Loét niêm mạc miệng - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Loét niêm mạc miệng là tình trạng phổ biến xảy ra ở nhiều lứa tuổi. Vậy bệnh loét niêm mạc miệng là gì, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết về vấn đề này.

Lở miệng là gì?

Lở miệng còn gọi là nhiệt miệng hay loét miệng có tên khoa học là Aphthous Ulcer (loét áp - tơ) là tình trạng các vùng mô mềm như nướu, má trong, lưỡi, vòm họng hoặc môi xuất hiện các vết loét nông, hình tròn hoặc bầu dục.

Kích thước các vết loét thường nhỏ như đầu kim 1 - 2mm, sau đó to dần, có màu trắng sau đó chuyển sang vàng và viền ngoài sưng đỏ; gây đau rát khiến người bệnh khó khăn khi ăn nói, nuốt nước bọt.

Lở miệng là gì?

Vì sao lại bị viêm loét niêm mạc miệng?

Nguyên nhân gây viêm loét niêm mạc miệng xuất phát từ nhiều nguồn căn khác nhau. Các tác nhân chính gây nên tình trạng loét miệng bao gồm:

  • Nguyên nhân phổ biến nhất là do nhai thức ăn có cạnh cứng, sắt nhọn làm tổn thương mô mềm, gây phù nề và chảy máu niêm mạc miệng.

  • Hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm, các loại vi khuẩn, nấm và virus dễ dàng tấn công khoang miệng gây ra nhiều vết lở loét.

  • Mắc một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy răng, viêm quanh răng, viêm nướu, viêm nha chu...

  • Nguyên nhân đặc biệt mà nhiều người thường chủ quan, đó là đánh răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải lông quá cứng làm nướu bị tổn thương, gây viêm loét miệng.

  • Chấn thương nhỏ ở miệng do bỏng khi ăn uống, vô tình cắn phải môi; chơi thể thao; thực hiện kỹ thuật nha khoa (hàn trám răng, nhổ răng, lắp răng giả…).

  • Người mang răng giả hoặc niềng răng cũng dễ bị lở miệng, do các dụng cụ nha khoa chà sát vào mô mềm gây tổn thương trong khoang miệng.

  • Một số nguyên nhân khác như: thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, thiếu ngủ, căng thẳng, dị ứng thức ăn, thiếu vitamin C, B6, B12, kẽm, sắt hoặc do bệnh tự miễn…

Vì sao lại bị viêm loét niêm mạc miệng?

Các biểu hiện của viêm loét niêm mạc miệng

Khi bị viêm loét niêm mạc miệng, các vết loét xuất hiện kèm theo biểu hiện sưng đỏ, nóng, đau rát với mức độ và hình thái tổn thương đa dạng.

Loét dạng aphthe nhỏ

Loét aphthe nhỏ là dạng viêm loét miệng điển hình nhất, chiếm 80%. Biểu hiện gồm một hoặc nhiều vết loét có đường kính dưới 1cm, nông, nhỏ, nằm rời rạc hoặc thành đám, tự lành trong 7 - 14 ngày và không để lại sẹo.

Loét dạng aphthe lớn

Loét aphthe lớn còn gọi là bệnh Sutton hoặc hoại tử niêm mạc miệng tái phát, chiếm 10%. Gồm một hoặc nhiều vết loét sâu, kích thước lớn hơn 1cm, chậm liền và có khi kéo dài nhiều tuần, để loại sẹo do hoại tử lan rộng.

Các biểu hiện của viêm loét niêm mạc miệng

Loét dạng Herpes (không liên quan đến virus Herpes)

Loét dạng Herpes nghiêm trọng nhất, chiếm 5%. Tổn thương kết thành chùm từ 10 - 100 vết loét, sưng đỏ xung quanh, trung tâm có màu vàng. Vết loét đau nhiều trong 2 - 3 ngày đầu và giảm dần sau khi bắt đầu hồi phục, thời gian lành chậm 7 - 30 ngày.

Phân biệt viêm loét miệng thông thường với bệnh viêm nhiễm ở miệng khác

Vết loét miệng thông thường cho vi khuẩn hoặc nấm có màu trắng viền đỏ hoặc vàng viền đỏ. Hình dạng vết loét thường nông, có hình tròn hoặc hình bầu dục. Tình trạng này được đánh giá là lành tính, có khả năng tự lành trong vài ngày.

Phân biệt viêm loét miệng thông thường với bệnh viêm nhiễm ở miệng khác

Đối với tình trạng viêm loét miệng nghiêm trọng, suy giảm hệ miễn dịch do mắc bệnh tự miễn (lupus ban đỏ, basedow, thiếu máu ác tính biermer,…), do virus herpes (herpes simplex, herpes zoster), bệnh truyền nhiễm cho virus (virus varicella zoster gây bệnh thủy đậu, virus coxsackie gây bệnh tay - chân - miệng, virus rubella gây bệnh sởi,…), nhiễm HIV/AIDS, ung thư họng…

Đặc điểm của vết loét miệng thường có một số điểm khác biệt: nhiệt miệng tái phát nhiều lần, vết loét lan rộng, lâu lành kéo dài hơn 2 tuần, kèm một số triệu chứng như đau rát nhiều, nổi hạch, sốt, chảy dịch, rối loạn tiêu hóa,…

Nếu xuất hiện tình trạng trên, Cô Chú, Anh Chị cần đến bác sĩ thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Viêm loét miệng chữa thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất?

Khi tình trạng viêm loét miệng không quá nghiêm trọng, Cô Chú, Anh Chị không nhất thiết phải đến gặp bác sĩ, mà có thể áp dụng một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà.

Dùng gel bôi nhiệt miệng

Gel bôi nhiệt miệng chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như kim ngân, cam thảo, mật ong… có độ lành tính và an toàn cao cho cả người lớn và trẻ nhỏ, có tác dụng giảm đau nhanh, giúp vết thương nhanh lành.

Tăng cường sức đề kháng

Thường xuyên bổ sung các loại vitamin C, B6, B12, kẽm, sắt,... từ rau củ quả (nước ép cà rốt, nước trà xanh, cà chua, mật ong, cần tây…) nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp làm lành những tổn thương một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Viêm loét miệng chữa thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất?

Áp dụng một số phương pháp giảm đau tại chỗ

  • Súc miệng thường xuyên loại bỏ vi khuẩn: Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch nước súc miệng chứa chlorhexidine 0,12% từ 15 - 30 giây/ lần để đạt kết quả tốt nhất.

  • Chườm lạnh bằng đá: Dùng gạc hay vải mềm bọc đá và chườm vào vết loét giúp giảm sưng đau nhanh chóng.

  • Dùng túi lọc trà: dùng túi lọc trà đã thấm nước để lên vết loét, chất tanin có trong túi trà có tác dụng làm giảm đau và giảm viêm.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh lở miệng?

Người lớn, trẻ em, người già là những đối tượng dễ mắc bệnh lở miệng. Những yếu tố nguy cơ góp phần dẫn đến viêm loét niêm mạc miệng bao gồm:

  • Những người sống trong vùng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm thất thường, khiến khoang miệng dễ bị khô, làm mất cân bằng trong khoang miệng;

  • Chế độ ăn uống kém khoa học, ăn thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng, chua cay, thường xuyên uống bia rượu, hút thuốc lá….;

  • Người có tiền sử mắc bệnh răng miệng như đau răng, viêm nướu, viêm nha chu… hoặc những người mới mọc răng;

  • Người mới phẫu thuật chỉnh hình vùng răng - hàm - mặt hoặc mới nhổ răng, lấy cao răng, làm răng giả...;

  • Người có thói quen vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách làm mất cân bằng trong khoang miệng, gây suy giảm hệ miễn dịch tăng nguy cơ viêm loét miệng.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh lở miệng?

Khi bị lở miệng nên ăn gì và kiêng gì?

Cảm giác đau rát do lở miệng gây ra thường gây khó chịu, khiến Cô Chú, Anh Chị ăn uống kém, đôi khi là bỏ bữa và dẫn đến thiếu chất, sức khỏe và tinh thần suy nhược. Lở miệng nên ăn và kiêng gì? Dưới đây là những gợi ý về thực phẩm và thức uống nên và không nên cho người bị lở miệng.

Bị lở miệng nên ăn gì?

  • Thức ăn chế biến mềm, ít gia vị và dễ nuốt: Tăng cường uống nhiều nước, ăn cháo, súp, canh, sinh tố,... là các thực phẩm dễ nuốt, đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, và hạn chế gây cảm giác đau xót khi ăn.

  • Thức ăn chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa: Trong sữa chua chứa lactobacillus acidophilus có khả năng kìm hãm các vi khuẩn có hại trong miệng, từ đó làm giảm viêm đau do loét miệng.

  • Ăn thực phẩm giàu sắt và khoáng chất: Các thực phẩm giàu sắt như thịt gà, trứng, súp lơ xanh,… giúp nâng cao hệ miễn dịch, giảm triệu chứng và ngăn ngừa bị viêm loét miệng.

  • Thực phẩm giải nhiệt, thải độc: Trà xanh hoặc trà đen bổ sung chất tanin giúp giảm đau, giảm sưng viêm; rau má chứa hoạt chất triterpenoids đẩy nhanh quá trình tự làm lành vết loét, ngăn ngừa nhiệt miệng.

Bị lở miệng nên ăn gì?

Bị lở miệng nên kiêng ăn gì?

Nên tránh các món ăn và thực phẩm sau có thể làm tăng giảm giác đau xót, khiến tình trạng lở miệng nghiêm trọng hơn.

  • Thức ăn và các loại quả chứa nhiều acid: Chanh, dứa, khế… chứa nhiều acid khiến vết viêm loét miệng lâu lành, thậm chí xuất hiện nhiều hơn.

  • Thức ăn mặn, cay, nóng: Thức ăn cay như ớt, tiêu hoặc nhiệt độ quá cao sẽ gây kích ứng đau xót, khiến nhiệt miệng nặng hơn. Khi chế biến thực phẩm cũng cần tránh dùng nhiều gia vị, kể cả mặn để vết nhiệt miệng nhanh lành.

  • Cà phê và các loại nước ngọt: Trong cà phê có chứa acid salicylic, các loại nước ngọt chứa siro hay acid phosphoric là nguyên nhân gây viêm nhiễm, lở loét trong miệng, làm nặng hơn vết nhiệt miệng.

  • Ngoài ra, muốn ngăn ngừa hoặc điều trị lở miệng, làm giảm độ tái phát của bệnh, Cô Chú, Anh Chị cần hạn chế thói quen nhai cắn thức ăn cứng, sắt nhọn hoặc làm việc quá căng thẳng.

Phương pháp chẩn đoán bệnh lở miệng

Việc chẩn đoán bệnh viêm loét miệng có thể xác định bằng mắt thường qua thăm khám lâm sàng bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng mà không cần tới xét nghiệm.

Tuy nhiên, nếu Cô Chú, Anh Chị xuất hiện các triệu chứng viêm loét miệng nặng thì bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như: xét nghiệm máu, sinh thiết để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh giúp bác sĩ có cái nhìn tổng quan và lên phương án điều trị phù hợp càng sớm càng tốt.

Phương pháp chẩn đoán bệnh lở miệng

Lở miệng thường kéo dài bao lâu?

Lỡ miệng là tình trạng khá lành tính, thông thường có thể tự khỏi nhanh trong vài ngày mà không cần điều trị, hiếm gặp biến chứng. Tuy nhiên, thời gian lở miệng có thể kéo dài 1 - 2 tuần tùy vào mức độ bệnh của mỗi người.

Trường hợp viêm loét miệng nặng và kéo dài quá 2 tuần, không có dấu hiệu thuyên giảm. Tình trạng đau nhức kèm theo các biểu hiện như sưng tấy, đỏ rát, thậm chí gây sốt và nổi hạch ở góc hàm thì Cô Chú, Anh Chị nên sớm đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám để tìm ra nguyên nhân, và có cách điều trị phù hợp.

Nhiệt miệng kéo dài có nguy hiểm không?

Bị nhiệt miệng kéo dài và thường xuyên, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới áp xe trong miệng. Vùng miệng bị áp xe tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào xoang hàm, gây viêm mô bào lan rộng.

Nguy hiểm hơn có thể gây nhiễm trùng não, ung thư khoang miệng, ảnh hưởng tới tính mạng.

Lời khuyên cho Cô Chú, Anh Chị: Nếu vết loét miệng lâu ngày không khỏi, gây đau không thể chịu đựng được, ảnh hưởng đến sinh hoạt và những phương pháp điều trị tại nhà không hiệu quả thì nên đến bác sĩ thăm khám ngay.

Tình trạng nhiễm trùng lây lan sẽ khiến tình trạng răng miệng và sức khỏe trở nên nghiêm trọng hơn, do đó cần phải phát hiện và điều trị nhiệt miệng nếu bị nhiễm trùng kịp thời.

Nhiệt miệng kéo dài có nguy hiểm không?

Những quan điểm sai lầm khiến bệnh viêm loét miệng lâu khỏi

Nhiều người chủ quan mắc sai lầm trong điều trị viêm loét niêm mạc miệng khiến cho tình trạng lâu khỏi và tái phát nhanh. Nhiệt miệng kéo dài gây khó chịu, đau rát, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Nhiệt miệng do “nóng trong người”

Người điều trị bệnh trong thời gian dài bằng các loại thuốc như aspirin, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh… dễ dẫn đến tình trạng nhiệt miệng thường xuyên và cho rằng viêm loét miệng là do nóng trong người. Chủ quan trong việc tìm hiểu nguyên nhân, điều trị không đúng cách khiến bệnh lâu khỏi.

Nhiệt miệng “rất bình thường” không cần điều trị

Một số người mang tâm lý không cần điều trị bệnh viêm loét miệng cũng có thể tự khỏi. Khiến tình trạng nhiệt miệng kéo dài, không được điều trị kịp thời gây biến chứng nguy hiểm như đau nhức, sốt, nhiễm trùng...

Có thể “tự ý dùng thuốc kháng sinh” điều trị nhiệt miệng

Có thể “tự ý dùng thuốc kháng sinh” điều trị nhiệt miệng

Không ít người tự ý dùng thuốc kháng sinh không có sự hướng dẫn của bác sĩ để điều trị nhiệt miệng. Nếu dùng thuốc không đúng và không phù hợp với tình trạng viêm loét miệng có thể ảnh hưởng tới chức năng gan thận.

Nhiệt miệng “không cần kiêng khem gì”

Để nhanh khỏi và tránh tái phát nhiệt miệng, cần hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng, chứa nhiều acid. Nếu không hạn chế sẽ khiến vết loét miệng nghiêm trọng hơn, gây đau nhức khó chịu. Tâm lý khó chịu, căng thẳng cũng khiến nhiệt miệng lâu khỏi.

Bị lở miệng, khi nào thì nên gặp bác sĩ?

Vết loét miệng (nhỏ, không do bệnh lý nguy hiểm) sẽ tự khỏi sau vài ngày không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu loét miệng kéo dài hơn 2 tuần kèm triệu chứng sốt, nổi hạch, chảy dịch, đau nhức, ăn uống nói chuyện khó khăn, ảnh hưởng tới cuộc sống thì Cô Chú, Anh Chị nên đến bác sĩ thăm khám sớm.

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc theo dạng uống, dạng bôi phù hợp. Làm giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh, giúp vết thương chóng hồi phục.

Bị lở miệng, khi nào thì nên gặp bác sĩ?

  • Chỉ định dùng kháng sinh: Đối với trường hợp loét miệng nặng, dai dẳng, người nguy cơ cao (suy giảm miễn dịch, sử dụng corticoid lâu ngày, hóa trị...), có bằng chứng hay nghi ngờ nhiễm trùng.

  • Thuốc kháng viêm: Chế phẩm corticosteroid có chứa hydrocortisone acetonide hemisuccinate hoặc triamcinolone là thuốc kháng viêm mạnh, có hiệu quả giảm đau và chữa lành nhanh.

*Lưu ý: Đối với thuốc kháng viêm có chứa corticosteroid, chỉ nên dùng khi có chỉ dẫn của bác sĩ. Loại thuốc này tồn tại nguy cơ nhiễm nấm thứ phát khi dùng thuốc súc miệng có chứa steroid.

>> Xem thêm: Ung thư vòm họng: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề