Hậu quả của thói quen dùng lưỡi đẩy răng khiến răng mọc lệch

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Tật đẩy lưỡi được xem là một thói quen xấu, có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về răng, khuôn mặt. Tỷ lệ trẻ em bị tật đẩy lưỡi khá cao, lên tới 60 - 90%, thậm chí thói quen này kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Thói quen đẩy lưỡi là gì?

Vị trí của lưỡi là nằm hoàn toàn trong khoang miệng, trên vòm họng, không gây lực đẩy lên các răng. Thói quen đẩy lưỡi là khi ở trạng thái nghỉ hoặc nuốt, lưỡi đặt sai tư thế. Lưỡi đặt sai tư thế là lưỡi đặt giữa răng cửa của hàm trên và hàm dưới, lưỡi đẩy vào gót răng cửa hàm trên, lưỡi chạm vào chân răng, tác động lực vào răng. Thói quen này gây mất cân xứng giữa răng và cung hàm, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ và chức năng trên bộ răng.

Thói quen đẩy lưỡi để lại hậu quả nghiêm trọng cho khoang miệng
Thói quen đẩy lưỡi để lại hậu quả nghiêm trọng cho khoang miệng

Nguyên nhân dẫn đến thói quen dùng lưỡi đẩy răng

Thói quen dùng lưỡi đẩy răng thực hiện trong vô thức, thậm chí nhiều người không nhận ra việc mình đặt lưỡi sai vị trí. Dưới đây là 2 nhóm nguyên nhân chính:

Đẩy lưỡi tiên phát

Đẩy lưỡi tiên phát xuất phát từ hành động vô thức của trẻ sơ sinh. Khi các bé đẩy lưỡi ra phía trước để bú mẹ hoặc bú bình, dần dần thói quen này sẽ mất đi khi các bé lớn lên. Nếu người trưởng thành vẫn còn giữ thói quen đẩy lưỡi sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng.

Đẩy lưỡi thứ phát

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thói quen đẩy lưỡi thứ phát:

  • Tinh thần không thoải mái, bị stress, có nhiều trường hợp liên tục đẩy lưỡi khi căng thẳng hoặc lo lắng.

  • Thói quen mút ngón tay về lâu dài cũng dẫn đến tình trạng đẩy lưỡi

  • Những người răng bị lệnh thường có xu hướng đẩy lưỡi ra phía trước hoặc sang một bên với hy vọng răng sẽ về vị trí đúng

  • Các bệnh lý trong khoang miệng như dính lưỡi, thắng lưỡi quá ngắn, lưỡi to quá mức, viêm amidan, viêm họng gây khó nuốt, viêm nhiễm làm tắc nghẽn đường mũi buộc phải thở bằng miệng… đều có thể là tác nhân gây nên tật đẩy lưỡi.

 Mút tay cũng có thể dẫn đến thói quen đẩy lưỡi
Mút tay cũng có thể dẫn đến thói quen đẩy lưỡi

Xem thêm: 5 yếu tố ảnh hưởng đến chi phí trồng răng implant

Hậu quả của thói quen dùng lưỡi đẩy răng

Lưỡi là mô mềm nhưng về lâu dài đẩy lưỡi cũng sẽ gây ra khớp cắn hở, khớp cắn ngược, răng hở… Mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian, tần suất đẩy lưỡi.

Gây khe thưa vùng răng cửa

Đẩy lưỡi thường xuyên sẽ gây mòn kẽ răng khiến răng cửa bị thưa, tác động đến cấu trúc của xương hàm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

Răng trước chìa, cắn hở vùng răng hàm:

Tùy vào thói quen đẩy lưỡi có thể khiến răng phía trước bị chìa ra ngoài hoặc gây ra những lệch lạc như căn hở vùng răng - hàm.

Gây tình trạng khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược hay còn gọi là móm là tình trạng hàm dưới bị chìa ra ngoài khá nhiều. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và tật đẩy lưỡi là cũng dẫn đến tình trạng này, làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai

Khớp cắn hở ở vùng răng cửa

Đẩy lưỡi thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng khớp cắn hở ở vùng răng cửa. Tức là ở tư thế nghỉ bình thường miệng không khép được, 2 hàm không cắn khít, lưỡi đặt ở giữa răng cửa trên và dưới. Kiểu đẩy lưỡi này sẽ khiến người bệnh khó phát âm, hoặc phát âm sai, hay thở bằng miệng.

Làm thế nào để loại bỏ thói quen đẩy lưỡi

Tật đẩy lưỡi nếu không điều chỉnh kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, dẫn đến nhiều biến chứng khó điều trị. Có 2 cách để loại bỏ tật đẩy lưỡi. Đó là luyện tập kết hợp dùng khí cụ:

  • Luyện tập

Luyện tập thói quen đặt lưỡi đúng cách bằng cách cắn khít 2 hàm lại, đầu lưỡi chạm nhẹ vào mặt trong của phần lợi, ở phía sau răng cửa của hàm trên. Khi nuốt thức ăn, lưỡi sẽ di chuyển lên phía vòm họng và không chạm vào các răng cửa.

Tập lưỡi với cốc nước bằng cách để môi mở, hai hàm răng cắn lại sau đó nhấp từng ngụm nước nhỏ, đầu giữ ở tư thế thẳng.

Tập lưỡi với kẹo cao su không đường: Nhai kẹo cao su như bình thường, sau đó dùng lưỡi đẩy kẹo áp lên phần khẩu cái ngay phía sau răng cửa. Lúc này lưỡi đang cong lên chạm phần đầu lưỡi vào vòm khẩu cái, đưa cả phần lưng lưỡi và cuống lưỡi ép lên vòm khẩu cái và nuốt nước bọt.

  • Sử dụng các khí cụ trong miệng

Khi không thể từ bỏ được thói quen đẩy lưỡi nha sĩ sẽ chỉ định sử dụng các khí cụ như hàng rào chặn lưỡi, nút chặn lưỡi (dạng viên bi), thanh khẩu cái hỗ trợ tập lưỡi,.. để lưỡi đặt đúng vị trí.

Đeo khí cụ theo chỉ định của bác sĩ sẽ giảm được tình trạng đẩy lưỡi về phía trước
Đeo khí cụ theo chỉ định của bác sĩ sẽ giảm được tình trạng đẩy lưỡi về phía trước

Một số phương pháp khắc phục tình trạng răng mọc lệch do tật đẩy lưỡi

Thói quen đẩy lưỡi nếu không loại bỏ sớm sẽ dễ dẫn đến tình trạng răng mọc lệch ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Dưới đây là một số phương pháp khắc phục:

Niềng răng

Những Cô Chú, Anh Chị có thói quen đẩy lưỡi trong thời gian dài dẫn đến tình trạng răng mọc lệch thì cần niềng răng để can thiệp, điều chỉnh cho đều đẹp, không bị lệch khớp cắn.

Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng mắc cài hoặc máng trong suốt để tác động lực giúp răng dịch chuyển về vị trí phù hợp, ngay hàng thẳng lối, đảm bảo khớp cắn đạt tỷ lệ chuẩn. Niềng răng sẽ đảm bảo có được hàm răng cân xứng, thẩm mỹ.

Niềng răng giúp khắc phục tình trạng răng mọc lệch do tật đẩy lưỡi
Niềng răng giúp khắc phục tình trạng răng mọc lệch do tật đẩy lưỡi

Bọc răng sứ

Trường hợp răng bị lệch nhẹ do tật đẩy lưỡi có thể khắc phục bằng phương pháp bọc răng sứ giúp răng được đều, đẹp tự nhiên hơn.

Bọc răng sứ là kĩ thuật sử dụng một mão răng sứ, chụp lên trên cùi răng đã mài trước đó. Song song với đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh giúp răng mọc đều hơn trên cung hàm, không bị xô lệch hay lệch khớp cắn.

Xem thêm: Trồng răng Implant giá rẻ có tốt không?

Bọc răng sứ giúp răng được đều đặn, không bị lệch khớp cắn
Bọc răng sứ giúp răng được đều đặn, không bị lệch khớp cắn

Cấy ghép răng Implant

Nếu răng lệch lạc quá nặng có thể dẫn đến mất răng sau thời gian dài, bọc răng sứ sẽ không hiệu quả và làm răng bị yếu dần đi thì phương pháp tối ưu nhất là cấy ghép Implant. Phương pháp này sử dụng trụ Implant đặt vào vùng xương răng đã mất, mão răng sứ đặt lên trên thông qua khớp nối Abutment sẽ hình thành nên một chiếc răng hoàn chỉnh đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ như một chiếc răng thật.

Implant là phương pháp khắc phục răng lệch hiệu quả
Implant là phương pháp khắc phục răng lệch hiệu quả

Bài viết trên đây giúp Cô Chú, Anh Chị hiểu rõ hơn về tác hại của tật đẩy lưỡi và cách loại bỏ, khắc phục tật đẩy lưỡi. Bên cạnh đó nên thường xuyên chú ý vị trí đặt lưỡi và các bài luyện tập lưỡi để tránh các ảnh hưởng nghiêm trọng về sau.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề
img-right-banner
img-right-bannerimg-right-banner