Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH
CHUYÊN NGÀNH:
Sưng nướu sau khi nhổ răng không quá nguy hiểm, vì nhổ răng là vết thương hở, vi khuẩn trong miệng dễ dàng thâm nhập và gây ra tình trạng nhiễm trùng, viêm nướu. Vậy đâu là cách xử lý an toàn khi gặp phải trường hợp này?
Nguyên nhân gây viêm nướu sau khi nhổ răng
Sau khi nhổ răng có nhiều trường hợp bị viêm nướu, theo các chuyên gia về răng miệng cho rằng đó chính là biến chứng do quá trình nhổ răng không an toàn, hoặc là do phản ứng của cơ thể chưa kịp tương thích với việc nhổ răng. Hiện tượng viêm nướu sẽ kéo dài trong bao lâu là tùy vào mức độ viêm nướu và cơ địa của mỗi người. Những nguyên nhân gây viêm nướu sau khi nhổ răng thường là do:
Nhổ răng sai quy trình.
Nhổ còn sót chân răng.
Dụng cụ phẫu thuật chưa được vô trùng.
Bác sĩ thiếu kinh nghiệm.
Chăm sóc vệ sinh không đúng cách.
Nhổ răng sai quy trình
Nhiều trường hợp Bác sĩ chủ quan bỏ qua bước kiểm tra sức khỏe răng miệng, vì thế không nắm bắt được cụ thể tình trạng răng dễ dẫn đến viêm sưng nướu sau này. Ngoài ra nếu không điều trị dứt điểm những bệnh lý về răng như viêm nha chu, sâu răng… trước khi bọc sứ cũng dẫn đến những biến chứng không đáng có.
>> Xem thêm: Dấu hiệu bị sâu răng
Nhổ còn sót chân răng
Bác sĩ không thận trọng, sau khi nhổ răng không rà soát lại nên dẫn đến tình trạng sót chân răng. Cũng có thể là răng mọc ở những vị trí khó nhổ, chân răng dị dạng, hệ thống máy móc cơ sở vật chất hỗ trợ không đảm bảo nên hậu quả là bị viêm nướu, sưng nướu sau khi nhổ răng.
Dụng cụ phẫu thuật chưa được vô trùng kỹ càng
Sự thiếu sót này của Bác sĩ gây viêm nhiễm, lây nhiễm chéo, dẫn đến tình trạng đau đớn, viêm nướu sau khi nhổ răng.
Bác sĩ thiếu kinh nghiệm
Thao tác của Bác sĩ không cẩn thận, không đảm bảo chuyên môn nên đã dẫn đến tình trạng tổn thương đến các mô mềm và dây thần kinh xung quanh.
Chăm sóc vệ sinh không đúng cách
Sau khi nhổ răng nếu như chăm sóc vệ sinh không đúng cách, lười đánh răng gây tích tụ mảng bám chân răng hay hút thuốc quá sớm cũng là những nguyên nhân khiến vết thương bị nhiễm trùng gây sưng nướu.
>> Xem thêm: Tác hại của thuốc lá đối với trồng răng Implant?
Bị viêm nướu sau khi nhổ răng và cách xử lý
Sau khi nhổ răng sẽ bị chảy máu, lúc này Bác sĩ sẽ hướng dẫn Cô Chú, Anh Chị cắn chặt gạc cầm máu trong vòng 30-45 phút tránh tình trạng chảy máu kéo dài ảnh hưởng đến vết thương.
Việc xử lý đúng cách vết thương sau khi nhổ răng sẽ ngăn chặn tốt tình trạng viêm nướu và đau nhức, chảy máu; giúp cho quá trình chữa lành vết thương diễn ra suôn sẻ. Nhưng nếu tình trạng viêm nướu đã xảy ra thì Cô Chú, Anh Chị nên áp dụng các biện pháp sau:
Chườm đá
Khi bị viêm nướu, Cô Chú, Anh Chị có thể sử dụng túi chườm đá để chườm ở phần má bên ngoài vùng nhổ răng. Cách này có tác dụng cầm máu, giảm sưng đau nên chườm 20 phút, nghỉ 20 phút đến khi thấy đỡ đau hơn.
Uống thuốc theo toa của Bác sĩ
Sau khi nhổ răng thì Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, kháng viêm, chống sưng. Cô Chú, Anh Chị nên uống đầy đủ, dù chưa có dấu hiệu sốt viêm nhiễm cũng cần phải uống để tránh tình trạng đau đớn sưng viêm sau này.
Đánh răng đầy đủ
Mặc dù bị viêm nướu sau khi nhổ răng sẽ gây ra cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, Cô Chú, Anh Chị cũng nên tập thói quen đánh răng đầy đủ. Việc làm sạch răng miệng giúp hạn chế các vi khuẩn hình thành, nếu bị viêm nướu cũng nhanh giảm hơn. Tuy nhiên, nên đánh răng nhẹ nhàng, ở phần lưỡi, các răng bên cạnh, tránh chạm vào chỗ răng vừa nhổ. Ngoài ra cần súc miệng bằng nước muối loãng để làm sạch chỗ nhổ răng.
Lưu ý chế độ ăn uống
Khi bị viêm nướu sẽ luôn có cảm giác đau đớn, biếng ăn. Tuy nhiên chúng ta nên ăn uống đầy đủ, không nên vì đau mà bỏ bữa sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, không đủ sức đề kháng. Nên ăn các món ăn mềm, không cay nóng để làm dịu cơn đau. Tránh các những thực phẩm giòn, cứng, dai cần nhiều lực nhai để nghiền nát.
Một số biến chứng của bệnh viêm nướu răng
Trường hợp viêm nướu sau khi nhổ răng nếu được chăm sóc tốt sẽ thuyên giảm trong vài ngày. Nhưng nếu chủ quan không điều trị kịp thời thì nó sẽ tiến triển nặng và xảy ra những biến chứng biến chứng nguy hiểm khác:
Viêm nướu có mủ
Khi bị viêm nướu mà mảng bám, thức ăn thừa bị kẹt lại ở vị trí này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Lâu dần sẽ nhiễm trùng nặng và hình thành bọc mủ gây viêm ổ răng khô, viêm quanh chân răng, viêm nha chu, áp xe răng, viêm tủy răng,…Nếu tiến triển nặng hơn thì vi khuẩn sẽ tấn công sang các mô xung quanh làm cả răng và xương hàm đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Làm lung lay răng bên cạnh
Những vấn đề của răng miệng như viêm nhiễm đều có thể ảnh hưởng đến những răng bên cạnh gây đau đớn, khó chịu. Thậm chí nếu không được xử lý kịp thời sẽ làm lung lay, suy yếu chân răng của những chiếc răng bên cạnh, thậm chí gây rụng răng.
Hôi miệng dai dẳng, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống
Những vấn đề về răng miệng có liên quan đến đường tiêu hóa gây ợ hơi, hôi miệng. Khi nướu bị viêm sẽ đau lan ra cả hàm dẫn đến khó khăn trong giao tiếp, ảnh hưởng đến tâm lý, thiếu tự tin.
Ngoài ra, khi đau hàm do viêm nướu răng Cô Chú, Anh Chị sẽ cảm thấy chán ăn, từ đó khiến cơ thể dễ bị suy kiệt, suy giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tăng nguy cơ mắc tim mạch và đột quỵ
Khi bị viêm nướu sau khi nhổ răng nếu không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng. Tình trạng này liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn do các động mạch bị xơ cứng và tắc nghẽn nghiêm trọng. Theo các Bác sĩ chuyên khoa, tình trạng viêm sưng đóng vai trò chính trong sự phát triển chứng xơ vữa động mạch, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu não và góp phần gây đột quỵ.
Khi nào sưng nướu răng cần đến nha khoa thăm khám?
Sau khi nhổ răng thì vùng nướu bị trống đi, thường xuyên rỉ máu nếu không được cầm máu đúng cách bên cạnh đó là việc vệ sinh khoang miệng tại nhà không đúng cách. Tất cả những điều này khiến cho vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi sau đó xâm nhập gây nên tình trạng viêm nướu. Thực ra viêm nướu không phải là tình trạng quá nguy hiểm, nhưng nếu không được xử trí kịp thời sẽ để lại những hậu quả không mong muốn:
Xuất hiện tình trạng sưng đau kéo dài, vết thương vùng nướu bị lở loét rộng, gây đau nhức. Phần nướu bị mềm, ửng đỏ, lấy ngón tay chạm vào không có độ đàn hồi.
Mô lợi bao xung quanh răng vừa nhổ có hiện tượng chảy máu khó cầm, xuất hiện mủ ủ bên trong.
Những chân răng kế cận vùng nướu bị tổn thương có cảm giác đau nhức, lung lay và ê buốt
Tình trạng hôi miệng xuất hiện gây ra cảm giác tự ti, không muốn tiếp xúc trực tiếp với người đối diện.
Khi bị viêm nướu thì quá trình ăn nhai không được linh hoạt, khi ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh sẽ dễ bị kích thích, ê buốt.
Ngoài ra, viêm lợi sau khi nhổ răng cũng có thể gây ra một số triệu chứng nặng hơn như sưng hạch, cứng hàm và sốt cao. Để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan rộng, Cô Chú, Anh Chị nên thăm khám sớm nếu nhận thấy các triệu chứng trên đây.
Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic
Để hiểu hơn về phương pháp trồng răng Implant phục hồi răng đã mất do thiếu hụt canxi, vui lòng liên hệ Dr. Care Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.
Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Giờ làm việc:
+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM
+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.