Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH
CHUYÊN NGÀNH:
Răng trám bị đau khi nhai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như: Vật liệu trám răng kém chất lượng, kỹ thuật trám yếu, răng đã bị hoại tử tủy,... Tùy thuộc vào mức độ đau nhức và thời điểm xuất hiện tình trạng này mà cách khắc phục cũng khác nhau. Cô Chú, Anh Chị theo dõi bài viết sau đây của Dr. Care để tìm hiểu nguyên nhân chi tiết và cách khắc phục hiệu quả.
Các trường hợp răng trám bị nhức
Nhiều trường hợp sau khi trám răng lại gặp phải tình trạng răng trám bị đau khi nhai, gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống và cả cuộc sống hằng ngày. Tình trạng răng trám bị nhức thường xuất hiện ở 2 trường hợp sau:
Vừa trám răng xong, bị nhức răng
Răng vừa mới trám xong bị nhức và xuất hiện cảm giác ê buốt trong vài ngày đầu là điều thường gặp do thời điểm này thuốc tê hết tác dụng. Bên cạnh đó, vật liệu trám còn chưa ổn định và tương thích với răng nên răng sẽ nhạy cảm hơn bình thường khi ăn nhai.
Chính vì vậy, vừa trám răng xong có cảm giác đau nhức thì Cô Chú, Anh Chị đừng quá lo lắng vì sau 2 - 3 ngày tình trạng răng trám bị nhức sẽ thuyên giảm và biến mất khi vật liệu trám bắt đầu tương thích với răng.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn kéo dài nhiều ngày gây khó chịu thì Cô Chú, Anh Chị cần đến Nha khoa để Bác sĩ kịp thời thăm khám và điều trị, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.
Răng trám lâu ngày bị nhức
Đối với trường hợp răng trám lâu ngày bị nhức phải làm sao? Cô Chú, Anh Chị cần chủ động đến gặp Bác sĩ để kiểm tra ngay vì tình trạng răng lúc này đang bị kích ứng, tổn thương. Bên cạnh đó, răng trám lâu ngày thì vật liệu trám đã bị mòn, sứt mẻ nên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại tấn công vào bên trong tủy, gây tổn thương, đau nhức.
Xem thêm: Trồng răng Implant toàn hàm all on 6 giá bao nhiêu?
Nguyên nhân khiến răng trám bị nhức
Nguyên nhân khiến răng trám bị nhức, bị đau khi nhai thường là do vật liệu trám bị vỡ, mẻ hoặc bong nứt. Lúc này, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong tủy răng và gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt. Tuy nhiên, một số trường hợp đau nhức do bị tổn thương tại lợi, nướu và chân răng,... Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến răng đau nhức:
Dị ứng chất liệu trám
Chất liệu trám là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả trám răng cho Cô Chú, Anh Chị. Hiện nay, một vài nha khoa vì chạy theo lợi nhuận nên sử dụng vật liệu trám trôi nổi, không đảm bảo chất lượng nên dẫn đến kích ứng răng miệng hoặc miếng trám dễ bị nứt mẻ sau thời gian ngắn sử dụng.
Ngoài ra, một số khách hàng gặp phải tình trạng dị ứng với vật liệu trám nên răng trám bị đau, cảm giác khó chịu khi nhai. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ thì có trường hợp phản ứng dị ứng với vật liệu trám bạc vì sau khi trám răng, khách hàng có biểu hiện ngứa hoặc phát ban. Chính vì vậy, Bác sĩ cần thăm hỏi trước về bệnh sử của khách hàng để sử dụng chất liệu trám phù hợp trước khi thực hiện.
Sâu răng
Răng trám bị nhức còn xuất phát từ nguyên nhân răng bị sâu, vi khuẩn trong miệng tạo ra axit và tấn công men răng. Cơn đau có thể tập trung vào vị trí bị sâu răng và trở nên âm ỉ kéo dài khi có áp lực lên răng. Tình trạng này nếu không được xử lý thì lỗ hổng ngày càng lớn khiến Cô Chú, Anh Chị bị đau răng nghiêm trọng, nhiễm trùng, thậm chí mất răng.
Miếng trám cũ bị hỏng
Trên thực tế, miếng trám răng sẽ không tồn tại mãi, tuổi thọ thường dao động khoảng vài năm. Chính vì vậy, khi miếng trám bị lỏng hoặc vỡ sẽ gây ra cảm giác ê buốt và đau nhức, khó chịu. Lúc này, Cô Chú, Anh Chị nên đến Nha khoa ngay lập tức để thay miếng trám mới, tránh để lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí trồng răng Implant
Áp xe răng
Áp xe răng là một tình trạng xảy ra gây khó chịu và đau đớn với nhiều cấp độ khác nhau. Khi Cô Chú, Anh Chị bị áp xe răng thì không được trì hoãn điều trị mà cần đến Nha khoa để Bác sĩ kịp thời xử lý. Áp xe răng không chỉ khiến răng trám bị đau mà còn khiến răng trở nên nhạy cảm, nướu bị sưng nặng, hôi miệng và thậm chí gây sốt. Trám răng có thể gây áp xe răng bởi vì kỹ thuật trám răng còn hạn chế từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng.
Vệ sinh không đúng cách
Khi trám răng nếu không biết cách chăm sóc răng miệng hoặc thường xuyên ăn thức ăn quá cứng, quá dai và sử dụng thực phẩm chứa nhiều axit,… sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều độ bền của răng trám. Lúc này, miếng trám sẽ bị vỡ, sứt mẻ và bong tróc ra ngoài nên vi khuẩn sẽ tấn công gây ra các bệnh lý răng miệng như: Viêm nha chu, sâu răng, viêm xung quanh miếng trám làm đau nhức.
Răng bị nhạy cảm
Răng trám có thể nhạy cảm và ê buốt thường xuất hiện hơn khi răng chịu những kích thích từ việc ăn các loại thức ăn hoặc đồ uống chứa đường và nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Lúc này, phần ngà răng đã bị ăn mòn và các tác nhân bên ngoài kích thích các dây thần kinh bên trong răng, từ đó tạo ra cơn đau nhức, ê buốt kéo dài.
Viêm tủy
Viêm tủy răng có thể diễn biến qua nhiều giai đoạn, nhiều dạng thương tổn khác nhau do do vi khuẩn tồn tại ở trong miệng, xâm nhập và gây ảnh hưởng đến tủy. Tủy răng bị viêm sẽ làm các tế bào hoạt động mạnh mẽ và lượng máu lưu thông tăng áp lực bên trong tủy. Ở giai đoạn này, Cô Chú, Anh Chị sẽ cảm thấy đau nhức, buốt tận óc, đặc biệt phải chịu đựng cơn đau kéo dài khi ăn nhai hoặc tiếp xúc với thức ăn nóng hay lạnh. Tình trạng viêm tủy răng sau khi trám thường xuất phát từ việc Cô Chú, Anh Chị không điều trị tủy trước đó.
Viêm nhiễm vùng quanh răng trám
Viêm nhiễm vùng quanh răng trám gây đau nhức cũng là tình trạng thường gặp và xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Viêm quanh răng do vi khuẩn gây ra nên thường lây lan rất nhanh, thậm chí ở cả hai hàm trong khoảng thời gian ngắn. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của Cô Chú, Anh Chị. Do đó, đây là bệnh lý nguy hiểm nên cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
[cta-insite]
Răng bị tổn thương trước khi trám
Một số trường hợp bị tổn thương răng do các bệnh lý răng miệng gây ra hoặc bị chấn thương thì trám răng chỉ giúp bảo tồn răng trong một thời gian ngắn. Do đó, theo thời gian sử dụng thì miếng trám sẽ có kẽ hở và thức ăn kẹt lại ở các kẽ răng, phần bị mẻ sứt tạo ra vi khuẩn gây viêm nhiễm, gây đau nhức.
Răng bị nhiễm trùng sau khi trám
Răng bị nhiễm trùng sau khi trám là tình trạng số lượng vi khuẩn phát triển quá mức ở quanh chóp răng hoặc chân răng do chế độ ăn uống, vệ sinh không đúng cách. Lúc này, vùng răng bị tổn thương trở nên nhạy cảm hơn, có dấu hiệu đau nhức kéo dài. Vì vậy, Cô Chú, Anh Chị cần nhận biết các dấu hiệu nhiễm trùng chân răng sau khi trám để xử lý kịp thời, hạn chế những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Miếng trám răng bị hở
Trong quá trình sử dụng, miếng trám răng có thể bị bung ra, hở bất cứ lúc nào, cụ thể là khi miếng trám va chạm với thức ăn. Nếu Cô Chú, Anh Chị chủ quan, không xử lý tình trạng này kịp thời thì vi khuẩn sẽ hình thành và dễ dàng tấn công, gây đau nhức lên răng. Cô Chú, Anh Chị nên trám lại hoặc sử dụng các phương pháp điều trị khác để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ của hàm răng.
Dấu hiệu nhận biết răng trám bị hư
Trám răng là kỹ thuật đơn giản trong nha khoa nhưng vẫn xuất hiện nhiều trường hợp răng trám bị hư khiến quá trình ăn uống và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Dưới đây là những dấu hiệu giúp Cô Chú, Anh Chị nhận biết răng trám bị hư để kịp thời xử lý, tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe:
Cảm giác răng bị thốn khi ăn
Sau khi trám răng nếu xuất hiện lỗ sâu răng sâu thì khi ăn nhai thức ăn sẽ bị giắt vào trong lỗ sâu, gây đau răng khi nhai. Ngoài ra, Cô Chú, Anh Chị cũng chịu đựng cơn ê buốt răng, nhạy cảm với những thức ăn nóng, lạnh, nóng. Cô Chú, Anh Chị dễ dàng cảm nhận được cơn đau nhức này, nếu để lâu thì tình trạng sẽ nặng hơn, gây viêm tủy răng, thậm chí mất răng.
Tình trạng đau nhức răng kéo dài
Đau nhức răng kéo dài ở vùng răng trám không thuyên giảm là dấu hiệu cho biết răng trám bị hư. Răng thường bị viêm nướu, nhiễm trùng răng, hao mòn men răng hoặc mắc các bệnh lý răng miệng khác. Đau nhức răng kéo dài mà không điều trị thì có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng đến vị trí răng trám và gây ra nứt hoặc gãy răng.
Nhạy cảm với nhiệt độ
Khi răng trám tiếp xúc với món ăn có nhiệt độ thì Cô Chú, Anh Chị thường cảm nhận rõ cơn đau nhức xuyên qua răng vào nướu có thể lan ra khắp đầu. Răng bị mất men răng thì sẽ làm lộ ngà răng, kích thích đến dây thần kinh trong răng khiến răng trở nên nhạy cảm.
Sưng nướu răng quanh vùng trám
Sưng nướu răng hay viêm nướu quanh vùng trám răng là tình trạng mô nướu bị tổn thương do vi khuẩn từ mảng bám còn sót lại gây ra. Sưng nướu sẽ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu răng trám xuất hiện tình trạng sưng nướu có mủ không thể tự chữa khỏi tại nhà thì Cô Chú, Anh Chị cần đến phòng khám để điều trị, tránh để lâu gây ảnh hưởng đến môi trường khoang miệng.
Răng bị đổi màu
Vật liệu trám răng thẩm mỹ ngày càng được cải tiến với các chất hấp thụ tia cực tím, các chất kháng oxy hóa giúp ít bị đổi màu hơn. Tuy nhiên, khi Cô Chú, Anh Chị sử dụng trong thời gian dài thì màu răng sẽ có sự thay đổi. Chính vì vậy, đây là dấu hiệu giúp Cô Chú, Anh Chị dễ nhận biết và đến phòng khám nha khoa để làm sạch, đánh bóng lại hoặc thay trám răng mới.
Miếng trám răng bị bong ra
Miếng trám răng có thể bị bong tróc, dễ bị tổn thương khi ăn nhai sau thời gian ngắn sử dụng. Nếu răng trám có dấu hiệu này thì Cô Chú, Anh Chị cần đến Nha khoa kiểm tra và xử lý để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ của hàm răng.
Hơi thở hôi miệng
Hơi thở hôi cũng là dấu hiệu cho thấy miếng trám răng bị hư. Điều này thường xảy ra do có sự sai sót trong kỹ thuật trám răng, vô tình tạo ra khoảng hở giữa vật liệu trám và răng. Sau thời gian sử dụng, ăn nhai, thức ăn sẽ bám đọng lại kẽ hở này, xuất hiện vi khuẩn gây nhiễm và có mùi hôi.
Khi nào răng trám bị đau thì nên gặp bác sĩ?
Răng trám bị đau khi nhai kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của Cô Chú, Anh Chị thì nên đến nha khoa sớm để được khám và điều trị theo chỉ định của Bác sĩ. Ngoài ra, Cô Chú, Anh Chị cần đến Bác sĩ khi cơn đau kéo dài, đau nhói hoặc đau dữ dội, nhạy cảm, viêm nướu hoặc miệng có vị lạ,... Nếu không thể đến nha khoa ngay lập tức, Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tạm thời tại nhà như chườm lạnh. Tuy nhiên, việc gặp Bác sĩ cần được ưu tiên hơn vì sẽ giúp xử lý sớm vấn đề trám bị nhức và tránh những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng sau này.
Bài viết trên đã giúp Cô Chú, Anh Chị biết được nguyên nhân làm răng trám bị đau khi nhai và cách điều trị phù hợp. Nếu nhận thấy các dấu hiệu răng trám bị hư thì Cô Chú, Anh Chị cần đến gặp Bác sĩ để điều trị kịp thời.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.