con người nhiều năm, nhưng không gây ảnh hưởng gì. Cho tới khi, một số tác nhân kích hoạt virus gây nhiễm trùng như thay đổi nội tiết, căng thẳng và khiến vết loét chảy máu.

Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền?

Nguyên nhân gây chảy máu lưỡi
Herpes miệng là một bệnh nhiễm trùng khiến lưỡi chảy máu

U mạch máu

U mạch máu (hemangioma) xảy ra do sự bất thường của hệ thống bạch huyết u nang và u lympho xuất hiện ở đầu, cổ và miệng. U mạch máu có thể gây ra nhiều vấn đề, bao gồm cả chảy máu ở lưỡi. Tình trạng này thường được phát hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn. Chúng không gây cảm giác đau đớn trừ khi vùng đó bị loét.

Ung thư lưỡi gây chảy máu lưỡi

Ung thư lưỡi là một loại ung thư nguy hiểm, làm ảnh hưởng tới vùng niêm mạc miệng, cổ họng, mũi và tuyến giáp. Các triệu chứng có thể xảy ra như đau khi nuốt, tê trong miệng và lưỡi bị chảy máu một cách bất thường.

Chảy máu lưỡi cần được xử lý như thế nào?

Khi lưỡi bị chảy máu thì phải làm sao? Chắc chắn việc đầu tiên cần phải làm là cầm máu ngay lập tức. Người bệnh có thể dùng bông y tế, ấn giữ vị trí chảy máu trong vài phút. Nếu là vết thương nhỏ nhẹ, máu sẽ giảm hẳn trong ít phút. Ngoài ra Cô Chú, Anh Chị cũng có thể khắc phục bằng những cách sau:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp tới vùng lưỡi bị chảy máu.

  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn để giảm vết viêm và sưng.

  • Súc miệng bằng nước súc miệng chứa cồn và axit aminocaproic, vì cồn sẽ làm se và máu tại vị trí tổn thương đông nhanh hơn.

  • Hạn chế không ăn các thực phẩm làm vết thương nghiêm trọng hơn như đồ cay nóng, cứng.

  • Dùng đá lạnh chườm lên vết thương nhằm giúp các mạch máu co lại, giảm tình trạng chảy máu ra bên ngoài. Tuy nhiên nên cho đá vào một chiếc khen hoặc túi vải để chườm.

  • Giã nát lá trà xanh tươi rồi đắp lên vị trí chảy máu. Bởi trà xanh có tính kháng khuẩn tốt, đồng thời còn thúc đẩy quá trình đông máu, làm mạch máu co lại và hạn chế chảy máu ở lưỡi.

Chảy máu lưỡi cần được xử lý như thế nào
Sử dụng nước súc miệng chứa cồn và axit aminocaproic để hạn chế chảy máu

Phải làm gì khi chảy máu lưỡi không cầm được?

Chảy máu lưỡi không cầm được là một tình huống nghiêm trọng và cần phải tới cơ sở y tế ngay lập tức. Trong lúc đó, người bệnh cần giữ bình tĩnh để tránh trường hợp mất thăng bằng hoặc ngất xỉu do mất máu. Sau đó dùng một miếng gạc hoặc khăn sạch, ấn nhẹ nhàng nhưng chắc chắn vào chỗ chảy máu trên lưỡi. Giữ áp lực liên tục trong thời gian đi tới bệnh viện. Tránh nói chuyện, ăn uống hay di chuyển lưỡi quá nhiều.

Bên cạnh việc cầm máu không được, tình trạng chảy máu khi nào cần gặp bác sĩ? Đó là khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

  • Chảy máu kèm theo chóng mặt, hoa mắt và ngất xỉu.

  • Sưng tấy lan rộng ở lưỡi hoặc miệng.

  • Khó thở hoặc khó nuốt.

  • Sốt cao.

Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây chảy máu lưỡi và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có thể kê thuốc, khâu vị trí chảy máu hoặc thực hiện các biện pháp xử lý khác.

Xem thêm: Trồng răng Implant bao nhiêu tiền 1 cái?

Phải làm gì khi chảy máu lưỡi không cầm được
Cần tới gặp bác sĩ ngay nếu chảy máu ở lưỡi kèm chóng mặt

Cách phòng ngừa tình trạng chảy máu lưỡi

Để hạn chế tình trạng lưỡi chảy máu không cầm được và ngăn ngừa nhiễm trùng sau khi cầm máu vết thương, người bệnh có thể tham khảo các cách sau:

  • Chăm sóc răng miệng thật tốt bằng cách ngày đánh răng 2 lần, sử dụng kem chứa fluoride, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa.
  • Súc miệng thường xuyên bằng nước muối pha loãng.

  • Cẩn thận khi ăn uống để tránh cắn phải lưỡi, không ăn thực phẩm sắc nhọn như gặm xương, đồ khô.

  • Thăm khám nha khoa định kỳ.

  • Sử dụng nón bảo hiểm và các dụng cụ bảo vệ khi chơi thể thao đối kháng.

  • Tránh sử dụng rượu bia và hút thuốc lá

  • Chế độ ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng.

  • Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm và thay bàn chải thường xuyên. Nếu Cô Chú, Anh Chị đeo hàm giả, hãy đảm bảo rằng nó vừa vặn và không gây kích ứng lưỡi.

Chảy máu lưỡi là một vấn đề không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng chảy máu không cầm được hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt, sưng tấy, khó thở thì phải tới gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321828

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề
img-right-banner
img-right-bannerimg-right-banner