8 cách trị nhiệt miệng ngay tại nhà hiệu quả

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Nhiệt miệng không phải là tình trạng nguy hiểm tới sức khỏe nhưng có thể tái đi tái lại nhiều lần khiến việc ăn nhai gặp nhiều khó khăn. 8 Cách trị nhiệt miệng hiệu quả ngay tại nhà được Nha khoa Dr. Care giới thiệu sau đây giúp Cô Chú, Anh Chị khắc phục dứt điểm tình trạng này.

Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng bên trong khoang miệng xuất hiện các vết loét với kích thước khác nhau, hình tròn hay hình oval. Thông thường, các vết loét sẽ có màu trắng, một số nốt sẽ có màu vàng tùy vào mức độ nhiệt miệng.

Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Các vết nhiệt miệng không lây lan và có thể tự khỏi sau từ 5 - 7 ngày. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp bị nhiệt miệng mức độ nặng, Cô Chú, Anh Chị còn có những triệu chứng như nổi hạch, sốt, rối loạn tiêu hóa.

Nguyên nhân chính dẫn tới nhiệt miệng là do cơ thể đang thiếu một số vitamin và khoáng chất thiết yếu. Bên cạnh đó, rối loạn nội tiết tố cũng gây nên tình trạng này.

  • Cơ thể bị thiếu Vitamin C, B2, B6 khiến hệ miễn dịch suy giảm, vùng nướu dễ bị tấn công bởi vi khuẩn sinh ra nhiệt miệng.

  • Sự thay đổi nội tiết tố, nhất là ở nữ giới trong thời gian kinh nguyệt khiến thân nhiệt thay đổi đột ngột cũng dẫn tới nhiệt miệng.

  • Nướu bị tổn thương trong quá trình vệ sinh răng miệng, ăn nhai đồ cứng.

  • Đồ ăn cay nóng khiến nướu, má trong bị phồng rộp.

8 cách trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả

Nhiệt miệng có thể điều trị tại nhà bằng nhiều phương pháp đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng.

Cô Chú, Anh Chị điều trị nhiệt miệng bằng một trong 8 cách hiệu quả dưới đây:

  • Dùng nước muối trị nhiệt miệng

  • Dùng mật ong

  • Sữa chua trị nhiệt miệng

  • Baking soda chữa nhiệt miệng

  • Dùng dầu dừa

  • Trà hoa cúc

  • Bã chè khô

  • Nước súc miệng chuyên dụng

Dùng nước muối trị nhiệt miệng

Dùng nước muối trị nhiệt miệng

Trong nước muối loãng có khả năng sát khuẩn tốt và an toàn với sức khỏe. Cô Chú, Anh Chị bị nhiệt miệng sử dụng nước muối loãng súc miệng từ 2 - 3 lần mỗi ngày giúp vết loét miệng nhanh khô và mau khỏi. Cô Chú, Anh Chị có thể tự pha nước muối hoặc sử dụng nước muối sinh lý có bán tại các hiệu thuốc để súc miệng.

Dùng mật ong

Mật ong có chứa thành phần kháng khuẩn, chống nhiễm trùng thứ cấp, giúp vết loét giảm sưng đau hiệu quả. Do đó, dùng mật ong chữa nhiệt miệng là bài thuốc được nhiều Cô Chú, Anh Chị áp dụng tại nhà.

Cô Chú, Anh Chị sử dụng mật ong bôi lên miệng vết thương từ 4 - 5 lần/ ngày giúp vết thương nhanh bình phục. Để rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh có thể kết hợp mật ong cùng tinh bột nghệ đắp lên vết loét từ 2 - 3 lần.

Sữa chua trị nhiệt miệng

Sữa chua trị nhiệt miệng là một trong những cách làm mà ít Cô Chú, Anh Chị biết tới. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, trong sữa chua có chứa men vi sinh lactobacillus giúp cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột. Trường hợp Cô Chú, Anh Chị bị nhiệt miệng do nhiễm khuẩn HP hoặc viêm ruột có thể ăn sữa chua hằng ngày để cân bằng hệ tiêu hóa. Từ đó mà tình trạng nhiệt miệng được cải thiện.

Baking soda chữa nhiệt miệng

Baking soda là loại muối nở có khả năng cân bằng độ pH trong khoang miệng. Cô Chú, Anh Chị có thể sử dụng baking soda để chữa nhiệt miệng hiệu quả.

Cách sử dụng khá đơn giản: lấy 5g baking soda hòa cùng 300ml nước, sau đó súc miệng từ 2 - 3 lần/ ngày để vết thương nhanh khô, ngăn vết loét lan rộng.

Dùng dầu dừa

Dùng dầu dừa

Dầu dừa lành tính, có khả năng kháng khuẩn bởi chứa nhiều acid lauric tự nhiên. Do đó, Cô Chú, Anh Chị có thể sử dụng dầu dừa để giảm đau, giảm sưng, nhanh chóng cải thiện nhiệt miệng.

Mỗi ngày, người bệnh dùng dầu dừa nguyên chất bôi lên vết thương từ 2 - 3 lần và giữ cho vùng nhiệt miệng càng khô càng tốt. Tình trạng nhiệt miệng sẽ khỏi sau từ 3 - 4 ngày điều trị.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc không chỉ là thức uống giúp tinh thần thư giãn, thoải mái mà còn là cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Trong trà hoa cúc có chứa levomenol, azulene-2 là những hợp chất có khả năng chống viêm, chống nhiễm trùng hiệu quả. Cô Chú, Anh Chị sử dụng túi trà hoa cúc đắp lên vết loét trong 1 - 2 phút hoặc súc miệng bằng nước trà để vết thương mau lành.

Bã chè khô

Trong là chè có chứa tanin là chất kháng khuẩn tốt, có khả năng điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Cô Chú, Anh Chị sử dụng bã chè đã sử dụng đắp lên miệng vết thương, kết hợp súc miệng bằng nước chè từ 3 - 4 lần/ ngày giúp tình trạng nhiệt miệng cải thiện nhanh chóng. Vết thương mau lành, không còn sưng tấy hay căng tức khó chịu.

Nước súc miệng chuyên dụng

Nước súc miệng có thể kiểm soát được tình trạng nhiệt miệng, nhiễm trùng lan rộng. Cô Chú, Anh Chị lựa chọn nước súc miệng chuyên dùng cho điều trị nhiệt miệng có chứa thành phần chlorhexidine, acid boric. Mỗi ngày, người bệnh nên súc miệng từ 1 - 2 lần, không dùng quá chỉ định trên bao bì để ngăn ngừa vết loét lan rộng hiệu quả.

Điều trị nhiệt miệng tại Nha khoa

Trường hợp Cô Chú, Anh Chị bị nhiệt miệng từ 7 - 10 ngày, thậm chí là 2 tuần nếu không khỏi nên tới Nha khoa để được Bác sĩ thăm khám và điều trị. Tại Nha khoa, Bác sĩ dựa vào biểu hiện lâm sàng để xác định mức độ nhiệt miệng. Đồng thời, Cô Chú, Anh Chị phải thực hiện xét nghiệm máu hay siêu âm để xác định chính xác nguyên nhân dẫn tới vấn đề này.

 Điều trị nhiệt miệng tại Nha khoa

Trường hợp Cô Chú, Anh Chị bị nhiệt miệng do nhiễm khuẩn HP, viêm đường ruột, dạ dày thì cần phải điều trị dứt điểm bệnh lý thì tình trạng nhiệt miệng mới được cải thiện. Dựa vào tình trạng bệnh lý của từng người mà Bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Cô Chú, Anh Chị cần tuân thủ mọi chỉ định của Bác sĩ để điều trị nhiệt miệng nhanh khỏi, ngăn ngừa tái phát.

Bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Tình trạng nhiệt miệng có thể cải thiện nhanh chóng hơn nhờ vào chế độ ăn uống. Cô Chú, Anh Chị bị nhiệt miệng nên bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất có trong rau củ, trái cây.

Đồ ăn mềm, dễ nhai nuốt

Những vết loét miệng khiến người bệnh cảm thấy xót mỗi khi ăn, quá trình ăn uống bị cản trở. Do đó, Cô Chú, Anh Chị bị nhiệt miệng nên ăn những món được nấu chín mềm, có độ ấm vừa phải, gia vị thanh đạm để hạn chế ảnh hưởng tới vết thương. Các món ăn được ưu tiên như súp, cháo, canh.

Ăn nhiều hoa quả tươi, rau củ

Ăn nhiều hoa quả tươi, rau củ

Trong rau củ, hoa quả tươi có chứa nhiều vitamin nhóm C, A, D, B và các khoáng chất như kẽm, sắt, magie rất quan trọng đối với sức khỏe toàn thân. Cô Chú, Anh Chị bị nhiệt miệng cần bổ sung thêm vitamin B, C giúp nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa và bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn có hại.

Ăn sữa chua

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột. Đồng thời, ăn sữa chua giúp giảm cảm giác đau nhức tại vết loét, Cô Chú, Anh Chị cảm thấy dễ chịu hơn.

Hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh nhờ lợi khuẩn được bổ sung giúp cơ thể hấp thu tốt chất dinh dưỡng, từ đó mau chóng chữa lành những tổn thương.

Thực phẩm giàu sắt

Sắt là khoáng chất quan trọng đối với quá trình tạo máu của cơ thể. Bên cạnh đó, sắt cũng tham gia vào hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng toàn thân, hỗ trợ cải thiện vết loét trên miệng. Cô Chú, Anh Chị nên bổ sung thực phẩm giàu sắt như trứng gà, thịt gà, sữa, súp lơ … trong bữa ăn hằng ngày để có răng và nướu luôn khỏe mạnh.

Uống nước rau má

Rau má là một trong những loại rau có tính mát, được đánh giá cao bởi khả năng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Theo y học cổ truyền, sử dụng rau má là phương pháp hiệu quả trong điều trị nhiệt miệng.

Trong rau má có chứa hoạt chất triterpenoids có khả năng làm lành vết thương nhanh chóng. Cô Chú, Anh chị bị nhiệt miệng uống nước ép rau má mỗi ngày giúp rút ngắn thời gian lành thương.

Những thực phẩm cần kiêng khi nhiệt miệng

Bên cạnh những thực phẩm giúp cải thiện nhiệt miệng nhanh chóng còn có những thức ăn khiến tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng hơn. Cô Chú, Anh Chị khi nhiệt miệng cần kiêng khem một số món ăn để vết thương mau lành như đồ chiên rán, thực phẩm cay nóng, nhiều đường, đặc biệt là các chất kích thích.

Đồ ăn chiên, rán

Đồ ăn chiên, rán thường có vỏ giòn và cứng cần phải nhai lâu. Điều này khiến thức ăn dễ va chạm vào vết loét gây cảm giác đau rát khó chịu. Do đó, Cô Chú, Anh Chị nên kiêng các món chiên rán, nhiều dầu mỡ để vết thương mau chóng phục hồi.

Thực phẩm cay nóng

Thực phẩm cay nóng

Đồ ăn cay nóng dễ gây kích ứng nướu, nhất là khu vực bị nhiệt miệng. Cô Chú, Anh Chị sẽ cảm thấy đau sót rất nhiều, tình trạng nhiệt miệng vì vậy mà tiến triển nặng hơn. Do đó, thời gian hồi phục của vết thương cũng lâu hơn. Cô Chú, Anh Chị trong thời gian nhiệt miệng cần hạn chế món ăn có vị cay, tê, độ nóng cao để vết thương mau khỏi.

Đồ ăn nhiều đường

Đường là món ăn yêu thích của nhiều loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Việc ăn nhiều đường tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, vết loét ngày càng nặng hơn và rất khó bình phục. Do đó, Cô Chú, Anh Chị hạn chế tối đa các món nhiều đường như kẹo ngọt, bánh, nước ngọt, …

Các món quá chua

Các món ăn chua có chứa nhiều acid citric khiến vết loét ngày một nặng hơn và có dấu hiệu lan rộng. Cô Chú, Anh Chị cần hạn chế các thực phẩm có độ chua cao để hạn chế tổn thương cho niêm mạc miệng, giúp vết thương chóng lành.

Rượu, bia, cà phê

Rượu, bia, cà phê

Rượu, bia, cà phê và các chất kích thích là nguyên nhân khiến vết thương lâu bình phục. Trong cà phê có chứa acid salicylic là nguyên nhân gây nên kích ứng niêm mạc, nhất là các mô nhạy cảm trong khoang miệng. Đồ uống có cồn như rượu, bia khiến người bệnh thêm đau xót và khó chịu hơn.

Những câu hỏi thường gặp về nhiệt miệng

Tình trạng nhiệt miệng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhất là những Cô Chú, Anh Chị trung niên, người già và trẻ em. Cô Chú, Anh Chị bị nhiệt miệng còn quan tâm tới nhiều vấn đề khác như mức độ nguy hiểm, thời gian điều trị…

Bị nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Nhiệt miệng không gây nguy hiểm cho cơ thể những bệnh lý dẫn tới nhiệt miệng có thể khiến sức khỏe của Cô Chú, Anh Chị suy giảm nhanh chóng. Cô Chú, Anh Chị cần nắm rõ được nguyên nhân nhiệt miệng để xác định mức độ nguy hiểm của bệnh lý.

Nhiệt miệng và ung thư lưỡi có liên quan đến nhau không?

Nhiệt miệng và ung thư lưỡi có liên quan đến nhau không?

Ung thư lưỡi là bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị nghiêm ngặt và khắt khe. Một trong những dấu hiệu của ung thư lưỡi là nhiệt miệng. Các vết loét không chỉ xuất hiện ở nướu, má trong mà còn xuất hiện ở lưỡi là những biểu hiện đáng ngờ. Cô Chú, Anh Chị cần tới Bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic

Để hiểu hơn về phương pháp trồng răng Implant phục hồi răng đã mất do thiếu hụt canxi, vui lòng liên hệ Dr. Care - Implant Clinic: Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM

+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề