Mục lục nội dung
- Sâu răng là gì?
- Các giai đoạn phát triển của sâu răng
- Nguyên nhân gây sâu răng
- Bị sâu răng có nguy hiểm không?
- Sâu răng có thể tự chữa tại nhà không?
- Cách điều trị sâu răng hiệu quả tại Nha khoa
- Các dấu hiệu nhận biết bạn đang bị sâu răng dễ nhìn thấy nhất
- Phương pháp phục hồi răng đã mất do sâu răng
- Cách phòng ngừa sâu răng
- Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic
Nếu nắm được một số cách phát hiện sâu răng dễ thấy nhất, Khách hàng sẽ có thể rút ngắn và đơn giản hóa được quá trình điều trị.
Sâu răng là một trong những vấn đề liên quan đến răng miệng phổ biến nhất hiện nay. Bất kì đối tượng nào cũng có thể bị sâu răng tấn công, kể cả trẻ nhỏ. Do đó, nếu nắm được một số cách phát hiện sâu răng dễ thấy nhất, Khách hàng sẽ có thể rút ngắn và đơn giản hóa được quá trình điều trị.
Sâu răng là gì?
Nói một cách dễ hiểu, sâu răng là tình trạng tổn thương các mô cứng của răng (hay còn gọi là quá trình khử khoáng), gây ra bởi sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng. Tình trạng này tạo thành các lỗ nhỏ trên bề mặt răng.
Khi răng bị tổn thương nặng sẽ xuất hiện lỗ hổng lớn trên bề mặt khiến răng dễ gãy, nhạy cảm dưới ảnh hưởng của lực hay thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sâu răng đang tăng dần và vẫn ở mức khá cao so với các nước trên thế giới. Sâu răng tuy không phải là bệnh cấp tính hay nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các giai đoạn phát triển của sâu răng
Bệnh sâu răng tiến triển từ nhẹ đến nặng bao gồm 4 giai đoạn: sâu men răng, sâu ngà răng, viêm tủy răn và cuối cùng là chết tủy.
Giai đoạn 1: Sâu men răng
Bệnh sâu răng giai đoạn đầu sẽ chỉ có những biểu hiện bên ngoài, không gây khó chịu hay đau đớn cho người bệnh. Sâu răng dần dần sẽ xuất hiện những đốm màu sáng đục, sau đó ăn mòn dần men răng tạo thành những lỗ sâu răng màu đen.
Giai đoạn 2: Sâu ngà răng
Sau khi gây sâu men răng, bệnh lý sẽ tiến triển đến ngà răng, phá hủy các thành phần của ngà răng. Lúc này, Cô Chú, Anh Chị sẽ bắt đầu cảm thấy ê buốt răng và đau nhức khi khi ăn uống, nhất là khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.
Giai đoạn 3: Viêm tủy răng
Khi tủy răng mất đi 2 lớp bảo vệ bên ngoài là men răng và ngà răng, vi khuẩn sẽ bắt đầu tấn công vào tủy răng. Tủy răng sẽ bị nhiễm trùng và gây ra tình trạng viêm tủy với những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày.
Giai đoạn 4: Chết tủy răng
Khi viêm tủy răng không được điều trị, vi khuẩn sẽ hình thành ở chân răng, thậm chí lây lan sang các mô xung quanh như mô nướu, xương ổ răng và gây tổn thương nặng nề. Ở giai đoạn này, sâu răng không chỉ làm chết tủy răng mà còn gây ra các triệu chứng khác như sưng mặt, tiêu xương và có nguy cơ mất răng hàng loạt.
Các chuyên gia nha khoa khuyên Cô Chú, Anh Chị nên điều trị sâu răng trong giai đoạn đầu. Vì những biến chứng của bệnh có thể diễn ra rất nhanh và khó lường trước được.
Nguyên nhân gây sâu răng
Các giai đoạn sâu răng nặng hay nhẹ đều do một số loại vi khuẩn tạo axit ăn mòn các cấu trúc răng gây ra. Sự phát triển của những vi khuẩn này là do các nguyên nhân sau:
Vệ sinh răng miệng kém
Răng miệng nếu không được vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Nhiều Cô Chú, Anh Chị mắc các bệnh lý răng miệng do chải răng không đúng cách, dùng bàn chải quá cứng, không thay bàn chải thường xuyên,...
Ăn quá nhiều đồ ngọt và đồ ăn vặt
Ăn những thực phẩm chứa nhiều đường và sữa như bánh ngọt, sô cô la, mật ong, kem,… lâu ngày dễ bám vào kẽ răng, là môi trường thuận lợi cho nhân vi khuẩn. Ngoài ra, trong đồ uống có ga và đồ ăn vặt có nhiều axit gây hại cho răng miệng, sử dụng thường xuyên sẽ dễ gây sâu răng.
Cơ thể thiếu nước
Nước bọt đóng vai trò rất quan trọng trong việc loại bỏ thức ăn và mảng bám răng. Thiếu nước dẫn đến khô miệng, thiếu nước bọt tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.
Răng bị nứt hoặc yếu
Khi chân răng bị yếu hoặc bị nứt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám vào bề mặt răng, tạo thành các mảng bám khó loại bỏ. Mảng bám này lâu dần tích tụ nhiều vi khuẩn, gây sâu răng.
Tình trạng tụt nướu
Ở người lớn tuổi rất dễ xảy ra tình trạng tụt nướu do quá trình lão hóa của các cơ quan trong cơ thể. Nướu bị tụt khỏi xương hàm, làm chân răng lộ ra ngoài. Vi khuẩn sẽ tấn công vào chân răng gây sâu răng.
Lý do khác khiến răng bị sâu
Trong trường hợp như trào ngược dạ dày, axit dạ dày có thể tiếp xúc với răng và khiến răng bị mòn, cuối cùng dẫn đến sâu răng.
Bị sâu răng có nguy hiểm không?
Bệnh sâu răng không tự khỏi và sẽ có xu hướng tiếp tục phát triển, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và tinh thần nếu không được điều trị kịp thời.
Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Sâu răng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Cấu trúc răng bị phá hủy sẽ gây đau nhức, tình trạng nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến mất răng. Khi sâu răng phát triển đến tủy răng sẽ gây viêm tủy, chết dây thần kinh, hoại tử và chết tủy.
Ảnh hướng đến thẩm mỹ hàm răng
Sâu răng nhẹ sẽ xuất hiện những chấm trắng hoặc đen nhưng khá nhỏ trên bề mặt răng. Tình trạng nghiêm trọng hơn sẽ là các lỗ màu nâu hoặc đen với nhiều kích thước và hình dạng khác nhau có thể nhìn thấy khi nói. Sâu răng còn dẫn đến hôi miệng khiến Cô Chú, Anh Chị mất tự tin trong giao tiếp.
Ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần
Những cơn đau răng âm ỉ kèm theo đau đầu sẽ thường xuyên xuất hiện, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống, ngủ nghỉ, khiến Cô Chú, Anh Chị mệt mỏi. Kết quả là tinh thần bị giảm sút nghiêm trọng.
Nguy hiểm đến tính mạng
Khi không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, sâu răng sẽ dẫn đến viêm tủy răng và sau đó là hoại tử. Trong trường hợp nặng có thể bị hoại tử và nhiễm trùng răng hàm trên. Khi mức độ viêm nhiễm tăng dần sẽ dẫn đến nhiễm trùng huyết hoặc lan xuống trung thất nguy hiểm đến tính mạng.
Sâu răng có thể tự chữa tại nhà không?
Ở giai đoạn đầu, Cô Chú, Anh Chị có thể không nhận biết được răng sâu đang hình thành. Đây là lý do tại sao việc làm sạch và kiểm tra răng miệng thường xuyên là rất quan trọng.
Sâu răng không thể tự khỏi và không thể tự chữa trị tại nhà, Cô Chú, Anh Chị có vệ sinh răng miệng đúng cách và kỹ lưỡng hơn thì tình trạng bệnh vẫn không được cải thiện.
Việc tự điều trị không đúng cách sẽ tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn, có thể làm hư tủy răng, tổn thương các dây thần kinh ở vùng trung tâm của răng...
Do đó, trong trường hợp bị sâu răng, Cô Chú, Anh Chị nên đến nha khoa để khám và điều trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
Cách điều trị sâu răng hiệu quả tại Nha khoa
Tùy vào tình trạng sâu răng của mỗi bệnh nhân mà Bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị riêng biệt. Dưới đây là những cách điều trị sâu răng tại Nha khoa phổ biến nhất hiện nay.
Cách điều trị sâu răng nhẹ
Sâu răng nếu được phát hiện kịp thời thì không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Ở giai đoạn đầu, đặc biệt là trẻ em, có thể áp dụng phương pháp fluoride nha khoa. Chất fluoride có tác dụng như tấm chắn bảo vệ men răng khỏi tác động của vi khuẩn và axit.
Với phương pháp này, Bác sĩ sẽ tăng cường lớp fluoride thông qua thuốc, dung dịch, kem bôi, gel, bọt… theo liều lượng chỉ định giúp phục hồi men răng và ngăn chặn sâu răng lan rộng.
Ngoài ra, còn có rất nhiều cách khắc phục sâu răng, trong đó đơn giản nhất là trám lại lỗ hổng trên răng bằng vật liệu như vàng, bạc, nhựa tổng hợp.
Cách điều trị sâu răng nghiêm trọng
Đối với những trường hợp sâu răng nặng, vệ sinh răng miệng kém, Bác sĩ sẽ mài mòn phần bị hư tổn và lắp mão sứ nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai.
Nếu sâu răng ăn mòn vào bên trong, làm chết tủy răng, Cô Chú, Anh Chị buộc phải rút tủy, thậm chí nhổ bỏ răng để tránh ảnh hưởng những răng xung quanh.
Các dấu hiệu nhận biết bạn đang bị sâu răng dễ nhìn thấy nhất
Bất cứ ai cũng đều có thể bị sâu răng, kể cả trẻ sơ sinh. Nếu sâu răng không được điều trị, tình trạng bệnh có thể phát triển nặng hơn và ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của răng. Nếu quan sát kỹ, Cô Chú, Anh Chị hoàn toàn có thể nhận biết dấu hiệu sâu răng như sau:
Dấu hiệu ê buốt, đau răng
Răng trở nên nhạy cảm hơn
Xuất hiện các đốm trắng, nâu đen trên bề mặt răng
Hơi thở có mùi hôi và khó chịu
Nướu sưng hoặc chảy máu chân răng
Ê buốt, đau răng
Răng đau nhức là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh sâu răng. Ở giai đoạn này, Khách hàng mất hết khẩu vị ăn uống, không thể tập trung trong công việc, học tập, phải thường xuyên chườm đá hoặc súc miệng nước muối để giảm đau.
Răng trở nên nhạy cảm hơn
Răng trở nên nhạy cảm, ê buốt khi ăn uống những món ngọt, đồ nóng lạnh, thậm chí đau khi nhai hay hít thở, dù ở mức độ nhẹ hay dữ dội cũng có thể là dấu hiệu của sâu răng. Đây còn là cảnh báo cho thấy sâu răng đã đến mức độ nghiêm trọng, tổn thương đến tủy bên trong. Nếu gặp phải những triệu chứng trên, Khách hàng cần đặt lịch hẹn khám răng ngay để được điều trị kịp thời.
Xuất hiện các đốm trắng, nâu đen trên bề mặt răng
Khách hàng cũng có thể quan sát răng trực tiếp để phát hiện những lỗ hổng trên bề mặt răng. Ngoài ra, các đốm màu trắng (như hạt gạo) hoặc nâu đen cũng cho thấy Khách hàng đang gặp phải vấn đề sâu răng. Tuy nhiên, cơ địa và cấu trúc răng của mỗi Khách hàng là khác nhau nên rất khó để nhận biết chính xác đó có phải là sâu răng không. Tốt nhất vẫn là Khách hàng nên đến phòng khám nha khoa uy tín để kiểm tra toàn diện.
Hơi thở có mùi hôi và khó chịu
Sâu răng khiến hơi thở có mùi hôi do thức ăn kẹt vào lỗ hổng trên răng, không được lấy ra, lâu ngày để lại mùi. Điều này khiến nhiều Khách hàng mất tự tin trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.
Nướu sưng hoặc chảy máu chân răng
Nướu hay lợi là tập hợp các mô mềm bảo vệ và giữ cho răng luôn chắc khỏe. Viêm nướu là nguyên nhân hàng đầu gây nên xuất huyết tại chân răng. Các mảng bám còn sót lại ở chân răng do không được vệ sinh sạch sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có hại phát triển. Sau đó, vi khuẩn tấn công vào vùng nướu quanh chân răng gây nên sưng đỏ và chảy máu chân răng.
Phương pháp phục hồi răng đã mất do sâu răng
Sâu răng không được điều trị thích hợp có thể dẫn đến hư hỏng vĩnh viễn, không thể phục hồi. Lúc này, cách khắc phục duy nhất là nhổ bỏ răng và thay thế răng mới.
Hiện nay 3 phương pháp làm răng giả phổ biến nhất là cấy ghép Implant, hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ.
Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp từng là lựa chọn hàng đầu của đa số Khách hàng nhờ chi phí tiết kiệm và cách sử dụng đơn giản. Tuy nhiên, phương pháp này lại tồn tại nhiều nhược điểm. Hàm giả tháo lắp không được tích hợp cố định vào hàm, nên dễ rơi rớt, gây vướng víu và khó chịu cho người dùng. Không chỉ kém vững chắc, hàm giả tháo lắp còn cung cấp sức ăn nhai kém và đòi hỏi Khách hàng phải thường xuyên lấy ra vệ sinh, làm sạch. Tuổi thọ của hàm giả tháo lắp cũng rất ngắn. Sau khoảng 3-5 năm sử dụng, hàm giả sẽ trở nên lỏng lẻo, xỉn màu, có mùi hôi… phải làm lại răng mới.
Hàm giả tháo lắp là phương pháp khắc phục tình trạng mất răng đã có từ lâu đời. Hàm giả tháo lắp gồm 2 phần là: nướu giả được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa cứng và răng giả được làm bằng sứ hoặc kim loại. 2 bộ phận này ép chặt với nhau, hình thành một khối thống nhất để tạo ra hàm răng giả thay thế cho răng thật
Kính mời các cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Hàm tháo lắp là gì? Khi nào nên sử dụng hàm giả tháo lắp tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic
Với sự phát triển của công nghệ y khoa, ngày càng có nhiều phương pháp tối ưu hơn khắc phục được những nhược điểm trên của hàm giả tháo lắp.
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là một trong những phương pháp làm răng giả được tin tưởng lựa chọn bởi đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Tuy nhiên với phương pháp này, Bác sĩ buộc phải mài bớt hai răng kế cận răng bị mất để làm trụ, từ đó, đặt mão sứ bắc qua 3 răng. Vì ảnh hưởng đến hai răng thật, trong trường hợp Khách hàng tìm đến phòng khám không uy tín hoặc tay nghề của Bác sĩ yếu kém sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tiêu xương hàm, tụt nướu, viêm tủy, thậm chí còn bị mất thêm răng khi cầu răng sứ bị hỏng,...
Cầu răng sứ (Deltal Bridge) hay còn được gọi trồng răng bắc cầu, là giải pháp khôi phục một hoặc nhiều răng mất cố định phổ biến hiện nay. Phương pháp trồng răng bắc cầu khắc phục tình trạng mất răng bằng việc mài 2 răng thật kề bên vị trí mất răng để làm điểm tựa. Sau đó Bác sĩ sẽ úp mão sứ lên các răng đã mài kèm thân răng sứ thay thế vị trí răng đã mất để phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho Cô Chú, Anh Chị.
Trong đó, phần răng sứ ở giữa cầu răng đảm nhiệm vai trò thay thế cho răng đã mất và 2 răng sứ còn lại úp lên trên phần trụ cụ đảm nhiệm vai trò nâng đỡ và trải đều lực ăn nhai.
Vật liệu để làm cầu răng sứ có 2 loại chính: cầu răng toàn sứ được cấu tạo hoàn toàn từ sứ (răng toàn sứ) và cầu răng sứ kim loại được cấu tạo từ sứ và kim loại.
Kính mời các cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Cầu răng sứ có tốt không? 6 loại cầu răng sứ phổ biến tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic
Cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant trong nha khoa được đánh giá là kỹ thuật chỉnh hình răng tối ưu nhất hiện nay do không chỉ phục hồi chức năng ăn nhai, không để lại biến chứng do mất răng mà còn có tính thẩm mỹ cao.
Để thực hiện phương pháp cấy ghép Implant, Bác sĩ sẽ cấy một trụ Titanium đóng vai trò thay thế chân răng thật. Sau một thời gian, khi trụ đã được tích hợp chắc chắn vào xương hàm, Bác sĩ sẽ tiếp tục đặt khớp nối Abutment và mão răng sứ có màu sắc và hình dáng tương tự răng thật lên trên.
Trồng răng Implant là quá trình cấy ghép chân răng bằng Titanium gắn chặt vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Khi xương tự bám vào bề mặt Implant, Bác sĩ tiến hành phục hình hàm giả, răng sứ hoặc cầu răng lên trên, đảm bảo chúng không bị trượt hay dịch chuyển trong miệng
Kính mời các cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bảng giá trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic
Tùy theo tình trạng mất răng mà Khách hàng có thể áp dụng phương pháp làm Implant thay thế một răng, Implant thay thế một vài răng, Implant All-on-4, Implant All-on-6 …
Cách phòng ngừa sâu răng
Sâu răng có thể dẫn đến đau nhức, khó chịu khiến Khách hàng không thể ăn uống hay sinh hoạt một cách tự nhiên, bình thường. Để phòng ngừa sâu răng, Khách hàng nên tuân thủ một số lưu ý sau:
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Đánh răng thường xuyên với kem có chứa chất fluoride kể cả những vùng nhạy cảm do sâu răng. Cách ngăn ngừa mảng bám gây sâu răng tốt nhất là đánh răng sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra, Khách hàng có thể sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước thay cho tăm truyền thống nhằm loại bỏ thức ăn thừa sót lại trong kẽ răng mà bàn chải không thể tác động đến.
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Những thực phẩm ăn vào hàng ngày có nguy cơ dính trong kẽ răng và khiến tình trạng sâu răng thêm nghiêm trọng. Do đó, Khách hàng cần hạn chế ăn uống món ngọt chua như bánh, kẹo, nước ép trái cây hộp, nước ngọt … Thay vào đó, Khách hàng nên chú trọng bổ sung thực phẩm tốt cho răng miệng bao gồm hoa quả, rau củ chứa nhiều chất xơ, thực phẩm giàu canxi, singum không đường, trà xanh (đen) không đường hỗ trợ làm sạch răng và củng cố men răng. Khách hàng cũng cần tránh các món chiên xào, cay nóng, quá chua hoặc quá ngọt,đồ lạnh vì có thể gây ê buốt những phần răng nhạy cảm.
Khám nha khoa định kỳ
Khách hàng nên đặt lịch hẹn khám nha sĩ ít nhất hai lần một năm để kiểm tra và lấy cao răng thường xuyên. Bác sĩ chuyên môn sẽ có thể nhanh chóng phát hiện ra sâu răng và giúp điều trị kịp thời.
Dr. Care - Implant Clinic là địa chỉ trồng răng Implant chuyên sâu tại TP. HCM. Nha khoa ra đời với Sứ mệnh giúp người trung niên tiếp tục tận hưởng cuộc sống trọn vẹn: Ăn nhai ngon miệng như xưa, cười thoải mái như xưa, trẻ trung như xưa. Hướng đến chất lượng dịch vụ ưu việt nhất, Dr. Care chỉ chuyên tâm nghiên cứu và điều trị các trường hợp mất răng ở độ tuổi trung niên
Nha khoa Dr. Care - Implant Clinic sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên sâu, lành nghề, kinh nghiệm trồng răng Implant ít nhất 5 năm. Cùng với đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị và máy móc chuyên dụng cho cấy ghép Implant tân tiến, phòng trồng răng đảm bảo vô trùng và sử dụng các dòng trụ chính hãng. Dr. Care chính là nơi để Cô Chú, Anh Chị tin tưởng, trồng răng Implant ưu việt nhất hiện nay, bảo tồn tối đa răng thật.
Kính mời các cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Top 10 địa chỉ trồng răng Implant uy tín tại TP.HCM tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic
Bệnh sâu răng giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng đặc biệt nên rất khó nhận biết. Nhưng một khi răng bắt đầu cảm thấy đau nhức, ê buốt, nhạy cảm thì cũng là lúc bệnh đang tiến triển nặng, có nguy cơ ăn sâu vào chân răng. Vì vậy thăm khám nha sĩ định kỳ là cách phát hiện sâu răng dễ thấy nhất.
Bên cạnh đó, Khách hàng cũng cần phải kết hợp chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng hợp lý nhằm ngăn ngừa và phòng tránh bệnh sâu răng.
Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic
Để được tư vấn kỹ càng hơn Cô Chú, Anh Chị vui lòng liên hệ với Dr. Care - Implant Clinic Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam:
Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Giờ làm việc:
+ Thứ 2 - Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM
+ Chủ nhật: 8:00 AM – 5:00 PM
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.