Trám răng Amalgam là gì? Có nên trám răng bằng Amalgam không?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Trám răng Amalgam là một phương pháp sử dụng hợp kim Amalgam, được tạo thành bằng cách trộn thủy ngân lỏng với một hỗn hợp các kim loại khác như bạc, đồng, thiếc và kẽm, nhằm hàn răng sâu hoặc răng bị hỏng. Kỹ thuật này được sử dụng phổ biến trong nha khoa hơn 150 năm, nhờ vào độ bền và khả năng chịu lực tốt.

Thủy ngân là thành phần chính của vật liệu trám Amalgam (chiếm 50%), từ lâu đã là tâm điểm của nhiều cuộc tranh cãi về tác động đến sức khỏe con người. Mặc dù nhiều nghiên cứu khẳng định rằng lượng thủy ngân giải phóng từ Amalgam không đủ gây hại, nhưng vẫn khiến nhiều người e dè khi lựa chọn loại vật liệu này. Vậy trám răng Amalgam là gì? Có nên trám răng bằng Amalgam không? Cùng nha khoa Dr. Care tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Trám răng bằng Amalgam là gì?

Trám răng Amalgam là một kỹ thuật nha khoa hiện đại, giúp phục hình cho răng sâu, răng sứt mẻ, hư vỡ, viêm tủy...bằng cách sử dụng vật liệu trám amalgam có màu trắng bạc, bổ sung vào các lỗ sâu răng hay vị trí khuyết thiếu trên răng. Nhằm mục đích lấp đầy mô răng và tái tạo lại hình thể răng, bảo vệ mô răng. Vì là vật liệu có màu xám bạc nên chủ yếu phương pháp này được ứng dụng phục hình cho răng hàm, không đòi hỏi tính thẩm mỹ.

Trám răng bằng Amalgam là gì?
Trám răng Amalgam giúp phục hình răng hiệu quả

Vật liệu Amalgam nha khoa là hỗn hợp kim loại bao gồm 50% thủy ngân dạng lỏng (nguyên tố) cùng các hợp kim kim loại khác như bạc (35%), thiếc (13%) và đồng (2%). Nó đã được sử dụng trong hơn 150 năm, lần đầu tiên được ghi chép trong một văn bản y khoa thời nhà Đường do Su Kung viết vào năm 659 sau Công nguyên và xuất hiện ở Đức vào khoảng năm 1528. Vào những năm 1800, Amalgam trở thành vật liệu trám giúp phục hồi răng được lựa chọn nhiều nhất. Nguyên nhân là do kỹ thuật này dễ dàng thực hiện, giá thành thấp và có độ đền cao.

Phương pháp hàn răng bằng Amalgam có tốt không?

Amalgam là vật liệu có đặc tính cứng chắc, bền cùng khả năng chịu lực nhai tốt. Nên cho dù dùng để trám răng hàm thì tuổi thọ của miếng trám amalgam có thể kéo dài lên tới 10 năm, thậm chí lâu hơn mà không bị hư hỏng, bong tróc.

Để trả lời rõ ràng cho câu hỏi phương pháp hàn răng bằng Amalgam có tốt không, Cô Chú, Anh Chị có thể nhìn vào ưu nhược điểm của phương pháp này:

Ưu điểm của trám răng Amalgam

Amalgam là hỗn hợp kim loại các chất như thủy ngân, bạc, đồng, thiếc,...và có màu gần tương tự màu bạc nên còn được gọi là trám bạc. Ưu điểm của trám Amalgam là khả năng chắc chắn, bền lâu ít bị vỡ hơn so với các loại trám khác. Cụ thể, kỹ thuật này có một số ưu điểm vượt trội, khiến nó trở thành lựa chọn phổ biến trong nhiều thập kỷ như:

  • Độ bền cao: Trám amalgam có khả năng chịu lực nhai tốt, giúp bảo vệ răng khỏi các tác động bên ngoài.

  • Chi phí thấp: So với các loại vật liệu trám răng khác, trám amalgam có giá thành rẻ hơn đáng kể.

  • Thời gian thực hiện nhanh: Quá trình trộn và đông cứng amalgam diễn ra tương đối nhanh, nên trám Amalgam được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.

  • Không nhạy cảm với độ ẩm: Amalgam không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm trong quá trình đông cứng. Điều này làm cho nó trở thành một lựa chọn an toàn cả khi không thể kiểm soát hoàn toàn môi trường miệng trong lúc điều trị. ​

Xem thêm: Giá trồng 1 răng Implant bao nhiêu?

Phương pháp hàn răng bằng Amalgam có tốt không?
Ưu điểm của trám răng bằng Amalgam là độ bền cao chắc chắn

Nhược điểm của trám răng Amalgam

Bên cạnh những ưu điểm được nêu ra ở trên, trám răng bằng Amalgam còn có các nhược điểm như:

  • Miếng trám không có màu giống răng thật nên rất dễ nhận thấy bằng mắt thường, trông kém thẩm mỹ, đặc biệt là ở răng cửa.

  • Miếng trám không bám dính vào bề mặt khoang răng, vì vậy nha sĩ phải khoan lỗ t trên răng để cố định chặt miếng trám.

  • Trám bằng Amalgam rất dễ bị đổi màu sau một thời gian sử dụng, có thể do vệ sinh răng miệng không hiệu quả hoặc thường xuyên ăn thực phẩm sẫm máu, tạo điều kiện cho mảng bám làm răng ố vàng.

  • Vật liệu Amalgam đa số là kim loại nên có tính dẫn nhiệt khá cao, dễ khiến răng Cô Chú, Anh Chị bị ê buốt, đau nhức khi ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh.

Vậy có nên trám răng bằng amalgam không? Trong các loại vật liệu trám như nhựa composite, vàng, sứ,...thì amalgam được biết đến với độ bền cao, cứng chắc chắn, ít bị vỡ hơn ngay cả khi trám ở vị trí răng hàm, răng ăn nhai có lực cực lớn nhưng vẫn đảm bảo tuổi thọ dài lâu. Với những trường hợp như sâu răng hay viêm tủy, trám răng amalgam sẽ giúp bảo vệ răng chắc khỏe, lấp đầy các khiếm khuyết trên răng và cải thiện chức năng ăn nhai hiệu quả.

Xem thêm: Trám răng composite – Phương pháp phục hồi răng tự nhiên

Trám răng bằng Amalgam có độc không?

Thực tế, trong thành phần của Amalgam có tới 50% là thủy ngân, còn lại là các hợp kim như bạc, đồng, thiếc, nên điều này đã dẫn đến một số lo ngại về độ an toàn cho sức khỏe…

Theo các chuyên gia, khi trám răng bằng Amalgam, giải phóng một lượng nhỏ hơi thủy ngân trong quá trình nhai và có thể hấp thụ qua phổi. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) đều xác nhận rằng Amalgam an toàn cho cả người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Mức phát tán thủy ngân từ Amalgam là rất thấp, không gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Tuy nhiên, do hệ thống thần kinh đang phát triển ở thai nhi và trẻ nhỏ có thể nhạy cảm hơn với các ảnh hưởng từ thủy ngân. Nên FDA công bố không sử dụng Amalgam cho phụ nữ có thai, cho con bú và bố mẹ đang nuôi con dưới 6 tuổi.

Trám răng bằng Amalgam có độc không?
Vật liệu trám Amalgam chứa hàm lượng lớn thủy ngân

Nếu Cô Chú, Anh Chị có lo ngại về thủy ngân hoặc thuộc nhóm đối tượng nhạy cảm, có thể cân nhắc các vật liệu trám răng khác như composite hoặc sứ.

Nhóm đối tượng có nguy cơ nhạy cảm cao với thủy ngân trong Amalgam

Phần lớn bằng chứng từ nghiên cứu của FDA đều cho thấy việc tiếp xúc với thủy ngân từ amalgam nha khoa không gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung. Nhưng chúng có thể gây ra rủi ro sức khỏe lớn hơn với các nhóm người nhất định. Cụ thể đối tượng có nguy cơ nhạy cảm với Amalgam bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, Phụ nữ đang có kế hoạch mang thai sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ thủy ngân trong Amalgam, cụ thể là ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển não bộ ở trẻ, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.

  • Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi.

  • Những người có bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh từ trước.

  • Người bị suy giảm chức năng thận.

  • Những người có tiền sử dị ứng với thủy ngân hoặc các thành phần khác như bạc, đồng, thiếc của chất trám răng.

Nhóm đối tượng có nguy cơ nhạy cảm cao với thủy ngân trong Amalgam
Phụ nữ mang thai và trẻ em là đối tượng không nên trám Amalgam

Nếu Cô Chú, Anh Chị thuộc bất kỳ nhóm nguy cơ cao nào được liệt kê ở trên, FDA khuyến khích không nên sử dụng vật liệu trám răng amalgam.

Tuy nhiên, hiện nay cũng có nhiều người dùng đặt ra câu hỏi là “Tại sao không khuyến khích trám răng bằng Amalgam? sau khi có một số khuyến cáo từ Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam.

Ngày 24/04/2018, Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam đã thông qua khuyến cáo tới toàn thể bác sĩ răng hàm mặt nhằm “ Chấm dứt sử dụng Amalgam nha khoa ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, tiến tới một nền nha khoa không thủy ngân vào năm 2020”. Đồng thời vào ngày 25/03/2019 Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cũng đã đưa ra công bố: “Không sử dụng Amalgam cho trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú từ ngày 01/04/2019 và xây dựng một lộ trình ngừng sử dụng Amalgam trong Nha khoa từ ngày 01/01/2021”.

Xem thêm: Vì sao giá trồng răng implant trên thị trường lại khác nhau?​

Thuỷ ngân trong Amalgam ảnh hưởng thế nào đến môi trường?

Việc sử dụng Amalgam để trám răng có thể ảnh hưởng nghiệm trọng tới môi trường đất, nước và không khí. Thủy ngân từ Amalgam khi đi vào hệ thống nước thải có thể bị rò rỉ vào sông, hồ, hoặc đại dương, gây ô nhiễm nguồn nước. Thủy ngân trong nước có thể chuyển hóa thành methylmercury, một dạng thủy ngân rất độc và dễ tích tụ trong sinh vật sống. Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sản và cuối cùng đi vào chuỗi thực phẩm, gây hại cho sức khỏe con người​.

Nếu phòng khám nha khoa không quản lý đúng cách, chất thải amalgam có thể thải ra bên ngoài môi trường. Mặc dù hầu hết các cơ sở nha khoa hiện nay đều sử dụng một số loại hệ thống lọc cơ bản để giảm lượng chất rắn thủy ngân đi vào hệ thống cống rãnh, nhưng thực tế đây là nguồn thủy ngân lớn nhất tại các nhà máy xử lý nước thải.

Thuỷ ngân trong Amalgam ảnh hưởng thế nào đến môi trường?
Thủy ngân ảnh hưởng rất xấu đối với môi trường

Bên cạnh đó, việc hỏa táng hoặc chôn cất những người từng trám Amalgam cũng gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể, thủy ngân có thể giải phóng vào nước ngầm khi chôn hoặc thải ra ngoài không khí khi thiêu. Chất thải Amalgam cũng được đánh giá là nguyên nhân gây ô nhiễm đất vì làm giảm hoạt động của vi sinh vật trong đất và giảm độ màu mỡ của đất. Nếu bùn bị nhiễm thủy ngân được sử dụng để làm phân bón nông nghiệp, thì một phần thủy ngân này có thể bốc hơi vào khí quyển. Thông qua quá trình kết tủa, thủy ngân trong không khí cuối cùng sẽ lắng đọng vào các vùng nước, đất và thảm thực vật.

Giải pháp thay thế vật liệu trám răng Amalgam trong nha khoa

Trong những năm gần đây, với sự phát triển của ngành nha khoa, hiện nay có rất nhiều vật liệu trám răng không chứa thủy ngân và thay thế tốt Amalgam như composite, plastic ionomer, glassionomer, compomers, mạ vàng,...Trong đó, trám răng composite là giải pháp tốt và có tính thẩm mỹ hơn Amalgam, tuy nhiên giá thành khá cao.

Giải pháp thay thế vật liệu trám răng Amalgam trong nha khoa
Trám răng composite là giải pháp tốt và có tính thẩm mỹ hơn Amalgam

Trám răng bằng Amalgam hết bao nhiêu tiền?

Chi phí trám răng Amalgam có thể dao động từ 100.000 – 300.000 VNĐ/răng, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Vị trí phòng khám: Chi phí tại các thành phố lớn hoặc các phòng khám nha khoa cao cấp thường cao hơn so với các khu vực nông thôn hoặc phòng khám nhỏ.

  • Lỗ sâu: Lỗ sâu càng lớn, lượng vật liệu trám cần sử dụng càng nhiều, dẫn đến chi phí tăng lên.

  • Độ khó của ca trám: Các ca trám phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao hơn sẽ có chi phí cao hơn.

  • Nha khoa: Mỗi nha khoa có chính sách giá cả khác nhau, cùng với đó là chất lượng dịch vụ và loại vật liệu trám cũng có thể khác nhau.

Trám răng bằng Amalgam hết bao nhiêu tiền?
Chi phí trám Amalgam còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Trám răng Amalgam là một giải pháp nha khoa phù hợp với những trường hợp răng sâu, sứt mẻ,... ở những vị trí không quá chú trọng đến thẩm mỹ. Mặc dù các nghiên cứu của FDA cho thấy rằng hàm lượng thủy ngân không gây ảnh hưởng tới sức khỏe chung, nhưng một số đối tượng cần phải tránh sử dụng vật liệu này. Tuy nhiên, để có quyết định chính xác, Cô Chú, Anh Chị nên tham khảo ý kiến của nha sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với tình trạng răng miệng của mình.

Nguồn tài liệu:

Dental Amalgam Fillings. (2021, February 18). FDA. Retrieved August 7, 2024, from https://www.fda.gov/medical-devices/dental-devices/dental-amalgam-fillings

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề
img-right-banner
img-right-bannerimg-right-banner