Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH
CHUYÊN NGÀNH:
- Xét nghiệm máu phát hiện bệnh gì?
- Xét nghiệm máu tổng quát được tiến hành như thế nào?
- Những điều cần ghi nhớ trước khi xét nghiệm máu
- Quy trình xét nghiệm máu
- Hướng dẫn cách đọc xét nghiệm máu
- Tần suất để thực hiện xét nghiệm máu tổng quát định kỳ là bao lâu?
- Vì sao phải xét nghiệm máu khi trồng răng Implant?
Xét nghiệm máu là một phương pháp phổ biến dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Đây là một công cụ hữu ích để phát hiện nhiều loại bệnh, từ các vấn đề như viêm nhiễm đến các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư. Hãy cùng Nha khoa Dr. Care tìm hiểu thêm về xét nghiệm máu và tầm quan trọng của việc xét nghiệm máu khi trồng răng Implant thông qua bài viết dưới đây.
Xét nghiệm máu phát hiện bệnh gì?
Xét nghiệm máu là một phương pháp thường quy trong y học, dùng kiểm tra, phân tích và đo lường số lượng các thành phần trong máu và đánh giá chúng. Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để phát hiện và giám sát một loạt các tình trạng sức khỏe. Dưới đây là một số bệnh lý và tình trạng sức khỏe mà xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện:
Thành phần trong máu và các bệnh về tế bào máu
Xét nghiệm máu tổng quát phát hiện ra các bệnh về máu như tăng hoặc giảm số lượng bạch cầu, tế bào hồng cầu, hoặc tiểu cầu, cũng như các rối loạn về hemoglobin và hematocrit. Những sự thay đổi này có thể gợi ý về rối loạn hệ miễn dịch, nhiễm trùng máu, bệnh ung thư máu và thiếu máu.
Bệnh về đường huyết
Xét nghiệm máu đo lượng glucose trong máu, một chỉ số quan trọng để chẩn đoán tiểu đường. Việc đo glucose thường được thực hiện trước khi ăn, và cũng có thể sau bữa ăn hoặc vào bất kỳ thời điểm nào không cần chuẩn bị trước.
Những vấn đề về điện giải
Xét nghiệm máu đo các chất điện giải như natri, kali, bicarbonate và clorua để giữ cho cơ thể duy trì cân bằng chất lỏng và axit cơ bản. Các biến đổi trong các chất này có thể gợi ý về mất nước, bệnh thận, bệnh gan, suy tim, tăng huyết áp hoặc các rối loạn khác.
Bệnh lý liên quan đến rối loạn enzym
Xét nghiệm máu định kỳ cũng giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của các bệnh như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid, và các bệnh lý khác liên quan đến nội tiết và hormone.
Bệnh lý về thận
Xét nghiệm máu cung cấp thông tin về chức năng thận. Nếu hàm lượng creatinin và ure trong máu không bình thường, có thể nguy cơ mắc các bệnh như các bệnh lý về thận như hội chứng thận hư, suy thận.
Bệnh về tim mạch
Chỉ số nồng độ triglyceride và cholesterol trong máu đánh giá được các bệnh lý liên quan đến tim mạch như rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, hoặc bệnh tim mạch vành.
Tình trạng tổn thương của tế bào tim và cơ bắp
Xét nghiệm máu đo nồng độ troponin để chẩn đoán tổn thương cơ bắp và tế bào tim, ví dụ như trong trường hợp đau tim.
Các bệnh về canxi máu
Xét nghiệm máu đo lượng canxi trong máu, một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe của xương và chức năng thận. Sự biến đổi canxi có thể gợi ý về các vấn đề thận, vấn đề xương, bệnh tuyến giáp, ung thư, suy dinh dưỡng hoặc một số rối loạn khác.
Xét nghiệm máu tổng quát được tiến hành như thế nào?
Quy trình thực hiện xét nghiệm máu tổng quát bao gồm các bước chuẩn bị, lấy mẫu máu, và xét nghiệm. Trước khi tiến hành xét nghiệm, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, như nhịn ăn trước xét nghiệm và mang theo kết quả xét nghiệm trước (nếu có). Kỹ thuật viên sẽ lấy mẫu máu tại khuỷu tay hoặc mu bàn tay, quá trình này diễn ra nhanh chóng và ít gây đau đớn. Mẫu máu được lấy sau đó sẽ được chuyển đến phòng xét nghiệm để phân tích bằng các phương pháp sinh hóa, miễn dịch và huyết học. Thời gian xét nghiệm có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, tùy thuộc vào loại xét nghiệm và số lượng mẫu cần xét nghiệm.
Xét nghiệm công thức máu
Phương pháp phân tích mẫu máu được thực hiện bằng máy móc tự động, giúp tăng tính chính xác và hiệu quả của quá trình. Thời gian thực hiện xét nghiệm thường kéo dài khoảng 1-2 giờ.
Các chỉ số quan trọng được đánh giá trong quá trình này bao gồm Hemoglobin (Hgb), Hematocrit (Hct), MCV (Mean Corpuscular Volume), MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin), và MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration). Ngoài ra, xét nghiệm còn đánh giá số lượng bạch cầu và tiểu cầu.
Xét nghiệm chỉ số đường huyết
Phương pháp xét nghiệm máu phân tích lượng glucose trong máu được sử dụng để đo đường huyết và đưa ra các chỉ số quan trọng. Thời gian thực hiện xét nghiệm thường là khoảng 30 phút, giúp cung cấp kết quả nhanh chóng. Các chỉ số quan trọng bao gồm HbA1c, glucose huyết thanh lúc đói và glucose huyết thanh sau ăn 2 giờ.
Xét nghiệm mỡ máu
Phương pháp này phân tích nồng độ các chỉ số cholesterol, triglyceride, HDL-cholesterol và LDL-cholesterol trong máu. Thời gian thực hiện xét nghiệm thường là khoảng 1-2 giờ để đảm bảo kết quả chính xác.
Các chỉ số quan trọng bao gồm cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL-cholesterol (cholesterol tốt), LDL-cholesterol (cholesterol xấu), và VLDL-cholesterol (cholesterol tỷ trọng rất thấp).
Xét nghiệm men gan
Xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan, thông qua việc phân tích nồng độ các men gan như AST, ALT, GGT và ALP trong máu. Thời gian thực hiện xét nghiệm thường mất khoảng 1-2 giờ để thu được kết quả.
Những điều cần ghi nhớ trước khi xét nghiệm máu
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác và đáng tin cậy, các Cô Chú, Anh chị hãy lưu ý các quy định sau:
Phải nhịn ăn trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 tiếng trước khi xét nghiệm, tùy thuộc vào loại xét nghiệm. Tránh sử dụng các loại nước có gas, nước hoa quả, cà phê, rượu, bia hoặc các chất kích thích khác để không làm sai lệch kết quả.
Lên lịch hẹn xét nghiệm vào buổi sáng để tránh cảm giác đói và mệt mỏi.
Giữ tinh thần thoải mái và bình tĩnh, đặc biệt đối với trẻ em, nên để trẻ cảm thấy thoải mái và hợp tác.
Trước khi xét nghiệm, tạm ngừng sử dụng các loại thuốc đang dùng (nếu có thể). Tuy nhiên, đối với những Cô Chú, Anh Chị đang sử dụng các thuốc điều trị các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch cần thảo luận trước với bác sĩ trước khi thực hiện.
Quy trình xét nghiệm máu
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu được chính xác và khách quan, Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý:
Những điều cần lưu ý trước khi xét nghiệm máu
Tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nhịn ăn từ 8 đến 12 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Ngoài ra, có thể Cô Chú, Anh Chị sẽ cần ngừng sử dụng thuốc trước đó trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng.
Thời điểm nào lấy máu xét nghiệm tốt nhất
Thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất thường là vào buổi sáng sớm, khi cơ thể đang ở trạng thái đói. Điều này giúp đảm bảo rằng không có ảnh hưởng từ việc ăn uống đối với các chỉ số máu, đặc biệt là đối với các xét nghiệm yêu cầu nhịn ăn trước. Ngoài ra, việc lấy máu vào buổi sáng cũng giúp tránh tình trạng đói và mệt mỏi cho người thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, đối với một số loại xét nghiệm cụ thể, thời điểm lấy máu có thể được chỉ định theo yêu cầu của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
Quy trình xét nghiệm máu
Quy trình lấy máu xét nghiệm thông thường bao gồm các bước sau:
Đầu tiên, kỹ thuật viên sẽ quấn một vòng dây trên cánh tay để làm cho máu chảy chậm lại và tĩnh mạch trở nên rõ ràng hơn, dễ thuận tiện cho việc lấy máu.
Vùng da lấy máu sẽ được sát trùng bằng bông thấm cồn y tế để đảm bảo vệ sinh.
Sau đó, kỹ thuật viên sẽ tiêm kim tiêm nhẹ nhàng vào tĩnh mạch và lấy mẫu máu theo lượng cần thiết.
Khi lấy đủ mẫu máu, kỹ thuật viên sẽ rút kim tiêm ra và áp một mẫu bông sạch lên chỗ vừa lấy máu, sau đó dán băng cá nhân vào để ngăn máu chảy ra.
Mẫu máu lấy được sẽ được đặt trong ống chứa có đầy đủ thông tin của người cần xét nghiệm, và sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra các chỉ số cần thiết.
Hướng dẫn cách đọc xét nghiệm máu
Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm máu cơ bản:
Glucose (Glu): Nồng độ glucose ở mức bình thường là 4,1 - 5,9 mmol/l. Nồng độ Glucose tăng là nguy cơ tiểu đường hoặc rối loạn chuyển hóa glucose.
Men gan ở mức độ bình thường ALT (SGPT): 5 - 37 UI/l; AST (SGOT): 5 - 40 UI/l; GGT: 5 - 60 UI/l. Men gan tăng do tổn thương tế bào gan (viêm gan, xơ gan, ung thư gan). Chỉ số men gan giảm do các bệnh lý thận, thiếu sắt, sốt, tiêu chảy, phụ nữ mang thai.
Nồng độ Cholesterol ở mức bình thường:
Người lớn: < 5,2 mmol/l.
Trẻ em: < 4,42 mmol/l.
Triglyceride: < 1,7 mmol/l.
HDL-Cholesterol: 1,03 - 1,55 mmol/l.
LDL-Cholesterol: < 3,4 mmol/l.
Các bất thường ở nồng độ Cholesterol cảnh bảo nguy cơ cao huyết áp và bệnh tim mạch.
Nồng độ Bilirubin ở mức bình thường:
Bilirubin toàn phần bình thường ở trẻ nhỏ < 17 μmol/l và người lớn < 21 μmol/l.
Bilirubin trực tiếp: 0 - 5 μmol/l.
Bilirubin gián tiếp: 0 - 16 μmol/l.
Bilirubin tăng do tắc mật, bệnh lý gan. Bilirubin giảm có thể do suy dinh dưỡng, thiếu máu, bệnh lý tan máu.
Nồng độ Ure trong máu
Ure ở mức bình thường là 2,5 - 7,5 mmol/l. Nồng độ Ure tăng do suy thận, mất nước, sốc. Nồng độ ure giảm do xơ gan, suy dinh dưỡng, bệnh lý gan.
Creatinine (Cre): Ở nữ, nồng độ Creatinine bình thường từ 53 - 100 μmol/l, nồng độ Creatinin ở nam là 74 - 120 μmol/l. Creatinin tăng do bệnh thận, tiểu đường, tăng huyết áp. Creatinin giảm ở bệnh nhân suy dinh dưỡng, phụ nữ mang thai, tiền sản giật.
Acid Uric (Uric): Nồng độ Acid uric bình thường ở nữ là 150 - 360 μmol/l, ở nam là 180 - 420 μmol/l. Acid uric tăng do béo phì, suy thận, xơ vữa động mạch, gout. Acid uric giảm do tổn thương tế bào gan, bệnh Wilson, hội chứng Falconi.
Anti-HBs: Khả năng miễn dịch với virus B. Dương tính: Có khả năng miễn dịch. Âm tính: Chưa có kháng thể, cần tiêm phòng.
HbsAg: Nhiễm virus viêm gan B. Dương tính: Nhiễm virus. Âm tính: Không nhiễm virus.
Số lượng hồng cầu (RBC) ở mức bình thường ở nam là 4,2 - 5,4 Tera/L và nữ là 4,0 - 4,9 Tera/L. Số lượng hồng cầu tăng nhiều do mất nước và giảm khi bị thiếu máu.
Tần suất để thực hiện xét nghiệm máu tổng quát định kỳ là bao lâu?
Tần suất thực hiện xét nghiệm máu định kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và các yếu tố nguy cơ cá nhân.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành nên thực hiện xét nghiệm máu tổng quát ít nhất một lần mỗi năm. Những Cô Chú, Anh Chị có nguy cơ mắc bệnh cao, như có tiền sử gia đình mắc bệnh, hoặc có lối sống không lành mạnh, nên thực hiện xét nghiệm máu tổng quát thường xuyên hơn, có thể là 6 tháng một lần.
Ngoài ra, những Cô Chú, Anh Chị có triệu chứng bất thường như mệt mỏi, chán ăn, sốt, cũng nên xem xét thực hiện xét nghiệm máu tổng quát thường xuyên hơn để kiểm tra sức khỏe và phát hiện sớm bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Vì sao phải xét nghiệm máu khi trồng răng Implant?
Xét nghiệm máu khi trồng răng Implant là một xét nghiệm bắt buộc trước khi thực hiện. Xét nghiệm máu giúp đánh giá tình trạng sức khoẻ của Cô Chú, Anh Chị thông qua một số chỉ số máu như lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, chỉ số đường huyết và chỉ số đông máu. Dựa trên các chỉ số này, bác sĩ sẽ đánh giá xem Cô Chú, Anh Chị có đang mắc các bệnh lý như rối loạn đông máu hay bệnh tim mạch không để cân nhắc kế hoạch trồng răng Implant phù hợp.
Các xét nghiệm cần thiết khi muốn tiến hành cấy ghép Implant
Các chỉ số máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, đường huyết, đông máu và tốc độ máu cần được kiểm tra cẩn thận. Việc này giúp bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của Cô Chú, Anh Chị và xác định khả năng phù hợp cho quá trình cấy ghép Implant.
Ngoài ra, việc kiểm tra bệnh lý mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, và các vấn đề răng miệng như nha chu, viêm tủy, sâu răng cũng cần được thực hiện trước khi thực hiện cấy ghép. Điều này giúp loại bỏ các rủi ro và đảm bảo quá trình cấy ghép diễn ra một cách thuận lợi và an toàn.
Cuối cùng, việc kiểm tra độ ổn định của xương hàm trước khi áp dụng kỹ thuật cấy ghép Implant cũng rất quan trọng. Chất lượng và số lượng xương trong vùng cần cấy ghép cần phải đủ để đảm bảo rằng quá trình cấy ghép diễn ra thành công và răng Implant có thể hoạt động bình thường. Điều này thường được xác định thông qua việc chụp phim CT toàn hàm để đánh giá chất lượng và mật độ xương.
Tại sao một số xét nghiệm máu yêu cầu phải nhịn ăn?
Một số xét nghiệm máu yêu cầu nhịn ăn bởi vì sau khi ăn, chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ được chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi thành năng lượng để nuôi cơ thể. Khi đó, lượng đường hoặc mỡ trong máu sẽ tăng cao, làm cho kết quả xét nghiệm máu không chính xác.
Xét nghiệm máu trước khi trồng Implant hết bao nhiêu tiền?
Dr. Care - Implant Clinic hỗ trợ Cô Chú, Anh Chị thực hiện xét nghiệm máu không tính phí, đảm bảo kết quả đầy đủ những chỉ số yêu cầu của Bác sĩ để xác định tình trạng sức khoẻ tổng thể thông qua xét nghiệm máu, giúp Bác sĩ lên kế hoạch điều trị cá nhân hoá cho từng Khách hàng.
Giá xét nghiệm máu trước khi cấy ghép Implant tại các nha khoa khác thường biến động dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Đầu tiên là loại xét nghiệm, với các xét nghiệm cơ bản thường có giá rẻ hơn, dao động từ 20.000 đến 100.000 VNĐ mỗi xét nghiệm. Các bệnh viện công thường có chi phí thấp hơn so với phòng khám tư, với mức giá dao động từ 50.000 đến 200.000 VNĐ cho gói xét nghiệm cơ bản. Bệnh viện quốc tế thường có chi phí cao nhất, từ 500.000 đến 1.000.000 VNĐ cho mỗi gói xét nghiệm cơ bản. Ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, chi phí thường cao hơn so với các khu vực khác.
Sau khi xét nghiệm máu bao lâu sẽ có kết quả?
Kết quả xét nghiệm máu cơ bản thường có sẵn sau khoảng 1-2 ngày làm việc. Đối với các xét nghiệm phức tạp hơn hoặc cần thời gian xử lý lâu hơn, thời gian chờ có thể một vài tuần.
Tham khảo dịch vụ cấy ghép Implant tại nha khoa Dr. Care
Nha khoa Dr. Care là địa chỉ hàng đầu tại Việt Nam chuyên tâm nghiên cứu và điều trị các trường hợp mất răng ở người trung niên. Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, tận tâm và chuyên nghiệp, Dr. Care đã tạo dựng được uy tín lớn trong lĩnh vực nha khoa.
Một số ưu điểm khi cấy ghép Implant tại Nha khoa Dr.Care bao gồm:
Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, tận tâm và chuyên nghiệp: Tất cả bác sĩ đều có bằng tốt nghiệp Đại học Y dược, cùng với chứng chỉ hành nghề và cấy ghép Implant. Nha khoa đã thực hiện hàng ngàn ca trồng răng Implant thành công và tư vấn cho hàng ngàn tình trạng mất răng khác nhau.
Công nghệ trồng răng tiên tiến, đảm bảo an toàn tuyệt đối: Dr. Care sử dụng kỹ thuật cấy ghép Implant tiên tiến và thiết bị chuyên sâu nhập khẩu từ Châu Âu. Hệ thống này đảm bảo yếu tố vô trùng trong quá trình điều trị.
Chính sách giá công khai, minh bạch và ưu đãi: Mọi chi phí trồng răng Implant được công bố rõ ràng, và kết quả được cam kết trước bằng hợp đồng về chất lượng và bảo hành trọn đời. Nha khoa Dr. Care cũng chia sẻ chính sách chiết khấu cao từ các hãng trụ Implant đến trực tiếp khách hàng, mang đến chi phí tốt nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.