Bệnh loãng xương có trồng răng Implant được không?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Đoàn VũBác sĩ Đoàn Vũ

Thạc sĩ - Bác sĩ
ĐOÀN VŨ


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàmNha khoa phẫu thuật
Mục lục nội dung

Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa của khung xương làm giảm độ cứng chắc, dẻo dai của xương. Nên khi Cô Chú, Anh Chị bị loãng xương muốn trồng răng Implant thì cần được thăm khám kỹ lưỡng tại nha khoa chuyên sâu để đảm bảo an toàn và hiệu quả ăn nhai sau này. 

Tin vui là: Bị loãng xương - mất răng vẫn có thể trồng răng Implant. Tuy nhiên, để quá trình điều trị Implant diễn ra an toàn, thuận lợi và thành công, người bệnh phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quan trọng khi thực hiện trồng răng Implant. Vậy, loãng xương ở mức độ nào mới có thể trồng răng Implant? Cần lưu ý điều gì? Mời Cô Chú, Anh Chị cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương (hay còn gọi là xương xốp, xương giòn) là tình trạng xương liên tục mỏng đi. Mật độ xương giảm dần theo thời gian, khiến xương giòn và dễ bị gãy, thậm chí là chấn thương nhẹ.

Gãy xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào bên trong cơ thể. Thường gặp nhất là gãy xương cột sống, xương đùi và cẳng tay. Một số xương không lành sau khi bị gãy như xương cột sống và xương đùi, thường sẽ phải điều trị rất tốn kém.

Bệnh loãng xương là gì?

Càng lớn tuổi, tình trạng loãng xương càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì cùng với tuổi tác, quá trình chuyển hóa xương có nhiều biến đổi, làm rối loạn quá trình tạo và hủy xương, dẫn đến giảm mật độ xương.

Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ loãng xương cao hơn so với nam giới cùng độ tuổi. Vì ở phụ nữ có tổng khối lượng xương thấp hơn và sự thay đổi nhiều về hormone sau sinh và mãn kinh.

>> Trồng răng Implant giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 200 triệu người bị loãng xương. Mỗi năm, có khoảng 2 triệu người bị gãy xương do loãng xương. Theo số liệu nghiên cứu tại Việt Nam, có khoảng 25-30% phụ nữ trên 60 tuổi bị loãng xương, và nam giới trên 50 tuổi bị loãng xương chiếm tỷ lệ khoảng 10%.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương

Tuổi tác là nguyên nhân số một gây ra tình trạng loãng xương. Ngoài ra, một số tác động sau cũng có thể gây ra bệnh như:

  • Phụ nữ sau sinh và bước vào thời kỳ mãn kinh

  • Tình trạng thiếu xương, mật độ xương kém đến năm 35 tuổi

  • Chế độ ăn uống không hoa học, lười vận động

  • Chứng chán ăn ở người lớn tuổi

  • Người mắc hội chứng Cushing, Turner,...

Phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh hoặc có chu kỳ kinh nguyệt không đều, sẽ khiến nồng độ estrogen giảm xuống nên có nguy cơ mắc loãng xương. Đặc biệt, những phụ nữ bị loãng xương sớm trước 45 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao và khó điều trị hơn.

Ngoài ra, ở nam giới, nồng độ testosterone thấp cũng là một nguyên nhân gây loãng xương.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương

Tình trạng thiếu xương, mật độ xương kém

Theo sự phát triển của hệ cơ xương khớp, một người đạt mật độ xương cao nhất là vào năm 35 tuổi. Mật độ xương là thước đo hàm lượng khoáng chất trong xương, đánh giá độ chắc khỏe của xương trong các hoạt động hàng ngày.

Khi bị thiếu xương, mật độ của xương sẽ thấp hơn so với người bình thường, là nguy cơ cao dẫn đến loãng xương.

Chế độ ăn uống không khoa học, lười vận động

Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu dưỡng chất đặc biệt là các chất có lợi cho xương khớp như Canxi, Magie, vitamin D, Omega-3,... Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá là các tác nhân gây hại, làm suy yếu hệ thống xương khớp.

Người lười vận động, không luyện tập thể dục thể thao, mức độ hoạt động thấp, ngồi nhiều,... đều có thể dẫn đến tình trạng suy yếu xương khớp. Ngược lại, những người vận động quá sức, thường xuyên khuân vác vật nặng cũng có nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp cao hơn người bình thường.

Chứng chán ăn ở người lớn tuổi

Bước vào độ tuổi trung niên, Cô Chú, Anh Chị sẽ có những thay đổi về tâm sinh lý. Những thay đổi liên quan đến tuổi tác trong lối sống, các vấn đề sức khỏe, và các yếu tố xã hội, môi trường có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi ăn uống và tình trạng dinh dưỡng.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương

Chán ăn là một dạng rối loạn ăn uống khiến Cô Chú, Anh Chị mất hứng thú với việc ăn uống, gây thiếu hụt các dưỡng chất, làm thay đổi hormone estrogen. Khi hormone estrogen giảm xuống sẽ ảnh hưởng đến tình trạng xương khớp.

Khi loãng xương tiến triển nặng, Cô Chú, Anh Chị có thể bị còng lưng, giảm chiều cao, thường xuyên đau nhức và gù vẹo...

Loãng xương do mắc hội chứng Cushing

Hội chứng Cushing là một bệnh lý nội tiết thường gặp ở phụ nữ từ 25 - 40 tuổi. Nguyên nhân do rối loạn chức năng ở vỏ tuyến thượng thận, gây tăng mãn tính hormone glucocorticoid không kiểm soát được.

Hội chứng có biểu hiện yếu cơ, teo cơ, cơ thể nhanh mệt mỏi, loãng xương, vết rạn da tím và dễ bị bầm tím. Trong đó, loãng xương có thể dẫn đến xẹp các đốt sống và gãy xương toàn thân, giảm khoáng chất trong xương.

Phụ nữ mắc hội chứng Turner

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ mắc hội chứng Turner (tơcnơ) - một tình trạng di truyền chỉ ảnh hưởng đến nữ giới, khi một trong hai nhiễm sắc thể giới tính X bị thiếu hoặc thiếu một phần, cũng có nguy cơ phát triển xương yếu và dễ gãy.

Ở phụ nữ có các triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng Turner nhẹ, thường không được phát hiện cho đến tuổi vị thành niên hoặc trưởng thành. Tình trạng này kéo dài gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe, và sự phát triển bình thường của cơ thể, bao gồm tầm vóc thấp bé, suy buồng trứng sớm, loãng xương nghiêm trọng.

Phụ nữ sau khi sinh tăng nguy cơ loãng xương

Sau khi sinh con, nồng độ estrogen trong cơ thể người phụ nữ giảm xuống đáng kể, do hoạt động của buồng trứng suy giảm sau mỗi lần sinh nở. Nhiều phụ nữ sẽ bị loãng xương sau khi sinh, cảm thấy đau nhức khắp người, đặc biệt là lưng và bàn chân trong 1-2 tháng sau sinh.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương

Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú thường mất từ 3-5% khối lượng xương. Khi thai nhi còn trong bụng mẹ, quá trình phát triển hệ xương cần rất nhiều canxi, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu chế độ ăn của mẹ không cung cấp đủ canxi, thai nhi sẽ hút canxi từ xương của mẹ, và mật độ xương của mẹ có nguy cơ suy giảm.

Cô Chú, Anh Chị gặp phải tình trạng mất răng và mong muốn trồng răng Implant, hãy để lại thông tin đăng ký ngay hôm nay để nhận "GÓI THĂM KHÁM CHUYÊN SÂU IMPLANT" trị giá 3.200.000.

Bác sĩ chuyên sâu Implant sẽ tiến hành thăm khám, chụp phim X-quang, CT và đưa ra tư vấn cũng như phác đồ điều trị cho từng trường hợp mất răng riêng biệt.

3. Bệnh loãng xương ảnh hưởng thế nào đến chất lượng cuộc sống?

Quá trình loãng xương diễn ra âm thầm, không có triệu chứng cụ thể và người bệnh cũng không biết mình bị loãng xương cho đến khi gặp các biến chứng như xẹp xương, gãy xương, biến dạng cột sống… Nếu không được điều trị kịp thời và đúng đúng cách, hậu quả mà bệnh loãng xương gây ra có thể rất nặng nề.

Dễ rạn xương, nứt xương hoặc gãy xương

Hậu quả nguy hiểm nhất của loãng xương là rạn xương, nứt xương hoặc gãy xương. Ở những bệnh nhân bị loãng xương nặng, ngay cả những tác động nhỏ cũng có thể dẫn đến gãy xương.

Gãy xương đùi, cổ tay và gãy xương háng là những chấn thương phổ biến nhất ở người lớn tuổi bị loãng xương.

Bệnh loãng xương ảnh hưởng thế nào đến chất lượng cuộc sống?

Biến dạng cơ thể, giảm khả năng vận động và giảm tuổi thọ

Gãy xương có thể gây biến dạng cơ thể, gây đau đớn, giảm khả năng vận động, rút ​​ngắn tuổi thọ, tăng gánh nặng tài chính cho gia đình và xã hội.

Theo ước tính, khi bị gãy xương đùi, nguy cơ gãy xương kế tiếp sẽ tăng gấp 2,5 lần; 25% bệnh nhân gãy cổ xương đùi sẽ tử vong sau một năm; 60% bệnh nhân gãy xương bị hạn chế vận động và 40% bệnh nhân không thể đi lại, phải sống phụ thuộc vào người khác.

Giảm mật độ xương hàm, mất răng, ăn uống khó khăn

Ở người loãng xương, mật độ xương hàm cũng bị giảm đi đáng kể, khiến cho răng dễ bị rụng, dẫn đến mất răng hàng loạt.

Đặc biệt, khi Cô Chú, Anh Chị bị loãng xương lại đang trong tình trạng mất răng, thì rất dễ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm một cách nhanh chóng. Vì mất răng sẽ thiếu lực ăn nhai tác động để ngăn sự thoái hóa xương hàm.

Bệnh loãng xương ảnh hưởng thế nào đến chất lượng cuộc sống?

Ăn nhai khó khăn cùng với tâm lý lo lắng, không ổn định khi mắc bệnh, dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn, dinh dưỡng nạp vào cơ thể không đủ, khả năng hấp thụ dưỡng chất kém khiến cơ thể dễ mệt mỏi, thiếu sức sống, sụt cân…

Bên cạnh đó, việc đau đớn khi ăn nhai do mất răng, sẽ tình thành thói quen ăn uống qua loa, khiến thức ăn không được nghiền nhỏ, khó tiêu hóa, lâu ngày làm phát sinh nhiều bệnh lý như đau dạ dày, viêm đường ruột, viêm đại tràng,...

Loãng xương gây biến chứng về tim mạch, hô hấp

Người bị loãng xương còn có nhiều nguy cơ bị biến chứng tim mạch, biến chứng hô hấp, viêm phổi,… do thường xuyên phải nhập viện, nằm bất động do nứt xương, gãy xương.

Một số biến chứng nguy hiểm khác của loãng xương là gãy lún cột sống, cong xương, cong ống chân, vẹo cột sống, giảm chiều cao,...

4. Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Ở giai đoạn đầu, bệnh loãng xương có những dấu hiệu cơ bản rất dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác, đến khi các triệu chứng lâm sàng rõ ràng thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Vì vậy, Cô Chú, Anh Chị nên xây dựng kế hoạch dinh dưỡng cho bản thân và gia đình để phòng ngừa loãng xương càng sớm càng tốt.

Cung cấp đủ Canxi, vitamin D tốt cho xương

Để giảm nguy cơ loãng xương, chế độ ăn phải cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D. Nhu cầu canxi phải được đáp ứng phù hợp cho mỗi lứa tuổi: 600-700 mg/ngày đối với trẻ em dưới 15 tuổi, 1000 mg/ngày đối với người lớn trên 15 tuổi và 1200 mg/ngày đối với người trên 50 tuổi.

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Các thực phẩm bổ sung canxi mỗi ngày: các loại hải sản như tôm, tép, cua, cá,...; các chế phẩm từ sữa như bơ, phomat, yaourt...; các loại rau như mồng tơi, rau dền, măng khô, đậu tương, súp lơ…

Thực phẩm giàu vitamin D bao gồm: nấm tươi, sữa, trứng, cá hồi, sò ốc… giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn.

Ngoài ra, Cô Chú, Anh Chị nên ăn nhiều rau, củ, quả và những thực phẩm có chứa estrogen tự nhiên như: giá đỗ, đậu nành, lạc (đậu phộng), vừng (mè), bắp cải, tỏi… giúp tăng cường khoáng chất trong xương.

Chế độ sinh hoạt phòng ngừa sớm bệnh loãng xương

Tập thể dục thường xuyên và các hoạt động ngoài trời giúp duy trì sức khỏe của xương, sự dẻo dai của cơ bắp, tăng sức mạnh của các hệ cơ quan như tim mạch và hô hấp.

Đối với người cao tuổi chỉ nên vận động vừa sức, để hạn chế các chấn thương gây rạn xương, nứt xương, gãy xương. Các vật dụng trong nhà cần được sắp xếp hợp lý để đảm bảo an toàn cho người cao tuổi, đề phòng té ngã là rất quan trọng.

Ngoài ra, cần chú ý điều chỉnh các yếu tố nguy cơ gây loãng xương như thay đổi thói quen xấu: không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích bảo vệ hệ xương khỏe mạnh.

Thăm khám ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng loãng xương

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Khi xuất hiện các triệu chứng như đau mỏi cột sống, xương khớp, đau cơ hoặc co cứng cơ, ớn lạnh ở các cơ,... Cô Chú, Anh Chị cần đi khám ngay để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Không nên tự ý mua thuốc giảm đau, lạm dụng corticoid có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, khiến bệnh loãng xương ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát.

5. Bệnh loãng xương - mất răng có trồng răng Implant không?

Nhiều nghiên cứu chỉ răng rằng: loãng xương, mật độ xương hàm và răng có mối quan hệ mất thiết với nhau. Loãng xương gây ra hiện tượng xương hàm bị giảm số lượng và mật độ xương nên chất lượng xương trở nên tương đối nhẹ và xốp.

Bệnh loãng xương - mất răng có trồng răng Implant không?

Thậm chí, khi bị loãng xương nặng sẽ khiến cho răng dễ bị rụng đi dẫn đến mất răng hàng loạt. Do đó, Cô Chú, Anh Chị bị loãng xương cần phải cần bổ sung nhiều dưỡng chất, canxi theo hướng dẫn của Bác sĩ để mật độ xương luôn được đảm bảo.

Nhất là Cô Chú, Anh Chị bị loãng xương đang mất răng và muốn trồng răng Implant, để ăn nhai ngon miệng thì phải thật thận trọng. Loãng xương có trồng răng Implant được không? Tin vui là Có. Tuy nhiên để điều trị Implant an toàn, thành công thì Cô Chú, Anh Chị cần kiểm tra, xác định tình trạng loãng xương ngay từ đầu, để Bác sĩ lên phương án và kế hoạch điều trị hợp lý, chuẩn xác nhất. Vì khi loãng xương thì rất khó tích hợp xương thậm chí thời gian tích hợp xương lâu dài.

6. Loãng xương mà muốn trồng răng Implant thì phải làm sao?

Theo Hội chuyên gia cấy ghép Implant quốc tế (ICOI) khi mất răng trong năm đầu tiên, chiều rộng xương hàm sẽ bị giảm đi 25% kèm theo đó chiều cao của xương hàm sẽ bị tiêu đi 4mm trong những năm tiếp theo. Do đó, việc phục hồi mất răng là vô cùng cấp thiết.

Khi Cô Chú, Anh Chị bị loãng xương - mất răng và muốn trồng răng Implant để khôi phục lại răng đã mất, thì cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chọn nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên

Để trồng răng Implant an toàn, Cô Chú, Anh Chị trung niên đang bị loãng xương cần chọn nha khoa chuyên sâu để được tư vấn kỹ lưỡng và có những lộ trình điều trị cụ thể.

​ ​Loãng xương mà muốn trồng răng Implant thì phải làm sao?

Bên cạnh đó, Đội ngũ bác sĩ chuyên chăm sóc sức khỏe cho người trung niên sẽ thường xuyên nghiên cứu và đưa ra giải pháp điều trị riêng biệt và đặc biệt dành cho bệnh nhân ở độ tuổi này.

>> Xem thêm: Địa chỉ trồng răng Implant tại tphcm uy tín

Việc chọn Nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant sẽ giúp Cô Chú, Anh Chị được yên tâm và có kết quả trồng răng thành công, ngay cả khi có bệnh loãng xương trong người.

Thăm khám, xác định tình trạng loãng xương

Việc tham khảo ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa xương khớp về ý định trồng răng Implant luôn là điều cần thiết. Theo đó, Cô Chú, Anh Chị sẽ được Bác sĩ tư vấn tình trạng bệnh lý nền tảng từ đó có giải pháp bổ sung và giúp xương chắc khỏe hơn trước khi điều trị răng Implant.

Tại nha khoa chuyên sâu, kíp bác sĩ bao gồm bác sĩ chuyên khoa xương khớp và bác sĩ chuyên sâu trồng răng Implant luôn luôn hội chẩn và thống nhất liệu trình trồng răng phù hợp và an toàn nhất cho Cô Chú, Anh Chị.

7. Giải pháp nào giúp người trung niên bị loãng xương trồng răng Implant thành công?

Để đánh giá chất lượng xương trong nha khoa, các chuyên gia, Bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số HU (Hounsfield) – chỉ số để đánh giá độ cứng, chắc của xương. Theo đó, để trồng răng Implant thành công thì Cô Chú, Anh Chị phải có chỉ số HU trong khoảng từ 350 HU – 1250 HU.

Khi bị loãng xương, Cô Chú, Anh Chị trung niên sẽ có chỉ số HU chênh lệch với ngưỡng cho phép trên. Tuy nhiên, Bác sĩ sẽ có những giải pháp để giúp Cô Chú, Anh Chị có thể trồng răng Implant thành công:

Xác định tình trạng mất răng

Tùy vào thời gian mất răng, số lượng răng đã mất và tình trạng xương hàm mà Bác sĩ sẽ phân tích và xác định trường hợp của Cô Chú, Anh Chị có thể trồng răng Implant và tích hợp xương dễ dàng hay không.

Theo đó, Cô Chú, Anh Chị bị loãng xương, mất răng lâu dài, mất nhiều răng thường sẽ có mật độ xương thấp, xốp và dễ giòn nên quá trình tiêu xương cũng diễn ra nhanh chóng hơn so với người mất răng không bị loãng xương.

Trong trường hợp này Cô Chú, Anh Chị nên đến Nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant cho người trung niên càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu chần chừ có thể dẫn đến tiêu xương nghiêm trọng thậm chí mất đi cơ hội trồng răng Implant và ăn nhai ngon miệng vĩnh viễn.

>> Xem thêm: Bảng giá trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Nâng xoang, ghép xương tại bệnh viện để đủ diện tích đặt trụ Implant

Giải pháp nào giúp người trung niên bị loãng xương trồng răng Implant thành công?

Nâng xoang, ghép xương sẽ được tiến hành trong trường hợp xương hàm cô chú/anh chị không đảm bảo diện tích đặt trụ Implant. Khi đó, Cô Chú, Anh Chị sẽ tiến hành nâng xoang, ghép xương tại những bệnh viện lớn hay cơ sở nha khoa uy tín để làm tăng diện tích và đảm bảo mật độ xương hàm có thể tích hợp xương dễ dàng.

Theo dõi, kiểm tra định kỳ thường xuyên

Trên thực tế trồng răng Implant cũng là một giải pháp để Cô Chú, Anh Chị ngăn ngừa quá trình tiêu xương sau khi mất răng ở người trung niên.

Để đạt được kết quả này, Cô Chú, Anh Chị cần được Bác sĩ chuyên sâu trồng răng Implant theo dõi tình trạng răng miệng và kiểm tra thăm khám tình trạng tích hợp xương định kỳ để đảm bảo hiệu quả ăn nhai sau này.

Khi bị loãng xương, Cô Chú, Anh Chị vẫn có thể trồng răng Implant. Nhưng Cô Chú, Anh Chị cần chọn được Nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant với đội ngũ Bác sĩ tay nghề cao để đảm bảo hiệu quả điều trị và quá trình trồng răng Implant an toàn hơn.

8. Thông tin liên hệ Nha khoa Dr.Care

Để được tư vấn kỹ càng hơn Cô Chú, Anh Chị vui lòng liên hệ với Dr. Care Implant Clinic - Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam:

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 - Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM

+ Chủ nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề