[CHI TIẾT] NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ - BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Gây tê là phương pháp vô cảm phổ biến chiếm tới hơn 50% các trường hợp trong thủ thuật, phẫu thuật. Tuy nhiên thuốc tê cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào khi đưa vào cơ thể có tỷ lệ gây ra dị ứng hay sốc phản vệ nhất định, nha khoa và y tế khác còn gọi là ngộ độc thuốc tê. Ngộ độc thuốc tê có thể cướp đi sinh mạng người bệnh nếu không được nhận biết và xử lý kịp thời.

Ngộ độc thuốc gây tê nguy hiểm như thế nào?

Ngộ độc thuốc tê là một tình trạng nguy hiểm xảy ra khi thuốc tê xâm nhập vào máu với nồng độ cao và gây ra tác dụng độc hại cho cơ thể. Thuốc tê thường được sử dụng để gây tê cục bộ, giúp giảm đau trong các thủ thuật y tế như phẫu thuật, nha khoa, nội soi,... Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thuốc tê có thể xâm nhập vào máu qua mạch máu hoặc do tiêm nhầm vào mạch, dẫn đến ngộ độc.

Theo FAERS, trong số 12714 báo cáo ADR liên quan tới các trường hợp sử dụng thuốc gây tê của FDA (Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ) thì có tới 578 trường hợp nghi ngờ ngộ độc thuốc tê. Còn trong cơ sở dữ liệu Quốc gia về ADR tại Việt Nam năm 2018 thì có tới 123 báo cáo liên quan tới các tai biến thuốc gây tê.

Ngộ độc thuốc gây tê nguy hiểm như thế nào?
Ngộ độc thuốc gây tê có thể tử vong

Ngộ độc thuốc gây tê có thể cướp đi sinh mạng của bệnh nhân vô cùng nhanh chóng. Chính vì vậy, các cán bộ y tế cần hết sức cẩn trọng trong quá trình chữa trị, xử trí kịp thời khi bệnh nhân có các dấu hiệu đáng nghi và cấp cứu khi có các dấu hiệu ngộ độc nguy hiểm.

Dấu hiệu lâm sàng ngộ độc thuốc tê

Triệu chứng ngộ độc thuốc tê thường biểu hiện trên hai cơ quan chính là hệ thần kinh và hệ tim mạch. Nhưng tùy từng loại thuốc tê, đường dùng, liều lượng mà biểu hiện sẽ khác nhau:

Biểu hiện trên hệ thần kinh trung ương

Hệ thần kinh trung ương (CNS) là một trong những cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi xảy ra ngộ độc thuốc tê. Biểu hiện của ngộ độc thuốc tê trên hệ thần kinh trung ương có thể được chia thành hai giai đoạn chính: giai đoạn kích thích và giai đoạn ức chế.

Giai đoạn kích thích

  • Dấu hiệu gợi ý: Xuất hiện sớm, thường trong vòng 1-5 phút sau khi tiêm thuốc tê. Bao gồm: Đắng miệng, tê quanh miệng, ù tai, nhìn mờ, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, khó chịu,...

  • Kích thích: Xuất hiện sau giai đoạn gợi ý, thường trong vòng 5-10 phút sau khi tiêm thuốc tê. Biểu hiện bao gồm: Kích động, trợn mắt, đảo nhãn cầu, nói nhảm, lú lẫn, run giật, co giật,...

Giai đoạn ức chế

  • Giảm tri giác: Bắt đầu từ giai đoạn kích thích, biểu hiện: Ngủ lơ mơ, đờ đẫn,...

  • Hôn mê: Mất ý thức hoàn toàn, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Dấu hiệu lâm sàng ngộ độc thuốc tê
Hoa mắt, chóng mặt là dấu hiệu gợi ý ngộ độc thuốc tê

Ngoài ra, ngộ độc thuốc tê trên hệ thần kinh trung ương còn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Methemoglobinemia: Giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, có thể dẫn đến tổn thương não và các cơ quan khác.

  • Tổn thương thần kinh: Có thể dẫn đến tê liệt hoặc yếu cơ.

Biểu hiện trên hệ tim mạch

Tim mạch là một trong những hệ thống chịu ảnh hưởng nặng nề bởi ngộ độc thuốc tê. Biểu hiện của ngộ độc thuốc tê trên tim mạch có thể xuất hiện nhanh chóng và gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp:

  • Nhịp tim nhanh: Đây là biểu hiện phổ biến nhất, có thể xảy ra do tác dụng trực tiếp của thuốc tê lên tim hoặc do kích thích hệ thần kinh trung ương.

  • Loạn nhịp tim: Rối loạn nhịp tim có thể bao gồm nhịp tim nhanh kịch phát, nhịp tim đập không đều, rung tâm nhĩ, block nhĩ thất, nhịp nhanh thất, rung thất, xoắn đỉnh, vô tâm thu.... Đây là những tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến suy tim và tử vong.

  • Hạ huyết áp: Do tác dụng giãn mạch của thuốc tê, huyết áp có thể giảm xuống mức nguy hiểm, gây ra tình trạng choáng váng, ngất xỉu, thậm chí hôn mê.

  • Ngừng tim: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của ngộ độc thuốc tê trên tim mạch, có thể xảy ra do rối loạn nhịp tim nặng hoặc suy tim cấp.

Dấu hiệu lâm sàng ngộ độc thuốc tê
Người bệnh có thể hạ huyết áp, ngừng tim khi ngộ độc thuốc tê

Ngoài ra, ngộ độc thuốc tê trên tim mạch còn có thể gây ra một số biến chứng khác như:

  • Tổn thương cơ tim: Có thể dẫn đến suy tim.

  • Rối loạn nhịp tim sau tai biến: Có thể xảy ra sau khi ngộ độc thuốc tê được điều trị.

Xem thêm: Trồng răng implant all on 4 giá bao nhiêu?

Dấu hiệu khác

Với các trường hợp sử dụng thuốc tê kèm Adrenalin thì có thể có triệu chứng của Adrenalin kèm theo như đánh trống ngực, nhức đầu, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp và loạn nhịp thất. Bệnh nhân dùng Benzocain, Prilocaine, hoặc Lidocaine có thể có Methemoglobin huyết.

Các phản ứng dị ứng như nổi mày đay, co thắt phế quản… không phổ biến và hầu như chỉ xảy ra với thuốc nhóm ester. Một số thuốc sử dụng Methylparaben làm chất bảo quản cũng có thể gây phản ứng cho bệnh nhân.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc tê

Ngộ độc thuốc tê là một biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình gây tê, gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:

Tiêm thuốc tê vào mạch máu

Tiêm thuốc tê vào mạch máu là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thuốc tê. Khi thuốc tê được tiêm vào mạch máu, nó sẽ nhanh chóng xâm nhập vào máu và di chuyển đến não và các cơ quan khác, dẫn đến nồng độ thuốc cao trong cơ thể.

Liều lượng thuốc tê cao

Việc sử dụng liều lượng thuốc tê cao hơn mức khuyến cáo có thể dẫn đến ngộ độc, đặc biệt là ở những bệnh nhân có sức khỏe yếu, người già, trẻ em, người nhạy cảm với thuốc hoặc những người có thể trạng đặc biệt.

Tốc độ tiêm thuốc tê nhanh

Tiêm thuốc tê quá nhanh có thể khiến nồng độ thuốc trong máu tăng đột ngột, dẫn đến ngộ độc do cơ thể chưa kịp đáp ứng với thuốc.

Vị trí tiêm thuốc tê

Một số vị trí tiêm thuốc tê có nguy cơ cao gây ngộ độc hơn, ví dụ như vùng đầu, cổ, bẹn,... do có nhiều mạch máu lớn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc tê
Tiêm thuốc tê tại vùng đầu, cổ,... có thể dễ dàng gây ngộ độc thuốc tê

Tương tác thuốc

Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc tê, làm tăng nguy cơ ngộ độc. Ví dụ như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chẹn beta,...

Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân

Một số bệnh nhân có sức khỏe yếu, mắc các bệnh lý tim mạch, gan, thận,... có nguy cơ cao bị ngộ độc thuốc tê hơn so với người bình thường.

Kỹ thuật trong quá trình gây tê chưa chính xác

Việc thực hiện sai kỹ thuật tiêm, sử dụng dụng cụ gây tê không đảm bảo vệ sinh,... cũng có thể dẫn đến ngộ độc thuốc tê.

Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân vừa đề cập, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc tê, bao gồm:

  • Tuổi tác: Trẻ em và người cao tuổi có nguy cơ cao bị ngộ độc thuốc tê hơn so với người trưởng thành.

  • Mang thai: Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị ngộ độc thuốc tê do sự thay đổi về thể tích máu và lưu lượng máu.

  • Cho con bú: Thuốc tê có thể xâm nhập vào sữa mẹ và gây hại cho trẻ sơ sinh.

Xử trí ngộ độc thuốc tê theo Bộ y tế

Khi có trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc thuốc gây tê, việc xử trí lúc này nhất định phải có bác sĩ can thiệp. Theo đó cần thực hiện ngay các biện pháp xử trí sau đây:

Bước 1: Dừng tiêm thuốc tê ngay lập tức

Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc cấp cứu ngộ độc thuốc tê. Việc tiếp tục tiêm thuốc có thể khiến tình trạng bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn.

Bước 2: Gọi hỗ trợ

Cần thông báo cho nhân viên y tế ngay lập tức để được hỗ trợ. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh nhân và đưa ra các biện pháp xử trí thích hợp.

Bước 3: Sử dụng hộp cấp cứu ngộ độc thuốc tê

Hộp cấp cứu ngộ độc thuốc tê thường bao gồm các loại thuốc và dụng cụ cần thiết để xử trí ngộ độc thuốc tê:

  • Thở oxy 100%, đặt nội khí quản thở máy nếu cần.

  • Truyền Lipid 20% Kiểm soát đường thở bằng cách tiêm tĩnh mạch 1,5nl/kg Lipid 20% trong 2-3 phút, truyền duy trì 0,25ml/kg/phút. Nếu tình trạng bệnh nhân vẫn chưa ổn định cần tiêm nhắc lại 1-2 lần với liều tương tự (1,5ml/kg). Tổng liều không vượt quá 12ml/kg hay 1000ml trong 30 phút.

  • Điều trị co giật: Benzodiazepin (Midazolam) tránh dùng Propofol nhất là ở những bệnh nhân huyết động không ổn định

  • Điều trị nhịp chậm: Atropine

  • Trường hợp ngừng tim: cấp cứu ngay. Hồi sinh tim phổi. Gọi đơn vị tim phổi nhân tạo gần nhất dùng ngay Lipid 20% và liều Adrenalin 1 μg/kg. Rung thất: sốc điện. Không sử dụng: Vasopressin, thuốc chẹn kênh Calci, thuốc ức chế Beta hoặc các loại thuốc tê khác.

Xử trí ngộ độc thuốc tê theo Bộ y tế
Hộp cấp cứu xử trí phản vệ, ngộ độc thuốc tê

Bước 4: Theo dõi bệnh nhân

Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ sau khi cấp cứu ngộ độc thuốc tê. Việc theo dõi bao gồm theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, chức năng tim mạch và chức năng thần kinh. Bệnh nhân có thể cần phải ở lại bệnh viện để được theo dõi thêm.

Bên cạnh các bước xử trí ngộ độc thuốc tê, một số cách để làm tan thuốc tê nhanh chóng, giảm cảm giác tê sau khi tiêm thuốc tê như: Chườm ấm, massage, uống nhiều nước,...

Thời gian tác dụng của thuốc tê phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Loại thuốc tê: Có nhiều loại thuốc tê khác nhau, mỗi loại có thời gian tác dụng khác nhau. Ví dụ, lidocaine thường có tác dụng trong 1-2 giờ, trong khi Bupivacaine có thể có tác dụng trong 4-8 giờ,...

  • Liều lượng: Liều lượng thuốc tê càng cao, thời gian tác dụng càng lâu.

  • Cách sử dụng: Thuốc tê được tiêm vào da, cơ hoặc tủy sống sẽ có thời gian tác dụng khác nhau. Thuốc tê tiêm vào da thường có tác dụng ngắn nhất, trong khi thuốc tê tiêm vào tủy sống có thể có tác dụng lâu nhất.

  • Tình trạng sức khỏe: Các yếu tố như tuổi tác, trọng lượng cơ thể, chức năng gan và thận cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian tác dụng của thuốc tê.

Thông thường, thuốc tê sẽ tan hết trong vòng vài giờ. Tuy nhiên, cảm giác tê có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào các yếu tố trên.

Yếu tố nguy cơ và dự phòng ngộ độc thuốc gây tê

Để tránh ngộ độc thuốc tê cần cân nhắc các yếu tố sau đây:

Sử dụng thuốc tê hợp lý

Nguyên tắc: Sử dụng liều thấp nhất có thể để đạt được hiệu quả tê mong muốn, ưu tiên nồng độ thuốc tê thấp nhất có tác dụng.

Lưu ý:

  • Tránh sử dụng liều cao hơn mức cần thiết.

  • Tham khảo hướng dẫn sử dụng cụ thể cho từng loại thuốc tê.

  • Cân nhắc các yếu tố như: thể trạng bệnh nhân, vị trí tiêm, loại phẫu thuật.

Đối tượng cần theo dõi sát sao

Nhóm nguy cơ cao: Trẻ em, người cao tuổi, suy yếu, suy kiệt, suy tim, rối loạn dẫn truyền nhịp tim, protein máu thấp.Nhóm này thường nhạy cảm hơn với tác dụng của thuốc tê, dễ xảy ra ngộ độc:

  • Theo dõi sát sao các dấu hiệu sinh tồn và tình trạng bệnh nhân trong và sau khi tiêm.

  • Sử dụng liều thuốc tê thấp hơn so với thông thường.

  • Chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp cấp cứu kịp thời.

Kỹ thuật tiêm an toàn

Hút ngược 1-2ml dung dịch trước mỗi lần tiêm, quan sát kỹ xem có máu hay không nhằm phát hiện sớm tình trạng tiêm thuốc tê vào mạch máu, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc. Tiêm thuốc tê chậm, từ từ, theo dõi phản ứng của bệnh nhân giúp cơ thể thích nghi dần với thuốc, hạn chế tác dụng phụ.

Trao đổi với bệnh nhân về cảm giác trong quá trình tiêm, lắng nghe các dấu hiệu bất thường nhằm phát hiện sớm các triệu chứng ngộ độc thuốc tê.

Theo dõi chặt chẽ

Sử dụng monitor để theo dõi các dấu hiệu sinh tồn như huyết áp, mạch, nhịp thở, SpO2 ít nhất 30 phút trước, trong và sau khi tê nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, có thể báo hiệu ngộ độc thuốc tê.

Bên cạnh đó, nhân viên y tế có chuyên môn cần theo dõi bệnh nhân ít nhất 30 phút sau khi gây tê để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, kịp thời xử lý các tình huống nguy cấp. Cẩn trọng với ngộ độc thuốc tê ngay cả khi:

  • Sử dụng liều thấp

  • Tê dưới da

  • Tê niêm mạc

  • Phẫu thuật viên tự thực hiện tê

  • Sau khi tháo garo

Yếu tố nguy cơ và dự phòng ngộ độc thuốc gây tê
Để tránh ngộ độc thuốc tê cần tiêm đúng liều lượng và đúng cách

Chẩn đoán xác định ngộ độc thuốc tê như thế nào?

Chẩn đoán xác định ngộ độc thuốc tê, đánh giá mức độ nặng của ngộ độc được dựa trên sự kết hợp các yếu tố lâm sàng, yếu tố nguy cơ, kết quả xét nghiệm cận lâm sàng và phải được xử trí theo phác đồ điều trị ngộ độc thuốc tê của Bộ Y tế:

  • Dựa vào triệu chứng lâm sàng bao gồm các triệu chứng gợi ý về thần kinh trung ương, rối loạn tim mạch,...

  • Dựa vào các yếu tố nguy cơ như: Sử dụng thuốc tê liều cao, nồng độ cao, tiêm thuốc tê vào mạch máu, có tiền sử dị ứng thuốc tê,...

  • Xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá mức độ ngộ độc thuốc tê như: Xét nghiệm máu: đo nồng độ thuốc tê trong máu, điện giải đồ, chức năng gan, thận,.. Điện não đồ (EEG), Điện tim(ECG),...

Chẩn đoán xác định ngộ độc thuốc tê như thế nào?
Chẩn đoán xác định ngộ độc thuốc tê cần được đưa ra chính xác để có phương án xử trí kịp thời

Tình trạng xây xẩm, tim đập nhanh sau khi tiêm thuốc tê nhổ răng, có phải dị ứng không?

Tình trạng xây xẩm, tim đập nhanh sau khi tiêm thuốc tê nhổ răng có thể do nhiều nguyên nhân không nhất thiết chỉ do nguyên nhân dị ứng, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Tác dụng phụ của thuốc tê.

  • Cảm giác lo lắng, sợ hãi trước khi thực hiện thủ thuật có thể dẫn đến các triệu chứng như tim đập nhanh, xây xẩm mặt, đổ mồ hôi.

  • Không ăn uống đầy đủ trước khi tiêm thuốc tê có thể gây hạ đường huyết, dẫn đến các triệu chứng như xây xẩm mặt, tim đập nhanh, run rẩy.

  • Nếu thuốc tê được tiêm vào mạch máu, nó có thể nhanh chóng đi vào hệ thống tuần hoàn và gây ra các tác dụng phụ nặng hơn, bao gồm cả ngộ độc thuốc tê.

Tình trạng xây xẩm, tim đập nhanh sau khi tiêm thuốc tê nhổ răng, có phải dị ứng không?
Tình trạng xây xẩm, tim đập nhanh sau khi tiêm thuốc tê nhổ răng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Đối tượng nào dễ bị ngộ độc thuốc tê

Ngộ độc thuốc tê có thể xảy ra ở tất cả mọi người, tuy nhiên một số đối tượng dễ bị ngộ độc thuốc tê như:

Trẻ em

Trẻ em có tỷ lệ diện tích cơ thể so với trọng lượng cao hơn người lớn, dẫn đến việc nồng độ thuốc tê trong máu cao hơn khi tiêm cùng liều. Hệ thống chuyển hóa và bài tiết thuốc của trẻ em chưa hoàn thiện, khiến thuốc tê lưu lại trong cơ thể lâu hơn.

Trẻ em thường sợ hãi và lo lắng khi đi khám nha khoa, dẫn đến tăng nhịp tim và huyết áp, khiến nhạy cảm hơn với tác dụng của thuốc tê.

Người cao tuổi

Người cao tuổi thường có chức năng gan, thận suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa và bài tiết thuốc tê. Hệ thống tim mạch của người cao tuổi thường yếu hơn, khiến dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc tê như hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim. Người cao tuổi thường có nhiều bệnh lý nền, có thể tương tác với thuốc tê và làm tăng nguy cơ ngộ độc.

Người suy kiệt, suy dinh dưỡng

Những đối tượng này thường có lượng protein trong máu thấp, khiến thuốc tê dễ dàng liên kết với các protein trong mô và đi vào hệ thống tuần hoàn, dẫn đến ngộ độc. Hệ thống miễn dịch của họ cũng yếu hơn, khiến họ dễ bị nhiễm trùng sau khi tiêm thuốc tê.

Người có các bệnh lý tim mạch

Những đối tượng này thường có nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim, khiến họ nhạy cảm hơn với tác dụng của thuốc tê trên hệ tim mạch. Thuốc tê có thể làm nặng thêm các bệnh lý tim mạch hiện có, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Thuốc tê có thể làm thay đổi hoạt động điện của tim, dẫn đến các rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Người có tiền sử dị ứng thuốc tê

Những đối tượng này có nguy cơ cao bị dị ứng nặng khi tiếp xúc với thuốc tê, có thể dẫn đến sốc phản vệ và tử vong.

Đối tượng nào dễ bị ngộ độc thuốc tê
Người có tiền sử dị ứng thuốc tê cần cẩn trọng trước khi sử dụng

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị ngộ độc thuốc tê?

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc tê như:

Loại thuốc tê

  • Độc tính: Bupivacaine > Lidocaine > Ropivacaine > Hỗn hợp thuốc tê > Levobupivacaine

  • Nồng độ: Nồng độ thuốc tê càng cao, nguy cơ ngộ độc càng cao.

  • Thể tích: Thể tích thuốc tê càng lớn, nguy cơ ngộ độc càng cao.

Vị trí và loại gây tê

  • Vùng có mạch máu lớn: Tăng nguy cơ tiêm thuốc tê vào mạch máu (ví dụ: tê gian cơ bậc thang).

  • Vùng hấp thu thuốc tê cao: Da đầu, màng phổi, niêm mạc phế quản.

  • Kỹ thuật gây tê: Tê liên sườn > tê ống cùng > tê ngoài màng cứng > tê đám rối cánh tay > tê dưới da.

  • Phương thức sử dụng: Tiêm 1 liều > truyền liên tục.

Đặc điểm người bệnh

  • Rối loạn chức năng tim mạch, thận, gan.

  • Người cao tuổi, trẻ em, người suy kiệt, tiền sử dị ứng,...

  • Phụ nữ có thai.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ngộ độc thuốc tê:

  • Sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc.

  • Uống rượu bia hoặc sử dụng chất kích thích trước khi gây tê.

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị ngộ độc thuốc tê?
Bệnh nhân có tiền sử rối chức năng tim mạch, thận, gan,... cũng làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc tê

Liệu pháp trồng răng Implant có phải gây mê không?

Việc thực hiện liệu pháp trồng răng Implant có thể sử dụng hoặc không sử dụng gây mê, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Số lượng răng cần cấy ghép: Cấy ghép nhiều răng trong một lần có thể cần gây mê để đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho bệnh nhân.

  • Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: Những bệnh nhân có các bệnh lý tim mạch, hô hấp, hoặc lo âu có thể cần gây mê để đảm bảo an toàn trong quá trình phẫu thuật.

  • Sở thích của bệnh nhân: Một số bệnh nhân có thể lựa chọn gây tê thay vì gây mê do lo ngại về tác dụng phụ của thuốc mê.

Thông thường, việc cấy ghép Implant sử dụng gây tê tại chỗ, nghĩa là thuốc tê sẽ được tiêm trực tiếp vào khu vực cần cấy ghép. Phương pháp này có thể mang lại hiệu quả giảm đau tốt và giúp bệnh nhân tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật.

Liệu pháp trồng răng Implant có phải gây mê không?
Trồng răng Implant thường được áp dụng phương pháp gây tê

Các phương pháp gây tê trong phẫu thuật Implant

Dưới đây là các phương pháp gây tê thường sử dụng trong phẫu thuật Implant:

Tiền mê

Tiền mê trong cấy ghép implant là phương pháp sử dụng thuốc gây mê để làm mất ý thức và cảm giác đau của bệnh nhân trong suốt quá trình phẫu thuật cấy ghép implant. Khác với gây tê, tiền mê giúp bệnh nhân hoàn toàn không cảm nhận được gì trong khi phẫu thuật, bao gồm cả cảm giác đau, sợ hãi và lo lắng nhưng vẫn tỉnh táo.

Gây tê ở vùng cấy ghép

Gây tê ở vùng cấy ghép Implant là phương pháp phổ biến sử dụng thuốc tê để làm tê một vùng cụ thể trên cơ thể, bao gồm cả vùng cấy ghép Implant trước khi thực hiện phẫu thuật. Mục đích của gây tê là giúp bệnh nhân không cảm thấy đau đớn trong quá trình phẫu thuật, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ thực hiện thao tác chính xác hơn.

Có hai loại gây tê chính được sử dụng trong cấy ghép implant:

  • Gây tê tại chỗ: Thuốc tê được tiêm trực tiếp vào vùng cần cấy ghép Implant. Loại gây tê này thường được sử dụng cho các trường hợp phẫu thuật đơn giản, ít xâm lấn.

  • Gây tê thần kinh: Thuốc tê được tiêm vào dây thần kinh chi phối cảm giác ở vùng cấy ghép Implant. Loại gây tê này thường được sử dụng cho các trường hợp phẫu thuật phức tạp, cần thao tác nhiều.

Liệu pháp trồng răng Implant có phải gây mê không?
Gây tê ở vùng cấy ghép implant là phương pháp phổ biến

Sự khác biệt giữa gây tê và tiền mê trong cấy ghép Implant:

Gây tê

Tiền mê

Cách sử dụng

Bằng đường tiêm

Bằng đường hô hấp, tiêm

Ảnh hưởng

Người bệnh chỉ mất cảm giác đau nhưng không mất ý thức

Giúp người bệnh mất cảm giác toàn thân, thông qua việc gây ngủ, mất ý thức

Ưu điểm

  • Ít xâm lấn, an toàn

  • Dễ thực hiện, chi phí thấp

  • Thời gian chờ thuốc có hiệu lực ngắn

  • Có tác dụng kéo dài

  • Tiến hành nhanh

  • Bệnh nhân không lo lắng, sợ hãi

Nhược điểm

  • Thời gian tác dụng ngắn

  • Vùng mất cảm giác nhỏ

  • Bệnh nhân mất nhiều thời gian để hồi sức

  • Yêu cầu trang thiết bị phức tạp, đắt tiền

Dr. Care có đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh và phòng ngừa nhiễm khuẩn theo chuẩn của Bộ Y tế, trong quá trình cấy Implant không?

Dr. Care là nha khoa chuyên sâu về trồng răng Implant cho người trung niên với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ bác sĩ tay nghề cao. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho khách hàng, Dr. Care áp dụng quy trình vô trùng nghiêm ngặt theo chuẩn của Bộ Y tế trong quá trình cấy Implant.

Cơ sở vật chất hiện đại

Nha Khoa Dr. Care tự hào sở hữu hệ thống trang thiết bị nha khoa tiên tiến, hiện đại hiện nay, được nhập khẩu trực tiếp từ các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực nha khoa như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc... Nhờ vậy, Dr. Care cam kết mang đến cho quý khách hàng trải nghiệm điều trị chất lượng, hiệu quả và an toàn tuyệt đối. Điểm nổi bật về hệ thống trang thiết bị tại Nha Khoa Dr. Care:

  • Máy chụp X-quang Conebeam CT (CBCT): Cung cấp hình ảnh 3D sắc nét, chi tiết, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác các vấn đề về răng miệng, từ đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu.

  • Máy quét 3D: Tạo dấu mẫu răng chính xác, hỗ trợ đắc lực cho việc chế tác mão răng, cầu răng, hàm giả... đảm bảo độ khít sát hoàn hảo và tính thẩm mỹ cao.

  • Máy cắm Implant: Hệ thống máy cắm Implant hiện đại, cùng bộ mũi khoan riêng biệt cho từng dòng trụ Implant, giúp thao tác cấy ghép chính xác, nhanh chóng và ít xâm lấn.

  • Máy vô trùng: Tiệt trùng dụng cụ nha khoa một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn vệ sinh cho quý khách hàng.

Hệ thống vô trùng khép kín

Trong nha khoa nói chung và trồng răng Implant nói riêng, tiêu chuẩn về vô trùng đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng điều trị và sự an toàn của Khách hàng. Với hệ thống máy móc hiện đại được nhập khẩu từ châu Âu, Dr. Care bảo đảm tuân thủ tuyệt đối quy trình vô trùng trong điều trị.

Các dụng cụ y tế tái sử dụng điều được vệ sinh, khử khuẩn, tiệt trùng cẩn thận, đóng gói kỹ lưỡng. Tất cả đều được thực hiện nghiêm ngặt trong quy trình 7 bước khép kín, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn khắt khe của Bộ Y tế.

Dr. Care có đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh và phòng ngừa nhiễm khuẩn theo chuẩn của Bộ Y tế, trong quá trình cấy Implant không?
Hệ thống vô trùng tại Nha khoa Dr. Care

Quy trình phòng ngừa và xử trí tai biến nghiêm ngặt

Tại Dr. Care - Implant Clinic luôn đặt sự an toàn của khách hàng lên hàng đầu, áp dụng quy trình phòng ngừa và xử trí tai biến nghiêm ngặt để đảm bảo Cô Chú, Anh Chị đều được điều trị trong môi trường an toàn và hiệu quả nhất.

Quy trình phòng ngừa tai biến

  • Khám sức khỏe tổng quát: Trước khi thực hiện bất kỳ dịch vụ nha khoa nào, khách hàng đều được khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng sức khỏe và xác định các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn.

  • Tư vấn kỹ lưỡng: Bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết về dịch vụ, giải thích rõ ràng các nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra, đồng thời lấy ý kiến đồng ý của khách hàng trước khi tiến hành điều trị.

  • Sử dụng trang thiết bị hiện đại: Nha Khoa Dr. Care trang bị đầy đủ các thiết bị nha khoa hiện đại, tiên tiến, được nhập khẩu từ các nước uy tín trên thế giới. Các thiết bị này giúp đảm bảo độ chính xác cao trong chẩn đoán và điều trị, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tai biến.

  • Vô trùng dụng cụ y tế: Nha Khoa Dr. Care thực hiện quy trình vô trùng dụng cụ y tế nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách hàng.

  • Đội ngũ bác sĩ tay nghề cao: Nha Khoa Dr. Care quy tụ đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, luôn cập nhật những kiến thức và kỹ thuật nha khoa mới nhất.

Dr. Care có đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh và phòng ngừa nhiễm khuẩn theo chuẩn của Bộ Y tế, trong quá trình cấy Implant không?
Đội ngũ bác sĩ tay nghề cao tại Dr. Care có kinh nghiệm xử trí tai biến

Quy trình xử trí tai biến

  • Phát hiện sớm: Nha Khoa Dr. Care luôn theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của khách hàng trong suốt quá trình điều trị. Nhờ vậy, các tai biến có thể được phát hiện sớm và xử lý kịp thời.

  • Báo động khẩn cấp: Ngay khi phát hiện tai biến, nhân viên y tế sẽ lập tức báo động khẩn cấp để kích hoạt quy trình xử trí.

  • Cấp cứu ban đầu: Bác sĩ sẽ tiến hành cấp cứu ban đầu cho khách hàng, đảm bảo các chức năng sống được duy trì ổn định.

  • Chuyển viện khẩn cấp: Nếu cần thiết, khách hàng sẽ được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa để được điều trị tiếp tục.

  • Theo dõi và hỗ trợ sau tai biến: Nha Khoa Dr. Care sẽ theo dõi và hỗ trợ khách hàng sau tai biến để đảm bảo sức khỏe và tinh thần của khách hàng được hồi phục tốt nhất.

Ngộ độc thuốc tê là một biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong quá trình gây tê hoặc phẫu thuật gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Tuy nhiên, ngộ độc thuốc tê hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu tuân thủ các biện pháp an toàn và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề
img-right-banner
img-right-bannerimg-right-banner