Đau nhức răng vĩnh viễn, nguyên nhân do đâu? Điều trị tạm thời tại nhà có nên không?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Đau răng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Những nguyên nhân gây đau nhức là sâu răng, viêm nướu, áp xe răng…

Khi đau răng, nhiều người chỉ đối phó tạm thời bằng cách uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên nếu muốn có hàm răng khỏe mạnh, cần điều trị tận gốc bằng cách đến nha khoa đồng thời duy trì cách chăm sóc răng miệng khoa học.

Đau nhức răng là gì?

Đau nhức răng là tình trạng các dây thần kinh vùng trong và xung quanh chân răng bị kích thích hoặc nhiễm trùng. Điều này có thể gây kích ứng nướu tạm thời hoặc gây ra những cơn đau dữ dội.

Những nguyên nhân phổ biến gây đau nhức răng là sâu răng, nhiễm trùng răng, chấn thương hoặc nhổ răng... Những cơn đau thường xuất phát từ các vùng khác và lan xuống hàm. Những vị trí thường chịu các cơn đau nhức răng là khớp thái dương hàm, đau tai, xoang và thậm chí có thể liên quan đến tim.

Một số dấu hiệu chứng tỏ bị đau nhức răng như: răng bị đau, nướu đau, chảy máu, sưng viêm, sốt, nhói ở khi chạm vào răng hoặc cắn thức ăn, ê buốt răng khi uống quá lạnh hoặc quá nóng, khó khăn khi há miệng ăn uống…

Đau răng có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: từ nhẹ đến nặng, từ đau âm ỉ đến đau dữ dội, hoặc cảm giác đau rát, nhức nhối. Nguyên nhân gây đau răng có thể do sâu răng, nhiễm trùng tại chân răng, viêm nướu, vỡ hoặc mẻ răng, một chiếc răng bị kẹt hoặc răng mọc lệch (như răng khôn).

đau nhức răng kéo dài

Triệu chứng và nguyên nhân khi bị đau nhức răng vĩnh viễn

Đau răng vĩnh viễn có thể biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau dữ dội hoặc âm ỉ, đau nhức tăng lên khi tiếp xúc với thức ăn hoặc đồ uống nóng, lạnh.

Cô Chú, Anh Chị có thể cảm thấy đau khi ăn hoặc cắn, kèm theo sưng và đỏ quanh khu vực răng bị ảnh hưởng. Một dấu hiệu khác là mùi hôi từ miệng, thường do nhiễm trùng. Những triệu chứng này không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn là dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề sức khỏe răng miệng cần được xem xét và điều trị kịp thời.

  • Một cơn đau âm ỉ không biến mất: Đây có thể là dấu hiệu của sâu răng sâu hoặc nhiễm trùng chân răng. Khi tuỷ răng của răng bị ảnh hưởng, cơn đau có thể kéo dài và không dễ dàng giảm bớt.

  • Răng đau nhức dữ dội: Đau nhức dữ dội thường liên quan đến việc tổn thương mạnh mẽ ở răng hoặc nướu, như răng bị vỡ, mẻ, hoặc nhiễm trùng nặng.

  • Răng đau nhức nhối: Đau nhức nhối có thể do viêm nướu, răng mọc lệch, hoặc răng bị áp-xe.

  • Răng nhạy cảm: Đây có thể là dấu hiệu của men răng bị mòn, sâu răng, hoặc răng bị nứt. Răng trở nên nhạy cảm với thức ăn nóng, lạnh, ngọt, hoặc chua.

  • Sưng nướu răng: Sưng nướu thường do viêm nướu hoặc nhiễm trùng nướu, đôi khi là hậu quả của bệnh nha chu nặng.

  • Nhức đầu: Nhức đầu có thể xuất phát từ căng thẳng cơ ở hàm và răng, đặc biệt nếu Cô Chú, Anh Chị mắc phải tình trạng nghiến răng.

  • Sốt, ớn lạnh: Là một dấu hiệu cảnh báo về nhiễm trùng, có thể liên quan đến áp-xe răng hoặc nhiễm trùng nướu.

Các triệu chứng khi bị đau nhức răng

>> Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Đau răng là tình trạng mà ai cũng từng gặp phải. Cơn đau có thể tự phát sinh hoặc xảy ra do bị yếu tố nào đó kích thích. Nó có thể bộc phát dữ dội ở một thời điểm nào đó hoặc âm ỉ từ ngày này qua ngày khác. Dưới đây là những triệu chứng và nguyên nhân đau răng vĩnh viễn

Đau răng do sâu răng

Sâu răng là nguyên nhân dẫn đến đau răng. Sâu răng khiến bề mặt răng xuất hiện những lỗ nhỏ li ti hoặc những khe hở. Nguyên nhân gây sâu răng là do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, thường xuyên ăn vặt, đồ ngọt khiến vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng.

Những triệu chứng khi bị sâu răng thường gặp như nướu bị sưng tấy, đau nhói, chảy máu, vùng xung quanh răng đau nhức. Khi cắn thức ăn sẽ có cảm giác đau buốt, nhạy cảm khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. Ngoài ra, có trường hợp còn bị nóng sốt, cảm giác sốc (không quá phổ biến).

Nguyên nhân gây đau răng 

Đau răng do thương tổn, sang chấn

Những tổn thương, sang chấn ở khoang miệng cũng sẽ gây ra tình trạng đau nhức răng. Một số nguyên nhân điển hình như va đập mạnh (tai nạn, té ngã), thói quen nghiến răng khi ngủ, do bị chấn thương khi tập luyện thể thao. Ngoài ra cũng có thể do thói quen sinh hoạt thường ngày như dùng răng cắn vật cứng, khui bia, uống nước đá lạnh, nhai thức ăn cứng, sử dụng nhiều nước ngọt có gas…

Đau răng do mòn cổ răng

Mòn cổ răng là tình trạng men răng và ngà răng bị mất đi, những tổ chức này sẽ không được thay thế lại một cách tự nhiên và dẫn đến tình trạng đau nhức răng.

Các triệu chứng của mòn cổ răng như răng có vết nứt, đổi màu, xuất hiện vết lõm trên bề mặt răng. Khi ăn uống đồ lạnh, nóng hoặc có tính axit, cay… răng trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương

Theo thời gian, mòn cổ răng có thể dẫn đến các biến chứng như: Răng ố vàng, tăng nguy cơ sâu răng, men răng bị mòn dần, đốm sáng bóng trên răng, răng đau nhức và gãy rụng…

Đau nhức răng do áp xe răng

Áp xe răng thường hình thành do tình trạng nhiễm trùng chân răng, đường nướu bị tổn thương, xoang sâu phát triển. Lúc này, dịch mủ không thoát được ra ngoài qua đường nướu mà tích tụ trong chân răng, hình thành nên ổ áp xe. Ngoài ra, khi bị sâu răng, chấn thương, vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong tủy gây chết tủy, nếu không điều trị kịp thời cũng sẽ hình thành áp xe.

Khi bị áp xe thì các dây thần kinh bị chèn ép gây đau nhức răng, nướu sưng viêm, mưng mủ, sưng lan ra mặt, cổ. Những người có thể trạng yếu cũng sẽ dễ gây nóng sốt.

Áp xe răng
Áp xe răng một trong những nguyên nhân gây đau nhức răng

Mọc răng khôn

Khi răng khôn mọc thường đi kèm với những biểu hiện như đau nhức răng hàm, nướu sưng tấy, khó chịu vì răng mọc lệch, mọc ngầm đâm sang răng bên cạnh, ảnh hưởng đến răng kế cận.Cơn đau do mọc răng khôn thường âm ỉ nhưng kéo dài, có thể là vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm. Đôi khi răng mọc ngầm còn gây mệt mỏi, chán ăn, nhiễm trùng nướu…

Đau nhức răng do khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm có vai trò quan trọng, giúp cho hàm đóng, mở. Vì thế, khớp thái dương hàm bị viêm sẽ dẫn đến đau nhức răng, khó khăn trong việc ăn uống.

Những triệu chứng khi đau khớp thái dương hàm, người bệnh sẽ có cảm giác đau hoặc nhức xương hàm, đau nhức trong và xung quanh tai, đau nhức mặt, khóa khớp, gây khó khăn khi mở hoặc đóng miệng. Ngoài ra rối loạn khớp thái dương hàm cũng có thể gây ra tiếng lách cách hoặc cảm giác nghiến răng khi mở miệng hoặc nhai

Gãy răng

Gãy răng sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức răng. Nguyên nhân là do khi gãy răng sẽ làm lộ lớp ngà răng thậm chí lộ cả tủy và các dây thần kinh. Có nhiều trường hợp răng bị nứt gãy nhưng không cảm nhận được. Tình trạng này có nguy cơ gây đau răng mỗi khi cắn hay nhai, còn gọi là “hội chứng nứt răng”.

gãy răng gây đau răng

Đau răng vĩnh viễn do dây thần kinh sinh ba

Đau dây thần kinh sinh ba là tình trạng sợi thần kinh cảm giác của dây thần kinh bị tổn thương. Vì thế, chỉ cần có kích thích nhẹ như đánh răng, sờ vào má, trang điểm… cũng dẫn đến xung đột đau.

Cảm giác đau dây thần kinh sinh 3 khá nhẹ, không kéo dài nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những cơn đau dữ dội, ảnh hưởng nặng đến sinh hoạt thường ngày.

Đau nhức răng hàm trên do viêm xoang

Viêm xoang hàm là do nguyên nhiễm khuẩn răng miệng gây ra, sẽ tác động và ảnh hưởng tới răng. Nếu bị viêm xoang hàm nặng cơn đau sẽ lan đến chân răng, gây đau nhức, khó chịu, nguy cơ rụng răng, mất răng. Lớp mủ tích tụ trong xoang có nguy cơ dẫn tới tình trạng tiêu xương hàm, mất xương ổ răng.

Vì thế, khi bị viêm xoang hàm cần điều trị sớm, tránh gây ra những biến chứng ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe răng miệng.

Bệnh về nướu

Đau nhức răng vĩnh viễn cũng có liên quan đến những bệnh về nướu như nhiễm trùng nướu, viêm nướu răng, viêm nha chu.... Nướu bị tổn thương, viêm sưng là do sự hình thành của vi khuẩn trú trong mảng bám răng hoặc sự thay đổi hormone của phụ nữ đang mang thai.

Những triệu chứng chứng tỏ nướu bị tổn thương: răng đau nhức, nướu dễ bị tụt khiến phần chân răng hiện ra... Ngoài ra nướu còn bị tổn thương, chảy máu, sưng đỏ, không ôm sát chân răng thậm chí còn xuất hiện các túi mủ quanh nướu.

Trồng răng Implant là quá trình cấy ghép chân răng bằng Titanium gắn chặt vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Khi xương tự bám vào bề mặt Implant, Bác sĩ tiến hành phục hình hàm giả, răng sứ hoặc cầu răng lên trên, đảm bảo chúng không bị trượt hay dịch chuyển trong miệng

Đau răng có nguy hiểm không?

Đau răng có nguy hiểm không? Tùy từng trường hợp, đau răng cảnh báo nhiều điều về sức khỏe răng miệng, khá nguy hiểm nếu không được điều trị sớm và đúng cách:

  • Đau răng có thể dẫn đến đau đầu do các dây thần kinh cảm giác từ răng kích ứng đến não.

  • Đau răng có thể lan ra đến đau tai, ảnh hưởng khả năng ăn uống và các vấn đề về cơ hàm

  • Răng đau do lung lay, viêm nhiễm nướu hoặc rụng có thể gây suy giảm xương hàm

  • Đau răng do viêm xoang hàm dẫn đến nhiễm khuẩn xung quanh chân răng, tăng nguy cơ rụng hoặc mất răng vĩnh viễn.

đau nhức răng khá nguy hiểm

Mối liên hệ giữa đau răng hàm và đau đầu

Đau răng hàm là tình trạng thường gặp ở một số người. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan khi đau răng hàm thường xuyên. Nhiều trường hợp đau răng hàm và đau đầu xảy ra cùng lúc, cùng một bên và được gọi là chứng đau nửa đầu.

Nguyên nhân là các dây thần kinh sinh 3 nằm ở vị trí gần nhau gây nên những cơn đau liên quan đến khớp thái dương hàm, răng và nướu. Tình trạng này còn kéo theo các vấn đề liên quan như chóng mặt, buồn nôn, ngứa ran ở mặt hoặc quá nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng.

đau răng hàm gây đau đầu

Tình trạng đau nhức răng kéo dài có thể gây ra những hậu quả nào?

Đau nhức răng kéo dài là trường hợp nguy hiểm, không được chủ quan vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.

Nếu không điều trị sớm, chiếc răng đau sẽ bị nhiễm trùng, tổn thương nặng và lan ra những răng xung quanh dẫn đến răng lung lay, gãy rụng, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng lan vào máu, làm tăng nguy cơ xảy ra các sự kiện như đau tim, đột quỵ, và áp-xe não. Các nhiễm trùng có thể dẫn đến tình trạng viêm xương, huyết khối xoang hang, viêm da, hình thành áp-xe não, viêm cơ hoặc cơ hoành, và có thể gây nhiễm trùng huyết.

Nghiên cứu được đăng tải trên RDH cho thấy trong một nhóm 87 bệnh nhân bị áp-xe não, 52 người không có nguồn nhiễm trùng chính đã được phát hiện có số lượng vi khuẩn Streptococcus anginosus cao hơn đáng kể trong mẫu của họ. (S. anginosus, một loại vi khuẩn thường gặp trong nhiễm trùng răng miệng, cũng có thể gây viêm họng, nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng các cơ quan nội tạng khác như phổi và gan. Nhiều trường hợp nhập viện có nguyên nhân từ nhiễm trùng răng).

bVNhOWqabQk

Đau răng vĩnh viễn do viêm nha chu, một dạng nhiễm trùng nướu nghiêm trọng, có thể dẫn đến mất răng do quá trình viêm nhiễm làm suy giảm xương hỗ trợ răng và mô nướu​. Xương hỗ trợ răng tiếp tục bị mất, khiến răng trở nên lỏng lẻo và có khả năng rụng ra. Ngoài ra, nướu răng thường bị chảy máu, mưng mủ và nhiễm trùng, gây ra hơi thở hôi (halitosis)​.

Giảm chất lượng sống khi đau nhức răng vĩnh viễn và mất răng: Nghiên cứu dựa trên ‘Khảo sát Sức Khỏe và Dinh Dưỡng Quốc Gia Hàn Quốc’ năm 2012 đã phân tích mối liên hệ giữa đau răng và mất răng. Kết quả từ nghiên cứu này chỉ ra rằng người tham gia có đau răng và mất răng từ 8 đến 28 chiếc có mức độ suy giảm chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe cao hơn so với những người không bị đau răng.

Vì thế, nếu thấy răng đau nhức kéo dài mà không tự khỏi thì cần sớm gặp bác sĩ để kiểm tra và xử lý triệt để.

Tình trạng đau nhức răng như thế nào thì nên đi khám bác sĩ?

Tình trạng đau nhức răng như thế nào thì nên đi khám bác sĩ? Theo các chuyên gia, nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi:

  • Đau răng hơn 1 – 2 ngày mà chưa có dấu hiệu khỏi

  • Cơn đau tăng dần, cường độ đau ngày càng nghiêm trọng

  • Lên cơn nóng sốt, khó thở

  • Đau tai hoặc cảm thấy đau khi mở miệng.

  • Nướu sưng tấy, hơi thở có mùi, răng tổn thương, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

10 cách trị đau nhức răng vĩnh viễn tại nhà

Nếu tình trạng đau nhức răng ở mức độ nặng cần đến nha khoa để bác sĩ điều trị tủy, làm sạch, sau đó trám răng để lây lan việc đau nhức sang những răng xung quanh. Còn nếu răng chỉ đau nhức nhẹ, có thể áp dụng 10 cách trị đau nhức răng vĩnh viễn tại nhà dưới đây

Chườm lạnh

Chườm lạnh là phương pháp làm giảm đau nhức răng tạm thời vô cùng hiệu quả. Cô Chú, Anh Chị cho đá lạnh vào túi chườm hoặc khăn sạch đặt lên vùng bị đau răng, tránh tiếp xúc trực tiếp với da, giảm nguy cơ bỏng lạnh và tê cứng vùng da. Thực hiện việc chườm đá trong khoảng 10-15 phút mỗi lần, 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

chườm lạnh

Tránh nằm bên bị đau răng

Khi bị đau nhức răng vào ban đêm nên tránh nằm bên bị đau răng, hãy kê gối, nâng đầu cao hơn mức cơ thể. Điều này sẽ ngăn máu tích tụ và giảm bớt nhạy cảm đau răng.

Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu bị đau nhức răng không kiểm soát được, có thể dùng 2 loại thuốc giảm đau an toàn Tylenol và Ibuprofen. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng cắt cơn đau tạm thời chứ không phục triệt để vì thế vẫn nên đến nha khoa để nha sĩ kiểm tra răng đau.

Giảm đau răng bằng nước muối

Phương pháp giảm đau răng bằng nước muối khá đơn giản nhưng hiệu quả. Nước muối giúp sát trùng và diệt khuẩn loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng, làm dịu cảm giác đau nhức, viêm nướu, giúp tăng cường quá trình lành vết thương và ngăn chặn sự nhiễm trùng.

Sử dụng gel nha đam

Khi bị đau nhức răng, Cô Chú, Anh Chị có thể dùng gel nha đam để làm giảm triệu chứng đau nhức, khó chịu. Trong nha đam có chứa nhiều vitamin A, C, E và các khoáng chất cần thiết, như: Ca, Ma, P có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kháng viêm và giảm đau hiệu quả.

Chỉ cần lấy phần gel nha đam, nhỏ vào vị trí răng bị đau, ngậm trong vòng 15 phút sau đó súc miệng lại bằng nước ấm

Sử dụng nước gừng tươi

Sử dụng nước gừng tươi đắp lên vùng răng bị sưng đau là cách làm hết nhức răng nhanh nhất tại nhà. Trong gừng tươi có chứa các hoạt chất như tecpen, oleoresin và men zingibain giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau răng tức thì. Chỉ cần làm sạch vỏ gừng, giã lấy nước và thoa lên vị trí răng đau nhức từ 10-15 phút.

Sử dụng tinh dầu lá chanh

Tinh dầu lá chanh giúp diệt khuẩn, giảm viêm sưng, ê buốt, đau nhức răng hiệu quả. Đun sôi lá chanh cùng với một ít muối trong vòng 15 phút sau đó tắt bếp để nguội. Bảo quản tinh dầu lá chanh trong chai để dùng dần, khi nào răng bị đau nhức, dùng tăm bông lấy tinh dầu chấm lên chỗ răng bị đau sẽ làm giảm đau đáng kể.

Đặt tỏi gần răng đau

Khi bị đau nhức răng, dùng tỏi để làm dịu cảm giác khó chịu là phương pháp vô cùng hiệu quả. Trong tỏi có hoạt chất allicin giúp kháng khuẩn, giảm các cơn đau nhức. Chỉ cần nghiền nát tỏi, pha loãng với nước rồi trộn đều với một ít muối rồi đắp lên răng bị đau trong vòng 10-15 phút.

Ngậm mật ong

Mật ong là một nguyên liệu giúp giảm viêm sưng lợi, đau nhức răng có sẵn trong bếp. Chỉ cần dùng mật ong thoa lên vùng răng bị đau nhức sau đó ngậm trong 5 phút. Thực hiện 2-3 lần/ngày sẽ tạm thời khắc phục được cơn đau.

mật ong

Uống trà bạc hà

Việc sử dụng trà bạc hà để giảm đau nhức răng mang lại hiệu quả nhất định. Trong trà bạc hà có chất Menthol giúp làm mát, giảm đau, cũng như làm dịu vùng nướu bị viêm.

Một số điều cần lưu ý khi trị nhức răng tại nhà

Đau nhức răng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi trị nhức răng tại nhà:

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều tinh bột, nhiều đường: Bởi vì khi ăn những thực phẩm này mà vệ sinh răng miệng không sạch sẽ sẽ là nguyên nhân chính gây nên các mảng bám trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

  • Ăn các thức ăn lỏng, mềm như súp, cháo sữa, canh nguội

  • Kiêng thực phẩm quá lạnh, quá chua cay, quá nóng vì sẽ kích thích và tác động lên vùng răng tổn thương gây đau nhức, khó chịu.

  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận 2 lần/ngày, trước và sau khi ăn bằng bàn chải lông mềm, nhất là khi sử dụng các loại thực phẩm giàu axit. Khi đánh răng không nên chà xát quá mạnh vì có thể gây hại và tổn thương men răng.

cách trị nhức răng

Cách điều trị đau nhức răng vĩnh viễn theo chỉ định của bác sĩ

Tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của việc đau nhức răng, các bác sĩ sẽ có phương pháp trị đau răng vĩnh viễn. Ngoài việc loại bỏ hoàn toàn sự nhiễm trùng, bác sĩ cũng sẽ điều trị các thương tổn, nhằm bảo vệ khu vực nhạy cảm, tránh tiếp xúc với môi trường trong khoang miệng. Dưới đây là các cách điều trị đau nhức răng vĩnh viễn theo chỉ định của bác sĩ

Sử dụng thuốc giảm đau răng

Để giảm đau răng hiệu quả, các bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau răng như paracetamol, aspirin, Benzocain, thuốc kháng viêm không steroid, Acetaminophen… Cần tuân thủ kĩ càng hướng dẫn của bác sĩ, không tự tiện tăng liều vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đối với trường hợp bị sâu răng

Bác sĩ sẽ tiến hành trám răng. Nếu lỗ sâu ăn đến tủy răng thì phải nạo bỏ vùng sâu răng, sau đó chữa tủy và trám lại. Nếu tình trạng sâu răng quá nặng, không thể khắc phục được nữa thì sẽ tiến hành nhổ bỏ và phục hình răng mới thay thế bằng cách bọc răng sứ hoặc cấy ghép Implant.

Áp xe răng dẫn đến đau răng vĩnh viễn

Nếu bị áp xe răng gây nhiễm trùng và đau nhức, bác sĩ sẽ tiến hành rạch và cạo sạch túi mủ. Sau đó sẽ cho uống thuốc kháng sinh và giảm đau.

phương pháp làm hết nhức răng vĩnh viễn

Nhổ răng khôn mọc ngầm, mọc lệch

Gặp phải tình trạng răng khôn mọc ngầm, mọc lệch thì các Bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT răng, xác định tình trạng vị trí răng khôn và tiến hành tiểu phẫu. Khi răng khôn bị mọc lệch thì cần xử lý càng sớm càng tốt để tránh gây đau nhức, khó chịu và không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.

Chữa tận gốc các bệnh về nướu

Khi mắc các bệnh về nướu thì tùy trường hợp các bác sĩ có thể cho dùng nước súc miệng ngăn ngừa mảng bám hoặc nếu viêm nhiễm thì dùng thêm thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn nên cạo vôi răng và làm sạch mảng bám thường xuyên.

Đặt mão răng

Đối với tình trạng gãy răng thì các Bác sĩ sẽ khuyên đặt mão răng. Vì mão răng có nhiệm vụ thay thế cấu trúc răng bị phá hủy, ngoài ra còn giúp bảo vệ răng, giúp răng tránh bị những tổn thương, hư tổn hoặc bị tác động từ bên ngoài vào.

Răng đang bị đau có nhổ răng được không?

Răng đang bị đau có nhổ răng được không? Lúc này, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, cần phải thăm khám bác sĩ mới đưa ra quyết định có nhổ răng được hay không.

Trường hợp đau răng ít

Trường hợp đau răng ít, các bác sĩ có thể tiêm thuốc tê sau đó tiến hành nhổ răng. Sau khi nhổ răng xong, có thể vẫn còn duy trì cơn đau nhưng trong mức chịu được và hết sau vài ngày sau đó.

Trường hợp đau răng nặng

Trường hợp đau răng nặng, răng bị tổn thương và nhiễm trùng thì khả năng không thể tiến hành nhổ ngay lập tức được, vì lúc đó thuốc tê không có tác dụng làm giảm đau. Bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc, làm giảm tình trạng nhiễm trùng sau đó mới có thể tiến hành nhổ răng bình thường được.

Bị đau răng nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng, nhất là khi răng bị tổn thương, đau nhức. Khi biết được đau răng nên ăn gì thì các Cô Chú, Anh Chị sẽ có được chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cải thiện cơn đau răng, giúp răng có thời gian hồi phục và ngày càng chắc khỏe hơn.

Khi đang nhức răng nên ăn các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt như súp, cháo để không gây kích thích lên mô nướu hay làm chân răng tổn thương. Các món ăn này cần kết hợp các nguyên liệu dinh dưỡng cân bằng (đạm, tinh bột, xơ, chất béo). Lưu ý tăng cường bổ sung rau xanh.

Kính mời cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Thắc mắc: Nhức răng nên làm gì? tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Rau củ

Khi bị đau răng nên bổ sung rau xanh vì chất xơ trong rau củ sẽ có tác dụng giảm axit trong khoang miệng, dịu cơn đau và làm giảm tình trạng hôi miệng. Ngoài ra các thành phần dinh dưỡng và khoáng chất trong rau củ còn giúp giảm tình trạng sốt hoặc mệt mỏi nhẹ do đau răng gây ra.

Bị đau răng nên ăn gì

Trái cây mềm

Khi bị đau răng nên bổ sung những loại trái cây mềm, nhiều nước như đu đủ, lê, táo, nho.... để vừa cung cấp chất dinh dưỡng vừa có tác dụng tăng tiết nước bọt giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

>> Xem thêm: Trồng răng giả vĩnh viễn nào tốt nhất hiện nay

Sữa

Nếu có vấn đề về răng miệng, các Cô Chú, Anh Chị có thể bổ sung thêm sữa, bởi sữa giàu canxi giúp nuôi dưỡng răng chắc khỏe, lấp đầy những lỗ sâu trên răng

Những loại thực phẩm chống viêm

Khi bị đau răng, nếu bổ sung kịp thời những thực phẩm chống viêm như gừng, nghệ, mật ong sẽ giúp cải thiện cơn đau một cách đáng kể:

  • Gừng: Trong gừng có Gingerol làm giảm viêm (prostaglandin) và giảm đau tự nhiên, ngoài ra chất Cineol có đặc tính kháng khuẩn, sát trùng và giảm mùi hôi miệng hiệu quả. Vì thế, khi có vấn đề về răng miệng, Cô Chú, Anh Chị có thể ăn các món từ gừng hoặc trà gừng...

  • Nghệ: Trong nghệ có hoạt chất curcumin có khả năng kháng khuẩn và chống viêm. Vì vậy, để giảm nhẹ tình trạng răng ê buốt, đau nhức có thể dùng sữa nghệ, trà nghệ…

  • Mật ong: Mật ông ngoài cung cấp dinh dưỡng thì còn có khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Mỗi ngày sử dụng một ít mật ong sẽ giúp kiểm soát tình trạng viêm ở mô nướu, hỗ trợ giảm đau nhức răng và cải thiện tình trạng mệt mỏi.

Cách phòng tránh nhức răng vĩnh viễn

Cách làm hết nhức răng vĩnh viễn cần phải có sự can thiệp của chuyên gia. Vì thế, khi bị đau răng thì dù có bất kì nguyên nhân nào thì cũng cần đến Nha sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy vào nguyên nhân và độ nghiêm trọng của cơn đau răng thì bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp xử lý hiệu quả.

Cách phòng tránh nhức răng

Tuy nhiên, ngoài những phương pháp điều trị thì việc tuân thủ các quy tắc vệ sinh răng miệng vẫn là điều quan trọng nhất.

  • Cách làm hết nhức răng vĩnh viễn quan trọng nhất vẫn là đánh răng thường xuyên, đúng cách với kem đánh răng chứa fluoride.

  • Súc miệng với nước súc miệng sát trùng, giảm tình trạng hôi miệng và đánh bay các mảng bám, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ những mảnh vụn, thức ăn thừa mắc ở kẽ răng sau mỗi bữa ăn.

  • Đặc biệt nên tạo thói quen đi đến Nha khoa mỗi năm hai lần để kiểm tra tổng quát về sức khỏe răng miệng. Khi khám răng định kỳ khoảng 6 tháng/ 1 lần để kiểm tra tổng quát, như vậy sẽ phát hiện được những tình trạng bất thường của răng như men răng yếu, sưng viêm, mẻ răng… và có hướng điều trị sao cho phù hợp nhất.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề