Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH
CHUYÊN NGÀNH:
Ban đầu, nấm miệng không có triệu chứng nào nhưng khi tình trạng nhiễm trùng nấm men bị nặng hơn sẽ xuất hiện các vết sưng trắng hoặc vàng. Vậy đâu là phương pháp điều trị nấm miệng?
Nấm miệng là bệnh gì?
Nấm miệng (còn được gọi là nấm candida albicans hoặc tưa miệng) là tình trạng niêm mạc miệng bị nhiễm khuẩn nấm Candida, có thể điều trị bằng thuốc kháng nấm.
Candida hoạt động trong khoang miệng, khi phát triển quá mức sẽ gây nhiễm trùng và gây ra các triệu chứng như sưng đau, nhiễm trùng, gây ra các tổn thương màu trắng kem. Chúng thường xuất hiện trên lưỡi hoặc má trong, gây đau rát, chảy máu khi đánh răng hay cạo mạnh. Ngoài ra, nếu bị nấm miệng ở trạng thái nặng có thể bị lan đến vòm miệng, nướu hoặc Amidan hoặc phía sau cổ họng.
>> Xem thêm: Dịch vụ trồng răng Implant không đau tại nha khoa Dr. Care
Những triệu chứng của nấm miệng
Thời điểm ban đầu, khi bị nấm miệng ở giai đoạn nhẹ, Cô Chú, Anh Chị có thể không nhận thấy rõ các triệu chứng nhưng dần dần tùy vào nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng bắt đầu phát triển rõ ràng hơn,
Tổn thương trong khoang miệng: Xuất hiện những mảng tổn thương màu trắng kem trên lưỡi, niêm mạc má, vòm miệng, nướu răng và Amidan.
Khó khăn khi ăn: Khi bị nấm miệng sẽ có cảm giác đau nhức, sưng đỏ, thậm chí bị chảy máu nhẹ nếu bị cọ xát vào vùng tổn thương. Những trường hợp này đều gây đau đớn, khó khăn khi nhai nuốt thức ăn.
Bên ngoài khóe miệng sẽ xuất hiện những vết nứt và đỏ, đặc biệt là ở những người đeo răng giả.
Khi ăn uống, Cô Chú, Anh Chị sẽ không cảm nhận được mùi vị và mất đi vị giác, thậm chí còn có cảm giác như ngậm bông trong miệng.
Miệng hay bị khô, mỗi lần mở miệng cảm giác khó khăn, ngoài ra còn có mùi khó chịu ở trong miệng.
Nguyên nhân gây nấm miệng
Nấm Candida albicans vẫn tồn tại trong khoang miệng ở trạng thái bình thường vì những vi khuẩn có lợi đã kiểm soát hoạt động của chúng. Tuy nhiên chỉ cần hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, vi sinh vật trong cơ thể bị xáo trộn thì lượng nấm Candida sẽ nhanh chóng phát triển dẫn đến trường hợp nấm miệng. Dưới đây là những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy yếu:
Sử dụng thuốc prednisone để điều trị viêm khớp, giảm bớt các triệu chứng sưng đau và các phản ứng dị ứng hay điều trị hen suyễn bằng cách hít thuốc corticosteroid hoặc thuốc kháng sinh.
Cô Chú, Anh Chị đang trong quá trình điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị và xạ trị.
Những người đang mắc bệnh bạch cầu, HIV/AIDS gây tổn hại hoặc phá hủy tế bào của hệ thống miễn dịch.
Căn bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu tăng cao, hệ miễn dịch theo đó cũng suy yếu dần dần
Ngoài ra, việc đeo răng giả không phù hợp, vệ sinh răng miệng kém cũng là một trong những nguyên nhân gây suy yếu hệ miễn dịch và dẫn đến bệnh nấm miệng.
Xem thêm: Nấm lưỡi ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Những người có nguy cơ bị nấm miệng
Theo các nghiên cứu khoa học thì khoảng 40-60% người lớn bị nấm miệng vì nấm Candida phát triển trong đường tiêu hóa và khoang miệng. Bình thường nấm Candida vẫn tồn tại song song với các lợi khuẩn khác. Tuy nhiên, những người dưới đây có nguy cơ bị nấm miệng:
Người bị hen phế quản
Những người mắc chứng hen phế quản thường phải uống corticoid. Loại thuốc này giúp kiểm soát cơn hen hiệu quả nhưng ngược lại làm suy giảm hệ miễn dịch tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại phát triển, trong đó nấm Candida hoạt động mạnh nhất gây ra tình trạng nấm miệng.
>> Xem thêm: Bảng giá cấy ghép Implant tại nha khoa Dr. Care
Người bị ung thư
Những người bị ung thư thường phải điều trị bằng phương pháp hóa trị, xạ trị hay dùng thuốc và những tác động này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch của người bệnh. Vì thế, những gười bị ung thư khả năng bị nấm miệng lên tới 7-52%.
Người sử dụng kháng sinh dài ngày
Những người bị bệnh lao phổi, nhiễm khuẩn đường ruột sẽ phải sử dụng kháng sinh dài ngày. Thời gian sử dụng càng lâu thì khả năng tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong khoang miệng càng cao. Điều đó dẫn đến việc hệ vi sinh trong cơ thể mất cân bằng gây ra bệnh nấm miệng.
Người đái tháo đường
Khi Cô Chú, Anh Chị bị mắc bệnh đái tháo đường thì đường huyết rất khó kiểm soát, đồng thời lượng đường trong máu cao nên nguy cơ mắc nấm miệng càng cao. Nhiều nghiên cứu cho rằng, những người đái tháo đường có nguy cơ mắc nấm miệng cao gấp 3 lần so với những người bình thường.
>> Xem thêm:
- Chi phí trồng 1 răng Implant tại nha khoa Dr. Care
- Trồng răng Implant có tốt không?
Người bị các tình trạng răng miệng đặc thù
Những người đeo răng giả khả năng bị nấm miệng cũng khá cao. Nguyên nhân là do nếu đeo hàm răng giả không vừa khít, dẫn đến trầy xước, tổn thương tại niêm mạc miệng. Đó cũng là nguyên nhân khiến nấm phát triển, xâm nhập gây ra viêm nhiễm. Trường hợp khác, những người bị khô miệng bẩm sinh hoặc những người dùng thuốc kháng sinh lâu ngày cũng dễ bị nấm Candida.
Người hút thuốc, vệ sinh răng miệng kém
Việc vệ sinh răng miệng kém khiến mảng bám bám vào sâu trong các kẽ răng, đây cũng là nguồn dinh dưỡng cho nấm phát triển, sinh sôi. Còn những người có thói quen hút thuốc thì sẽ gây khô miệng, giảm lưu thông máu, ức chế hệ miễn dịch. Những trường hợp này đều làm tăng tỷ lệ nhiễm nấm ở khoang miệng.
Phương pháp điều trị và các biện pháp khắc phục
Nấm miệng gây khó chịu trong khoang miệng nhưng việc điều trị cũng không quá khó khăn. Khi đi khám, Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc trị nấm miệng ở người lớn, thường sẽ ở dạng gel, bôi trực tiếp hoặc viên nén, viên nang. Đối với thuốc bôi thì sử dụng một ngày 2-3 lần trong khoảng
7 đến 14 ngày còn viên nén hoặc viên nang thường được sử dụng một lần mỗi ngày.
Ngoài ra, nếu bị nấm miệng ở dạng nhẹ, các Cô Chú, Anh Chị cũng có thể tự điều trị tại nhà, đặc biệt là phải vệ sinh răng miệng tốt.
Thay bàn chải đánh răng có lông mềm để tránh làm tổn thương đến vết sưng do nấm miệng gây ra. Sau khi hết bị nấm miệng thì cần thay bàn chải đánh răng mới.
Nếu Cô Chú, Anh Chị nào đeo răng giả, cần làm sạch răng đúng cách để giảm nguy cơ tái nhiễm trùng.
Tránh lạm dụng, tự ý dùng nước súc miệng hoặc thuốc xịt miệng nếu không được bác sĩ kê đơn
Có thể sử dụng các dung dịch như nước muối, nước và baking soda, nước và chanh, nước và giấm táo… giúp giảm chứng nấm miệng.
Có thể bổ sung sữa chua có chứa lợi khuẩn, cần tránh các thực phẩm như carbohydrate tinh chế và đường để ngăn ngừa bệnh tưa miệng và các loại nhiễm trùng nấm men khác.
Nếu Cô Chú, Anh Chị đang quan tâm về chủ đề sức khỏe răng miệng, đừng bỏ lỡ những bài viết sau
Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic
Để hiểu hơn về phương pháp trồng răng Implant phục hồi răng đã mất do thiếu hụt canxi, vui lòng liên hệ Dr. Care Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.
Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Giờ làm việc:
+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM
+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.