HDL-Cholesterol là gì? Những thông tin nên biết về HDL - Cholesterol

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Nồng độ HDL-Cholesterol trong máu thấp sẽ dẫn đến nguy cơ các bệnh bệnh tim mạch và đột quỵ cũng tăng theo. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về HDL-Cholesterol và vai trò của nó trong thành phần lipid máu.

HDL-Cholesterol nghĩa là gì?

HDL-Cholesterol là từ viết tắt của High Density Lipoprotein Cholesterol, có nghĩa là cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao. Đây là một trong những loại lipoprotein được gan tổng hợp và có chức năng vận chuyển cholesterol trong máu.

HDL-Cholesterol nghĩa là gì?
Cholesterol HDL (lipoprotein mật độ cao), đôi khi được gọi là cholesterol “tốt” , hấp thụ cholesterol trong máu và mang nó trở lại gan. Gan sau đó sẽ thải nó ra khỏi cơ thể. Mức cholesterol HDL cao có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Vậy vai trò của HDL-Cholesterol là gì? Đây được xem là cholesterol tốt cho cơ thể bởi vì nó có vai trò lấy đi LDL cholesterol (một cholesterol xấu) ra khỏi cơ thể. Thông qua cơ chế liên kết với cholesterol tự do trong máu, sau đó mang về gan để xử lý.

Chỉ số HDL-Cholesterol của một người trưởng thành bình thường là > 60 mg/dL. Những người có chỉ số này cao hơn 60 mg/dL sẽ tương đương với nguy cơ thấp mắc các bệnh tim mạch. Mức HDL-Cholesterol được cho là tối ưu khi chỉ số này nằm trong khoảng 20 - 30% chỉ số cholesterol toàn phần trong máu.

Mục đích của xét nghiệm HDL-Cholesterol

Mục đích của xét nghiệm bao gồm những vấn đề gì? Xét nghiệm HDL-Cholesterol (HDL-C) là xét nghiệm đo lượng cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao trong máu.

Có hai loại lipoprotein chính mang cholesterol là:

  • LDL-Cholesterol (lipoprotein tỷ trọng thấp), còn được gọi là cholesterol “xấu”, tạo nên phần lớn lượng cholesterol dư thừa trong cơ thể. Mức LDL-Cholesterol (LDL-C) cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

  • HDL-Cholesterol (lipoprotein tỷ trọng cao), còn được gọi là cholesterol “tốt”, vận chuyển cholesterol dư thừa trong máu trở lại gan để loại bỏ ra khỏi cơ thể.

Các chuyên gia y tế cho rằng mức độ HDL-Cholesterol trong máu cao giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các bệnh lý tim mạch. Xét nghiệm HDL-Cholesterol sẽ cung cấp cho bác sĩ những thông tin cần thiết về chế độ dinh dưỡng cũng nguy cơ bệnh tật của bệnh nhân.

Xét nghiệm HDL-Cholesterol
Hiện nay, xét nghiệm chỉ số HDL-Cholesterol là một trong những xét nghiệm thường quy khi kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ.

HDL-Cholesterol thường được kiểm tra cùng chỉ số non HDL-Cholesterol để chẩn đoán tình trạng rối loạn lipid máu và tầm soát những mức độ, nguy cơ xuất hiện các bệnh tim mạch. Xét nghiệm HDL-C cũng được dùng để theo dõi quá trình điều trị rối loạn lipid máu.

Kết quả chỉ số HDL-Cholesterol phản ánh điều gì

Một lượng HDL-Cholesterol cao trong máu thường được coi là tốt cho sức khỏe tim mạch. Dưới đây là những điều mà kết quả chỉ số HDL-Cholesterol có thể phản ánh:

Chỉ số bình thường của HDL-Cholesterol trong máu

Chỉ số HDL-Cholesterol bình thường trong máu nằm trong khoảng sau:

  • Đối với nam: 40-50 mg/dL (1.0-1.3 mmol/L)

  • Đối với nữ: 50-59 mg/dl (1.3-1.5 mmol/L).

Kết quả chỉ số HDL-Cholesterol phản ánh điều gì
Trong trạng thái khỏe mạnh bình thường, cơ thể sẽ tự xuất hiện các cơ chế điều hòa nhằm đảm bảo nồng độ HDL-Cholesterol trong máu giữ ổn định ở mức độ nhất định.

Chỉ số HDL-Cholesterol thấp trong máu

Chỉ số HDL-Cholesterol trong máu được xem là thấp khi < 40 mg/dl đối với nam và < 50 mg/dl đối với nữ. Như vậy, nếu chỉ số HDL - cholesterol giảm thấp sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Nguyên nhân là vì khi HDL - Cholesterol giảm tương đương với nồng độ LDL - cholesterol sẽ tăng, từ đó dễ hình thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu.

Chỉ số HDL-Cholesterol cao trong máu

Chỉ số HDL-Cholesterol trong máu được đánh giá là cao khi > 60 mg/dl (tương đương 1,55 mmol/l). Nồng độ cao ở mức này có ý nghĩa tích cực, giúp giảm tỉ lệ các biến cố tim mạch. Theo hội tim mạch Hoa Kỳ, đây là ngưỡng nồng độ có vai trò bảo vệ con người hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Chỉ số HDL-Cholesterol cao trong máu
Chỉ số HDL-Cholesterol cao trong máu sẽ tốt cho cơ thể

Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm HDL-Cholesterol

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, tất cả người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra bilan lipid máu, bao gồm chỉ số HDL-Cholesterol. Đặc biệt là các đối tượng nguy cơ cao sau đây:

  • Nam > 45 tuổi

  • Nữ > 55 tuổi

  • Người đang mắc bệnh đái tháo đường

  • Những người đang bị tăng huyết áp

  • Người béo phì

  • Mắc một số bệnh lý tim mạch như: Suy van tĩnh mạch, thiếu máu cục bộ cơ tim, …

  • Tiền sử gia đình mắc hội chứng chuyển hóa

  • Người có thói quen hút thuốc lá

  • Ít hoặc lười vận động

  • Có chế độ ăn uống ít chất xơ, nhiều chất béo

Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm HDL-Cholesterol
Người hút thuốc lá là đối tượng cần xét nghiệm HDL-Cholesterol

Ngoài ra, tất cả những trường hợp đã được chẩn đoán rối loạn lipid máu nên kiểm tra lại bilan lipid máu bằng xét nghiệm máu sau khoảng mỗi 3 đến 6 tháng. Mục đích để đánh giá hiệu quả của phương pháp đang điều trị có hiệu quả trong việc làm giảm cholesterol xấu trong máu hay không.

Cholesterol gây nguy cơ về các bệnh tim mạch

Nếu nồng độ cholesterol xấu tăng cao trong thời gian dài sẽ lắng đọng ở thành động mạch gây xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa này sẽ tăng dần độ dày theo thời gian và gây hẹp hoặc tắc động mạch. Tình trạng này cản trở sự lưu thông máu hoặc nứt vỡ và tạo cục máu đông tại chỗ gây tắc đột ngột động mạch, gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim cấp, nhồi máu não.

Chỉ số nguy cơ với nam giới

Cholesterol ratio bằng 5 ở nam giới cho thấy người ấy đang có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Chỉ số này khi bằng 9,6 thì nguy cơ đã tăng lên 2 lần so với bình thường. Khi chỉ số giảm còn ở mức 3,4 thì nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch sẽ giảm đi một nửa.

Chỉ số HDL-Cholesterol nguy cơ ở nam giới khác nữ giới

Chỉ số nguy cơ với nữ giới

Ở nữ giới, nhiều nghiên cứu Y học đã cho thấy, cholesterol ratio trung bình ở mức 4,4 là nữ giới đã có nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch. Nguy cơ này sẽ tăng lên hai lần khi chỉ số cholesterol ratio đạt ngưỡng 7 và nguy cơ đó sẽ giảm xuống một nửa khi chỉ số này còn 3,3.

Cùng nồng độ cholesterol toàn phần nhưng cholesterol ratio khác nhau

Dù 2 người xét nghiệm cho kết quả về chỉ số cholesterol tổng toàn phần ở trong máu ngang nhau, thì vẫn có thể tồn tại chỉ số cholesterol ratio ước tính những rủi ro về bệnh tim mạch không giống nhau.

Ví dụ điển hình một trường hợp như sau: Nếu chỉ số cholesterol tổng toàn phần đạt con số 200, kèm theo đó chỉ số HDL-Cholesterol là 60, vậy chỉ số cholesterol ratio trong cơ thể sẽ đạt 3,3. Con số này may mắn là đã đạt gần với mức chỉ số lý tưởng mà Hiệp hội tim mạch đưa ra.

Cùng nồng độ cholesterol toàn phần nhưng cholesterol ratio khác nhau

Cholesterol ratio rất thay đổi ở mỗi người

Thế nhưng, khi chỉ số cholesterol tổng toàn phần được giữ nguyên ở mức 200 còn HDL cholesterol của người đó chỉ còn là 35, con số này thấp hơn mức chỉ số lý tưởng. Khi ấy, chỉ số cholesterol ratio trong cơ thể đạt 5,7 báo động người đó có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch cao hơn người khỏe mạnh bình thường.

Chỉ số. cholesterol ratio của mỗi người

Chỉ số cholesterol ratio trong cơ thể của mỗi người dễ dàng ghi nhớ hơn việc phải nhớ toàn bộ những chỉ số HDL- cholesterol, LDL cholesterol, và cả cholesterol toàn phần. Chỉ số cholesterol ratio giúp dễ dàng biết được tình trạng sức khỏe tim mạch của mình đang ở mức nào, có nguy hiểm hay không.

Quy trình thực hiện xét nghiệm HDL-Cholesterol

Trước khi tiến hành xét nghiệm HDL-Cholesterol, bác sĩ sẽ dặn dò Cô Chú Anh Chị nhịn ăn khoảng 12 giờ và chỉ uống nước lọc. Đồng thời, Cô Chú, Anh Chị cũng nên báo với bác sĩ các loại thuốc mà bản thân đang sử dụng.

Xét nghiệm HDL-Cholesterol diễn ra nhanh chóng và không gây đau. Nhân viên y tế sẽ lấy một mẫu máu bằng kim tiêm. Sau đó, máu được chứa trong một lọ kín khí gắn với kim và gửi đến phòng thí nghiệm.

Quy trình thực hiện xét nghiệm HDL-Cholesterol

Quy trình xét nghiệm HDL-Cholesterol rất đơn giản

Cô Chú, Anh Chị có thể thấy châm chích tại vị trí kim tiêm lấy máu. Đôi khi người được xét nghiệm cảm thấy choáng váng hoặc xây xẩm nhẹ sau khi xét nghiệm. Điều này có thể được khắc phục bằng cách nghỉ ngơi, ăn nhẹ hoặc uống nước đường.

Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm HDL-Cholesterol, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thêm các chỉ số khác như LDL-Cholesterol, Triglyceride, Cholesterol toàn phần để đưa ra kết luận chính xác nhất.

Đối tượng bị bệnh tim mạch có thể trồng răng Implant được không

Đối tượng mắc bệnh tim mạch có thể trồng răng Implant được và tại Dr. Care có xét nghiệm máu, xác định chỉ số HDL - Choles cũng như thăm khám và kết hợp với Bác sĩ chuyên khoa bệnh tim để lên kế hoạch điều trị cho Cô Chú, Anh Chị.

kK5ENoeME9k

Hầu hết bệnh nhân có tâm lý chung là khi thực hiện trồng Implant thường lo lắng, hồi hộp. Hơn thế nữa, người mắc bệnh lý về tim mạch dễ căng thẳng dẫn đến tăng huyết áp, tim đập mạnh, khó thở, ...

Thêm nữa, nhịp tim tăng cao cũng khiến áp lực máu trong thành mạch gia tăng, lưu lượng máu không ổn định, ảnh hưởng nhất định đến quá trình cấy ghép răng Implant. Dr. Care sẽ trấn an cũng như có đội ngũ ekip bác sĩ tổng quát theo dõi tình trạng của Cô chú, Anh Chị trong suốt quá trình trồng răng Implant.

Hướng dẫn cách cải thiện các chỉ số cholesterol trong máu

Những biện pháp giúp cải thiện cholesterol máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch bao gồm:

  • Chế độ ăn: Bổ sung đạm thực vật, nấu ăn với dầu thực vật, hạn chế chất béo bão hòa, tăng cường chất xơ như rau củ quả.

  • Chế độ tập luyện: Tập thể dục, bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, duy trì cân nặng dưới mức béo phì, tăng trọng.

  • Sử dụng thuốc: Đối với những trường hợp được chẩn đoán là tăng mỡ máu nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để giữ nồng độ lipid trong máu ở mức ổn định.

Hướng dẫn cách cải thiện các chỉ số cholesterol trong máu

Trồng Implant có giúp cải thiện tình trạng tim mạch?

Mất răng sẽ khiến Cô Chú, Anh Chị không thể ăn nhai những thức ăn dai, cứng, hệ tiêu hóa phải thường xuyên tiêu hóa thức ăn chưa được nhai nhuyễn. Lâu ngày với chế độ ăn nhai như thế sẽ khiến mọi người thiếu chất xơ và hấp thụ nhiều chất béo có hại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tim mạch.

Sau khi trồng răng Implant, khả năng ăn nhai sẽ được cải thiện gần như răng thật ,Cô Chú, Anh Chị sẽ có thể quay lại chế độ dinh dưỡng khoa học và cải thiện sức khỏe của mình một cách ngoạn mục.

WI35eAprjfY

Hơn thế nữa, răng Implant ăn nhai bề chắc nên thức ăn sẽ được nghiền nhuyễn, cơ thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng mà không phải chỉ hấp thụ chất béo có hại như lúc mất răng trước đây.

Ưu điểm của răng Implant:

  • Cải thiện sức khỏe: Không cần chọn lựa món ăn, không cần ăn thức ăn nấu quá kỹ (mất dinh dưỡng).

  • Vì chân răng implant được cố định trong xương hàm nên nó có khả năng chịu lực tương đối tốt, không bị hạn chế ăn nhai như các phương pháp phục hình răng mất khác. Bạn có thể thoải mái ăn những món dai, cứng, nóng, lạnh như răng thật.

Nói tóm lại, trồng răng Implant là giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện chức năng ăn nhai cũng như phục hồi thẩm mỹ cho mọi người. Tuy nhiên, khi trồng răng Implant cũng nên cân bằng chỉ số HDL-Cholesterol trong máu để ổn định sức khỏe tim mạch. Mục đích là để giữ trạng thái cơ thể ở mức tối ưu nhất. Cũng như hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra để quá trình trồng răng implant đạt được kết quả tối ưu nhất.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề