[Sự thật] Trám răng có đau không?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Không phải khi nào răng bị tổn thương thì nha sĩ cũng tiến hành loại bỏ hoàn toàn răng. Một phương pháp để phục hồi răng hư tổn do sâu răng, mẻ răng,… đó là trám răng. Vậy trám răng có đau không? Đây là bài viết giúp Cô chú, Anh Chị giải đáp thắc mắc trên.

Thế nào là trám răng?

Thế nào là trám răng?

Trám răng hay còn gọi là hàn răng. Đó là kỹ thuật nha khoa đơn giản, với thời gian thực hiện nhanh chóng. Trám răng được thực hiện trong các trường hợp răng sâu, sứt mẻ, gãy vỡ nhẹ,… giúp khôi phục lại tính thẩm mỹ và khả năng nhai của răng. Đồng thời trám răng cũng là phương pháp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn sâu vào bên trong răng.

Cô Chú, Anh Chị cùng tìm hiểu kĩ hơn về các trường hợp cần trám răng, để có thể tự tin hơn trong quá trình phục hồi răng bằng phương pháp trám răng.

Trường hợp nào cần trám răng?

Tuy là thủ thuật đơn giản nhưng trám răng chỉ được chỉ định trong một số trường hợp cụ thể. Trám răng sẽ được chỉ định áp dụng cho từng bệnh nhân cụ thể, trong những trường hợp sau:

Sâu răng cần trám răng

Sâu răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến do vi khuẩn gây ra. Trong quá trình vệ sinh răng miệng, nếu Cô Chú, Anh Chị không chăm sóc cẩn thận thì các thức ăn thừa sẽ không bị loại bỏ hoàn toàn trên răng. Từ đó, tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển tác động tiêu cực lên men răng về lâu dài sẽ sinh ra các lỗ hổng trên bề mặt răng.

Lúc này việc lựa chọn trám răng sẽ giúp lấp đầy các vị trí lỗ hổng, thu hẹp vùng tổn thương tránh lây lan cho các mô răng lành.

Sâu răng cần trám răng

Trám răng khi mòn cổ chân răng

Do một số thói quen chưa tốt trong quá trình chăm sóc răng miệng như chọn bàn chải đánh răng có các sợi lông quá cứng, chải mạnh tay hay chải răng theo chiều ngang trong suốt thời gian quá dài làm lớp men răng bên ngoài bị hư tổn, từ đó gây ra mòn cổ chân răng.

Khi thấy phần tiếp giáp giữa răng và nướu xuất hiện các mảnh khuyết nhỏ ở cổ răng thì đồng nghĩa với việc cổ chân răng bị mài mòn.

Đối với những trường hợp vết khuyết vẫn còn nông, nha sĩ sẽ dùng chất liệu composite để lấp đầy những vết mài mòn trên chân răng. Đối với các vết ăn sâu ảnh hưởng cấu trúc răng thì phương pháp trám răng không hiệu quả.

Chấn thương răng

Do một số tai nạn không mong muốn làm cho răng bị sứt, mẻ, gãy vỡ gây ảnh hưởng đến chức năng nhai, ngoài ra nếu chấn thương ở một số vị trí đặc biệt như răng cửa còn gây mất thẩm mỹ. Bằng cách chọn phương pháp trám răng sẽ giúp khôi phục răng về trạng thái ban đầu là điều Cô Chú, Anh Chị nên thực hiện.

Chấn thương răng

Trong trường hợp này Cô Chú, Anh Chị nên lưu ý, nếu các chấn thương chiếm 1/3 răng thì việc trám lại răng gây mất thẩm mỹ kèm theo dễ bong tróc. Do đó Anh Chị, Cô Chú nên cân nhắc có nên chọn trám răng trong trường hợp này hay không. Và nếu áp dụng thì cần có những phương pháp nào hỗ trợ thêm để phục hồi răng.

Thưa răng cũng cần trám răng

Trường hợp bệnh nhân thưa răng dưới 2mm, đặc biệt là vùng răng cửa thì nha sĩ sẽ chọn cách trám răng để tạo sự thẩm mỹ cho bệnh nhân. Những trường răng quá thưa, Cô Chú, Anh Chị cần áp dụng các phương pháp khác theo chỉ định của bác sĩ.

>> Xem thêm: Quy trình trồng răng Implant tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Trám răng có đau không?

Trám răng là kỹ thuật đơn giản, không mất nhiều thời gian, tuy nhiên xoay quanh vấn đề trám răng để phục hồi răng vẫn còn có nhiều câu hỏi thắc mắc. Một trong số đó là việc thực hiện trám răng có gây đau đớn cho bệnh nhân không?

Trong nha khoa, trám răng không phải là kỹ thuật phức tạp, quá trình trám răng cũng diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. Tùy vào tình trạng răng và vị trí của răng mà Nha sĩ sẽ tiến hành can thiệp nhiều hay ít và tình trạng đau nhức cũng khác nhau.

Trám răng có đau không?

Đối với các trường hợp sứt mẻ, gãy vỡ nhẹ thời gian trám răng sẽ nhanh chóng chính. Vì thế trong suốt quá trình trám răng Cô Chú, Anh Chị sẽ không cảm thấy đau nhức hay khó chịu nào.

Đối với những trường hợp, sâu răng, sứt mẻ nặng ảnh hưởng đến vùng tủy. Trước hết các nha sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy rồi mới tiến hành trám răng. Chính vì thế, một số Cô Chú, Anh Chị sẽ có tình trạng hơi ê buốt. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa tình trạng khó chịu, đau nhức trong quá trình trám răng, nha sĩ sẽ tiêm gây tê trước đó để hỗ trợ.

>>> Xem thêm: Trồng răng Implant có đau không? Lưu ý gì để cấy Implant không đau | Dr. Care

Yếu tố quyết định trám răng có đau không?

Như đã chia sẻ ở trên, trám răng không phải là một kỹ thuật nha khoa phức tạp, tuy nhiên việc Cô Chú, Anh Chị bị đau nhức, ê buốt trong quá trình trám và sau khi hoàn tất trám răng cũng không hiếm gặp. Trám răng có đau không còn phục thuộc vào nhiều yếu tố quyết định.

Tình trạng răng cần trám

Trước khi tiến hành khám răng, nha sĩ sẽ cho Cô Chú, Anh Chị biết về tình trạng cụ thể của răng. Với những vị trí hư tổn bên ngoài hoặc không ảnh hưởng đến tủy răng thì việc trám răng hoàn toàn không đau.

Với những vị trí răng sâu vào bên trong hoặc những chấn thương ảnh hưởng đến tủy răng thì việc trám răng sẽ xuất hiện các vấn đề đau nhẹ và khó chịu là không tránh khỏi. Tuy nhiên, Cô Chú, Anh Chị hãy yên tâm về điều này vì các nha sĩ sẽ sử dụng nhiều biện pháp nha khoa hỗ trợ tối đa, giúp giảm đi các khó chịu của bệnh nhân.

Tình trạng răng cần trám

Trám răng đau không tùy vào cơ địa mỗi người

Trám răng còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Mỗi người sẽ có những cơ địa khác nhau, người có cơ địa nhạy cảm tác động nhẹ cũng gây ra các cảm giác khó chịu. Còn với những người cơ địa bình thường thì trám răng không là vấn đề gì to tác.

Lưu ý đối với những cơ địa quá dị ứng, mẫn cảm với các thành phần vật liệu trám răng cần thông báo cho nha sĩ.

Tay nghề Bác sĩ trám răng

Tay nghề Bác sĩ là yếu tố quan trọng quyết định đến việc trám răng có đau không. Bác sĩ có chuyên môn cao và tay nghề kỹ thuật tốt thì bệnh nhân sẽ tin cậy, an tâm hơn. Và hơn hết, chất lượng của răng sau khi trám được đảm bảo. Ngược lại, nếu bác sĩ có tay nghề chưa cao hoặc thực hiện trám không đúng kỹ thuật sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau nhức trong tiến trình trám răng và sau trám răng.

Công nghệ thực hiện và vật liệu trám răng

Công nghệ thực hiện góp phần hạn chế tình trạng đau nhức và khó chịu cho bệnh nhân khi trám răng. Song song với quy trình trám răng truyền thống thì ngày này có thêm các công nghệ trám răng hiện đại đảm bảo thẩm mỹ như công nghệ Laser Tech.

Bên cạnh đó, vật liệu trám quyết định đến độ bền của miếng trám. Với những vật liệu chất lượng sẽ tạo sự thoải mái về chất lượng và màu sắc, những vật liệu kém chất lượng sẽ dẫn tới kịch ứng trong khoang miệng.

Công nghệ thực hiện và vật liệu trám răng

Số lượng răng cần trám

Trên thực tế, việc trám một chiếc răng đồng nghĩa với việc sẽ ít đau và khó chịu hơn so với trám nhiều chiếc răng cùng lúc. Trám nhiều răng đồng thời tức là hàm răng bị tổn thương nhiều vị trí và thời gian trám răng sẽ kéo dài hơn so với một chiếc. Chính vì thế việc trám quá nhiều răng gây ra các cảm giác khó chịu, do tình trạng tổn thương răng nhiều.

>> Xem thêm: Trồng răng Implan toàn hàm All On-4 cho người mất răng toàn hàm

Quy trình trám răng diễn ra như thế nào?

Trám răng là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện và ít gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên Cô Chú, Anh Chị cũng nên lưu ý khi tiến hành trám răng phải theo một quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng của răng sau trám cũng như hồi phục sức khỏe. Một quy trình trám răng gồm những bước sau:

Bước 1: Khám và tư vấn

Đầu tiên, Cô Chú, Anh Chị sẽ được thăm khám tổng quát răng miệng để đánh giá mức độ hư tổn của răng, vị trí răng cần trám.

Một vài trường hợp răng sâu, chấn thương nặng cần điều trị tủy, bác sĩ sẽ chụp X-Quang nhằm đánh giá kỹ lưỡng tình trạng răng, từ đó đưa ra giải pháp nhằm mang lại hiệu quả với chi phí tối ưu nhất.

Bước 1: Khám và tư vấn

Bước 2: Vệ sinh răng miệng, sửa soạn xoang trám

Đây là một trong những bước quan trọng đối với quy trình cách trám răng. Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch phần mô bị hư hại và mài vát men làm tăng độ lưu giữ của miếng trám. Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ không chỉ ngăn ngừa được tình trạng lây nhiễm chéo mà còn mang lại kết quả điều trị tốt nhất.

Bước 3: So màu răng

Quy trình trám răng, đặt biệt là các vùng răng cửa thì tuyệt đối không thể thiếu bước so màu răng. Việc so màu không chỉ giúp bác sĩ lựa chọn chính xác màu của vật liệu trám và còn giúp răng của Cô Chú, Anh Chị trông thẩm mỹ, hài hòa hơn.

Bước 4: Hàn trám cho răng

Sau khi làm sạch vùng răng bị tổn thương, bác sĩ sẽ tiến hàm tạo hình xoang trám. Bác sĩ sẽ phủ từng lớp vật liệu trám lên trên và chiếu đèn quang trùng hợp để làm khô và đông cứng vật liệu trám. Cuối cùng, làm nhẵn và đánh bóng bề mặt miếng trám để ăn nhai không bị cộm cấn.

Bước 3: Hàn trám cho răng

Trong những trường hợp bờ xoang sâu dưới nướu hoặc xoang sâu lớn thì trước khi tiến hành trám bác sĩ sẽ sử dụng chỉ co nướu hoặc đặt khuôn trám.

>> Xem thêm: Chi phí cấy ghép Implant tại nha khoa Dr. Care

Bước 5: Kiểm tra lại vết trám và hoàn tất quá trình trám răng

Sau khi hoàn tất bước trám răng, bác sĩ sẽ kiểm tra lại lần nữa để điều chỉnh những điểm vướng, cộm để Cô Chú, Anh Chị dễ dàng và thoải mái hơn trong quá trình ăn nhai.

Sau khi hoàn tất quy trình trám răng nêu trên, chiếc răng của Cô Chú, Anh Chị đã được phục hình lại như hình dáng ban đầu, đảm bảo được khả năng ăn nhai và thẩm mỹ tốt.

Bên cạnh đó để đảm bảo sức khỏe răng miệng Cô Chú, Anh Chị nên chú ý kiểm tra định kỳ thường xuyên. Việc chất lượng các mảnh trám sau khi trám có sử dụng tốt hay không còn tùy thuộc vào cách cá nhân mỗi bệnh nhân chăm sóc và bảo vệ chúng.

Nguyên nhân khiến quá trình trám răng bị đau

Hầu hết các ca hàn trám răng đều không hề gây đau nhức hay khó chịu nhưng vẫn có một số trường hợp xảy ra hiện tượng sưng đau, ê buốt khi trám. Các chuyên gia cũng đã có những lời giải đáp thắc mắc:

Kỹ thuật trám răng của bác sĩ thực hiện không chính xác đã khiến miếng hàn không ôm sát và bịt kín lỗ. Từ đó làm xuất hiện nên các khe hở, khoảng trống giữa miếng hàn và mô răng thật. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trám răng xong bị đau nhức.

Nguyên nhân khiến quá trình trám răng bị đau

Trước khi trám răng, Cô Chú, Anh Chị không được kiểm tra tổng thể và xử lý bệnh răng miệng như viêm tủy, sâu răng, … thì việc tiến hành hàn trám trên nền bệnh lý có sẵn này cũng sẽ gây ra hiện tượng sưng đau.

Đối với trường hợp răng sứt mẻ thì bác sĩ nha khoa có thể sẽ tạo hình trước khi đưa vật liệu trám vào. Lúc này, Cô Chú, Anh Chị có thể sẽ cảm thấy ê buốt nhẹ.

Cách giảm đau và ê buốt khi trám răng hiệu quả

Nếu tình trạng ê buốt răng nhẹ, Cô Chú, Anh Chị có thể khắc phục ngay tại nhà. Cô Chú, Anh Chị có thể tự làm giảm ê buốt sau trám răng bằng một số cách đơn giản như đắp tỏi và gừng tại nhà. Đây là hai nguyên liệu lành tính và có công dụng giảm đau nhức răng. Việc ngậm tỏi và gừng để giảm tình trạng ê buốt nên được thực hiện trước khi đi ngủ.

Bên cạnh đó, Cô Chú, Anh Chị nên chăm chỉ súc miệng bằng nước muối. Nên mua nước muối sinh lý pha sẵn ở hiệu thuốc vì loại này có nồng độ muối vừa phải, thích hợp cho răng miệng.

Cách giảm đau và ê buốt khi trám răng hiệu quả

Ngoài ra, chườm nóng hoặc chườm lạnh cũng rất thích hợp cho việc giảm ê buốt sau khi mới hàn răng xong.

Tuy nhiên, trường hợp mới trám răng xong bị đau nhức, ê buốt hoặc trám răng lâu ngày bị nhức kéo dài thì Cô Chú, Anh Chị nên tới nha khoa để kiểm tra sớm. Rất có thể răng của Cô Chú, Anh Chị đang bị kích ứng, tổn thương hoặc vật liệu trám đã mòn, khiến vi khuẩn xâm lấn vào bên trong tủy răng.

>> Xem thêm: Bảng giá trồng răng Implant tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Tùy vào tình trạng tổn thương răng mà Bác sĩ sẽ có hướng xử lý khác nhau, giúp Cô Chú, Anh Chị dứt điểm cơn đau như: tháo bỏ miếng trám cũ và thực hiện trám lại từ đầu.

Hướng dẫn chăm sóc răng đúng cách sau khi trám

Sau khi trám răng bên cạnh việc kiêng và có chế độ ăn uống hợp lý thì Cô Chú, Anh Chị cũng cần có cách chăm sóc răng đúng cách để đảm bảo chất lượng cũng thời gian của mảnh trám.

Vệ sinh răng cẩn thận bằng bàn chải lông mềm

Cô Chú, Anh Chị nên chải răng 2 lần/ ngày, thao tác chải thật nhẹ, không ấn mạnh bàn chải vào răng và không súc miệng quá mạnh. Khi đánh răng nên chải ở góc nghiêng 45 độ, di chuyển theo chiều dọc nhẹ nhàng để làm sạch bề mặt răng. Tránh việc chải theo chiều ngang sẽ gây mòn cổ răng, tổn thương nướu, khiến miếng trám bị mòn bong tróc.

Dùng nước muối ấm hoặc nước súc miệng chuyên biệt

Dùng nước súc miệng hoặc nước muối để làm sạch khoang miệng sau khi ăn là vô cùng cần thiết. Để miếng trám được bền thì Cô Chú, Anh Chị có thể dùng thêm kem hoặc thuốc đánh răng chuyên dụng dành cho răng nhạy cảm. Cùng với đó, Cô Chú, Anh Chị nên kết hợp dùng chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn thừa, mảng bám tại kẽ răng.

>> Xem thêm: Trồng răng Implant tại tphcm

Chế độ ăn uống hợp lý hạn chế đường, acid

Ăn các loại thức ăn chứa nhiều đường, acid có thể làm chỗ trám răng bị rò rỉ, gây sâu răng và hình thành mảng bám. Cô Chú, Anh Chị nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này để duy trì kết quả dài lâu của miếng trám.

Ngoài ra, khi ăn chỉ nên dùng lực vừa phải, tránh các thực phẩm quá cứng và rượu bia, thuốc lá. Không nên dùng tăm xỉa răng vì lực xỉa có thể khiến miếng trám bị tổn thương, gây ra đau nhức.

Sử dụng thuốc theo chỉ định và tái khám định kỳ

Sử dụng thuốc theo chỉ định và tái khám định kỳ

Thời gian đầu sau khi trám răng, miếng trám chưa được ổn định do đó Cô Chú, Anh Chị rất dễ gặp phải những kích ứng từ bên ngoài. Nếu các cơn đau vượt quá ngưỡng chịu đựng có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Cuối cùng, cần ghi nhớ lịch tái khám để các bác sĩ có thể chủ động thăm khám tình trạng răng và đưa ra các chỉ định phù hợp nhất.

Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic

Để hiểu hơn về phương pháp trồng răng Implant phục hồi răng đã mất do thiếu hụt canxi, vui lòng liên hệ Dr. Care Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM

+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề