Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH
CHUYÊN NGÀNH:
- Trồng răng implant có cải thiện chỉ số BMI không?
- Chỉ số BMI là gì?
- Hướng dẫn chi tiết cách tính BMI
- Chỉ số BMI bao nhiêu là thừa cân, béo phì?
- Bảng phân loại mức độ gầy - béo dựa vào chỉ số BMI
- Tỷ lệ vòng eo/mông WHR
- Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chỉ số BMI
- Vai trò của việc cân bằng chỉ số BMI của người già
- Làm thế nào để cân bằng chỉ số BMI người già?
- Đối tượng trồng răng implant cần theo dõi chỉ số BMI không?
- Ngoài chỉ số về BMI, khi trồng răng Implant cần lưu ý điều gì
- Trồng răng Implant sẽ cải thiện chỉ số BMI như thế nào?
Body Mass Index - Chỉ số BMI là một chỉ số quan trọng nhằm đánh giá tình trạng cân nặng và tình trạng sức khoẻ của cơ thể, cụ thể là về nguy cơ béo phì và các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn liên quan. Vậy việc trồng răng Implant có giúp cải thiện chỉ số BMI không? Hãy cùng Nha khoa Dr.Care tìm hiểu kĩ hơn về chỉ số BMI và việc trồng răng implant liệu có ảnh hưởng đến nó!
Trồng răng implant có cải thiện chỉ số BMI không?
Body Mass Index - Chỉ số BMI là một chỉ số quan trọng nhằm đánh giá tình trạng cân nặng và tình trạng sức khoẻ của cơ thể, cụ thể là về nguy cơ béo phì và các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn liên quan. Vậy việc trồng răng Implant có giúp cải thiện chỉ số BMI không? Hãy cùng Nha khoa Dr.Care tìm hiểu kĩ hơn về chỉ số BMI và việc trồng răng implant liệu có ảnh hưởng đến nó!
Khi nói đến chỉ số BMI (Body Mass Index - Chỉ số khối cơ thể), nhiều người chỉ biết rằng chúng liên quan đến cân nặng và chiều cao. Nhưng ít ai biết rằng việc trồng răng Implant cũng giúp cải thiện chỉ số BMi. Hãy cùng Nha khoa Dr.care khám phá xem làm thế nào quá trình trồng răng Implant có thể ảnh hưởng đến chỉ số BMI và sức khỏe tổng thể của bạn.
Chỉ số BMI là gì?
Chỉ số BMI (viết tắt của cụm Body Mass Index), là chỉ số thể trọng, chỉ số khối của cơ thể. Đây là một công cụ thường dùng để ước lượng tỷ lệ mỡ trong cơ thể. Chỉ số BMI được tính dựa trên tỷ lệ chiều cao và cân nặng và thường được áp dụng ở người trong độ tuổi trưởng thành.
Hướng dẫn chi tiết cách tính BMI
Chỉ số BMI được tính chi tiết theo công thức như sau:
BMI = Weight/[Height2]
Trong đó:
W: cân nặng của người đo (kg)
H: chiều cao của người đo (m)
BMI thường tính theo đơn vị kg/m2
Chỉ số BMI ở một người bình thường sẽ dao động từ 18.5- 24.9, chỉ số này cho thấy Cô Chú, Anh Chị đã có một cơ thể lý tưởng.
[cta-insite]
Chỉ số BMI bao nhiêu là thừa cân, béo phì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành có chỉ số BMI được đánh giá như sau:
BMI < 18,5: Gầy
18,5
25,0 < BMI < 29,9: Thừa cân
BMI > 30,0: Béo phì
Vì vậy, khi chỉ số BMI nằm trong khoảng từ 25 - 29,9 thì đang bị thừa cân. Và chỉ số BMI từ 30 trở lên tức là đang bị béo phì.
Bảng phân loại mức độ gầy - béo dựa vào chỉ số BMI
Đây là bảng phân loại mức độ gầy - béo dựa vào chỉ số BMI mà bạn có thể tham khảo. Bảng phân loại này có thể cho bạn biết cơ thể mình đang ở mức độ nào:
Mức độ | BMI |
---|---|
Gầy độ 1 | Dưới 16,0 |
Gầy độ 2 | 16,0 - 16,9 |
Gầy độ 3 | 17,0 - 18,4 |
Bình thường | 18,5 - 24,9 |
Thừa cân | 25,0 - 29,9 |
Béo phì độ 1 | 30,0 - 34,9 |
Béo phì độ 2 | 35,0 - 39,9 |
Béo phì độ 3 | 40,0 trở lên |
Tỷ lệ vòng eo/mông WHR
Ngoài việc đánh giá chỉ số khối cơ thể, tỷ lệ vòng eo/mông (WHR) cũng là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá nguy cơ bị béo phì phần bụng và skinny fat. Tỷ số vòng eo/mông WHR là giá trị được tính bằng tỷ số số đo chu vi của vòng eo và số đo chu vi của vòng mông. Đây là một phương pháp được sử dụng để xem xét sự phân phối mỡ trên toàn cơ thể. Tỷ số WHR giúp bổ sung những thiếu sót cho chỉ số BMI đặc biệt là chỉ số BMI ở nữ vì BMI chỉ phản ánh tỷ lệ giữa chiều cao và cân nặng.
Nếu WHR bé hơn 1, tức là vòng eo nhỏ hơn vòng mông, khi đó mỡ tập trung chủ yếu ở vòng mông và các phần khác trên cơ thể. Nếu WHR lớn hơn 1, khi đó vòng eo lớn hơn vòng mông, mỡ tập trung chủ yếu ở phần bụng, điều này cảnh báo cơ thể có thể gặp nhiều vấn đề liên quan đến tim mạch, tiểu đường và mỡ máu hơn.
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến chỉ số BMI
Có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến tính chính xác chỉ số BMI đó là lượng cơ, lượng mỡ, lượng xương và chiều cao.
Vì vậy, việc ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, thức ăn nhanh và chế độ ăn ít chất xơ sẽ dẫn đến tích mỡ và làm bằng BMI. Ngoài ra các yếu tố như ít tập thể dục, tuổi tác cao, giới tính ( Nam thường có BMI cao hơn nữ) và cả yếu tố di truyền đều sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của chiều cao và kích thước cơ, xương và làm tăng BMI.
Điều gì xảy ra khi năng lượng dư thừa?
Một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bị tăng BMI là do năng lượng trong cơ thể dư thừa. Việc ăn quá nhiều cộng với yếu tố lười vận động hoặc ít vận động sẽ khiến cho cơ thể tích trữ quá nhiều năng lượng dư thừa. Điều này khiến cho năng lượng dư thừa được chuyển hóa thành mỡ và dẫn đến tăng cân. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến béo phì, đây là một nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, tăng mỡ máu và nguy cơ tim mạch.
Khi thiếu hụt năng lượng thì cơ thể ra sao?
Ngược lại với tình trạng dư thừa năng lượng, cơ thể của chúng ta cũng sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt năng lượng nếu cơ thể không được đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng hay vận động quá sức. Lúc này, cơ thể sẽ chủ động lấy năng lượng dự trữ (mỡ) để duy trì hoạt động. Vì vậy, để giảm cân, bạn cần tạo ra sự thâm hụt năng lượng, lúc này BMI cũng sẽ giảm.
Một số yếu tố có thể chi phối gây sai lệch chỉ số BMI
Chỉ số BMI không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng, có nhiều yếu tố có thể khiến chỉ số BMI bị sai lệch trong lúc đo:
Tuổi tác cao: Khi lớn tuổi, cân nặng sẽ có xu hướng tăng dần do khối cơ đang bị teo dần và được thay thế bởi khối mỡ.
Các bệnh lý do rối loạn di truyền, bệnh nội tiết như suy giáp, hội chứng Down, hội chứng Cushing,... sẽ gây tăng mỡ toàn thân hay khu trú.
Phụ nữ mang thai cũng sẽ bị tăng BMI do bị tăng dịch ối và tăng lượng nước trong hệ tuần hoàn.
Một số bệnh lý khác như suy dinh dưỡng protein, suy thận cũng khiến cơ thể ứ nước gây tăng BMI.
Chỉ số cân nặng lý tưởng là bao nhiêu?
Chỉ số cân nặng lý tưởng không hoàn toàn phụ thuộc vào BMI mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như giới tính, độ tuổi và sức khoẻ tổng thể. Theo WHO, người trưởng thành duy trì chỉ số BMI ở trong khoảng từ 18,5 - 24,9 là lý tưởng và đảm bảo cơ thể ở trạng thái tốt nhất.
Ví dụ: Một người cao 1m60, nặng 50kg có BMI = 50 / (1,6 x 1,6) = 20,31, thuộc mức bình thường.
Một người cao 1m70, nặng 65kg có BMI = 65 / (1,7 x 1,7) = 22,92, cũng thuộc mức bình thường.
Vai trò của việc cân bằng chỉ số BMI của người già
Đối với người lớn tuổi, việc duy trì chỉ số BMI một cách hợp lý giúp tránh khỏi các ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Việc duy trì chỉ số BMI giúp người lớn tuổi giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, loãng xương và các bệnh tim mạch.
Chỉ số BMI tốt giúp người già vận động dễ dàng hơn, giảm nguy cơ chấn thương khi vận động.
Chỉ số BMI cân bằng cũng sẽ giúp người già giảm các nguy cơ mắc các bệnh lý về tâm thần như trầm cảm, lo âu.
Làm thế nào để cân bằng chỉ số BMI người già?
Càng lớn tuổi, chỉ số BMI sẽ càng tăng cao do việc dễ tích tụ mỡ và teo cơ. Vì vậy, người già nên duy trì một lối sống lành mạnh:
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cân bằng các nhóm chất, hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu calo, cholesterol và chất béo.
Duy trì tập luyện thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe, tham gia nhiều môn thể thao như yoga, tập dưỡng sinh hay đi bộ.
Thường xuyên tầm soát sức khỏe tổng quát để phát hiện bệnh lý sớm và điều trị kịp thời.
Đối tượng trồng răng implant cần theo dõi chỉ số BMI không?
Hiện nay, việc trồng răng Implant cũng trở nên phổ biến nhờ vào lợi ích mà nó mang lại. Nhiều Cô Chú, Anh Chị thắc mắc liệu mình cấy ghép Implant thì có cần phải theo dõi chỉ số BMI không. Câu trả lời hoàn toàn là có, việc theo dõi chỉ số BMI rất quan trọng khi Cô Chú, Anh Chị thực hiện trồng răng Implant
Dưới đây là một số yếu tố liên quan đến chỉ số BMI khi trồng răng Implant:
Rủi ro trong quá trình phẫu thuật và thời gian phục hồi
Đối với Cô Chú, Anh Chị có chỉ số BMI cao, đặc biệt là Cô Chú, Anh Chị bị béo phì,có thể gặp nhiều rủi ro hơn trong quá trình phẫu thuật cắm Implant và thời gian phục hồi. Nguyên nhân là do rong quá trình phẫu thuật Implant, các rủi ro có thể xảy ra như lưu lượng máu giảm, khó khăn trong việc thực hiện phẫu thuật, điều chỉnh liều lượng thuốc, và tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe như tiểu đường và bệnh tim mạch. Điều này có thể khiến ca phẫu thuật diễn ra lâu hơn và dĩ nhiên thời gian phục hồi sau phẫu thuật cũng có thể lâu hơn ở Cô Chú, Anh Chị bị béo phì hay có chỉ số BMI cao.
Bệnh lý nền
Ở những người có chỉ số BMI cao tức là tỉ lệ mỡ tích lũy trong cơ thể ngày càng cao khi trồng răng implant có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và nguy cơ mắc phải hoặc tái phát các bệnh lý nguy hiểm như bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch như hẹp động mạch vành, cao huyết áp có thể sẽ ảnh hưởng đến việc lành vết thương cũng như hiệu quả lâu dài của việc cấy ghép. Mỡ tích luỹ trong cơ thể có thể gây ra các vấn đề về lưu thông máu như rối loạn mỡ máu cũng có thể xảy ra khiến cho lưu lượng máu giảm và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Nguy cơ mắc bệnh ung thư như ung thư tử cung, buồng trứng, đại tràng, vú,... cũng tăng cao do hệ miễn dịch bị suy giảm ở những Cô Chú, Anh Chị bị béo phì.
Đánh giá tổng quan về sức khoẻ răng miệng
Việc trồng răng Implant có thực hiện thành công hay không cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng rất lớn. Vì vậy, việc có sức khoẻ răng miệng tốt sẽ giúp cho việc trồng răng Implant dễ dàng hơn, phục hồi nhanh hơn và ít biến chứng về sau.
Ngoài chỉ số về BMI, khi trồng răng Implant cần lưu ý điều gì
Việc trồng răng Implant là một phương pháp phẫu thuật và ảnh hưởng trực tiếp đến phần nướu và xương hà , vì vậy, ngoài chỉ số BMI, Cô Chú, Anh Chị cũng cần chú ý đến những vấn đề sau:
Ở người cao tuổi có thể gặp nhiều rủi ro hơn người trẻ khi phẫu thuật Implant.
Xương hàm cũng cần phải đảm bảo chất lượng, đủ dày và khoẻ để nâng đỡ trụ Implant.
Việc vệ sinh răng miệng sau phẫu thuật Implant cần phải kỹ lưỡng để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Bất kỳ căn bệnh mãn tính nào như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, hoặc các vấn đề về sức khỏe khác cũng đều có ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau phẫu thuật và lành vết thương.
Việc hút thuốc lá có thể giảm tỷ lệ thành công của việc cấy ghép răng do tác động tiêu cực đến quá trình hồi phục và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật và duy trì sức khỏe răng miệng. Sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể làm chậm quá trình lành vết thương.
Chức năng ăn nhai của hàm cũng cần được giải quyết trước hoặc trong quá trình cấy ghép để đảm bảo không có tác động không mong muốn nào lên trụ Implant.
Trồng răng Implant sẽ cải thiện chỉ số BMI như thế nào?
Việc cấy ghép Implant sẽ giúp cơ thể cải thiện chỉ số BMI nhờ vào việc cải thiện chức năng ăn nhai, giúp bạn ăn uống ngon hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống trong sinh hoạt hàng ngày cũng như thúc đẩy sự tăng cân nếu trước đó bị thiếu cân do khó khăn trong việc ăn uống.
Phục hồi chức năng ăn nhai, ăn ngon miệng như xưa
Trồng răng Implant sẽ giúp cải thiện chức năng ăn uống, giúp Cô Chú, Anh Chị ăn uống ngon miệng hơn, nhai kỹ hơn và tiêu hoá tốt hơn. Đồng thời Cô Chú, Anh Chị cũng cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để kiểm soát BMI.
Cải thiện được giấc ngủ
Việc mất răng có thể khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề ảnh hưởng đến giấc ngủ, đặc biệt là vấn đề hô hấp khi ngủ. Mất răng ở hàm dưới thường xuyên gây ra tình trạng khó hô hấp nên dẫn đến người bệnh gặp nhiều vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Vì vậy, trồng răng Implant sẽ giúp khôi phục chức năng cho hàm răng và cơ miệng giúp cải thiện giấc ngủ.
Cải thiện chất lượng cuộc sống
Trồng răng implant sẽ giúp Cô Chú, Anh Chị có nụ cười tự tin hơn, thoải mái trong giao tiếp hàng ngày và cải thiện sức khỏe tinh thần. Khi chức năng ăn nhai được cải thiện Cô Chú, Anh Chị có thể thưởng thức các món ăn ngon miệng và dinh dưỡng hơn như các loại rau củ, trái cây, và nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác. Điều này không chỉ giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể mà còn cải thiện được hoặc duy trì một chỉ số BMI tối ưu cho Cô Chú, Anh Chị.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.