[CHI TIẾT] - Đau nhức răng là gì? Cách trị đau nhức răng, giảm đau răng hiệu quả, tránh ê buốt

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Đau răng là vấn đề nha khoa phổ biến gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cơn đau nhức, ê buốt dai dẳng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của Cô Chú, Anh Chị nếu không được điều trị dứt điểm. Cùng Dr. Care tìm hiểu những thông tin về đau răng và những phương pháp giảm đau hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Đau nhức răng là gì?

Đau nhức răng là tình trạng cảm giác ê buốt, khó chịu, nhức nhối xuất hiện bên trong hoặc xung quanh răng, do các dây thần kinh ở tủy răng bị kích thích. Cơn đau răng này có thể xuất hiện theo từng đợt hoặc kéo dài liên tục, có thể cần hoặc không cần yếu tố kích hoạt như ăn uống, chải răng,...

Đau răng sưng má là một trong những hậu quả của tình trạng đau nhức răng kéo dài dẫn đến sưng tấy ở vùng má. Đây là biến chứng phổ biến của các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là những bệnh lý có liên quan đến viêm nhiễm.

Đau nhức răng là gì?
Đau nhức răng có thể gây khó chịu cho người bị

Nguyên nhân phổ biến gây đau nhức răng

Đau nhức răng do nhiều nguyên nhân rất đa dạng, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau nhức răng:

Sâu răng

Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức răng. Vi khuẩn trong khoang miệng tấn công men răng, tạo thành lỗ sâu, dần dần xâm nhập vào tủy răng, gây kích thích dây thần kinh và dẫn đến cảm giác đau nhức. Đau răng sâu thường tăng mạnh khi ăn uống thức ăn nóng, lạnh, ngọt hoặc chua.

Nguyên nhân phổ biến gây đau nhức răng
Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức răng

Viêm tủy răng

Viêm tủy răng được tạo nên khi vi khuẩn xâm nhập sâu vào tủy răng, gây viêm nhiễm sẽ dẫn đến tình trạng viêm tủy răng. Cơn đau do viêm tủy răng thường dữ dội, kéo dài, có thể lan sang các răng khác hoặc lên thái dương, tai,...

Áp xe quanh cuống răng

Áp xe quanh cuống răng là tình trạng nhiễm trùng mủ hình thành ở chóp răng, nơi chân răng tiếp xúc với xương hàm. Nhiễm trùng này thường bắt nguồn từ viêm tủy răng không được điều trị, trong đó vi khuẩn xâm nhập vào buồng tủy răng (nơi chứa dây thần kinh và mạch máu) gây viêm nhiễm. Vi khuẩn sau đó có thể lây lan qua chóp răng vào xương, tạo thành mủ.

Nguyên nhân phổ biến gây đau nhức răng
Áp xe quanh cuống răng có thể là nguyên nhân gây đau nhức răng

Chấn thương răng

Chấn thương răng có thể gây tổn thương tủy răng hoặc đứt gãy răng dẫn đến đau nhức dữ dội. Cơn đau do tổn thương tủy răng thường nhói buốt, dữ dội, có thể lan ra tai, cổ hoặc má. Khi răng bị gãy, men răng và ngà răng có thể bị lộ ra, gây kích ứng dây thần kinh trong tủy răng, dẫn đến đau nhức. Đau có thể tự phát hoặc do kích thích như nóng, lạnh, chấn thương khi nhai hoặc đánh răng..

Viêm quanh thân răng

Viêm quanh thân răng là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công các mô xung quanh răng, bao gồm nướu, lợi và xương ổ răng. Khi tình trạng viêm nhiễm tiến triển, nó có thể phá hủy các mô này, dẫn đến hình thành các túi sâu giữa răng và nướu. Túi sâu này là nơi chứa vi khuẩn và mảng bám, tiếp tục gây viêm nhiễm và phá hủy mô, đồng thời gây áp lực lên dây thần kinh trong răng, dẫn đến đau nhức.

Nhạy cảm ngà

Nhạy cảm ngà hay còn gọi là quá cảm ngà - là tình trạng răng trở nên nhạy cảm với các kích thích như nhiệt độ nóng, lạnh, chua, ngọt, hoặc thậm chí khi chải răng hay tiếp xúc với khí lạnh. Cơn đau do nhạy cảm ngà thường nhói buốt, dữ dội và ngắn.

Nguyên nhân chính gây ra nhạy cảm ngà là do men răng bị bào mòn hoặc mòn đi, lộ ra lớp ngà răng. Lớp ngà răng có chứa các ống ngà dẫn đến tủy răng, nơi có dây thần kinh cảm giác. Khi lớp ngà răng bị lộ ra, các kích thích bên ngoài sẽ dễ dàng tác động lên các ống ngà, kích thích dây thần kinh và gây ra cảm giác đau nhức.

Răng mọc lệch, mọc ngầm

Khi răng mọc lệch, mọc ngầm, nó có thể gây áp lực lên các mô xung quanh như nướu, xương ổ răng và dây thần kinh, dẫn đến đau nhức, sưng tấy và khó chịu. Trong một số trường hợp, răng mọc lệch, mọc ngầm có thể mọc chèn vào các răng khác hoặc thậm chí đâm vào tủy răng, gây tổn thương cho dây thần kinh và mạch máu bên trong. Tổn thương tủy răng có thể dẫn đến đau nhức dữ dội, nhói buốt, đặc biệt nhạy cảm với nóng, lạnh, hoặc khi nhai.

Xem thêm: Trồng răng Implant toàn hàm giá bao nhiêu?

Nguyên nhân phổ biến gây đau nhức răng
Răng mọc lệch, mọc ngầm có thể gây đau nhức răng

Viêm nha chu

Viêm nha chu là bệnh lý ảnh hưởng đến nướu và mô nâng đỡ răng. Khi bệnh tiến triển, viêm nha chu có thể gây sưng nướu, chảy máu nướu, thậm chí lan rộng ra má.

Viêm nha chu tiến triển có thể dẫn đến lộ chân răng, khi nướu bị tụt xuống và lộ ra phần chân răng nhạy cảm. Chân răng không được bảo vệ bởi men răng như mặt ngoài của răng, do đó nó nhạy cảm hơn với nhiệt độ, áp lực và axit, dẫn đến đau nhức.

Sưng nướu răng

Viêm nướu là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công nướu, mô xung quanh răng. Khi bị viêm nướu, nướu thường sưng đỏ, chảy máu dễ dàng và có thể gây đau nhức. Cơn đau do viêm nướu thường âm ỉ, nhức nhối, có thể kèm theo cảm giác ngứa ran hoặc rát. Đau có thể tăng nặng khi nhai hoặc đánh răng.

Mọc răng khôn

Răng khôn mọc ở vị trí sau cùng trong cung hàm, khi mà xương hàm và nướu đã phát triển hoàn thiện. Răng có thể mọc theo nhiều hướng khác nhau, bao gồm mọc thẳng, mọc lệch, mọc ngầm, mọc ngang, thậm chí mọc chéo vào các răng khác. Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm khó mọc hơn so với răng mọc thẳng. Khi răng khôn mọc, chúng cần phá vỡ mô nướu để mọc lên khỏi bề mặt.

Quá trình răng khôn mọc có thể gây ra đau nhức, sưng tấy, thậm chí chảy máu nướu. Cơn đau do mọc răng khôn thường kéo dài hơn so với mọc các răng khác, có thể lặp đi lặp lại trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần.

Nguyên nhân phổ biến gây đau nhức răng
Mọc răng khôn có thể gây đau nhức răng

Do vị trí mọc khó khăn và thiếu không gian, răng khôn dễ bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến viêm nhiễm nướu, lợi hoặc thậm chí xương ổ răng. Viêm nhiễm có thể khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn, kèm theo sưng tấy, chảy mủ và khó chịu.

Mòn men răng

Men răng là lớp bảo vệ cứng nhất của răng. Khi men răng bị mòn, phần ngà răng bên trong sẽ lộ ra, nhạy cảm hơn với các kích thích như nhiệt độ nóng, lạnh, chua, ngọt hoặc thậm chí khi hít thở bằng miệng.

Nứt răng, gãy răng do chấn thương

Khi răng bị nứt hoặc gãy, vết nứt có thể lan sâu vào tủy răng, nơi chứa dây thần kinh và mạch máu. Tổn thương tủy răng gây ra cơn đau nhói buốt, dữ dội, nhạy cảm với nóng, lạnh, hoặc khi cắn. Đau do nứt, gãy răng có thể kéo dài và tăng nặng theo thời gian, đặc biệt nếu không được điều trị.

Viêm xoang

Viêm xoang thường do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Khi bị viêm xoang, các xoang có thể chứa đầy dịch nhầy, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn từ xoang có thể lây lan sang các mô xung quanh, bao gồm cả răng dẫn đến nhiễm trùng răng miệng, gây ra đau nhức răng. Cơn đau do nhiễm trùng răng miệng thường nhói buốt, dữ dội, có thể kèm theo sưng tấy, chảy mủ.

Khi các xoang bị viêm, dịch nhầy tích tụ bên trong có thể tạo ra áp lực lớn lên các mô xung quanh. Áp lực này có thể chèn ép vào các dây thần kinh và mạch máu, bao gồm cả dây thần kinh đi đến răng, dẫn đến đau nhức răng.

Bật chân răng

Khi bật chân răng có thể tạo ra áp lực lên các mô xung quanh như lợi, nướu… gây ra đau nhức, ê buốt ở khu vực xung quanh răng bị di chuyển. Cơn đau do áp lực lên mô nha chu thường âm ỉ, nhức nhối, có thể tăng nặng khi nhai hoặc cắn.

Tình trạng này có thể làm tổn thương lợi và nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến viêm nha chu. Viêm nha chu gây ra đau nhức, sưng tấy, chảy máu nướu và có thể dẫn đến mất răng nếu không được điều trị kịp thời. Cơn đau do viêm nha chu thường âm ỉ, nhức nhối, có thể kèm theo chảy máu nướu và hơi thở có mùi hôi.

Đau răng ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

Đau răng không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số tác hại đối với sức khỏe để trả lời cho câu hỏi đau răng ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao:

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Đau răng có thể gây khó nhai nuốt, dẫn đến tình trạng ăn uống kém, thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Việc nhai nuốt thức ăn không kỹ do đau răng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, táo bón.

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Cơn đau răng dai dẳng có thể gây mất ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, dẫn đến suy nhược thần kinh, mệt mỏi, cáu kỉnh. Căng thẳng, lo âu do đau răng cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến dễ bực bội, khó chịu.

Bên cạnh có, đau răng có thể dẫn tới các cơn đau đầu khu trú do tác động vào các dây thần kinh chi phối vùng miệng, mặt.

Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Nhiễm trùng do đau răng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh lý khác. Căng thẳng, lo âu do đau răng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến dễ bị cảm cúm, ho, sổ mũi.

Đau răng ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?
Đau răng có thể gây sốt nếu không được điều trị kịp thời

Trong một số trường hợp, nhiễm trùng răng miệng có thể lan rộng sang các mô khác trong cơ thể, dẫn đến viêm hệ thống. Viêm hệ thống là tình trạng viêm nhiễm toàn thân, gây ra sốt, đau nhức cơ thể, mệt mỏi và chán ăn.

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Sưng tấy, viêm nhiễm do đau răng có thể khiến khuôn mặt trở nên sưng phù, mất thẩm mỹ.

Việc điều trị một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu,... có thể cần đến các biện pháp như trám răng, nhổ răng, cấy ghép răng,... có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.

Bị đau nhức răng thì nên làm gì? Khi nào nên gặp bác sĩ?

Khi bị đau nhức răng, Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm đau tạm thời. Tuy nhiên nếu tình trạng đau răng không được cải thiện thì cần có sự can thiệp của y tế nhằm ngăn ngừa biến chứng do tình trạng này gây ra.

Bị đau nhức răng thì nên làm gì?

Bị đau nhức răng thì nên làm gì là câu hỏi được nhiều Cô Chú, Anh Chị đặt ra. Có nhiều cách giảm đau răng hiệu quả giúp làm bớt cảm giác đau nhức, khó chịu. Tùy từng trường hợp đau răng sẽ có cách giải quyết cơn đau răng hiệu quả:

  • Khi mắc các bệnh về nướu sẽ xảy ra những biểu hiện như nướu sưng đỏ, chảy máu nướu, nướu bị mềm, không còn săn chắc, đau xung quanh nướu. Nếu không muốn đau nướu dẫn đến đau răng thì hãy tạo thói quen lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần.

  • Nếu bị sâu răng dẫn đến đau nhức răng thì cần đến Nha sĩ để nạo bỏ vết sâu hoặc nếu trường hợp nặng hơn thì điều trị tủy rồi tiến hành trám hoặc bọc răng sứ. Nếu răng bị sâu quá nặng có thể nhổ bỏ rồi trồng lại răng mới.

  • Trường hợp đau răng do mọc răng khôn thì nên đi khám Bác sĩ và nhổ bỏ theo yêu cầu để tránh đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt. Mọc răng khôn không chỉ gây đau mà còn dẫn đến hàng loạt bệnh lý răng miệng khác như viêm nướu, sâu răng, nha chu.

  • Để tránh những vấn đề về răng miệng thì cần vệ sinh răng sạch sẽ, người già không còn răng thì cũng phải vệ sinh lợi hoặc răng giả (nếu có) hằng ngày, đặc biệt là sau mỗi khi ăn. Ngoài ra cần định kỳ kiểm tra sức khỏe răng miệng 2 lần/năm hoặc khi răng miệng bị đau kéo dài trên 2 ngày. Đặc biệt là khi cơn đau tăng dần, bị đau khi mở miệng hoặc bị sốt.

  • Ngoài việc vệ sinh răng miệng không đúng cách thì việc ăn uống cũng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nếu cơ thể bị thiếu những loại vitamin tốt cho răng như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D, vitamin K… thì có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng, viêm lợi, men răng yếu, vàng răng...

  • Các Bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến khích tập thể dục răng miệng bằng cách gõ hai hàm răng 100 cái, đảo lưỡi 20 lần bên phải và 20 lần bên trái, sau đó súc miệng để tạo nước bọt, cách này giúp kích thích tuyến nước bọt hoạt động và giúp răng bền chắc hơn.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Đau nhức răng là tình trạng phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, không phải trường hợp đau nhức răng nào cũng cần đến gặp bác sĩ. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo nên đi khám nha sĩ khi bị đau nhức răng:

Tình trạng đau nhức răng kéo dài

Nếu bị đau nhức răng dữ dội, kéo dài hơn 2 ngày mà không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà như chườm lạnh, súc miệng nước muối ấm,... thì cần đi khám nha sĩ ngay lập tức. Cơn đau dữ dội có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như viêm tủy răng, áp xe răng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Đau răng kèm theo tình trạng đau đầu

Răng và đầu đều được chi phối bởi các dây thần kinh cảm giác. Khi răng bị đau, các dây thần kinh cảm giác ở tủy răng và mô xung quanh sẽ bị kích thích, truyền tín hiệu đau lên não bộ. Não bộ sẽ tiếp nhận tín hiệu này và phản ứng lại bằng cách gây ra cảm giác đau nhức, dữ dội, có thể lan ra các vùng khác trên đầu như thái dương, trán, đỉnh đầu hoặc sau tai. Vì vậy cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm nướu, sưng mủ vùng đau răng

Nếu má hoặc nướu bị sưng tấy, mưng mủ, kèm theo đau nhức răng, thì đây là dấu hiệu của nhiễm trùng. Cô Chú, Anh Chị cần đi khám nha sĩ để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Tình trạng chảy máu chân răng kéo dài

Chảy máu chân răng là dấu hiệu phổ biến của viêm nướu, một bệnh lý ảnh hưởng đến mô nướu xung quanh răng. Viêm nướu nếu không được điều trị có thể tiến triển thành viêm nha chu, một bệnh lý nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mất răng.

Nếu chảy máu chân răng kéo dài không được điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm nha chu nặng: Gây mất xương ổ răng, dẫn đến lỏng lẻo răng và mất răng.

  • Nhiễm trùng: Lây lan từ nướu vào máu, có thể gây nhiễm trùng huyết, một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng…

Bị đau nhức răng thì nên làm gì? Khi nào nên gặp bác sĩ?
Cần thăm khám và điều trị đau răng khi gặp các dấu hiệu cảnh báo

Muốn giảm đau răng cần phải kiêng gì?

Khi bị đau răng, các Cô Chú, Anh Chị cần kiêng một số loại thực phẩm để tránh gây nên những kích thích khiến răng nhạy cảm hơn khiến tình trạng đau răng không những không thuyên giảm mà còn diễn biến nặng. Việc giảm thiểu một số loại thực phẩm dưới đây cũng là một trong những mẹo chữa đau răng hiệu quả.

Đồ ăn nhiều đường

Muốn giảm đau nhức răng thì nên kiêng những thực phẩm như bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas vì chúng chứa nhiều đường, dễ tạo thành những mảng bám sau khi ăn. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi nảy nở. Khi vi khuẩn tích tụ sẽ sản sinh axit lactic làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở răng khiến men răng bị mòn và gây đau nhức răng.

Muốn giảm đau răng cần phải kiêng gì?
Người đau nhức răng nên kiêng có loại thực phẩm chứa nhiều đường

Đồ ăn nóng, lạnh

Khi ăn đồ ăn, uống thức uống quá lạnh hay quá nóng đều sẽ kích thích dây thần kinh ở răng gây nên cảm giác đau nhức, ê buốt, thậm chí sẽ khiến cơn đau thêm tệ hơn.

Trái cây có tính axit

Những loại trái cây như cam, quýt, cà chua, … tốt cho sức khỏe nhưng không phù hợp với những người đau nhức răng. Trong những loại trái cây này có chứa vitamin C - một loại axit nhẹ có thể gây tổn thương, mòn men răng. Để bảo vệ răng miệng thì sau khi ăn cần súc miệng lại với nước.

Thuốc lá, rượu bia

Đây là những chất kích thích có hại cho sức khỏe, đặc biệt, các chất độc có trong thuốc lá như Nicotin, carbon Monoxyd và Acid cyanhydrid… gây hại đến răng miệng từ đó dẫn đến hàng loạt các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, đau nhức răng, sâu răng…

Kẹo cứng

Khi nhai kẹo cứng cần dùng nhiều lực hơn so với các loại thực phẩm mềm. Lực này có thể gây áp lực lên răng, đặc biệt là những răng bị đau hoặc nhạy cảm, khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

Kẹo cứng có thể làm mẻ hoặc nứt răng, đặc biệt là khi cắn vào chúng quá mạnh. Răng bị mẻ hoặc nứt có thể nhạy cảm hơn với nhiệt độ và áp lực, đồng thời khiến cơn đau trở nên nặng hơn.

Trà và cà phê

Trà và cà phê đều chứa lượng axit cao, đặc biệt là cà phê rang đậm. Axit trong trà và cà phê có thể làm mòn men răng, khiến răng nhạy cảm hơn và làm cho cơn đau răng trở nên tồi tệ hơn.

Khi bị đau răng, men răng có thể đã bị tổn thương hoặc suy yếu do sâu răng hoặc các nguyên nhân khác. Axit từ trà và cà phê có thể tấn công men răng, khiến răng nhạy cảm hơn với nhiệt độ, áp lực và đồ ngọt, làm cho cơn đau trở nên ê buốt và khó chịu.

Bên cạnh đó, trà và cà phê đều chứa caffeine, một chất kích thích có thể gây ra các tác dụng:

  • Tăng nhịp tim và huyết áp có thể làm tăng áp lực lên các dây thần kinh xung quanh răng, khiến cơn đau trở nên nặng hơn.

  • Caffeine có tác dụng lợi tiểu gây mất nước. Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng khỏi vi khuẩn và axit. Khi bị mất nước, lượng nước bọt tiết ra sẽ giảm, khiến răng dễ bị tấn công hơn và làm cho cơn đau tăng lên.

  • Cà phê, đặc biệt là cà phê rang đậm, có thể chứa nhiều caffeine hơn trà. Caffeine có thể gây khó ngủ và thiếu ngủ.

Muốn giảm đau răng cần phải kiêng gì?
Người đau răng nên kiêng trà và cà phê

Bị đau răng nên ăn gì?

Khi bị đau răng nên chọn những thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt và hạn chế thức ăn cứng, dai, ngọt để tránh làm tổn thương thêm phần răng đang đau và nướu. Dưới đây là một số gợi ý cho Cô Chú, Anh Chị những loại thực phẩm nên sử dụng khi đau răng.

Sữa chua, phô mai và sữa

Sữa chua, phô mai và sữa đều là nguồn cung cấp canxi, phốt pho và vitamin D dồi dào, những dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe răng miệng. Canxi và phốt pho giúp củng cố men răng, bảo vệ răng khỏi sâu răng. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

Protein là dưỡng chất cần thiết cho quá trình sửa chữa các mô bị tổn thương. Ăn sữa chua, phô mai và sữa có thể giúp cung cấp protein cho cơ thể, hỗ trợ quá trình phục hồi sau khi bị đau răng.

Xem thêm: Chi phí trồng răng Implant đơn lẻ

Bị đau răng nên ăn gì?
Sữa chua, phô mai và sữa thích hợp cho người đau răng

Ngoài ra, sữa chua còn chứa lợi khuẩn probiotic, giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong miệng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Cháo và súp loãng

Khi bị đau răng, việc nhai nuốt thức ăn cứng có thể gây ra nhiều khó chịu và gia tăng cơn đau. Do đó, cháo và súp loãng là lựa chọn lý tưởng cho người gặp vấn đề này. Cháo và súp loãng được nấu nhừ, mềm mịn, không cần nhai nhiều, giúp giảm thiểu áp lực lên răng và hàm, từ đó giúp người bệnh dễ dàng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.

Cháo và súp có thể được nấu với nhiều nguyên liệu đa dạng như thịt, cá, rau củ quả, cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp người bệnh bù đắp lượng dinh dưỡng thiếu hụt do ăn uống khó khăn.

Sinh tố

Sinh tố là thức uống bổ dưỡng và tiện lợi, mang lại nhiều lợi ích cho người bị đau răng. Sinh tố được xay nhuyễn từ trái cây và rau củ quả, giúp người bệnh dễ dàng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng mà không cần nhai nhiều, giảm thiểu áp lực lên răng và hàm.

Sinh tố là nguồn cung cấp dồi dào vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa thiết yếu cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình phục hồi và bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Cá hồi và cá ngừ

Cá hồi và cá ngừ là những lựa chọn thực phẩm tốt cho người bị đau răng. Cá hồi và cá ngừ có thịt mềm, ít xương, dễ dàng nhai nuốt mà không cần dùng nhiều lực, giúp giảm thiểu áp lực lên răng và hàm, giảm bớt cảm giác đau nhức khi ăn uống.

Cá hồi và cá ngừ là nguồn cung cấp dồi dào protein và omega-3, những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Protein giúp hỗ trợ quá trình phục hồi các mô bị tổn thương, trong khi omega-3 có tác dụng chống viêm, giảm đau và viêm.

Cá hồi và cá ngừ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng như canxi, phốt pho, vitamin D,... giúp củng cố men răng, bảo vệ răng khỏi sâu răng và hỗ trợ quá trình tái tạo xương.

Bị đau răng nên ăn gì?
Cá hồi và cá ngừ là những lựa chọn thực phẩm tốt cho người bị đau răng

Cá hồi và cá ngừ là thực phẩm ít calo và chất béo bão hòa, tốt cho sức khỏe tim mạch và giúp kiểm soát cân nặng. Cá hồi và cá ngừ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng và đa dạng như nướng, áp chảo, kho, nấu canh,... phù hợp với khẩu vị của nhiều người.

Gừng

Gừng là một gia vị và thảo dược phổ biến được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và ẩm thực. Gừng có nhiều đặc tính có lợi cho sức khỏe trong đó nổi bật là tác dụng giảm đau răng.

Gừng có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng, giảm nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình phục hồi.

Gừng có tác dụng chống viêm, giúp giảm sưng tấy và bầm tím do đau răng gây ra, cải thiện lưu thông máu đến nướu và răng, hỗ trợ cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phục hồi.

Mật ong

Mật ong chứa nhiều hợp chất có đặc tính chống viêm và giảm đau, bao gồm glucose oxidase, catalase và các hợp chất phenolic. Những hợp chất này có thể giúp ức chế những chất trung gian gây viêm và đau nhức trong cơ thể, từ đó giúp giảm đau răng hiệu quả.

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng, giảm nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình phục hồi. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng mật ong có thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây sâu răng như Streptococcus mutans và Streptococcus sanguinis.

Đau răng thường đi kèm với cảm giác đau rát và khó chịu ở cổ họng. Mật ong có đặc tính làm dịu và sát khuẩn, giúp giảm đau họng, giảm ho và long đờm, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Bị đau răng nên ăn gì?
Người bị đau răng nên sử dụng mật ong

Mật ong chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại vi khuẩn và virus gây bệnh, từ đó giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi khi bị đau răng.

Rau xanh

Khi bị đau răng, việc nhai và nuốt thức ăn cứng có thể gây khó khăn và gia tăng cơn đau. Rau xanh thường mềm, dễ nhai và tiêu hóa, giúp giảm bớt áp lực lên răng và hàm, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Rau xanh là nguồn cung cấp dồi dào vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, C, K, canxi, phốt pho,... Vitamin A và C giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình phục hồi. Canxi và phốt pho giúp củng cố men răng, bảo vệ răng khỏi sâu răng.

Làm sao để giảm đau răng hiệu quả?

Những cơn đau răng khi mới bắt đầu hình thành thì Cô Chú, Anh Chị có thể tự áp dụng những biện pháp làm giảm đau răng ngay tại nhà vừa đơn giản và cũng hiệu quả nếu như con đau chỉ ở mức bình thường:

Dùng thuốc giảm đau răng

Những loại thuốc giảm đau răng thường được sử dụng và cũng rất hiệu quả phải kể đến như Paracetamol, aspirin, thuốc kháng sinh hoặc phối hợp với metronidazol. Chúng có tác dụng làm giảm đau răng, tránh những trường hợp bị ê buốt, sưng tấy, đau nhức răng.

Chườm lạnh ở khu vực răng bị đau

Khi bị đau răng, việc chườm lạnh ở khu vực răng bị đau nhức để hạn chế lưu lượng máu dồn vào, làm tê liệt các dây thần kinh. Tuy nhiên, khi chườm lạnh cũng cần lưu ý những điều dưới đây để tránh làm tổn thương răng lợi:

Không nên chườm đá trực tiếp lên vùng răng bị đau mà hãy chuẩn bị túi chườm bên trong có chứa đá hoặc nước lạnh hoặc dùng khăn bông thay thế.

Nhiều trường hợp tình trạng đau răng sẽ giảm dần sau khi chườm lạnh nhưng tốt nhất không nên lạm dụng cách này nhiều vì có thể ảnh hưởng đến phần răng bị tổn thương và dây thần kinh liên quan.

Làm sao để giảm đau răng hiệu quả?
Chườm lạnh ở khu vực răng bị đau có thể giảm đau răng

Súc miệng bằng nước muối

Đây là các vệ sinh răng miệng đơn giản mà vô cùng hiệu quả, vừa giúp loại bỏ vi khuẩn vừa ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng. Nếu bị đau răng vì viêm lợi, sưng nướu nhẹ thì việc súc miệng bằng nước muối có thể giảm bớt được.

Ngoài việc làm giảm bớt cơn đau răng thì việc việc súc miệng bằng nước muối vẫn nên duy trì mỗi ngày. Cô Chú, Anh Chị có thể tự pha hoặc mua sẵn dung dịch nước muối sinh lý ở các hiệu thuốc.

Chữa đau răng với tỏi

Trong tỏi có chất Allicin có hoạt tính kháng viêm, kháng khuẩn rất mạnh. Chất này có tác dụng xoa dịu cơn đau răng, giảm viêm sưng ở răng. Cô Chú, Anh Chị có thể nghiền tỏi rồi trộn với muối hạt và nước rồi đắp lên vùng răng bị đau

Cách áp dụng như sau: Nghiền nát tỏi tươi rồi đem trộn với nước, muối hạt, sau đó đắp hỗn hợp lên vùng bị đau răng. Không nên dùng tỏi tươi đắp trực tiếp vì dễ gây bỏng rát niêm mạc miệng.

Súc miệng bằng oxy già

Oxy già (Hydrogen peroxide) có đặc tính khử trùng, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, đặc biệt là vi khuẩn kỵ khí - nguyên nhân chính gây ra các bệnh về nướu và sâu răng. Việc giảm lượng vi khuẩn trong miệng có thể giúp giảm bớt tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy và đau nhức do đau răng.

Oxy già có tác dụng chống viêm, giúp giảm sưng tấy và mẩn đỏ ở nướu, từ đó làm giảm cảm giác đau nhức do viêm nhiễm gây ra. Oxy già có thể giúp loại bỏ cặn bẩn, thức ăn thừa và mảng bám trên răng, giúp làm sạch khoang miệng và giảm nguy cơ phát triển vi khuẩn.

Cách sử dụng oxy già để súc miệng:

  • Pha loãng oxy già 3% với nước theo tỷ lệ 1:1.

  • Súc miệng bằng dung dịch đã pha trong khoảng 30 giây, sau đó nhổ ra và súc miệng lại bằng nước sạch.

  • Nên sử dụng oxy già để súc miệng sau khi đánh răng và không nuốt.

Uống trà bạc hà trị đau răng

Lá bạc hà chứa menthol, một hợp chất có đặc tính gây tê nhẹ, giúp làm tê tạm thời các dây thần kinh cảm giác ở nướu và răng, từ đó giảm bớt cảm giác đau nhức. Bạc hà có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, giúp giảm sưng tấy và viêm nhiễm ở nướu, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng. Việc giảm viêm nhiễm và tiêu diệt vi khuẩn có thể giúp giảm đau nhức răng hiệu quả.

Cách pha trà bạc hà để giảm đau răng:

  • Rửa sạch 2-3 lá bạc hà tươi.

  • Cho lá bạc hà vào cốc nước nóng (khoảng 200ml).

  • Ủ trà trong 5-10 phút.

  • Có thể thêm mật ong hoặc chanh vào trà để tăng hương vị và tác dụng sát khuẩn.

  • Để trà nguội bớt rồi uống hoặc ngậm trong miệng trong vài phút.

Giảm đau răng bằng gừng

Gừng có đặc tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, đặc biệt là vi khuẩn kỵ khí - nguyên nhân chính gây ra các bệnh về nướu và sâu răng. Việc giảm lượng vi khuẩn trong miệng có thể giúp giảm bớt tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy và đau nhức do đau răng.

Mẹo chữa đau răng tại nhà bằng cách sử dụng gừng để giảm đau nhức răng:

  • Nhai gừng tươi

  • Uống trà gừng

  • Sử dụng tinh dầu gừng

  • Thêm gừng vào chế độ ăn uống

    Làm sao để giảm đau răng hiệu quả?
    Trà gừng có thể làm giảm các triệu chứng đau răng

Dùng tinh dầu cỏ xạ hương (thyme) chữa đau răng

Tinh dầu cỏ xạ hương (Thyme) được chiết xuất từ cây cỏ xạ hương, thuộc họ hoa môi, có mùi thơm nồng đặc trưng và chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe. Một trong những công dụng nổi bật của tinh dầu cỏ xạ hương là giảm đau nhức răng hiệu quả.

Cách sử dụng tinh dầu cỏ xạ hương để giảm đau nhức răng:

  • Ngậm trực tiếp: Nhỏ 1-2 giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào một muỗng cà phê mật ong nguyên chất và ngậm trong miệng trong vài phút. Mật ong sẽ giúp làm dịu vị cay của tinh dầu và tăng cường hiệu quả kháng khuẩn.

  • Pha loãng với nước súc miệng: Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào cốc nước ấm và sử dụng như nước súc miệng sau khi đánh răng.

  • Dùng tăm bông: Nhỏ 1 giọt tinh dầu cỏ xạ hương lên tăm bông và chấm nhẹ lên vùng da bị đau ở nướu hoặc răng.

  • Sử dụng máy khuếch tán: Thêm vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào máy khuếch tán để khuếch tán hương thơm trong không khí. Việc hít thở tinh dầu có thể giúp giảm đau và cải thiện tâm trạng.

Sử dụng gel lô hội giảm đau răng

Lô hội (nha đam) từ lâu đã được biết đến như một loại cây thuốc quý với nhiều công dụng cho sức khỏe và sắc đẹp. Một trong những ứng dụng phổ biến của lô hội là hỗ trợ giảm đau nhức răng.

Cách sử dụng gel lô hội để giảm đau nhức răng:

  • Thoa trực tiếp gel lô hội: Lấy một lượng gel lô hội tươi hoặc gel lô hội nguyên chất thoa trực tiếp lên vùng da bị đau ở nướu hoặc răng. Massage nhẹ nhàng trong vài phút để gel thấm sâu vào da.

  • Sử dụng lá lô hội tươi: Gọt vỏ lá lô hội, lấy phần gel bên trong và thoa lên vùng da bị đau.

  • Ngậm gel lô hội: Ngậm một muỗng cà phê gel lô hội trong miệng trong vài phút cho đến khi tan hoàn toàn. Mật ong có thể giúp làm dịu vị đắng của gel lô hội.

  • Thêm gel lô hội vào nước súc miệng: Thêm một muỗng cà phê gel lô hội vào cốc nước ấm và sử dụng như nước súc miệng sau khi đánh răng.

Biện pháp phòng ngừa đau răng

Ngoài những cách làm giảm sâu răng trên đây thì việc vệ sinh răng miệng thật kỹ là biện pháp phòng ngừa đau răng tốt nhất. Các quy tắc vệ sinh răng miệng tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết rõ:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2 phút với kem đánh răng chứa fluoride. Lưu ý nên đánh theo chiều từ trên xuống dưới để bảo vệ men răng.

  • Dùng chỉ nha khoa, tăm nước hoặc nước súc miệng sát khuẩn để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn mắc kẹt trong kẽ răng. Hạn chế dùng tăm xỉa để tránh gây tổn thương đến răng.

  • Bổ sung một số loại thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết giúp răng chắc khỏe, không bị vàng ố răng như bắp cải, củ cải, rau diếp, cải xoăn, măng tây, rau bina và rau cải xoong. Ngoài ra có thể uống cà phê không đường hoặc nhai kẹo cao su không đường để loại bỏ những mảng bám bám dính trong răng.

  • Đừng lơ là việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, hãy dành thời gian đến gặp Nha sĩ mỗi năm hai lần để kiểm tra tổng quát, phát hiện sớm những tổn thương răng để có phương pháp điều trị phù hợp.

Biện pháp phòng ngừa đau răng
Nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để phòng ngừa sâu răng

Một số câu hỏi về tình trạng đau nhức răng

Một số câu hỏi dưới đây có thể giải đáp một số thắc mắc của Cô Chú, Anh Chị về tình trạng đau nhức răng:

Tại sao răng đã lấy tủy vẫn bị đau răng?

Răng đã lấy tủy vẫn bị đau có thể do một số nguyên nhân sau:

Quá trình lấy tủy chưa triệt để

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau răng sau khi lấy tủy. Nếu quá trình lấy tủy chưa được thực hiện triệt để, một phần mô tủy bị viêm vẫn còn sót lại trong răng, khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển và gây đau nhức. Biểu hiện của việc lấy tủy chưa triệt để bao gồm:

  • Đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội, có thể lan ra má hoặc tai.

  • Nướu sưng tấy, đỏ và có thể chảy mủ.

  • Hơi thở hôi.

  • Cảm giác ê buốt hoặc nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh.

Viêm quanh chóp

Viêm quanh chóp là tình trạng viêm nhiễm ở chóp răng (phần cuối cùng của chân răng). Viêm quanh chóp có thể xảy ra do nhiễm trùng lây lan từ tủy răng hoặc do chấn thương. Biểu hiện của viêm quanh chóp bao gồm:

  • Đau nhức dữ dội, có thể lan ra má hoặc tai.

  • Nướu sưng tấy, đỏ và có thể chảy mủ.

  • Sốt.

  • Hạch bạch huyết sưng to.

Biến chứng sau khi lấy tủy

Một số biến chứng sau khi lấy tủy có thể gây đau răng, bao gồm:

  • Gãy dụng cụ trong quá trình lấy tủy.

  • Thủng xoang.

  • Tổn thương dây thần kinh.

  • Nhiễm trùng.

Tại sao răng đã lấy tủy vẫn bị đau răng?
Lấy tủy có thể gây đau răng

Răng không sâu nhưng đau, có nguy hiểm không?

Răng không sâu nhưng đau có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và mức độ nguy hiểm cũng tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, Cô Chú, Anh Chị không nên chủ quan mà hãy đi khám nha sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bởi vì một số trường hợp có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể.

Một số nguyên nhân không phải do sâu răng mà gây đau nhức răng có thể kể tới:

  • Viêm nướu.

  • Nứt hoặc vỡ răng.

  • Viêm nha chu.

  • Áp xe nướu…

Đau nhức răng không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Do đó, việc trang bị cho bản thân những kiến thức về cách giảm đau răng hiệu quả là vô cùng cần thiết.

Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường về tình trạng răng miệng cần đến ngay các cơ sở y tế có chuyên môn để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề
img-right-banner
img-right-bannerimg-right-banner