Ung thư vòm họng: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Ung thư vòm họng là một căn bệnh nguy hiểm, căn bệnh này xuất hiện khi các tế bào bất thường trong vòm họng phát triển không kiểm soát. Bài viết này Nha khoa Dr. Care sẽ cung cấp cho Cô Chú, Anh Chị thông tin về các giai đoạn, dấu hiệu, nguyên nhân, cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa ung thư vòm họng, cũng như những lưu ý về trồng răng Implanrt đối với trường hợp Cô Chú, Anh Chị đã điều trị ung thư vòm họng.

Ung thư vòm họng là gì?

Ung thư vòm họng (Nasopharyngeal Carcinoma - NPC) là một bệnh lý ác tính, nguyên nhân phát sinh là từ các vùng tế bào ở vòm họng - phần cao nhất trong hầu họng và nằm ngay phía sau mũi. Bệnh ung thư vòm họng thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp khác do biểu hiện ở vùng mũi họng hoàn toàn giống nhau. Ở Việt Nam, ung thư vòm họng khá phổ biến và tỉ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới.

Ung thư vòm họng là gì?

5 giai đoạn của ung thư vòm họng

Tỷ lệ chữa khỏi ung thư vòm họng tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến triển của ung thư vòm họng:

Ung thư vòm họng giai đoạn 0

Ung thư vòm họng giai đoạn đầu là lúc tế bào ung thư chỉ giới hạn trong lớp niêm mạc và chưa xâm lấn sâu hơn. Ung thư cũng chưa di căn đến các hạch và các bộ phận khác trong cơ thể.

Ung thư vòm họng giai đoạn 1

Ung thư vòm họng giai đoạn 1, lúc này, khối u nằm giới hạn trong vòm họng. Tuy nhiên, khối u đã có thể lan tới phần hầu họng hoặc khoang mũi nhưng chưa ra khỏi vùng họng. Ung thư chưa di căn đến các hạch và các bộ phận trong cơ thể.

Ung thư vòm họng giai đoạn 2

Ung thư vòm họng giai đoạn giai đoạn 2 có thể dẫn đến 2 trường hợp sau:

  • T0 hoặc T1,N1, M0: Trong trường hợp này, khối u đã lan ra vùng họng nhưng không xa hơn (T1). Không có sự lan rộng đến các hạch bạch huyết (lymph nodes) ở vùng cổ (T0). Không có hạch nào > 6cm theo chiều ngang (N1). Ung thư không có sự di căn đến các bộ phận xa của cơ thể (M0).

  • T2, N0, M0 hoặc T2, N1, M0: Tương tự như trên, khối u đã lan ra vùng họng nhưng vẫn nằm trong giới hạn vùng họng (T1). Ung thư chưa di căn đến hạch (N0) hoặc trong trường hợp này, đã có sự lan rộng đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết (lymph nodes) ở vùng cổ, hoặc các hạch ở cạnh hầu cùng bên, nhưng không có hạch nào lớn hơn 6cm theo chiều ngang (N1). Ung thư không có sự di căn đến các bộ phận sa của cơ thể (M0).

Ung thư vòm họng giai đoạn 3

Ung thư vòm họng giai đoạn 3 có thể được mô tả như sau:

  • T1 hoặc T0, N2, M0: Khối u nằm trong giới hạn vòm họng. Khối u có thể đã lan ra hầu họng (một phần của cổ họng ở phía sau miệng) hoặc khoang mũi, nhưng không xa hơn vùng họng (T1). Hoặc không thấy khối u trong vòm họng, nhưng ung thư được phát hiện trong các hạch ở cổ và dương tính với virus Epstein-Barr (EBV) (T0).

  • T2, N2, M0: Khối u đã lan ra vùng họng nhưng không xa hơn (T2). Có sự di căn đến hạch cổ hai bên, với kích thước hạch bé hơn 6cm, trên hố thượng đòn (N2). Không có sự di căn đến các bộ phận khác của cơ thể (M0).

  • T3, N0 hoặc N1 hoặc N2, M0: Khối u đã tiến triển đến các cấu trúc xương quanh vùng vòm (xương nền sọ, xương chân bướm, xương cột sống cổ vùng vòm) và/hoặc các xoang cạnh mũi. Ung thư chưa di căn đến các hạch (N0); hoặc đã di căn đến một hoặc nhiều hạch ở một bên cổ, hoặc di căn sang các hạch cạnh hầu cùng một bên.

Ung thư vòm họng giai đoạn 4

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối gồm các trường hợp sau:

  • T4 N0 hoặc N1 hoặc N2 M0: Khối u đã tiến triển đến các cấu trúc bên trong sọ, xâm lấn các dây thần kinh, di chuyển xuống phần hạ họng, ổ mắt, tuyến mang tai và/hoặc xâm lấn phần mềm bên ngoài cơ chân bướm ngoài (T4). Ung thư chưa di căn đến các hạch (N0); hoặc đã di căn đến một hoặc nhiều hạch ở một bên cổ, hoặc di căn đến các hạch cạnh hầu cùng bên.

  • Bất kỳ giai đoạn T nào kết hợp với N3 M0: Di căn đến hạch cổ cùng bên hoặc cả hai bên, có kích thước hạch lớn hơn 6cm và/hoặc hạch trong hố thượng đòn (N3). Ung thư chưa di căn đến các bộ phận xa của cơ thể (M0).

  • Bất kỳ giai đoạn T, N nào kết hợp với M1: Ung thư đã di căn đến các bộ phận xa của cơ thể (M1)

Tỷ lệ chữa khỏi ung thư phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh

Giải mã phân giai đoạn T, N, M của ung thư vòm họng

Hệ thống phân loại T, N, M theo Ủy ban Liên Hợp Về Ung Thư Hoa Kỳ (AJCC) dùng đánh giá các giai đoạn của ung thư vòm họng. Giải mã các phân giai đoạn của các yếu tố TNM như sau:

T (Tumor) - Khối u:

  • T biểu thị kích thước và tính chất của khối u.
  • TX: Không đánh giá được khối u.
  • Tis: Ung thư biểu mô tại chỗ.
  • T0: Không phát hiện khối u, nhưng có hạch cổ dương tính với virus Epstein-Barr (EBV).
  • T1: Khối u nằm trong vòm họng, có thể lan ra hầu họng hoặc khoang mũi nhưng không xa hơn vùng họng.
  • T2: Khối u đã lan đến vùng họng nhưng không di căn xa hơn.
  • T3: Khối u đã lan đến các cấu trúc xương quanh vùng vòm hoặc các xoang cạnh mũi.
  • T4: Khối u đã lan đến các phần bên trong sọ, xâm lấn phần dây thần kinh, lan đến phần hạ họng, ổ mắt, tuyến mang tai và/hoặc xâm lấn ra phần mềm của cơ chân bướm ngoài.

N (Node) - Hạch:

  • N mô tả tình trạng di căn của ung thư đến các hạch vùng.
  • Nx: Không đánh giá được các phần hạch vùng.
  • N0: Không di căn phần hạch vùng.
  • N1: Di căn một hoặc nhiều hạch cổ cùng bên kích thước hạch nhỏ hơn 6cm, trên hố thượng đòn hoặc một hoặc nhiều hạch cạnh hầu cùng bên hoặc hai bên với kích thước hạch nhỏ hơn 6cm.
  • N2: Di căn hạch cổ ở hai bên, kích thước các hạch ≤6cm và trên hố thượng đòn.
  • N3: Di căn hạch cổ cùng bên hoặc cả hai bên, kích thước hạch lớn 6cm và/hoặc di căn hạch trong hố thượng đòn.

M (Metastasis) - Di căn:

  • M mô tả tình trạng di căn của ung thư đến các bộ phận khác trong cơ thể.
  • M0: Ung thư chưa di căn sang các bộ phận xa của cơ thể.
  • M1: Ung thư đã di căn ra cơ thể.

Giải mã phân giai đoạn T, N, M của ung thư vòm họng

Triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng/ biểu hiện của ung thư vòm họng

Biểu hiện của ung thư vòm họng bao gồm các triệu chứng dưới đây, những triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác:

  • Nghẹt mũi

  • Chảy máu cam

  • Đau họng

  • Khàn giọng.

  • Ho khan.

  • Sưng hạch cổ

  • Giảm thính lực.

  • Ù tai.

  • Đau đầu.

  • Nhức tai.

Triệu chứng của ung thư vòm họng

Nguyên nhân ung thư vòm họng

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến ung thư vòm họng là do virus EBV, ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến bệnh lý này:

  • Nhiễm virus Epstein-Barr (EBV).

  • Chế độ ăn nhiều thực phẩm muối, nitrat (thường có trong xúc xích, thịt xông khói) có thể làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.

  • Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến gây ung thư vòm họng.

  • Uống nhiều rượu bia có thể làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.

  • Việc tiếp xúc quá nhiều với các hóa chất như amiăng, bụi gỗ, khói sơn có thể làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.

Nguyên nhân ung thư vòm họng

Các bước tự kiểm tra ung thư vòm họng tại nhà trước khi gặp bác sĩ

Cô Chú, Anh Chị cần thường xuyên kiểm tra ung thư vòm họng tại nhà nếu có dấu hiệu nghi ngờ qua các bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi thực hiện, Cô Chú, Anh Chị cần đánh răng và súc miệng sạch sẽ, làm sạch bàn tay và các ngón tay. Cô Chú, Anh Chị chuẩn bị một chiếc gương và đèn pin, trường hợp không có có thể chọn một nơi đầy đủ ánh sáng. Nhờ một người khác hỗ trợ nếu cần.

Bước 2: Tự kiểm tra tổng thể khuôn mặt

Nhìn vào gương để kiểm tra xem có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên mặt, chẳng hạn như sưng tấy hoặc bọng mắt. Cô Chú, Anh Chị nên quay đầu từ bên này sang bên kia và kéo căng da để dễ nhìn thấy điều bất thường.

Bước 3: Kiểm tra phần vòm họng

Mở miệng rộng và dùng đèn pin soi vào vòm họng để kiểm tra xem có bất kỳ khối u hoặc bất thường nào hay không.

Bước 4: Kiểm tra vị trí cổ

Sờ vào cổ để kiểm tra xem có bất kỳ hạch bạch huyết sưng nào hay không.

Bước 5: Kiểm tra môi

Cô Chú, Anh Chị nên kéo môi trên lên và môi dưới xuống để quan sát bên trong xem thử có vết loét, cục u, mảng đỏ hoặc sự thay đổi về màu sắc hay bất kỳ điều gì bất thường ở cả trong và ngoài môi.

Bước 6: Kiểm tra nướu răng

Cô Chú, Anh Chị thử sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ kẹp hai mặt của nướu răng, di chuyển xung quanh phần nướu răng để cảm nhận xem có gì bất thường không.

Bước 7: Kiểm tra má

Cô Chú, Anh Chị mở miệng và dùng tay kéo má ra xa, từng bên một và tìm mảng màu đỏ hoặc trắng. Sờ vào bên trong má để tự kiểm tra ung thư vòm họng lan tràn lên má bằng cách xem có vết loét, cục u hoặc nơi gây đau không, có thể dùng lưỡi để làm việc này.

Bước 8: Kiểm tra lưỡi

Nhẹ nhàng kéo lưỡi của Cô Chú, Anh Chị ra và nhìn vào phần trên (lưng lưỡi), dưới (bụng lưỡi) và hai bên lưỡi (bờ lưỡi). Quan sát và tìm kiếm bất kỳ vết sưng, loét hoặc thay đổi màu sắc bất thường.

Bước 9: Kiểm tra sàn miệng

Sử dụng ngón tay và lưỡi để kiểm tra xem có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong sàn lưỡi hay không.

Cách tự kiểm tra ung thư vòm họng tại nhà

Cách chẩn đoán ung thư vòm họng

Để chẩn đoán ung thư vòm họng, khối u trong cơ thể phải được thăm khám và đánh giá kết hợp với nội soi, ngoài ra cũng cần kết hợp với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.

  • Nội soi tai mũi họng: Đây là phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất để xác định ung thư vòm họng.

  • Sinh thiết vòm họng: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ vòm họng để xét nghiệm xem có tế bào ung thư hay không.

  • Chụp CT, MRI, PET scan: Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh này có thể giúp bác sĩ xác định kích thước, vị trí và mức độ lan rộng của ung thư.

  • Xét nghiệm HPV-p16

  • Xét nghiệm EBV-DNA

Cách chẩn đoán ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng có lây không?

Thực tế, ung thư vòm họng không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, virus Epstein-Barr (EBV) - một yếu tố nguy cơ cao gây ung thư vòm họng - có thể dễ dàng lây truyền qua các đường sau:

  • Tiếp xúc trực tiếp với nước bọt: Ví dụ như hôn, dùng chung đồ ăn uống, hoặc tiếp xúc với giọt bắn khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

  • Quan hệ tình dục: Virus EBV có thể lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là quan hệ tình dục bằng miệng.

Tuy nhiên, không phải ai mắc phải virus EBV cũng sẽ tiến triển thành bệnh ung thư vòm họng. Một số yếu tố khác cũng có thể góp phần gây ung thư vòm họng như Hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia, tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm tẩm ướp nhiều muối (cá khô, mắm, dưa muối, thịt xông khói,...).

Ung thư vòm họng có lây không

Tiên lượng khả năng sống qua từng giai đoạn của bệnh ung thư vòm họng

​​Dưới đây là tỷ lệ sống sót tương đối (5 năm) theo từng giai đoạn ung thư vòm họng:

  • Giai đoạn 0: 90% - 95%

  • Giai đoạn I: 80% - 90%

  • Giai đoạn II: 70% - 80%

  • Giai đoạn III: 50% - 60%

  • Giai đoạn IV: 30% - 40%

Cách điều trị ung thư vòm họng

Mục tiêu điều trị của ung thư vòm họng là chữa khỏi bệnh đồng thời cũng phải bảo tồn được chức năng của các cơ quan và mô lân cận. Phác đồ điều trị ung thư vòm họng cũng được cá nhân hoá theo từng bệnh nhân

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư, đây là phương pháp chủ đạo trong điều trị ung thư vòm họng. Kỹ thuật xạ trị hiện đại như xạ trị lập thể, xạ trị proton giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.

Hoá trị

Phương pháp hoá trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, thường được phối hợp với xạ trị hoặc phẫu thuật. Các phác đồ hóa trị thường đa dạng và được cá nhân hóa dựa trên giai đoạn, đặc điểm ung thư và sức khỏe bệnh nhân.

Phẫu thuật

Đây là phương pháp loại bỏ khối u và các mô xung quanh, thường được áp dụng khi Cô Chú, Anh Chị bị ung thư vòm họng giai đoạn đầu hoặc tái phát sau khi tiến hành xạ trị. Hiện nay, với kỹ thuật phẫu thuật nội soi sẽ giúp giảm thiểu mức độ xâm lấn, tăng độ chính xác và phục hồi nhanh chóng cho Cô Chú, Anh Chị.

Liệu pháp thuốc nhắm trúng đích

Đây là phương pháp nội khoa thuốc tấn công các gen hoặc protein cụ thể trong tế bào ung thư, mang lại hiệu quả cao và ít tác dụng phụ. Các thuốc nhắm trúng đích phổ biến hiện nay Cetuximab, Pembrolizumab, Nivolumab đang được sử dụng trong điều trị ung thư vòm họng.

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là một biện pháp nội khoa khác giúp kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại ung thư, là phương pháp điều trị mới đầy tiềm năng trong tương lai.

Các liệu pháp miễn dịch miễn dịch checkpoint, liệu pháp tế bào CAR-T đang được nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả. Cơ chế của các liệu pháp này là giúp “bật” hoặc “tắt" các protein trên các tế bào miễn dịch để xảy ra phản ứng miễn dịch.

Xạ trị, hoá trị là phương pháp phổ biến để điều trị ung thư vòm họng

Phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả bằng cách áp dụng các biện pháp sau:

Loại bỏ các yếu tố nguy cơ

  • Bỏ thuốc lá hoàn toàn là điều quan trọng nhất để phòng ngừa bệnh.

  • Hạn chế sử dụng rượu bia, đặc biệt là bia rượu nồng độ cao.

  • Hạn chế thức ăn nhiều muối, nitrat (thịt xông khói, xúc xích, cá muối), tăng cường rau xanh và trái cây.

  • Giữ vệ sinh răng miệng tốt để phòng ngừa các bệnh về tai mũi họng, giảm nguy cơ ung thư vòm họng.

Khám tầm soát định kỳ

Khám tầm soát ung thư vòm họng định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh khi còn ở giai đoạn đầu, dễ điều trị và có tỷ lệ sống sót cao. Những Cô Chú, Anh Chị có yếu tố nguy cơ cao cần thực hiện tầm soát ung thư vòm họng định kỳ.

Nâng cao sức đề kháng

Cô Chú, Anh Chị nên tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Chế độ ăn của Cô Chú, Anh Chị cũng cần đầy đủ dưỡng chất, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết. Ngủ đủ giấc và giữ tinh thần lạc quan cũng giúp phòng tránh ung thư vòm họng.

Tránh tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất độc hại

Cô Chú, Anh Chị phải sử dụng khẩu trang khi làm việc trong môi trường bụi bẩn. Hạn chế t tối đa việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại như amiăng, bụi gỗ, khói sơn.

Cách phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng

Các phương pháp tầm soát ung thư vòm họng

Nếu Cô Chú, Anh Chị có các dấu hiệu ở tai mũi họng, Cô Chú, Anh Chị nên thực hiện tầm soát ung thư vòm họng.

Nội soi tai mũi họng

Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nội soi chuyên dụng để quan sát trực tiếp vòm họng và các khu vực xung quanh. Phương pháp này giúp phát hiện sớm các tổn thương nghi ngờ ung thư vòm họng với độ chính xác cao.

Sinh thiết qua nội soi

Cô Chú, Anh Chị sẽ được lấy một mẫu nhỏ mô từ vòm họng để xét nghiệm dưới kính hiển vi. Sinh thiết giúp xác định chính xác ung thư vòm họng và phân loại giai đoạn bệnh.

Chọc hút kim nhỏ FNA

Chọc hút phần hạch cổ để gửi sinh thiết và chẩn đoán mô bệnh học để đánh giá và xác định mức độ của ung thư.

Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân

Chụp CT Scanner hay chụp MRI giúp đánh giá chi tiết mức độ xâm lấn của khối u thông qua hình ảnh. Chụp PET scan sử dụng các chất đánh dấu phóng xạ giúp phát hiện các tế bào ung thư đang hoạt động và giúp xác định vị trí di căn với độ chính xác cao.

Tầm soát ung thư vòm họng thông qua nội soi tai mũi họng

Vì sao nên khám tầm soát ung thư vòm họng sớm?

Khám tầm soát ung thư vòm họng sớm mang lại nhiều lợi ích cho Cô Chú, Anh Chị, bao gồm:

  • Phát hiện sớm ung thư

  • Giảm thiểu chi phí điều trị

  • Nâng cao chất lượng cuộc sống

  • Giảm lo âu và căng thẳng

Đối tượng nào nên tầm soát ung thư vòm họng

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vòm họng bao gồm:

  • Người nhiễm virus Epstein-Barr.

  • Người mắc bệnh nhiễm trùng liên quan tai mũi họng mạn tính.

  • Những người làm việc trong môi trường có nhiều tác nhân gây ung thư như ngành công nghiệp cao su, nhựa tổng hợp, tiếp xúc với khói, bụi, hơi Carbon, hóa chất, tia phóng xạ…

  • Những người có thói quen ăn uống không lành mạnh, thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm có chứa Nitrosamine, một chất gây ung thư, như cá muối, thịt hun khói, đồ muối chua…

  • Những người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và các chất kích thích.

  • Nếu có người trong gia đình mắc bệnh ung thư vòm họng, các thành viên khác trong gia đình cũng có nguy cơ cao hơn.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nên thực hiện xét nghiệm định kỳ ít nhất là mỗi năm một lần.

Những người có yếu tố nguy cơ cao cần định kỳ tầm soát tai mũi họng

Khi nào nên tầm soát ung thư vòm họng

Các triệu chứng của ung thư vòm họng có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến tai - mũi - họng.Tuy nhiên, nếu Cô Chú, Anh Chị gặp các triệu chứng sau đây về vùng đầu-cổ, đặc biệt là một bên, tái phát nhiều lần và không giảm sau khi sử dụng thuốc trong ít nhất 2 tuần, Cô Chú, Anh Chị cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và tầm soát ung thư vòm họng kịp thời.

  • Đau đầu, đau nửa đầu, đau mặt, đau sâu ở phần hốc mắt, và các cơn đau kéo dài hoặc ngắt quãng từng cơn.

  • Đau rát ở phần cổ họng, khó nuốt, đau khi ăn uống.

  • Giảm thính lực,viêm tai giữa, ù tai thường xuyên.

  • Ngạt mũi, khó thở, ngạt một bên mũi kéo dài thường xuyên, thậm chí ngạt cả hai bên mũi.

  • Chảy dịch nhầy từ mũi, có mủ hoặc máu kết hợp trong dịch.

  • Chảy máu mũi thường xuyên.

  • Cảm giác suy nhược cơ thể, giảm cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân.

Lưu ý trước khi tầm soát ung thư vòm họng

Lưu ý trước khi thực hiện tầm soát ung thư vòm họng:

  • Nhịn ăn sáng, chỉ uống nước lọc.

  • Mang trang phục thoải mái, dễ cởi.

  • Tránh hút thuốc, hạn chế rượu bia 48 giờ trước khi thực hiện.

  • Thông báo cho bác sĩ về thuốc đang sử dụng, dị ứng, tiền sử gia đình.

  • Ngủ đủ giấc và mang theo giấy tờ tùy thân.

Sau khi xạ trị, hóa trị ung thư vòm họng có thể trồng Implant được không?

Sau khi thực hiện hoá trị, xạ trị ung thư vòm họng, Cô Chú, Anh Chị hoàn toàn có thể thực hiện Cấy ghép Implant. Tuy nhiên, việc trồng Implant sau khi xạ trị, hoá trị cũng cần được đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố liên quan đến chức năng gan, thận, hệ thống miễn dịch và xét nghiệm máu trước khi tiến hành để đảm bảo an toàn cho Cô Chú, Anh Chị.

Trồng Implant sau xạ trị, hoá trị

Thời điểm thích hợp để trồng răng Implant sau xạ trị, hoá trị là ít nhất 6 tháng sau xạ trị và 3 tháng sau hóa trị. Trước khi thực hiện, Cô Chú, Anh Chị cần được đánh giá về hệ miễn dịch, chức năng gan, thận và sức khỏe răng miệng của Cô Chú, Anh Chị thông qua xét nghiệm máu, chụp X-quang và CT.

Tuy nhiên, nguy cơ biến chứng sau cấy ghép Implant có thể cao hơn ở những người bình thường. Nha khoa thực hiện cũng cần phải có biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng và chống hoại tử xương. Chăm sóc sau cấy ghép Implant cũng giúp duy trì kết quả thành công, Cô Chú, Anh Chị cần phải thăm khám răng định kỳ và vệ sinh răng miệng chuyên sâu. Vì vậy, Cô Chú, Anh Chị cần được tham khảo, tư vấn từ bác sĩ điều trị ung thư vòm họng cũng như nên lựa chọn nha khoa chuyên sâu với bác sĩ có kinh nghiệm trồng Implant.

Sau khi xạ trị, hoá trị vẫn có thể thực hiện trồng Implant

Dr. Care Implant Clinic - nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant

Dr. Care - Implant Clinic là một nha khoa chuyên sâu về cấy ghép Implant tại Việt Nam, đặc biệt tập trung vào người trung niên. Với hơn 3000 trường hợp trị liệu thành công và sự tin tưởng từ hơn 14.000 bệnh nhân trong và ngoài nước, Dr. Care được đánh giá cao tại TP.HCM về uy tín và chất lượng.

Nha khoa được cấp phép hoạt động của Sở Y Tế TP.HCM

Dr. Care là một trong những địa chỉ trồng răng Implant uy tín tại TP.HCM được Sở Y Tế TP.HCM cấp giấy phép hoạt động và chứng nhận thực hiện cấy ghép Implant (số 05791/HCM-GPHĐ). Từ ngày thành lập, Dr. Care đã cam kết tập trung chuyên sâu vào dịch vụ cấy ghép Implant, với đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên môn và nâng cao kỹ năng liên tục.

Được Sở Y tế chứng nhận đạt vô tiêu chuẩn vô trùng

Dr. Care sử dụng đồ dùng nha khoa một lần và áp dụng các quy trình vệ sinh nghiêm ngặt, bao gồm khử trùng qua máy nhập khẩu từ Ý như Máy khử trùng Tethys H10 Plus và lò hấp đạt tiêu chuẩn Class B.

Đội ngũ bác sĩ chuyên môn

Đội ngũ bác sĩ tại Dr. Care tốt nghiệp tại Đại học Y Dược TP.HCM, có giấy phép hành nghề và tối thiểu từ 7 đến 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cấy ghép Implant. Bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề khéo léo và luôn tận tâm tư vấn, điều trị trực tiếp, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho Cô Chú, Anh Chị.

Dr.Care luôn tự hào vì có đội ngũ bác sĩ chuyên môn có tay nghề cao

Cơ sở vật chất hiện đại

Phòng khám Dr. Care được trang bị thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ và Châu Âu, bao gồm máy chụp phim CT Cone Beam 3D và các dụng cụ hỗ trợ đặt Implant, đảm bảo quá trình điều trị diễn ra an toàn và chính xác.

Nha khoa đảm bảo về chất lượng trụ Implant, nguyên vật liệu trong điều trị

Dr. Care cam kết sử dụng trụ Implant nhập khẩu chính hãng và có giấy tờ, xuất xứ đầy đủ, đảm bảo đạt chuẩn FDI, CE từ các thương hiệu uy tín như Osstem (Hàn Quốc), Straumann (Thuỵ Sỹ), Nobel Biocare (Mỹ), Dentium (Mỹ), Neodent (Thuỵ Sỹ) và Tekka (Pháp), đảm bảo chất lượng và tích hợp tốt với xương hàm.

Cam kết chất lượng và chăm sóc

Sau mỗi liệu trình trồng răng Implant, Dr. Care cam kết hoàn thiện chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ và đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân. Chính sách bảo hành và chăm sóc định kỳ 1 năm 2 lần tối thiểu là 20 năm đến trọn đời là minh chứng cho sự cam kết này.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề