Khớp cắn ngược là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Khớp cắn ngược là một sai lệch có mức độ khá nghiêm trọng của khớp cắn, gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt, ảnh hưởng đến vấn đề ăn nhai. Nhiều Cô Chú, Anh Chị quan tâm đến việc niềng răng khớp cắn ngược là gì, có hiệu quả không? Bài viết dưới đây sẽ giúp giải quyết những thắc mắc này!

Khớp cắn ngược là gì?

Khớp cắn là sự tương quan giữa hàm trên và hàm dưới, bao gồm tỉ lệ đối xứng và diện tích tiếp xúc với nhau ở trạng thái nghỉ và khi ăn nhai của răng lẫn xương hàm. Hàm răng phải đạt tiêu chuẩn cân đối và đều đẹp giữa hai hàm mới được coi là khớp cắn chuẩn. Nếu răng mọc lộn xộn, sai chiều sẽ dẫn tới tình trạng sai lệch khớp cắn.

Khớp cắn ngược hay còn gọi là móm - là một tình trạng sai lệch của khớp cắn. Lúc này, răng không mọc đều đặn như bình thường mà răng hàm dưới sẽ mọc chìa ra ngoài, xương hàm dưới phát triển, đưa ra quá mức còn xương hàm trên bị ngắn lại và có xu hướng cụp sâu vào trong.

khớp cắn ngược là gì

Khớp cắn ngược vừa ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, sức khỏe răng miệng và còn gây mất thẩm mỹ. Vì thế, nếu được phát hiện càng sớm càng tốt, đặc biệt ở độ tuổi từ 6-11 tuổi thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.

Nguyên gây ra tình trạng khớp cắn ngược là gì?

Khi bị khớp cắn ngược sẽ khiến khuôn mặt của Cô Chú, Anh Chị không được cân xứng, khi nhìn nghiêng thì cằm sẽ bị đưa ra phía trước. Nếu tình trạng khớp cắn ngược nặng thì sẽ có cảm giác mặt bị gấp khúc như hình lưỡi cày. Theo các chuyên gia, khớp cắn ngược có 2 loại là do răng hoặc do xương dưới đây là những nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này:

Khớp cắn ngược do răng

Do bị mất răng sữa sớm nên ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Các răng cửa ở hàm dưới có xu hướng mọc sớm, chìa ra bên ngoài, thậm chí bao phủ cả răng ở hàm trên, kết hợp với thói quen đẩy lưỡi khiến tình trạng khớp cắn ngược nghiêm trọng hơn.
Do những thói quen xấu lúc còn nhỏ như mút tay, bú bình kéo dài,... Nếu không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời có thể khiến xương hàm bị ảnh hưởng trực tiếp, gây gãy hoặc lõm mặt.

Nguyên gây ra tình trạng khớp cắn ngược

Cắn ngược do ảnh hưởng của xương hàm

Nguyên nhân có thể là do xương hàm dưới phát triển quá mức so với xương hàm trên. Ngoài ra còn do các dị tật khe hở vòm miệng khiến kích thước của xương hàm trên bị thiếu hụt rõ ràng cả về chiều ngang lẫn chiều trước sau hoặc kích thước xương ở hàm dưới bị quá khổ so với hàm trên. Điều này dẫn đến việc răng cửa hàm trên luôn ở phía trong so với răng cửa hàm dưới.

Các yếu tố khác

Các hội chứng có tính chất di truyền như hội chứng Rabson-Mendenhall, Binder nghiêm trọng, Treacher Collin, to đầu chi,… sẽ dẫn đến khớp cắn ngược.
Ngoài ra còn có tình trạng xương hàm bị gãy nhưng không được phẫu thuật, điều trị và chăm sóc lành thương đúng cách dẫn đến khớp cắn ngược. Đặc biệt, ảnh hưởng của các khối u trong khoang miệng cũng dẫn đến tình trạng trên.

Các ảnh hưởng gặp phải khi bị cắn ngược là gì?

Người bị khớp cắn ngược nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng hàm, gây đau nhức, tổn thương, hàm ngày càng bị móm nặng hơn:

Nguy cơ bị sâu răng

Khớp cắn ngược gây ra những sai lệch trong cấu trúc xương hàm và răng dẫn đến nguy cơ làm tổn thương men răng. Lâu ngày, men răng sẽ dễ bị mòn, khó vệ sinh răng miệng dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn gây sâu răng xảy ra hoặc phát triển nhanh hơn.

Khó thở, thở bằng miệng hoặc ngáy to

Tình trạng khớp cắn ngược nặng sẽ khiến rối loạn đường thở, khi ngủ sẽ cảm thấy khó thở, phải thở bằng miệng thậm chí còn bị ngừng thở khi ngủ. Có những người hợp bị khớp cắn ngược sẽ dẫn đến tình trạng ngáy nhiều khi ngủ, nguyên nhân là do hàm trên nhỏ bất thường, có xu hướng cụp sâu vào trong ảnh hưởng đến việc thở.

Ảnh hưởng đến chức năng nhai của hàm

Khi bị khớp cắn ngược, việc ăn nhai sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Nguyên nhân là do sự sai lệch hàm sẽ khiến các khớp cắn không khít nhau, bị chênh lệch, thức ăn khó bị nghiền nát. Khi gặp phải tình trạng này, Cô Chú Anh Chị sẽ cảm thấy lười ăn, ăn không ngon miệng. Về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng cả tới dạ dày và sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ nếu bị khớp cắn ngược.

Ảnh hưởng đến chức năng nhai của hàm

Phát âm và giao tiếp

Nếu trẻ em bị tình trạng khớp cắn ngược thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Bởi vì khi cấu trúc hàm bị cắn ngược, khả năng phát âm sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Nếu không điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến việc trẻ bị giao tiếp chậm, nói không rõ chữ, nói lắp, nói ngọng...

Các phương pháp điều trị lệch khớp cắn phổ biến

Tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ lệch khớp cắn mà các Bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, nhiều trường hợp khớp cắn ngược được cải thiện nhờ 3 phương pháp điều trị phổ biến, là niềng răng thẩm mỹ, phẫu thuật và bọc sứ thẩm mỹ.

Niềng răng thẩm mỹ

Niềng răng thẩm mỹ phù hợp với những trường hợp bị lệch khớp cắn do răng. Phương pháp này sử dụng các khí cụ như mắc cài, khay niềng để dịch chuyển các vị trí răng trên cung hàm giúp mang lại hàm răng đều đặn và cân đối.

Phương pháp niềng răng cắn ngược được thực hiện trong vòng 18-24 tháng, nắn chỉnh nhiều lần cho đến khi đạt kết quả như mong muốn. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu, được nhiều bác sĩ nha khoa khuyên dùng bởi tính hiệu quả và mức độ bảo toàn răng thật cao, không xâm lấn, không bị mài răng. Ngoài ta còn giúp đưa về đúng khớp cắn, Cô Chú, Anh Chị không phải chịu những cơn đau khớp thái dương hàm.

 Niềng răng thẩm mỹ

Phẫu thuật hàm

Nếu lệch khớp cắn mà nguyên nhân là do cấu trúc xương hàm thì việc niềng răng không mang lại hiệu quả cao. Để điều trị, cần sử dụng phương pháp phẫu thuật xương hàm. Các bác sĩ sẽ kiểm tra hàm và quyết định cắt bớt hoặc nối thêm xương hàm với mục đích để xương hàm cân đối, khớp cắn trở về đúng vị trí.

Đối với những trường hợp bị khớp cắn ngược nặng, vừa do răng mọc lệch vừa do xương hàm không đều thì sẽ áp dụng cả hai phương pháp là niềng răng và phẫu thuật hàm. Sau khi chỉnh nha thì răng sẽ trở nên hài hòa, cân đối hơn. Lưu ý khi áp dụng phương pháp phẫu thuật hàm thì bệnh nhân phải từ 18 tuổi trở lên mới đủ điều kiện để thực hiện.

Răng sứ thẩm mỹ

Những Cô Chú, Anh Chị bị khớp cắn ngược nhẹ do răng mà không phải do xương hàm thì có thể áp dụng phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ. Phương pháp này khá nhanh nhanh gọn, đơn giản, hiệu quả ngay lập tức mà lại đem đến hàm răng đều đặn, trắng sáng.

Hiện nay có nhiều Nha khoa kém uy tín, chỉ định bọc răng sứ cho trường hợp khớp cắn ngược nặng. Phương pháp này vừa không mang lại hiệu quả, không hết móm mà còn hại tới mô răng gốc.

>> Xem thêm: Bọc răng sứ giá bao nhiêu tiền

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề