Nổi mụn nước trong miệng có nguy hiểm không? Cách phòng tránh ra sao?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Nổi mụn nước trong khoang miệng là hiện tượng sưng phồng ở các vị trí như má, môi, lưỡi, và vòm họng. Mặc dù phần lớn các vết mụn này sẽ tự lành, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về những bệnh lý nguy hiểm, thậm chí là ung thư vòm họng. Vậy làm sao để phân biệt các loại bệnh từ những mụn nước li ti trong miệng và đâu là cách điều trị an toàn, hiệu quả nhất? Cô Chú, Anh chị hãy cùng Dr. Care tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nổi mụn nước trong khoang miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

Nổi mụn nước trong miệng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau như: loét áp tơ miệng, bệnh chân tay miệng, mụn nhọt, viêm miệng, chàm thủy đậu, bệnh bạch sản niêm mạc, ghẻ nước, bệnh sởi, zona thần kinh.

Loét áp tơ miệng (aphthous)

Loét áp tơ miệng là bệnh lý thường gặp, sẽ xuất hiện những vết loét nhỏ, nông và gây đau trong khoang miệng. Chúng thường xuất hiện đơn lẻ hoặc thành nhóm và gây khó chịu khi ăn uống hoặc nói chuyện. Loét áp tơ miệng thường tự lành trong vòng một đến hai tuần mà không cần điều trị.

Nổi mụn nước trong khoang miệng là dấu hiệu của bệnh gì?
Loét áp tơ miệng

Bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng thường gặp ở trẻ em, gây ra các vết loét và mụn nước trong miệng và trên tay, chân. Ngoài ra, bệnh còn gây sốt và khó chịu. Bệnh có thể lây lan nhanh qua đường hô hấp và khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Mụn nhọt

Đây là tình trạng nhiễm trùng da gây ra các vết sưng đau và nổi mụn nước . Mụn nhọt trong miệng có thể khiến Cô Chú, Anh Chị cảm thấy đau đớn và khó chịu khi ăn uống, nhất là khi ăn thức ăn quá nóng hoặc lạnh.

Xem thêm: Trồng răng Implant trả góp 0% tại nha khoa Dr. Care

Nổi mụn nước trong khoang miệng là dấu hiệu của bệnh gì?
Mụn nhọt trong miệng

Viêm miệng

Viêm nhiễm trong khoang miệng gây ra sưng đỏ, đau và mọc mụn nước. Viêm miệng có thể do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm, và cần điều trị để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.

Chàm (Eczema)

Bệnh da liễu mãn tính có thể gây ra mụn nước và ngứa ngáy trong miệng. Chàm thường liên quan đến dị ứng và cần điều trị lâu dài để kiểm soát triệu chứng.

Thủy đậu

Bệnh thủy đậu gây ra mụn nước trên khắp cơ thể, bao gồm cả nổi mụn nước trong miệng. Ngoài ra, thủy đậu thường đi kèm với triệu chứng sốt và đau đầu. Sau 1 vài ngày điều trị mụn nước sẽ tự vỡ và khô lại.

Bệnh bạch sản niêm mạc

Là tình trạng xuất hiện các mảng trắng hoặc mụn nước trong miệng, thường là dấu hiệu của sự kích ứng hoặc tổn thương niêm mạc. Nếu Cô Chú, Anh Chị không điều trị kịp thời, bệnh bạch sản niêm mạc có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như ung thư miệng.

Ghẻ nước

Ghẻ nước thường không xuất hiện trong miệng. Bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến các vùng da bên ngoài cơ thể, nơi ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập và sinh sôi. Ghẻ nước trong miệng là rất hiếm gặp. Nếu xuất hiện tổn thương hoặc triệu chứng trong miệng, Cô Chú Anh Chị cần được bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân chính xác, vì có thể do các bệnh lý khác gây ra.

Nổi mụn nước trong khoang miệng là dấu hiệu của bệnh gì?
Nhiệt miệng

Bệnh sởi

Bệnh sởi có thể gây ra mụn nước trong miệng, được gọi là đốm Koplik. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh, thường xuất hiện từ 1 đến 2 ngày trước khi phát ban trên da. Đốm Koplik là những nốt trắng nhỏ, có viền đỏ, thường xuất hiện bên trong má.

Ngoài ra, bệnh sởi còn kèm theo các triệu chứng khác như sốt, ho khan, chảy nước mũi, và viêm kết mạc. Bệnh sởi lây lan rất nhanh qua đường hô hấp và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Zona thần kinh (bệnh giời leo)

Bệnh zona thần kinh, hay còn gọi là giời leo, có thể gây ra mụn nước trong miệng, mặc dù trường hợp này khá hiếm. Triệu chứng này thường xuất hiện khi bệnh nặng và virus ảnh hưởng đến dây thần kinh mặt, dẫn đến hội chứng Ramsay Hunt. Hội chứng này có thể gây ban đỏ và mụn nước ở tai và miệng, kèm theo liệt dây thần kinh mặt và mất thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Zona thần kinh là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus varicella-zoster, cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não, viêm màng não và đau dây thần kinh sau herpes (PHN).

Đặc biệt, đau dây thần kinh sau herpes có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm sau khi các triệu chứng ban đầu đã biến mất, gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm: Trồng răng Implant là gì? Chi phí trồng răng Implant 1 cái hết bao nhiêu tiền

Các triệu chứng khi bị nổi mụn nước trong khoang miệng

Các triệu chứng khi bị nổi mụn nước trong khoang miệng là gì? Mụn nước ở miệng thường khó nhận biết ngay lập tức. Cô Chú, Anh chị thường chỉ phát hiện khi cảm thấy vướng víu hoặc cộm khi ăn nhai, hoặc vô tình soi gương. Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết tình trạng nổi mụn nước trong miệng:

Các triệu chứng khi bị nổi mụn nước trong khoang miệng
Nổi mụn nước trong miệng sẽ khiến Cô Chú, Anh Chị có cảm giác đau nhức
  • Đau rát và viêm nhiễm: Khoang miệng có cảm giác đau rát, kèm theo viêm nhiễm, có thể liên quan đến bệnh viêm họng.
  • Sưng không rõ nguyên nhân: Một số khu vực trong miệng bị sưng lên mà không có lý do rõ ràng.

  • Nốt trắng áp xe: Xuất hiện các nốt trắng nhỏ trên và dưới lưỡi.

  • Hạch ở góc hàm: Dưới góc hàm mọc những cục hạch nhỏ, có thể to dần theo thời gian.

  • Sốt: Sốt có thể đi kèm với các triệu chứng khác, đặc biệt khi có nhiễm trùng.

  • Khó nuốt: Viêm và sưng tấy trong miệng có thể gây khó nuốt.

  • Viêm loét và mụn mủ: Các vết loét và mụn mủ xuất hiện, gây đau đớn và khó chịu.

[cta-insite]

Chẩn đoán nổi mụn nước trong khoang miệng

Làm sao để chẩn đoán mụn nước trong khoang miệng. Khi thấy xuất hiện các mụn nước màu trắng trên niêm mạc má, lợi hàm, và chúng nổi lên thành các cục cứng có kích thước lớn và ngày càng tăng lên, đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư khoang miệng. Điều quan trọng là Cô chú, Anh Chị nên đến bác sĩ nha khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Để chẩn đoán mụn nước trong khoang miệng, bác sĩ có thể thực hiện các bước sau:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng khoang miệng để xác định đặc điểm, vị trí và mức độ của các mụn nước.

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe khác liên quan.

  • Xét nghiệm sinh thiết: Nếu nghi ngờ ung thư hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác, bác sĩ có thể lấy mẫu mô từ mụn nước để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Bên cạnh đó, Cô Chú Anh Chị cũng nên biết cách phân biệt các loại nổi mụn nước trong miệng gây nguy hiểm và không nguy hiểm để có thể phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Nguy hiểm:

  • Zona thần kinh: Do virus varicella-zoster gây ra, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị.

  • Thủy đậu: Cũng do virus varicella-zoster gây ra, dễ lây lan và có thể gây ra nhiều biến chứng.

  • Bệnh sởi: Do virus gây ra, có thể gây viêm loét và mụn nước trong miệng, kèm theo các triệu chứng toàn thân.

  • Ung thư miệng: Các mụn nước hoặc vết loét không lành, kèm theo các triệu chứng khác như khối u hoặc sưng trong miệng.

Không nguy hiểm:

  • Nhiệt miệng và viêm loét miệng: Thường do stress, chấn thương miệng hoặc thiếu vitamin, không gây nguy hiểm lâu dài.

  • Herpes simplex: Virus gây ra mụn nước ở môi và miệng, thường tự lành nhưng có thể tái phát.

Xem thêm: Trồng răng Implant all on 6 giá bao nhiêu?

Nổi mụn nước trong khoang miệng có nguy hiểm không?

Thông thường tình trạng nổi mụn nước trong khoang miệng sẽ biến mất trong vài ngày và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu Cô Chú, Anh Chị thấy số lượng mụn mọc nhiều hơn và có kích thước lớn, mụn mọc đi kèm với triệu chứng: sốt, nổi hạch, cảm giác nghẹn ở họng, mụn mọc đồng thời ở miệng, chân, tay, và kéo dài trên 15 ngày thì có thể đó dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh lý miệng, viêm họng, thủy đậu, hoặc thậm chí là ung thư vòm họng.

Nổi mụn nước trong khoang miệng có nguy hiểm không?
Nổi mụn nước nếu kéo dài trên 15 ngày cần đi gặp bác sĩ để được khám

Do vậy, việc chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng tiềm ẩn. Nếu Cô Chú, Anh chị có bất kỳ lo lắng nào về tình trạng này, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nổi mụn nước trong miệng có nguy cơ ung thư không?

Nổi mụn nước trong khoang miệng là tình trạng sưng phồng ở các vị trí như má, môi, lưỡi, và vòm họng. Thông thường, những vết mụn này sẽ tự lành đi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu có bọng nước trong miệng, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư vòm họng. Cô Chú, Anh Chị nên thăm khám bác sĩ định kỳ để phát hiện sớm những biến chứng tiềm ẩn.

Cô Chú, Anh Chị nên thăm khám bác sĩ định kỳ để phát hiện sớm những biến chứng tiềm ẩn. Dưới đây là một số dấu hiệu và nguy cơ cần lưu ý để phát hiện sớm nguy cơ ung thư miệng khi xuất hiện mụn nước trong miệng:

  • Vết loét hoặc mụn nước không lành: Một trong những dấu hiệu thường gặp của ung thư miệng là các vết loét hoặc mụn nước không lành sau vài tuần.

  • Mảng trắng hoặc đỏ: Sự xuất hiện của mảng leukoplakia (trắng) hoặc erythroplakia (đỏ) trong miệng có thể là dấu hiệu tiền ung thư. Những mảng này thường không gây đau nhưng có thể phát triển thành ung thư nếu không được điều trị kịp thời.

  • Khối u hoặc sưng: Sự hiện diện của khối u hoặc sưng trong miệng, cổ họng, hoặc trên môi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư miệng.

Cách điều trị mụn nước trong khoang miệng tại nhà

Với mỗi độ tuổi: đối với trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn sẽ có cách điều trị mụn nước trong khoang miệng tại nhà:

Đối với trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh, Cô Chú, Anh Chị nên sử dụng bông gòn ẩm để lau nhẹ nhàng vùng miệng của bé để làm sạch và đảm bảo bé được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và thân nhiệt để hỗ trợ sự phát triển và phục hồi của miệng.

Đối với trẻ em

Đối với trẻ em, điều trị mụn nước sẽ bao gồm việc chăm sóc miệng thường xuyên và sử dụng thuốc giảm đau khi cần thiết. Cô Chú, Anh Chị nên hướng dẫn trẻ súc miệng bằng dung dịch muối sinh lý hoặc nước ấm pha muối để giữ miệng sạch và giảm sưng đau. Ngoài ra, Cô Chú, Anh Chị nên sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol phù hợp với độ tuổi của trẻ để giảm triệu chứng khó chịu.

Cách điều trị mụn nước trong khoang miệng tại nhà
Uống thuốc Paracetamol để giảm đau khi được bác sĩ kê đơn

Đối với người lớn

Đối với người lớn, cách điều trị nổi mụn nước trong miệng thường bao gồm rửa miệng sạch sẽ và sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm. Cô Chú, Anh Chị nên súc miệng bằng dung dịch muối sinh lý để làm sạch miệng và giảm sưng đau. Hạn chế sử dụng thực phẩm và đồ uống có tính kích thích để tránh làm tăng cảm giác khó chịu.

Một số lưu ý và biện pháp phòng ngừa mụn nước trong miệng

Để phòng ngừa và làm giảm nguy cơ mọc mụn nước trong khoang miệng, có một số lưu ý và biện pháp sau đây mà Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng:

  • Chăm sóc miệng thường xuyên: Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các vùng khó tiếp cận.

Một số lưu ý và biện pháp phòng ngừa mụn nước trong miệng
Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để bảo vệ răng miệng

Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn: Lựa chọn loại nước súc miệng không chứa cồn hoặc có thành phần kháng khuẩn để giúp giảm vi khuẩn trong miệng.

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế các thực phẩm cay nóng, chua và các loại đồ uống có gas để giảm cơ hội gây kích thích miệng.

  • Bổ sung vitamin và khoáng chất: Đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng vitamin C và khoáng chất như kẽm để hỗ trợ sức đề kháng và sức khỏe miệng.

  • Kiểm tra và điều trị các vấn đề sức khỏe khác: Điều trị kịp thời các vấn đề như bệnh lý miệng và viêm họng để giảm nguy cơ mọc mụn nước.

  • Thay đổi bàn chải đánh răng thường xuyên: Thay bàn chải đánh răng ít nhất mỗi ba tháng để giảm vi khuẩn và bảo vệ sức khỏe miệng.

  • Không sử dụng thuốc lá: Tránh hút thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá để giảm nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe miệng.

Nổi mụn nước trong miệng có thể liên quan đến bệnh lý như loét áp tơ miệng, bệnh chân tay miệng, thủy đậu, viêm miệng, mụn nhọt, bệnh bạch sản niêm mạc, bệnh sởi, zona thần kinh… Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm hơn đó là ung thư vòm họng. Vì vậy, Cô Chú, Anh Chị nên chú ý thăm khám định kỳ để hạn chế rủi ro không mong muốn!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề