Nguy cơ mắc bệnh tim tăng cao do mất răng

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Rất nhiều người vẫn còn suy nghĩ chủ quan, cho rằng việc mất răng là vô hại. Nhưng thực tế không ít người mang nguy cơ mắc bệnh tim tăng cao do mất răng.

Các bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là tình trạng mất răng, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên có nhiều người lại ỷ y, cho việc khiếm khuyết răng không gây hại, nhưng về lâu dài mang lại nhiều hậu quả, nhất là nguy cơ mắc bệnh tim tăng cao do mất răng.

1. Hậu quả khi mất răng

Tình trạng mất răng xảy ra khá phổ biến, gây ra hậu quả nghiêm trọng:

Ảnh hưởng đến các răng xung quanh

Khoảng trống mất răng nếu không được thay thế kịp thời sẽ khiến các răng xung quanh bị mất đi lực nâng đỡ. Các răng kế cận nghiêng ngả về phía khoảng trống mất răng, khiến những răng còn lại cũng bị xô lệch. Răng đối diện với răng đã mất đi cũng có xu hướng trồi lên. Hiện tượng này làm mất cân bằng giữa các răng, cản trở hoạt động nhai, lâu dần gây lệch khớp cắn, loạn năng khớp thái dương hàm, mỏi hàm, mỏi cơ cổ, nghiến răng thường xuyên.

Đối với trường hợp mất răng hàm sẽ khiến lực nhai tập trung vào răng cửa. Răng cửa khi hoạt động nhiều và mạnh hơn bình thường sẽ bắt đầu có xu hướng chìa ra phía trước, các răng cũng yếu đi, dễ gãy rụng.

Hiện tượng đau đầu khi mất răng

Mất răng khiến các răng xung quanh mất ổn định, tiềm ẩn nguy cơ gây lệch khớp cắn, loạn năng thái dương hàm...làm ảnh hưởng đến dây thần kinh kết nối hai xương hàm. Do vậy mà những người bị mất răng sau 1 khoảng thời gian không có biện pháp phục hình phù hợp sẽ xảy ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt, chán ăn.

 Nguy cơ mắc bệnh tim tăng cao do mất răng

Hiện tượng mất cân bằng ở các răng lâu ngày gây ra những cơn đau đầu, chóng mặt

Xương hàm bị tiêu 

Mật độ xương hàm được duy trì khi có sự kích thích của lực nhai được tác động bởi chân răng. Do đó, khi răng và chân răng mất đi nhưng không có biện pháp phục hình phù hợp, lực tác động đó không còn, xương hàm cũng sẽ dần tiêu theo thời gian. Quá trình tiêu xương diễn ra nhanh chóng trong 6 tháng đầu tiên, có thể lên đến hơn 60% khối lượng xương.

Tình trạng tiêu xương hàm vẫn sẽ xảy ra khi người mất răng lựa chọn phục hình răng bằng 2 phương pháp trồng răng khá phổ biến là hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ. Do các phương pháp này chỉ có thể phục hình phần răng phía trên mà không có chân răng, không tạo được những lực tác động để ngăn ngừa nguy cơ gây tiêu xương hàm.

Ảnh hưởng đến xoang hàm

Khi bắt đầu có tình trạng tiêu xương, nếu người bị mất răng không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ xảy ra tình trạng mở rộng xoang hàm. Xoang hàm khi mở rộng sẽ gây phá huỷ xương hàm từ trong ra ngoài. Lúc này quá trình phục hồi răng đã mất sẽ trở nên khó khăn, cần phải áp dụng biện pháp nâng xoang hàm.

Lão hoá sớm

Xương hàm có chức năng nâng đỡ các cấu trúc của khuôn mặt. Do vậy, khi xương hàm bị tiêu đi, vùng má tại vị trí đó sẽ bị hóp vào, da bắt đầu xuất hiện nếp nhăn, khiến khuôn mặt già đi trông thấy.

Ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hoá

Khi vị trí mất răng không được thay thế kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng ăn nhai của hàm, khiến lực nhai bị giảm sút đáng kể, dẫn đến sự hạn chế trong quá trình nghiền nhỏ thức ăn. Lúc này, khi thức ăn được đưa xuống các cơ quan tiêu hoá, bao tử và dạ dày phải hoạt động nhiều và mạnh hơn, lâu ngày gây ra nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hoá cao hơn người bình thường.

Ngoài ra việc khiếm khuyết răng cũng khiến người bị mất răng phải từ bỏ sở thích dùng những thực phẩm cứng, giòn, dai, thay vào đó là ăn những món ăn mềm, lỏng để tránh gây đau nhức ở vùng nướu mất răng. Việc này sẽ khiến người bị mất răng có cảm giác chán ăn do phải ăn những món không hợp khẩu vị, dần dần làm suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Nguy cơ mắc bệnh tim tăng cao do mất răng

Theo 1 cuộc nghiên cứu trên gần 61.000 người trưởng thành trong khoảng từ 45 – 69 tuổi chỉ ra rằng những người bị mất răng, đặc biệt là từ 2 chiếc răng trở lên thì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn rất nhiều so với người bình thường.

 Nguy cơ mắc bệnh tim tăng cao do mất răng

Những người bị mất răng có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn người thường

Nguyên nhân là do khi mất răng, vùng nướu răng tại vị trí đó sẽ khó được làm sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây tổn thương và nhiễm trùng. Từ đó, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu thông qua các nhiễm trùng trong miệng, lâu ngày gây viêm mạch máu, ảnh hưởng đến tim mạch.

Nghiên cứu của Viện nghiên cứu Quốc gia về Răng và Sọ mặt cũng chỉ ra rằng bệnh tim, chứng tắc động mạch có mối quan hệ mật thiết đến các vi khuẩn ở vùng nướu bị sưng viêm và nhiễm trùng.

2. Giải pháp nào tốt nhất cho người bị mất răng?

Trồng răng giả ngay khi mất răng là việc làm cần thiết và quan trọng. Có rất nhiều phương pháp phục hình răng hiện nay mà người bị mất răng có thể lựa chọn như sử dụng hàm giả tháo lắp, bọc cầu răng sứ, cấy ghép Implant.

Tuy nhiên, sử dụng hàm giả tháo lắp hay bọc cầu răng sứ chỉ là phương pháp trồng răng tạm thời. Do cả 2 phương pháp đều không thể phục hình được chân răng nên không ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm về lâu dài. Vì lý do đó mà phương pháp cấy ghép Implant lại được nhiều chuyên gia tin tưởng và khuyến khích lựa chọn.

Một trụ Implant bằng chất liệu Titanium được cấy ghép vào xương hàm phía dưới nướu, có nhiệm vụ chính là thay thế các chức năng của chân răng. Sau khi trụ Implant tích hợp với xương hàm, tạo thành 1 khối vững chắc, Bác sĩ sẽ lắp khớp nối Abutment có gắn răng sứ phục hình bên trên. Đây là kỹ thuật trồng răng tiên tiến và hiện đại, khắc phục được những hạn chế của những phương pháp cũ, không cần phải mài mòn răng 2 răng kế cận như phương pháp lắp cầu răng sứ.

 Nguy cơ mắc bệnh tim tăng cao do mất răng

Răng Implant thay thế hoàn toàn chức năng của 1 chiếc răng thật

Răng Implant do có chân răng nên có thể đảm bảo độ vững chắc trong quá trình ăn nhai. So với 2 phương pháp trồng răng còn lại là hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ, răng Implant có tuổi thọ cao hơn rất nhiều, lên đến hơn 20 năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.

Các bệnh lý răng miệng gây ra nhiều biến chứng không tốt cho sức khoẻ, trong đó nguy hiểm nhất là nguy cơ mắc bệnh tim tăng cao do mất răng. Do vậy, người bị mất răng cần có phương pháp phục hình răng phù hợp để kịp thời thay thế vị trí chiếc răng đã mất. Bên cạnh đó, thói quen vệ sinh răng miệng tốt cũng giúp răng và nướu luôn được chắc khỏe, ngăn ngừa những khả năng có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch.

3. Thông tin liên hệ Dr. Care

Để tìm hiểu những kiến thức răng miệng cũng như phương pháp cấy ghép Implant, hãy liên hệ với Dr. Care Implant Clinic – Nha khoa chuyên trồng răng đầu tiên dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam ngay hôm nay.

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Điện thoại: 028 6674 8910

Hotline tư vấn MIỄN PHÍ: 090 94 78910

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM

+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết liên quan

[GIẢI ĐÁP THẮC MẮC]: Mất răng bao lâu thì tiêu xương hàm?

[GIẢI ĐÁP THẮC MẮC]: Mất răng bao lâu thì tiêu xương hàm?

Mất răng hàm có thể cấy ghép Implant được không? 

Mất răng hàm có thể cấy ghép Implant được không?