Rớt Healing Abutment và răng tạm trong điều trị Implant có nguy hiểm?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Sau khi trồng răng Implant Cô Chú, Anh Chị sẽ gặp phải một số trường hợp như rơi răng tạm, rơi Healing Abutment vậy trong điều trị Implant điều đó có nguy hiểm không và khắc phục như thế nào?

Khớp nối Abutment là một trong ba phần cấu tạo nên răng Implant. Abutment được phân thành 2 loại là Healing Abutment và Abutment Implant. Trong đó, Healing Abutments (trụ lành thương) được sử dụng để bảo vệ cổ trụ Implant và mối nối trong giai đoạn lành thương. 

Healing Abutment là gì? Vai trò của Healing Abuttment?

Răng Implant cấu tạo gồm 3 phần là:Trụ Implant (còn gọi là trụ Titan), khớp nối Abutment và mão răng sứ. Trong đó, Abutment bao gồm 2 loại là Healing Abutment và Abutment Implant.

Healing Abutments là gì?

Abutment Implant hay còn gọi là vít hoặc khớp nối, là mối nối dùng để kết nối trụ Titan và mão răng sứ, giúp nâng đỡ mão răng chắc chắn.

Healing Abutment hay còn gọi là Healing Cap là trụ lành thương, được dùng như một thiết bị trung gian kết nối chân răng với môi trường miệng. Trụ lành thương Healing Abutment được lắp trên cổ trụ Implant, giúp cho việc tạo hình lợi ôm sát thân răng.

Nó được điều chỉnh xoáy ra xoáy vào nhằm kiểm tra cũng như nong rộng thể tích lợi sao cho phù hợp với vùng răng cần trồng lại.

Răng tạm trên Implant là gì? Vai trò của răng tạm trên Implant?

Răng tạm hay hàm tạm trên Implant là những phục hình tạm thời hay chuyển tiếp trong khi chờ đợi Implant lành thương hoàn toàn (thời gian này là  3 - 6 tháng tùy trường hợp mất răng).

Chức năng chính của răng tạm hay hàm tạm là phục vụ nhu cầu thẩm mỹ. Bên cạnh đó, răng tạm còn có nhiệm vụ hướng dẫn nướu, đảm bảo vẻ đẹp hài hoà giữa nướu và răng sau điều trị. Bác sĩ cũng có thể dựa vào khớp cắn, thẩm mỹ của răng tạm, hàm tạm trên Implant để quyết định răng chính thức, hàm chính thức sau này.

Răng tạm trên implant là gì? Có nên thực hiện không? | Dr. Care
Răng tạm tháo lắp bằng nhựa sử dụng khá tiện trong quá trình chờ lành thương để gắn răng cố định

Khi sử dụng răng tạm, hàm tạm, Cô Chú, Anh Chị vẫn có thể ăn nhai. Tuy nhiên, do bản chất vật liệu và Implant chưa lành thương hoàn toàn nên bạn cần hạn chế ăn đồ cứng, ưu tiên thực phẩm mềm và tránh những va đập mạnh vào vùng cấy ghép.

Tuỳ vào những chỉ định của Bác sĩ mà các trường hợp sao nên khuyến nghị nên dùng răng tạm trên Implant.

  • Che lấp khoảng trống do răng bị mất để lại, đặc biệt là răng cửa, để đảm bảo tự tin cho khách hàng trong giai đoạn đợi gắn răng sứ cố định.

  • Hỗ trợ một phần chức năng nhai khi mất quá nhiều răng hàm hoặc toàn hàm.

  • Những trường hợp cần tái tạo mô nướu.

  • Duy trì khoảng cách phù hợp giữa các răng

  • Hỗ trợ nha sĩ và khách hàng hình dung được sự phù hợp của mão răng khi hoàn thiện sau cùng. 

Trường hợp lỏng/rớt Healing Abutment có nguy hiểm không? Khắc phục như thế nào?

Các trường hợp lỏng hoặc rớt Healing Abutment (trụ lành thương) thường xảy ra với  nhiều lý do khác nhau và khi đó Cô Chú, Anh Chị sẽ được yêu cầu quay lại phòng nha khoa để gắn lại vít.

Khi Healing Abutments hay răng tạm bị hỏng, rơi rớt nhưng trụ Implant vẫn đang tích hợp tốt thì Bác sĩ có thể thay thế một Healing Abutments mới cho Cô Chú, Anh Chị. 

KHI NÀO THÌ NÊN SỬ DỤNG CUSTOMIZED ABUTMENT? | Dr. Care
Healing Abutments khi hỏng có thể được tháo lắp và thay thế

Răng Implant được cấu tạo từ 3 phần riêng biệt (trụ Implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ). Do đó, khi một bộ phận xảy ra vấn đề hư hỏng, rơi rớt thì có thể tháo lắp và thay thế cái mới mà không ảnh hưởng đến bộ phận khác. 

Việc tháo lắp và thay thế này vừa mang tính tiện lợi, vừa giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều mà không hề gây nguy hiểm đến răng miệng và sức khỏe của Cô Chú, Anh Chị. Tuy nhiên, việc tháo lắp các bộ phận của răng Implant chỉ nên thực hiện tại Nha khoa để đảm bảo sự chính xác và an toàn tuyệt đối Cô Chú, Anh Chị lưu ý nhé ạ.

Khi trụ lành thương bị rơi, Bác sĩ thường loại bỏ cái bị rơi ra, (nếu bệnh nhân mang nó vào) và chỉ cần gắn một cái mới bằng cách siết chặt hơn. Vít trụ có thể rơi ra ngoài vì nó chưa hoàn toàn xuống dưới và cũng có thể do nó bị xương hoặc mô nướu chống lại.

Cô Chú, Anh Chị cũng không nên hoảng sợ nếu trụ lành thương này rơi ra, nhưng nếu điều này xảy ra thường xuyên hơn, thì quy trình phục hình răng sau này có thể phức tạp hơn một chút.

Lời khuyên các Bác sĩ gửi đến Cô Chú, Anh Chị là không nên ăn bất cứ thứ gì cứng hoặc nhai trực tiếp lực tác dụng mạnh lên vùng đợi lành thương khi cắm Implant.

Rơi răng tạm trên Implant có nguy hiểm không? Khắc phục ra sao?

Có khá nhiều yếu tố có thể làm cho răng tạm trên Implant bị lỏng hoặc gãy, lúc này khi đến nha khoa các Bác sĩ sẽ sửa chữa, thay thế hoặc khắc phục tình trạng này dễ dàng. Trong những trường hợp rất hiếm, Bác sĩ có thể cần phải thay thế toàn bộ Implant.

Các yếu tố sau đây có thể làm nới lỏng răng tạm trên Implant. 

  • Sự suy giảm chất lượng của xi măng được sử dụng để liên kết

  • Trụ lành thương bị lỏng

  • Cấy ghép Implant thất bại

Hàm tháo lắp trên Implant là gì? Có nên sử dụng không? | Dr. Care
Nếu răng tạm trên Implant của Cô chú, Anh Chị cảm thấy lỏng lẻo hoặc bị vỡ, Cô Chú, Anh Chị cần liên hệ với nha khoa ngay lập tức.

Khi răng tạm/ hàm tạm bị lỏng, rơi ra Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và điều chỉnh lại những phần bị rơi, hỏng, tùy thuộc vào nguyên nhân và biểu hiện mỗi trường hợp sẽ có cách xử lý khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp, Bác sẽ thay thế mão răng mới cho Cô chú, Anh Chị.  

Khi ở nhà, Cô Chú, Anh Chị dừng cố gắng tự thay thế hoặc khắc phúc tình trạng lỏng, rớt rặng tạm, điều này sẽ không đảm bảo sự chắc chắn cho phần răng này và có thể  Cô Chú. Anh Chị  sẽ nuốt phải chiếc răng khi mão răng rơi ra khỏi vị trí.

Lưu ý sau khi trồng răng Implant

Những lưu ý Cô chú, Anh Chị nên chú ý và tuân theo khi trồng răng implant

Để răng implant có thể hoat động tốt cũng như hạn chế các biến chứng và thời gian sử dụng lâu dài. Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý 6 điều sau khi trồng răng.

Chườm lạnh và giảm đau sau khi trồng răng Implant: Tình trạng sưng nhẹ, rỉ máu sau khi phẫu thuật cắm trụ Implant là hoàn toàn bình thường và xảy ra ở hầu hết các ca điều trị. Hiện tượng này có thể xảy ra trong 1-3 ngày đầu tiên sau khi cắm trụ Implant.

Không hút thuốc lá sau khi trồng răng Implant từ 2-4 tuần: Tuyệt đối không hút thuốc lá từ 2-4 tuần sau khi phẫu thuật cắm trụ Implant. Vì trong thuốc lá có khí Cacbon Monoxide đi vào máu của người hút thuốc làm giới hạn số lượng dưỡng khí có sẵn được dùng để nuôi các mô lành xung quanh Implant.

Uống thuốc theo chỉ định của Bác sĩ: Sau phẫu thuật cắm trụ Implant, Khách hàng cần phải uống thuốc theo chỉ định của Bác sĩ. Có thể sử dụng kem chải răng với nồng độ Chlorhexidine thích hợp, giúp mau lành thương. Không sử dụng thuốc kháng sinh Aspirin tùy tiện để giảm đau. 

Tránh để thức ăn rơi vào vùng trồng răng Implant: Trường hợp lỡ có thức ăn rơi vào vùng cấy Implant, Cô Chú, Anh Chị nên nhẹ nhàng sử dụng bông y tế, lấy ra để tránh tổn thương vùng phẫu thuật.

Tránh vận động mạnh: Sau khi phẫu thuật, cần tránh vận động quá sức như tập thể dục, chạy bộ trong ngày đầu tiên. Vì những hoạt động này có thể làm tổn thương đến vùng cấy ghép, khiến cho Implant bị lung lay.

Tránh những va chạm trực tiếp: Tuyệt đối không dùng ngón tay hay bất kỳ vật cứng, nhọn nào khác chạm vào vùng cấy ghép Implant để kiểm tra độ lành thương vì có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tích hợp xương.

Tránh chải răng quá mạnh vào những ngày đầu mới cấy Implant: Ngay trong tuần lễ đầu sau cấy ghép, Khách hàng có thể dùng bàn chải mềm chải sạch trụ và niêm mạc xung quanh Implant. Đối với các răng khác, khách hàng có thể chải bình thường, nhưng phải hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận.

Tái khám cắt chỉ: 10 ngày sau khi phẫu thuật cắm trụ Implant, Khách hàng cần quay lại phòng khám để tiến hành cắt chỉ. Đồng thời, Bác sĩ sẽ theo dõi và đánh giá tình trạng trụ sau khi được cấy vào xương hàm.

Thông tin liên hệ của Dr. Care - Implant Clinic

Để hiểu rõ hơn về phương pháp cấy ghép Implant và những kiến thức về trồng răng giả, vui lòng liên hệ Nha khoa Dr. Care – Nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant đầu tiên dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam.

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM

+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.