Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH
CHUYÊN NGÀNH:
Đau nhức răng, viêm nhiễm, sưng nướu là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Nhiều người thường lựa chọn dùng thuốc kháng sinh để bệnh mau khỏi. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh răng nào an toàn và phù hợp, cùng Dr. Care tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân nào gây nên tình trạng đau răng
Có nhiều nguyên nhân khiến răng bị đau nhức khó chịu, thường gặp nhất là do sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu, áp xe răng, mọc răng khôn, gãy răng, thói quen nghiến răng. Ngoài ra, lý do đau răng còn có thể do một số yếu tố khác như vết hàn hoặc trám răng bị nứt, bọc sứ hở chân răng, viêm xoang.
Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau răng. Sâu răng bắt đầu khi vi khuẩn trong miệng tạo ra axit tấn công bề mặt răng (hay men răng), tạo thành một lỗ nhỏ trên răng gọi là sâu răng. Sâu răng không được điều trị sẽ gây đau, nhiễm trùng và thậm chí rụng răng. Khi vi khuẩn gây sâu răng tiếp xúc với đường và tinh bột từ thực phẩm và đồ uống, chúng sẽ tạo thành axit. Axit này có thể tấn công men răng, khiến răng mất khoáng chất. Khi răng tiếp xúc nhiều lần với axit, chẳng hạn như khi bạn thường xuyên ăn thức ăn hoặc uống nhiều đường và tinh bột, men răng sẽ tiếp tục mất khoáng chất, làm răng xuất hiện đốm trắng, đây là dấu hiệu của sự phân rã sớm.
Nếu răng bị hư hại như sứt, mẻ hoặc từng trám răng, răng sẽ dễ đau, ê buốt hoặc khó chịu hơn. Vì vậy, cần khắc phục tình trạng răng hư tổn để phòng ngừa khả năng nhiễm trùng răng hoặc các vấn đề nha khoa khác. Cẩn thận khi vệ sinh răng bị tổn thương và tránh để răng tiếp xúc với thức ăn quá cứng, và đi khám bác sĩ nha khoa ngay để được hỗ trợ kịp thời.
Thói quen nghiến răng trong khi ngủ hoặc nhai liên tục có thể bào mòn men răng, dễ dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm, ê buốt hoặc đau nhức răng. Nghiến răng có thể làm hỏng răng, làm mòn men răng và gây tụt lợi hoặc ngứa nướu do ma sát liên tục. Người lớn thường nghiến răng do căng thẳng hoặc phản xạ trong khi ngủ. Trong khi đó, tình trạng nghiến răng ở trẻ phổ biến hơn do răng mọc lệch, đau tai hoặc mọc răng. Trong những trường hợp nặng, nghiến răng sẽ gây đau, đỏ và ngứa nướu do kích ứng và thay đổi cấu trúc răng.
Sâu răng và viêm tủy răng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau răng. Sự hình thành lỗ sâu răng do hoạt động của vi khuẩn trong miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến viêm tủy và thậm chí là mất răng. Ngoài ra, bệnh về nướu là tình trạng viêm nhiễm của các khu vực xung quanh và hỗ trợ răng, do độc tố từ vi khuẩn trong mảng bám dọc theo viền nướu gây ra. Nếu không được bảo vệ đúng cách, răng có thể suy yếu theo thời gian và dễ bị nứt khi chịu áp lực. Triệu chứng của răng nứt có thể bao gồm đau khi nhai, nhạy cảm với nhiệt độ và thức ăn chua ngọt. Để điều trị hiệu quả tình trạng này, quan trọng là xác định vị trí và mức độ của vết nứt để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Thuốc kháng sinh răng là gì?
Thuốc kháng sinh răng miệng là phương pháp giảm đau nhanh đối với các trường hợp nhiễm trùng răng miệng do vi khuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trị đau răng cần được các bác sĩ kê thuốc và chỉ định liều lượng.
7 loại thuốc kháng sinh răng phổ biến hiện nay
Đau răng uống thuốc kháng sinh nào? Thuốc kháng sinh răng có tác dụng giảm đau? Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh như: amoxicyclin, tetracylin, doxycyclin, spiramycin… phối hợp với metronidazol sẽ mang lại tác dụng giảm đau răng và kháng viêm vô cùng hiệu quả mà Cô Chú, Anh Chị cần quan tâm:
Amoxicillin là kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam được xem là lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị vấn đề nhiễm khuẩn răng, do có phổ kháng khuẩn rộng và ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Tuy nhiên, như nhiều kháng sinh khác, amoxicillin cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ phổ biến như buồn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng khó chịu khác. Đối với những bệnh nhân không có dị ứng với penicillin, liều dùng amoxicillin trong điều trị nhiễm khuẩn răng miệng được khuyến cáo theo hướng dẫn của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA). Cụ thể, liều lượng được đề xuất là 500mg uống 3 lần mỗi ngày trong khoảng 3 đến 7 ngày được đưa ra thông qua đường uống.
Penicillin thuộc nhóm kháng sinh beta-lactam thường được coi là lựa chọn ưu tiên thứ hai trong quá trình điều trị nhiễm khuẩn răng, ngay sau amoxicillin. Tuy nhiên, đây là một kháng sinh có lịch sử dài và có tỷ lệ dị ứng và kháng thuốc cao, vì vậy việc xem xét kỹ lưỡng tiền sử dị ứng với penicillin của bệnh nhân là quan trọng trước khi kê đơn thuốc. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, liều lượng thuốc kháng sinh răng penicillin được đề xuất là sử dụng đường uống với liều 500 mg uống 4 lần mỗi ngày trong khoảng 3 đến 7 ngày.
Clindamycin là một loại kháng sinh có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là trong trường hợp nhiễm khuẩn răng miệng. Thường được ưu tiên chỉ định cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng nặng với penicillin, ampicillin hoặc amoxicillin, khi có những dấu hiệu như phát ban, sưng tấy hoặc tụt huyết áp. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), liều dùng clindamycin được đề xuất là sử dụng đường uống với liều 300mg uống 4 lần mỗi ngày trong khoảng 3 đến 7 ngày.
Azithromycin tương tự như clindamycin, azithromycin là một kháng sinh macrolide có phổ rộng được đề xuất trong việc điều trị đa dạng các loại nhiễm khuẩn, bao gồm cả vai trò hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn răng, thay thế cho penicillin, ampicillin hoặc amoxicillin, đặc biệt là trong trường hợp bệnh nhân có dị ứng nghiêm trọng với những loại thuốc này. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị sử dụng kháng sinh azithromycin trong điều trị nhiễm khuẩn răng miệng với liều tấn công là 500 mg vào ngày đầu tiên, tiếp theo là 250 mg trong 4 ngày tiếp theo.
Spiramycin là một loại kháng sinh răng được bác sĩ kê đơn, thường được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng do các chủng vi khuẩn có khả năng kháng thuốc. Cần lưu ý rằng không nên sử dụng thuốc này cho phụ nữ đang mang thai, có kế hoạch mang thai hoặc đang cho con bú. Spiramycin có thể gây ra một số tác dụng phụ, mặc dù hiếm, nhưng có thể nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Các tác dụng phụ có thể bao gồm: Phản ứng dị ứng như phát ban, sốt, cơn đau thắt ở ngực, khó thở, khó nuốt, khàn giọng, sưng, có máu trong nước tiểu, chóng mặt, nôn, đau bụng. Liều dùng spiramycin được khuyến cáo là 500mg - 1g uống 3 lần/ngày.
Metronidazol là một loại kháng sinh răng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nha khoa. Thường được kết hợp với spiramycin, tạo thành một loại thuốc đặc trị đối với viêm nhiễm trong khu vực răng miệng với hiệu quả cao. Liều được khuyến cáo của metronidazol là 500 - 750mg uống 3 lần/ngày trong 5 - 7 ngày tùy vào tình trạng viêm nhiễm của từng người.
Doxycycline một loại kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin, có khả năng ức chế cả vi khuẩn gram (-) và gram (+). Thuốc cũng đặc biệt nhạy cảm với vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn đường ruột, nên thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng răng miệng. Doxycycline là sự thay thế kháng sinh được chọn lựa trong trường hợp bệnh nhân có dị ứng với amoxicillin. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng doxycycline có thể gây hại cho men răng ở những răng còn non. Vì vậy, không nên sử dụng thuốc này cho trẻ em dưới 8 tuổi, phụ nữ đang mang thai (đặc biệt là trong nửa cuối thai kỳ) và phụ nữ đang cho con bú.
Một số lưu ý khi dùng kháng sinh răng
Việc sử dụng kháng sinh là phải dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và không nên tự y áp dụng thuốc mà không có sự đồng ý của chuyên gia y tế. Việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn răng mà không được kiểm soát sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, làm cho quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn. Chỉ khi cần thiết mới sử dụng kháng sinh răng. Một số trường hợp nhiễm khuẩn răng miệng có thể được cải thiện bằng các biện pháp nha khoa thông thường. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng kháng sinh răng:
Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ
Trước khi dùng thuốc, bác sĩ cần kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ của người bệnh. Nếu như ổ nhiễm khuẩn có màng bao phủ, có mủ, có bọc thì tốt nhất nên được chích ổ mủ đó ra và dẫn lưu chảy ra ngoài. Điều này giúp thải bỏ một lượng vô cùng lớn vi khuẩn. Sau đó chỉ cần điều trị một đợt kháng sinh ngắn ngày là có thể lành bệnh.
Cô Chú, Anh Chị cần tuân thủ liệu trình điều trị nhiễm khuẩn răng miệng. Chỉ nên dùng kháng sinh đã được chỉ định bởi bác sĩ. Đồng thời, cần duy trì uống thuốc theo đúng liệu trình ban đầu dù các triệu chứng nhiễm khuẩn đã thuyên giảm. Nếu không sẽ khó có thể điều trị dứt điểm khi nhiễm trùng tái phát.
Chú ý đến tác dụng phụ của thuốc
Khi dùng các loại thuốc kháng sinh nếu thấy có bất kỳ triệu chứng khác thường nào, bạn phải báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Các triệu chứng dị ứng thường thấy như: Phát ban, buồn nôn, tiêu chảy và nhiễm trùng nấm men.
Chú ý đến thời gian tồn tại của thuốc trong cơ thể
Dùng kháng sinh phải đảm bảo dùng đúng liều lượng, đủ liều. Lưu ý sau khi uống kháng sinh được quá nửa thời gian điều trị mà thấy bệnh hết, răng vẫn đau không thuyên giảm, miệng lưỡi vẫn loét không liền, nướu răng sưng lên thì cần đến bác sĩ khám lại, để được điều chỉnh thuốc và liều dùng cho phù hợp.
Không được lạm dụng kháng sinh răng
Trong quá trình dùng thuốc kháng sinh răng điều trị viêm nhiễm, có thể dùng kèm thêm các thuốc súc miệng để làm sạch vùng miệng. Thuốc thường có các chất sát khuẩn như acid boric, kẽm sulfat, menthol, fluor, pha chế dưới dạng dung dịch, dùng theo hướng dẫn sử dụng.
Thuốc kháng sinh có thể gây hỏng men răng
Trong một số trường hợp kháng sinh tác động lên quá nặng sẽ làm hỏng men răng, từ đó những lỗ nhỏ li ti sẽ xuất hiện trên thân răng khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào răng gây sâu răng và mắc phải một số bệnh răng miệng hoặc gãy mất răng do răng bị yếu dần đi.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.