Sốc phản vệ là gì? Quy trình xử lý sốc phản vệ chuẩn Y khoa

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Sốc phản vệ là gì? Đây là phản ứng dị ứng cấp tính, diễn ra nhanh chóng và có khả năng đe dọa đến tính mạng của Cô Chú, Anh Chị. Sốc phản vệ xảy ra ở những trường hợp tiếp xúc lại với kháng nguyên nhạy cảm. Để hiểu rõ hơn về sốc phản vệ và các dấu hiệu nhận biết thì Cô Chú, Anh Chị hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Dr. Care nhé!

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, có thể vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng (dị nguyên). Đây là sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể dẫn đến cơ thể có một lượng lớn các yếu tố gây giãn mạch, huyết áp giảm. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng tính mạng của Cô Chú, Anh Chị.

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng xảy ra sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng (dị nguyên)
Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng xảy ra sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng (dị nguyên)

4 mức độ sốc phản vệ

Sốc phản vệ có thể đe doạ tính mạng Cô Chú, Anh Chị trong vòng vài giây hoặc vài phút. Do đó, Cô Chú, Anh Chị nên biết các mức độ của sốc phản vệ từ nhẹ đến nguy hiểm để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.

Dưới đây là 4 mức độ sốc phản vệ từ nhẹ đến nguy hiểm mà Cô Chú, Anh Chị không nên bỏ qua:

  • Sốc phản vệ độ 1 (nhẹ)

Trong trường hợp sốc phản vệ độ 1 thì có các biểu hiện lo lắng, đau đầu, chóng mặt, huyết áp tụt, nhịp tim nhanh (130/150 lần/phút). Ngoài ra, cơ thể Cô Chú, Anh Chị còn xuất hiện mày đay, ngứa ngáy, thậm chí bị phù mạch.

  • Sốc phản vệ độ 2 (nặng)

Sốc phản vệ độ 2 thường có các biểu hiện xuất hiện ở nhiều cơ quan trong cơ thể như: Nổi mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh, khó thở, tức ngực, khàn tiếng, bị chảy nước mũi. Ngoài ra, Cô Chú, Anh Chị còn chịu đựng cơn đau bụng âm ỉ, buồn nôn, tiêu chảy gây mất sức.

Sốc phản vệ mức độ 2 (nặng) sẽ xuất hiện mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh
Sốc phản vệ mức độ 2 (nặng) sẽ xuất hiện mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh

  • Sốc phản vệ độ 3 (nguy kịch)

Trong trường hợp bị sốc phản vệ cấp độ 3 thì cơ thể Cô Chú, Anh Chị trở nên yếu dần đi, xuất hiện các biểu hiện nặng hơn, gây nguy kịch. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng ở hệ hô hấp tạo ra rít thanh quản, thậm chí bị phù thanh quản. Cô Chú, Anh Chị bị rối loạn nhịp thở, khò khè, tình trạng da tái nhợt. Đặc biệt, ý thức bắt đầu rối loạn và bị co giật, hôn mê sâu.

  • Sốc phản vệ độ 4 (ngừng tuần hoàn)

Sốc phản vệ diễn ra ngay trong những phút đầu tiên với tốc độ nhanh khiến Cô Chú, Anh Chị bị hôn mê, không đo được huyết áp và trường hợp sốc phản vệ cấp độ 4 sẽ dễ gây tử vong sau ít phút vì ảnh hưởng nguy hiểm và làm ngưng hô hấp và ngừng tuần hoàn. Do đó, khi có các dấu hiệu nhẹ của tình trạng sốc phản vệ thì Cô Chú, Anh Chị nên điều trị kịp thời để tránh dẫn đến mức độ nguy hiểm này.

Nguyên nhân gây ra sốc phản vệ

Sốc phản vệ xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý các nguyên nhân phổ biến dưới đây để chủ động xử lý và kịp thời điều trị.

  • Do hệ thống miễn dịch sản sinh ra các kháng thể đặc hiệu nhưng lại bị phản ứng quá mức với các chất vô hại (dị nguyên).

  • Dị ứng thực phẩm, cụ thể như đậu phộng, hạt óc chó, tôm, hải sản, trứng, đậu nành, sữa, mè,….

  • Dị ứng một số loại thuốc. như là: Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau không kê toa, Aspirin hay thuốc cản quang tĩnh mạch (IV) được sử dụng khi xét nghiệm.

  • Bị côn trùng, ong bắp cày, kiến ​​lửa đốt.

  • Bị dị ứng với mủ cao su.

  • Số ít trường hợp tập thể dục nhịp điệu, thậm chí hoạt động thể chất cường độ thấp cũng bị sốc phản vệ.

  • Từng bị sốc phản vệ nhẹ trong quá khứ vẫn có thể bị lại lần nữa ở mức độ nặng hơn so với ban đầu.

  • Dị ứng, hen suyễn cũng có nguy cơ gây sốc phản vệ cao.

  • Một số yếu tố nguy cơ sốc phản vệ khác như bị bệnh tim và sự tích tụ bất thường của một loại tế bào bạch cầu cụ thể (chứng tăng sản bào).

Nguyên nhân gây sốc phản vệ xuất phát từ việc dị ứng thực phẩm như đậu phộng, hạt óc chó, tôm, hải sản, trứng, đậu nành, sữa, mè,...
Nguyên nhân gây sốc phản vệ xuất phát từ việc dị ứng thực phẩm như đậu phộng, hạt óc chó, tôm, hải sản, trứng, đậu nành, sữa, mè,...

Khi Cô Chú, Anh Chị bị sốc phản vệ cần phải được chữa trị kịp thời vì tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được cấp cứu sớm. Vì vậy, ngay khi nhận thấy cơ thể mình có những sự thay đổi đột ngột khi tiếp xúc với dị nguyên thì cần phải được xử lý ngay.


Những triệu chứng nhận biết sốc phản vệ

Các triệu chứng của tình trạng sốc phản vệ xuất hiện nhanh, trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Tuy nhiên, một số trường hợp xuất hiện triệu chứng sau nửa giờ đồng hồ. Tình trạng này thường liên quan đến da, hệ hô hấp, hệ thống tim mạch và đường tiêu hóa. Do đó, Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý với các dấu hiệu và triệu chứng sốc phản vệ thường gặp bên dưới để kịp thời xử lý:

Mức độ biểu hiện nhẹ

Khi bị sốc phản vệ mức độ nhẹ thì Cô Chú, Anh Chị dễ nhận ra với các phản ứng trong cơ thể. Khi kiểm tra người thì thấy trên da bị phát ban, ngứa ngáy, trở nên nhợt nhạt. Đặc biệt, nhiệt độ cơ thể nóng bừng, gây ngứa ran bàn tay, bàn chân và cả da đầu.

Sốc phản vệ mức độ nhẹ dễ nhận ra với các phản ứng trên da, như là: Phát ban, ngứa, da trở nên nhợt nhạt
Sốc phản vệ mức độ nhẹ dễ nhận ra với các phản ứng trên da, như là: Phát ban, ngứa, da trở nên nhợt nhạt

Mức độ biểu hiện trung bình

Sốc phản vệ ở mức độ trung bình khiến Cô Chú, Anh Chị bị sổ mũi, có cảm giác buồn nôn, bụng đau âm ỉ, thậm chí tiêu chảy. Ngoài ra, đường hô hấp bị co thắt, đánh trống ngực và chóng mặt. Nếu triệu chứng này xảy ra thì Cô Chú, Anh Chị cẩn xử lý gấp vì mạch lúc này nhanh nhẹ khó bắt và gây ngất xỉu.

Sốc phản vệ ở mức độ này sẽ gây buồn nôn, cảm giác nghẹt thở vì co thắt đường thở, đánh trống ngực, và chóng mặt
Sốc phản vệ ở mức độ này sẽ gây buồn nôn, cảm giác nghẹt thở vì co thắt đường thở, đánh trống ngực, và chóng mặt

Biểu hiện mức độ nặng

Biểu hiện mức độ sốc phản vệ nặng có thể xảy ra sau 4 đến 8 giờ bị nhiễm. Các triệu chứng thường ở mức độ này khiến Cô Chú, Anh Chị khó thở hơn, mất dần ý thức, tình trạng diễn biến phức tạp và có thể gây tử vong. Do đó, nếu Cô Chú, Anh Chị có phản ứng phản vệ nên được quan sát trong cơ sở điều trị bệnh ở giai đoạn cấp tính trong vài giờ sau phản ứng ban đầu.

Triệu chứng mức độ nặng sốc phản vệ thường khó thở hơn, mất dần ý thức, diễn biến phức tạp có thể gây tử vong
Triệu chứng mức độ nặng sốc phản vệ thường khó thở hơn, mất dần ý thức, diễn biến phức tạp có thể gây tử vong

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ sốc phản vệ

Dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ sốc phản vệ, gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của Cô Chú, Anh Chị:

  • Tiền sử dị ứng, sốc phản vệ: Nếu trước đó Cô Chú, Anh Chị đã bị sốc phản vệ nhẹ thì nguy cơ có phản ứng này ngày càng nghiêm trọng hơn nếu tái phát.

  • Cô Chú, Anh Chị có tiền sử dị ứng với một số loại thực phẩm (hải sản, sữa, đậu phộng), thuốc (penicillin, aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAID), bị côn trùng đốt sẽ có nguy cơ cao bị sốc phản vệ hơn.

  • Nguy cơ sốc phản vệ còn phụ thuộc vào độ tuổi, thông thường trẻ em và người lớn tuổi sẽ bị sốc phản vệ cao hơn.

  • Trường hợp có bệnh lý như là: Hen suyễn, viêm da dị ứng, mastocytosis thì có thể làm tăng nguy cơ sốc phản vệ.

Trường hợp có bệnh lý như hen suyễn cũng làm tăng nguy cơ sốc phản vệ
Trường hợp có bệnh lý như hen suyễn cũng làm tăng nguy cơ sốc phản vệ

Quy trình xử trí sốc phản vệ chuẩn Y khoa tại Dr. Care

Ngay khi Cô Chú, Anh Chị được đưa đến phòng cấp cứu, Bác sĩ sẽ tiêm ngay epinephrine qua đường tĩnh mạch hoặc cơ bắp đùi bên ngoài để giúp kiểm soát mức độ sốc phản vệ nặng và giảm phản ứng dị ứng.

  • Adrenalin tiêm bắp: 0,5 ống mỗi lần tiêm và có thể lặp lại sau 5 phút (nếu cần thiết). Thông thường sẽ tiêm sau 5-15 phút/lần đến khi huyết áp trở lại bình thường (huyết áp tâm thu > 90 mmHg).

  • Tiêm Adrenalin qua tĩnh mạch: Liều thuốc này sử dụng trong trường hợp sau 3 lần tiêm bắp adrenalin mà tình trạng huyết động vẫn không cải thiện. Lúc này, Bác sĩ sẽ truyền adrenalin tĩnh mạch với liều đầu tiên 0,1µg/kg/phút (khoảng 0,3mg/ giờ) và sẽ quan sát để điều chỉnh tốc độ truyền theo huyết áp, nhịp tim và SpO2 đến khi tối đa khoảng 2 – 4mg/giờ.

Ngoài ra, Bác sĩ cũng có thể tiêm glucocorticoid và thuốc kháng histamin qua đường tĩnh mạch nhằm giảm viêm trong đường thở, cải thiện khả năng hô hấp của Cô Chú, Anh Chị trong trường hợp này.

Quy trình xử trí sốc phản vệ chuẩn Y khoa tại Dr. Care
Quy trình xử trí sốc phản vệ chuẩn Y khoa tại Dr. Care

Hướng dẫn sơ cứu cho người bị sốc phản vệ

Nguyên tắc chung trong quá trình sơ cứu cho những trường hợp sốc phản vệ là cần phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ và theo dõi liên tục trong vòng 24 giờ đồng hồ. Dưới đây là các bước cơ bản để sơ cứu khi bị sốc phản vệ:

  • Bước 1: Đặt người bị sốc phản vệ nằm ở tư thế chân cao hơn đầu để tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan quan trọng.

  • Bươc 2: Nới lỏng quần áo, đắp chăn lại để giữ ấm. Nếu có triệu chứng bị nôn hay chảy máu từ miệng thì cần lật nghiêng người để phòng sặc.

  • Bước 3: Trò chuyện liên tục với người bị sốc phản vệ để giữ được sự tỉnh táo, nhịp thở, tránh rơi vào trạng thái hôn mê gây nguy hiểm.

  • Bước 4: Trong trường hợp sắp ngưng thở thì cần bắt đầu hồi sức tim phổi bằng cách ép hơi lồng ngực và hà hơi thổi ngạt liên tục.

Ngoài ra, khi bị sốc phản vệ thì nhanh chóng kiểm tra xem nguyên nhân gây nên sốc phản vệ từ đâu và ngưng tiếp xúc ngay với các tác nhân gây dị ứng ngay tại đó (nếu có).

Trong trường hợp sốc phản vệ sắp ngưng thở thì cần hồi sức tim phổi 
Trong trường hợp sốc phản vệ sắp ngưng thở thì cần hồi sức tim phổi

Các bước hô hấp nhân tạo

Để hô hấp nhân tạo khi sơ cứu trường hợp sốc phản vệ một cách chính xác, an toàn thì Cô Chú, Anh Chị cần thực hiện theo quy trình chi tiết sau:

Thứ nhất, Cô Chú, Anh Chị cần đặt người bị sốc phản vệ ở vị trí thoáng đãng, trên mặt phẳng để tạo thế thoải mái, dễ dàng thực hiện các bước tiếp theo.

Thứ hai, bắt đầu nới rộng quần áo, dây thắt lưng và đệm dưới cổ cho phần đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng, tạo điều kiện cho việc hô hấp nhân tạo diễn ra thành công.

Thứ ba, Cô Chú, Anh Chị sử dụng một tay bịt mũi người bị sốc phản vệ và đồng thời tay còn lại kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra.

Cuối cùng, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục hai hơi. Sau đó quan sát thấy lồng ngực tự xẹp xuống thì thổi tiếp. Lưu ý cần đảm bảo mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần.

Khi hô hấp nhân tạo cho trường hợp bị sốc phản vệ cần đảm bảo mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần
Khi hô hấp nhân tạo cho trường hợp bị sốc phản vệ cần đảm bảo mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần

Cách xoa bóp tim ngoài lồng ngực

Xoa bóp tim ngoài lồng ngực là một trong những cách sơ cứu kịp thời với các trường hợp bị sốc phản vệ. Cô Chú, Anh Chị tìm hiểu về các bước thực hiện sau để có thêm kiến thức và áp dụng trong trường hợp cần thiết:

Đầu tiên, tư thế của người bị sốc phản vệ phải được thoải mái, Cô Chú, Anh Chị đặt cơ thể nạn nhân nằm trên mặt phẳng, thoải mái sau đó ngồi bên trái để tiến hành ép tim.

Bước tiếp theo Cô Chú, Anh Chị đặt hai bàn tay chồng lên nhau, gốc bàn tay dưới tại vị trí ép tim, đảm bảo khuỷu tay thẳng, ấn vuông góc sao cho lồng ngực được lún xuống khoảng 5-6cm. Sau đó từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa phần bề dày lồng ngực và dần dần nới lỏng tay ra.

Đối với Cô Chú, Anh Chị bị sốc phản vệ thì số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Đặc biệt, trong trường hợp vừa ngưng tim, vừa ngưng thở thì cần kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, với 15 lần ép tim sẽ có hai lần thổi ngạt.

Xoa bóp tim ngoài lồng ngực khi bị sốc phản vệ thì số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần
Xoa bóp tim ngoài lồng ngực khi bị sốc phản vệ thì số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần

Biện pháp phòng ngừa sốc phản vệ

Sốc phản vệ là phản ứng xuất hiện nhanh chóng khi tiếp xúc với các dị nguyên. Do đó, biện pháp phòng ngừa sốc phản vệ hiệu quả và an toàn nhất là tránh xa các tác nhân dị ứng. Cô Chú, Anh Chị chủ động đến phòng khám để thực hiện các xét nghiệm dị nguyên từ đó sàng lọc dị ứng và có biện pháp bảo vệ bản thân khỏi tình trạng sốc phản vệ. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến mà Cô Chú, Anh Chị không nên bỏ qua:

  • Đeo vòng tay, vòng cổ cảnh báo y tế để thông báo về việc Cô Chú, Anh Chị bị dị ứng với một loại thuốc hoặc một số chất đặc biệt.

  • Luôn mang theo bên người các loại thuốc chống dị ứng được Bác sĩ kê theo đơn.

  • Kiểm tra bút tiêm epinephrine trước khi dùng (nếu có).

  • Thông báo cho Bác sĩ, dược sĩ về tiền sử dị ứng thuốc của Cô Chú, Anh Chị trước khi được kê đơn.

  • Tránh xa các loại côn trùng, nhất là khi Cô Chú, Anh Chị bị dị ứng với nọc độc của chúng.

  • Đọc kỹ thành phần trong thực phẩm, thuốc men, mỹ phẩm trước khi sử dụng.

Phòng ngừa sốc phản vệ bằng cách tránh xa các loại côn trùng, nhất là khi Cô Chú, Anh Chị bị dị ứng với nọc độc của chúng
Phòng ngừa sốc phản vệ bằng cách tránh xa các loại côn trùng, nhất là khi Cô Chú, Anh Chị bị dị ứng với nọc độc của chúng

Tóm lại, bài viết trên cũng đã cung cấp chi tiết về sốc phản vệ và các nguyên nhân, triệu chứng thường gặp. Hy vọng Cô Chú, Anh Chị sẽ nắm các thông tin cơ bản để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và những người xung quanh mình. Nếu Cô Chú, Anh Chị quan tâm các chủ đề hữu ích khác hãy theo dõi Dr. Care ngay nhé!

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề