Phẫu thuật ghép xương hàm có đau không?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Ghép xương hàm là một trong những phẫu thuật cần thiết để thực hiện trồng răng Implant khi xương hàm bị tiêu. Vậy cấy ghép xương hàm có đau không?

Ghép xương hàm là phương pháp nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng xương đủ để nâng đỡ trụ Implant sau khi cấy ghép. Phẫu thuật này được áp dụng cho các đối tượng mất răng lâu năm, xương hàm đã bị tiêu hõm, không đủ điều kiện để trồng răng Implant. Vậy ghép xương hàm có đau không?

1. Vì sao cần ghép xương hàm?

Mất răng lâu ngày là nguyên nhân dẫn đến tiêu xương hàm. Bởi, khi mất răng, vùng xương hàm tại chân răng bị mất không có lực nhai của răng tác động, theo thời gian xương sẽ tiêu dần. Trường hợp phục hình răng đã mất bằng hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ, chỉ thay thế được thân răng cũng là một trong những nguyên nhân khiến xương hàm bị tiêu theo thời gian.

Tiêu xương hàm gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn nhai, thẩm mỹ khi nói cười, khiến gương mặt chảy xệ, má hóp vào bên trong. Vì vậy, cấy ghép xương hàm là điều rất cần thiết, nhằm:

  • Ngăn chặn những thay đổi về cấu trúc của hàm, giúp gương mặt cân đối và các răng kế cận không bị xô lệch sang khoảng trống mất răng, ảnh hưởng đến khớp cắn.  

  • Tăng số lượng và chất lượng xương hàm, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành phương pháp cấy ghép Implant đạt hiệu quả cao nhất.

  • Bù lại phần xương đã bị tiêu hõm, hạn chế quá trình lão hóa gương mặt do mất răng.

2. Khi nào cần phải cấy ghép xương hàm?

Sau 4 – 5 tháng mất răng, lượng xương trong ổ răng bị tiêu đi đáng kể. Biểu hiện tiêu xương dễ thấy nhất là xương hàm bị hõm xuống, tụt nướu chân răng, răng bị xô lệch, hóp má...

ghép xương hàm có đau không

Quá trình tiêu biến xương hàm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại

Để khắc phục triệt để tình trạng này và tạo điều kiện thuận lợi để trồng răng Implant, Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cấy ghép xương vào vùng xương hàm đã bị tiêu biến. Sau khi xương cấy ghép và xương hàm tích hợp với nhau thành một khối vững chắc, Bác sĩ sẽ tiếp tục cấy ghép trụ Implant được làm từ Titanium vào xương hàm, gắn khớp nối Abutment và răng sứ phục hình lên trên.

Răng Implant có cấu tạo tương đương răng thật, nhờ vậy người mất răng có thể thoải mái ăn nhai mà không bị xê dịch như cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp. Đặc biệt, trụ Titanium thực hiện vai trò của chân răng, tác động lực nhai lên vùng xương hàm nên có thể ngăn chặn hiệu quả tình trạng tiêu xương.

ghép xương hàm có đau không

Răng Implant có thể thay thế toàn bộ chức năng của răng thật

3. Ghép xương hàm có đau không?

Khi ghép xương hàm, Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ nên những cơn đau hoàn toàn có thể được kiểm soát. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, người được cấy ghép sẽ cảm thấy có chút ê nhức âm ỉ. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ thuyên giảm đáng kể sau ít ngày nếu sử dụng thuốc kê toa theo chỉ định của Bác sĩ và áp dụng một số phương pháp giảm đau, giảm sưng như chườm đá, chườm nóng...

Ghép xương hàm có đau hay không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của Bác sĩ cũng như những trang thiết bị sử dụng trong phẫu thuật. Vì thế, để giảm thiểu tối đa tình trạng đau nhức sau ghép xương, bạn nên chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm và có quy trình vô trùng đạt chuẩn Y tế.

Nếu Khách hàng thiếu xương ít hoặc chỉ cần ghép xương nhân tạo thì có thể thực hiện ghép xương trực tiếp tại Nha khoa Dr. Care. 

Đối với các trường hợp tiêu xương quá nhiều, cần phải ghép xương tự thân thì sẽ được thực hiện ở bệnh viện và có ê kíp tiền mê hoặc gây mê hỗ trợ.

Cấy ghép xương hàm và Implant là kỹ thuật nha khoa khó, cần thời gian điều trị Implant dài để xương hàm tích hợp với xương cấy ghép và trụ Titanium. Tuy nhiên, răng Implant sau khi cấy ghép không chỉ phục hồi độ thẩm mỹ, khả năng ăn nhai gần như răng thật mà còn ngăn chặn được các hậu quả do mất răng gây ra như viêm nha chu, viêm nướu, trồi răng đối diện, hôi miệng.... Ngoài ra, tuổi thọ của răng Implant rất cao, lên đến hơn 20 năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu được vệ sinh, chăm sóc tốt.

4. Các hình thức ghép xương trong trồng răng Implant

Có rất nhiều phương pháp cấy ghép xương hàm, mỗi phương pháp đều có những ưu – khuyết điểm khác nhau. Cụ thể:

Ghép xương tự thân

Bác sĩ sử dụng vật liệu ghép là các mô xương tự thân (xương hàm dưới vùng góc hàm, vùng cằm, xương mào chậu,...) để cấy vào khoảng trống xương hàm đã bị tiêu biến. Loại vật liệu này có mức độ an toàn cao, hạn chế được các nguy cơ lây nhiễm bệnh và bị đào thải. Tuy nhiên lại hạn chế khối lượng, số lượng mô ghép và phải phẫu thuật ở hai vùng khác nhau để lấy xương và ghép xương.

Ghép xương đồng chủng

Sử dụng vật liệu cấy ghép từ những cá thể cùng loài ở ngân hàng mô như mô xương, mô sụn, cơ quan nội tạng. Khác với ghép tự thân, hình thức này có thể đáp ứng được khối lượng và số lượng lớn mô ghép, nhưng lại không đảm bảo về nguy cơ lây nhiễm bệnh và các phản ứng thải trừ.

Ghép xương dị chủng

Cấy ghép xương dị chủng sử dụng các vật liệu từ cá thể khác loài đã được xử lý và bổ sung các đặc tính sinh học phù hợp như đông khô khử khoáng, đông khô...Tuy nhiên, khả năng tương hợp của hình thức dị chủng kém, nguy cơ thải trừ cao do kích thích của phản ứng miễn dịch từ cơ thể.

Ghép xương nhân tạo

Đây là dạng cấy ghép xương sinh học có cấu tạo từ Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium phophate. Loại xương này an toàn với cơ thể, dễ cấy ghép, không bị hạn chế về số lượng và khối lượng, có khả năng tự tiêu, tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển. Thời gian phục hồi để cấy ghép trụ Implant trung bình khoảng 6 tháng.

5. Quá trình ghép xương hàm không đau tại Dr. Care

Vấn đề ghép xương hàm có đau không khiến rất nhiều người lo lắng. Tại Dr. Care, các bước trong quá trình sẽ diễn ra vô cùng thoải mái, cụ thể:

Bước

Nội dung

Bước 1: Đánh giá tổng quát

- Kiểm tra và chụp phim tổng thể vùng hàm mặt

- Lấy dữ liệu phân tích.

- Lên phác đồ điều trị cho trường hợp cụ thể của Khách hàng.

Bước 2: Gây tê và sửa soạn vùng nhận xương

- Vệ sinh sạch sẽ vùng sẽ thực hiện phẫu thuật.

- Tiến hành gây tê.

- Rạch phần nướu, nơi sẽ cách ghép xương.

Bước 3: Đặt và cố định phần xương ghép

- Đặt mảnh xương đã chuẩn bị trước đó vào bề mặt xương hàm nơi cần ghép.

- Cố định phần xương ghép với các vật liệu trong y khoa.

Bước 4: Khâu đóng vạt niêm mạc

- Khâu và tạo hình nướu.

- Sát trùng đảm bảo, sau đó kết thúc phẫu thuật.

- Tư vấn chế độ chăm sóc răng miệng cho Khách hàng.

6. Những điều cần lưu ý sau khi ghép xương hàm

Trong quá trình cấy ghép xương hàm và Implant, bạn nên lưu ý:

  • Ăn đồ ăn mềm, lỏng, không chua, cay và nóng.

ghép xương hàm có đau không

Nên ăn các món canh, súp đã được nấu mềm

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung thêm các loại nước ép hoặc sinh tố hoa quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

  • Không ăn bất cứ gì cho đến khi thuốc tê hết tác dụng vì thuốc tê có thể làm rối loạn cảm xúc nhai, trong quá trình ăn dễ khiến người nhai cắn phải các mô mềm bên trong khoang miệng gây tổn thương. Khoảng thời gian này thường kéo dài từ 1 – 2 tiếng.

  • Kiêng những đồ ăn nóng (kể cả sữa nóng) và lạnh trong ngày đầu sau phẫu thuật vì có thể gây chảy máu kéo dài.

  • Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trước và sau 1 tháng kể từ khi phẫu thuật để đảm bảo sức khoẻ răng miệng được tốt nhất.

  • Không ăn đồ ăn cứng, nhọn có thể gây tổn thương vùng nướu và xương hàm.

  • Không dùng ống hút trong những ngày đầu sau phẫu thuật để tránh làm tăng áp lực trong khoang miệng, dễ gây chảy máu nướu.

  • Tuyệt đối không dùng tay hay vật có đầu nhọn để đưa vào rà soát, kiểm tra vết thương.

  • Không khạc nhổ mạnh phần máu rỉ ra để tránh tình trạng chảy máu nướu trở nên trầm trọng hơn.

  • Thăm khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường sau phẫu thuật.

Ghép xương hàm có đau không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật chuyên môn của Bác sĩ. Vì vậy, bạn chỉ nên lựa chọn các địa chỉ ghép xương uy tín, được nhiều người tin tưởng. Trước khi ghép xương cần tham vấn ý kiến Bác sĩ rõ ràng, sau cấy ghép cần thực hiện đúng các chỉ định và sử dụng thuốc theo liều lượng kê toa của Bác sĩ để đảm bảo ghép xương hàm và trồng răng Implant thành công.

7. Thông tin liên hệ nha khoa Dr. Care

Để hiểu rõ hơn phẫu thuật ghép xương trong Implant có đau không, vui lòng liên hệ Nha khoa Dr. Care – Nha khoa chuyên trồng răng đầu tiên dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam.

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Điện thoại: 028 6674 8910

Hotline tư vấn MIỄN PHÍ: 090 94 78910

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM

+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết liên quan

Phẫu thuật ghép xương trong trồng răng Implant

Phẫu thuật ghép xương trong trồng răng Implant