- Viêm lợi là gì? Trồng răng Implant có bị viêm lợi không?
- Dấu hiệu viêm lợi (viêm nướu răng)
- Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm lợi
- Triệu chứng viêm lợi thường thấy
- Các biến chứng nguy hiểm của viêm lợi
- Bệnh viêm nướu răng được chẩn đoán như thế nào?
- Hướng dẫn cách điều trị viêm lợi an toàn, hiệu quả
- Viêm lợi có trồng răng Implant được không?
- Cách phòng ngừa bệnh viêm lợi
- Điều trị viêm lợi sau cấy ghép Implant như thế nào?
Viêm lợi là tình trạng lợi bị sưng đỏ, sưng phồng nhú lợi, dễ chảy máu khi ăn, khi đánh răng. Viêm lợi gây cảm giác đau nhức, miệng có mùi hôi, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp gây thiếu tự tin.
Viêm lợi là gì? Trồng răng Implant có bị viêm lợi không?
Viêm lợi là tình trạng nướu bị viêm nhiễm, sưng tấy vùng nướu bao bọc quanh chân răng. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm lợi sẽ tiến triển thành các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như: viêm nha chu, áp xe răng, sâu răng, chết tủy ngược dòng, thậm chí gây mất răng. Viêm lợi là một vấn đề răng miệng phổ biến mà nhiều người trưởng thành phải đối mặt. Nó xảy ra khi có sự tích tụ vi khuẩn trong và xung quanh răng và nướu.
Một số Cô Chú, Anh Chị băn khoăn không biết trồng răng Implant có bị viêm lợi không? Theo các chuyên gia y khoa, việc xảy ra tình trạng viêm lợi sau khi trồng răng Implant rất hiếm xảy ra và nó thật sự khác biệt với biến chứng viêm quanh Implant. Khi Cô Chú, Anh Chị ăn uống, thức ăn mắc lại ở kẽ răng không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và xâm nhập vào kẽ hở giữa Implant với các mô liên kết gây nên viêm quanh Implant. Vùng xung quanh này sẽ có biểu hiện sưng đỏ, căng mọng.
Chính vì vậy, khi Cô Chú, Anh Chị chỉ bị viêm lợi mà không làm mất khả năng bám dính và chưa bị tiêu xương thì nên đến Bác sĩ để loại bỏ mảng bám vi khuẩn, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe và răng cấy ghép.
Dấu hiệu viêm lợi (viêm nướu răng)
Bệnh viêm nướu không nguy hiểm và có thể điều trị triệt để nếu người bệnh đến khám và điều trị tại nha khoa kịp thời. Tuy nhiên, viêm nướu thể hiện triệu chứng không rõ ràng, dễ tái phát, dễ biến mất nên Cô Chú, Anh Chị thường bỏ qua hoặc dùng kháng sinh giảm đau để giảm bớt tình trạng đau do viêm hoặc giảm sưng má khi viêm lợi sưng má. Bệnh lý viêm lợi khi trở nặng thành viêm nha chu, mất răng mới tìm đến bác sĩ thì đã quá muộn, tốn nhiều thời gian và chi phí điều trị.
Dưới đây là 7 dấu hiệu viêm lợi chân răng (viêm nướu răng) mà Cô Chú, Anh Chị không nên bỏ qua:
Cô Chú, Anh Chị dễ nhận thấy nướu răng có sự chuyển màu từ màu hồng sang đỏ hoặc nâu sẫm.
Viêm lợi làm tổ chức chân răng lỏng khi lợi tụt xuống khỏi chân răng
Khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa thì lợi dễ bị chảy máu, tổn thương mô mềm.
Nướu răng có biểu hiện tụt thấp xuống phía dưới, chân răng bị lộ, răng dài hơn so với bình thường.
Nướu và răng trở nên nhạy cảm hơn, răng bị ê buốt, đau nhức và lung lay khi ăn nhai hoặc chải răng.
Răng miệng xuất hiện nhiều mảng bám vi khuẩn, nướu bị viêm dẫn đến hơi thở bắt đầu có mùi hôi.
Do nướu bị viêm, không bám chắc vào răng nên răng bị xô lệch, ngả nghiêng.
Ngoài ra còn một số dấu hiệu đi kèm khi nướu răng bị viêm như: sốt nhẹ, thường xuyên bị loét miệng, chán ăn, mất ngủ do đau nhức răng và nướu,...
Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm lợi
Viêm lợi là bệnh răng miệng thường gặp, trong đó người trung niên và người lớn tuổi có xu hướng mắc viêm lợi nhiều hơn. Dưới đây là 9 nguyên nhân gây nên tình trạng viêm lợi.
Viêm lợi do chăm sóc răng miệng không đúng cách
Việc chăm sóc răng miệng là điều vô cùng cần thiết. Nếu vệ sinh răng miệng không đúng cách thì các mảng bám sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, tích tụ thành cao răng, vi khuẩn hình thành và phát triển mạnh, tấn công vào men răng và nướu, dần dần nướu bị sưng viêm, dễ chảy máu.
Tình trạng giảm tiết nước bọt do dùng thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến lưu lượng nước bọt như thuốc chống co giật Dilantin, chống đau thắt ngực thuốc Procardia hoặc Adalat… khiến mô nướu phát triển bất thường. Lượng nước bọt giảm đi có thể gây khô miệng, không còn tác dụng bảo vệ răng và nướu, dẫn đến các bệnh lý răng miệng, bao gồm gây viêm nướu răng.
Bảng giá trồng răng Implant chuẩn y khoa tại nha khoa Dr. Care cũng được quyết định bởi các yếu tố: Tình trạng mất răng cụ thể, dòng trụ mà Khách hàng lựa chọn, chất lượng xương hàm,... Những yếu tố này cần phải được Bác sĩ chuyên sâu thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp mất răng.
Tại Dr. Care - Implant Clinic giá trồng 1 răng Implant hoàn chỉnh khoảng dao động từ 12.000.000/răng Implant cho đến 26.500.000/răng Implant tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Kính mời cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bảng giá trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic
Thay đổi nội tiết tố khiến nướu răng nhạy cảm hơn
Thời điểm nội tiết tố thay đổi như mang thai, dậy thì, mãn kinh hay đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng đều có thể khiến nướu răng nhạy cảm hơn. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng lên và tim bơm lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể (trong đó có vùng nướu) nhiều hơn từ 30%- 50% so với bình thường. Những thay đổi này ảnh hưởng đến khả năng phản ứng với vi khuẩn của cơ thể, dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm, viêm nướu.
Viêm nướu do mắc bệnh lý suy giảm hệ nhiễm dịch
Những căn bệnh như ung thư, HIV/AIDS ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, có thể tăng nguy cơ viêm nướu. Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường khiến cho lượng đường trong nước bọt tăng cao, các mảng bám dễ bị tích tụ dẫn đến viêm nướu răng hơn.
Viêm nướu do tuổi tác và chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý
Bệnh viêm nướu răng thường xuất hiện ở người trung niên và cao niên. Bởi càng lớn tuổi hệ thống trao đổi chất và miễn dịch sẽ suy yếu dần, kèm theo nhiều bệnh mãn tính cần dùng thuốc kéo dài gây nên tình trạng khô miệng. Khô miệng làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng, viêm nướu và khó khăn khi ăn nhai, nuốt. Bên cạnh đó, các Cô Chú, Anh Chị bị thiếu vitamin C, kẽm, phospho,... cũng dễ dẫn đến viêm nướu do sức đề kháng giảm.
Những người có thói quen hút thuốc lá cũng có nguy cơ viêm nướu và viêm nha chu cao hơn. Hơn 7000 hóa chất độc hại trong khói thuốc như nicotine, oxide cacbon, hắc ín, benzene,... làm các mô nướu bị tổn thương, gây viêm, ung thư nướu răng.
Viêm lợi do mọc răng khôn
Trong quá trình mọc răng khôn, tình trạng viêm lợi (viêm lợi trùm) cũng dễ xuất hiện. Phần lợi bao phủ bề mặt răng khôn khiến răng khôn bị mắc kẹt lại, rất khó phát triển. Nếu răng không vẫn tiếp tục mọc thêm thì sẽ đâm vào lợi gây chảy máu, đau đớn và khó chịu kéo dài cho người bệnh.
Cầu răng sứ bị hư hại dẫn đến viêm, sưng nướu
Trường hợp Cô Chú, Anh Chị làm cầu răng sứ sử dụng trong thời gian dài thường sẽ xảy ra tình trạng răng bị hỏng, hở chân răng, tụt nướu,... Thêm vào đó, việc ăn nhai mỗi ngày sẽ làm vi khuẩn xâm nhập phá hủy buồng tủy dẫn đến viêm, sưng nướu răng.
Viêm lợi sau khi trồng Implant
Viêm nướu sau khi trồng Implant hay chính xác là viêm quanh Implant là hiện tượng viêm nhiễm cục bộ tại khu vực đặt trụ, làm cho nướu răng bị sưng đỏ, dễ chảy máu, có thể có mủ. Viêm nướu xảy ra khi mảng bám, thức ăn thừa, vi khuẩn bám quanh Implant rồi tích tụ và xâm nhập vào khe hở giữa Implant và mô liên kết xung quanh tạo thành các túi Implant gây viêm nhiễm. Sau đó, các túi này tụt sâu dần đến lớp xương nâng đỡ Implant làm xương bị phá hủy, Implant rơi ra ngoài.
>>Xem thêm: Trồng răng Implant giá rẻ - hậu quả khôn lường
Triệu chứng viêm lợi thường thấy
Bệnh viêm nướu không nguy hiểm và có thể điều trị triệt để nếu người bệnh đến khám và điều trị tại nha khoa kịp thời. Tuy nhiên, viêm nướu thể hiện triệu chứng không rõ ràng, dễ tái phát, dễ biến mất nên người bệnh thường bỏ qua hoặc dùng kháng sinh giảm đau, khi trở nặng thành viêm nha chu, mất răng mới tìm đến bác sĩ thì đã quá muộn, tốn nhiều thời gian và chi phí điều trị.
Dưới đây là những triệu chứng không nên bỏ qua:
Cô Chú, Anh Chị dễ nhận thấy nướu răng có sự chuyển màu từ màu hồng sang đỏ hoặc nâu sẫm;
Khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa thì lợi dễ bị chảy máu, tổn thương mô mềm;
Nướu răng có biểu hiện tụt thấp xuống phía dưới, chân răng bị lộ, răng dài hơn so với bình thường;
Nướu và răng trở nên nhạy cảm hơn, răng bị ê buốt, đau nhức và lung lay khi ăn nhai hoặc chải răng;
Răng miệng xuất hiện nhiều mảng bám vi khuẩn, nướu bị viêm dẫn đến hơi thở bắt đầu có mùi hôi;
Do nướu bị viêm, không bám chắc vào răng nên răng bị xô lệch, ngả nghiêng;
Ngoài ra còn một số dấu hiệu đi kèm khi nướu răng bị viêm như: sốt nhẹ, thường xuyên bị loét miệng, chán ăn, mất ngủ do đau nhức răng và nướu,...
Các biến chứng nguy hiểm của viêm lợi
Viêm lợi là tình trạng răng miệng nhiều người mắc phải. Khi bị viêm lợi, nếu không điều trị kịp thời có thể tiến triển đến bệnh nướu răng, lây lan đến các mô cơ và xương (nha chu), thậm chí có thể dẫn đến mất răng. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm của viêm lợi:
Viêm lợi gây viêm nha chu
Bị viêm lợi nếu không điều trị sớm sẽ chuyển sang viêm nướu nặng và chuyển sang viêm nha chu, lúc này việc điều trị sẽ phức tạp, tốn thời gian và tốn kém nhiều tiền bạc.
Mất răng vĩnh viễn, tiêu xương hàm
Nhiều người chủ quan để viêm lợi chuyển nặng gây viêm nha chu, tiêu xương hàm từ đó khiến răng lung lay và mất răng. Mất răng được xem là biến chứng nặng nhất của viêm lợi.
Viêm phổi do hít phải vi khuẩn trong khoang miệng vào trong phổi
Khi bị viêm lợi nặng Cô Chú, Anh Chị sẽ dễ bị hít vi khuẩn từ khoang miệng vào trong phổi, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi. Vì thế, cần điều trị dứt điểm sớm tình trạng viêm lợi để tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe toàn thân.
Viêm nướu dẫn đến viêm nha chu, gây suy gan, thận, tim mạch
Viêm nướu nếu chậm điều trị dẫn đến viêm nha chu lâu ngày sẽ gây nhiều hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe. Vi khuẩn từ ổ viêm trên hàm xâm nhập sâu vào bên trong răng, xương hàm, đi vào máu gây nhiễm trùng máu, suy gan, suy thận và tác động xấu đến tim mạch.
Nhiều nghiên cứu của hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ và hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa bệnh nha chu và bệnh tim cũng như các cơ quan khác trên cơ thể. Cụ thể, viêm nướu có khả năng làm hẹp các động mạch quan trọng gây ra bệnh lý tim mạch; vi khuẩn tồn tại trong máu ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.
❛❛ Trồng răng Implant là hình thức ghép chân răng giả bằng trụ Titanium vào xương hàm nhằm thay thế răng đã mất. Sau khi đặt vào vùng mất răng, trụ Titanium sẽ dần dần tích hợp vững chắc với xương hàm, tiếp đó răng sứ sẽ được gắn lên để hoàn tất cấy ghép
Bệnh viêm nướu răng được chẩn đoán như thế nào?
Để chẩn đoán viêm lợi, đầu tiên các Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát về răng miệng, các triệu chứng liên quan, có thể kể đến như mảng bám, cao răng….
Kiểm tra tiền sử bệnh tật và tình trạng răng miệng để xác định bệnh viêm nướu.
Kiểm tra lưỡi, miệng, nướu để tìm những mảng bám và viêm nhiễm nướu răng
Chẩn đoán bệnh viêm nướu răng sẽ dựa trên việc kiểm tra và tiến hành các xét nghiệm nha khoa thông thường. Theo đó, các bác sĩ sẽ dùng công cụ giống như đầu dò để đo các vùng giữa răng và mô nướu. Thường, độ sâu túi khoảng 1 – 3 mm, nếu khoảng trống lớn hơn bình thường giữa răng và dây nướu (sâu hơn khoảng) 4 mm thì đó là dấu hiệu của viêm nướu.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chụp X-quang nha khoa để kiểm tra những tổn thương của mô xương.
Hầu hết các loại viêm nướu đều là do mảng bám, lâu dần sẽ chuyển qua bệnh nha chu gây ảnh hưởng đến mô và các xương bên dưới. Có nhiều Cô Chú, Anh Chị bị viêm lợi nhưng những dấu hiệu không quá rõ ràng nên chủ quan, không thăm khám. Tình trạng viêm lợi cũng có liên quan đến sức khỏe tổng thể bệnh hô hấp, bệnh tiểu đường, bệnh động mạch vành, đột quỵ hoặc viêm khớp dạng thấp. Bệnh viêm lợi nếu ở dạng nhẹ có thể tự điều trị ở nhà nhưng tốt nhất nên gặp Bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.
Hướng dẫn cách điều trị viêm lợi an toàn, hiệu quả
Viêm lợi hay viêm nướu răng là bệnh thường gặp đối với sức khỏe răng miệng của Cô Chú, Anh Chị. Tùy vào mức độ viêm của lợi mà Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý để thực hiện điều trị một cách an toàn, hiệu quả.
Tự điều trị viêm nướu răng tại nhà
Điều trị viêm nướu răng tại các cơ sở bệnh viện, nha khoa có uy tín
6 cách điều trị viêm nướu răng tại nhà
Khi phát hiện bị viêm lợi giai đoạn đầu, chưa quá nghiêm trọng Cô Chú, Anh Chị có thể chữa sớm tại nhà để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Những biện pháp mà Cô Chú, Anh Chị có thể thực hiện tại nhà:
Sử dụng nước muối để chữa viêm lợi tại nhà.
Cách chữa viêm nướu tại nhà bằng tinh dầu sả.
Điều trị viêm lợi tại nhà bằng tinh dầu tràm trà.
Sử dụng lá trầu không để điều trị viêm nướu răng.
Súc miệng bằng lá đinh hương để giảm viêm.
Sử dụng mật ong giúp kháng khuẩn tiêu viêm.
Sử dụng nước muối để chữa viêm lợi tại nhà
Đây là cách khá đơn giản và dễ thực hiện nhưng cũng vô cùng hiệu quả. Chỉ cần pha muối vào một ít nước ấm rồi súc miệng 3 lần/ngày sẽ giúp loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa, ngăn ngừa viêm nhiễm, sưng tấy lợi.
Cách chữa viêm nướu lợi tại nhà bằng tinh dầu sả
Tinh dầu sả có tác dụng đánh bay mảng bám, khử trùng vi khuẩn, chữa viêm lợi hiệu quả. Cô Chú, Anh Chị nên kết hợp dùng tinh dầu sả pha loãng với nước khi súc miệng hằng ngày. Lưu ý, tinh dầu sả pha loãng với mục đích đảm bảo an toàn, tránh gây thêm kích ứng cho lợi.
Điều trị viêm lợi tại nhà bằng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà cũng là một trợ thủ đắc lực để chữa viêm lợi tại nhà. Tác dụng của tràm trà giúp kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Cô Chú, Anh Chị nhỏ 3-4 giọt tinh dầu tràm trà vào một ly nước ấm sau đó khuấy đều và súc miệng ngay. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh lý, như: tiểu đường, hen suyễn, hoặc phụ nữ mang thai, cho con bú thì nên tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi điều trị.
Sử dụng lá trầu không để điều trị viêm nướu răng
Khi bị viêm lợi (viêm nướu răng), Cô Chú, Anh Chị có thể sử dụng lá trầu không để điều trị tại nhà. Bởi vì lá trầu không chứa 2,4% tinh dầu, trong đó có các chất kháng sinh ức chế vi khuẩn gây viêm lợi, như là: peta-phenol và chavicol và hợp chất phenolic.
Trước khi sử dụng Cô Chú, Anh Chị rửa sạch sau đó thực hiện một trong các cách sau để điều trị:
Cách 1: Giã nát lá trầu không sau đó đun với nước rồi bảo quản trong tủ lạnh. Hàng ngày lấy dung dịch này ra súc miệng ít nhất 2 lần trong ngày
Cách 2: Giã nát lá trầu với muối rồi ngâm với rượu trắng trong 15 phút, sau đó gạn lấy dung dịch này để súc miệng
Cách 3: Đắp trực tiếp lá trầu không đã giã nát vào vị trí bị viêm lợi. Ở cách này, Cô Chú, Anh Chị lưu ý không nên súc miệng hay uống nước trong vòng 30 phút để tinh chất trầu không ngấm vào lợi giúp giảm sưng viêm hiệu quả.
Súc miệng bằng lá đinh hương để giảm viêm
Súc miệng bằng lá đinh hương là phương pháp hiệu quả để chữa trị viêm lợi mà Cô Chú, Anh Chị dễ dàng thực hiện tại nhà. Cô Chú, Anh Chị có thể tán đinh hương thành bột rồi trộn với 1 cốc nước lọc ấm để súc miệng. Điều này giúp diệt khuẩn đồng thời khiến giảm bớt cảm giác đau, loại bỏ mùi hôi hiệu quả. Cô Chú, Anh Chị nên kiên trì thực hiện vào các buổi sáng, tối hằng ngày để đem lại kết quả tốt nhất.
Sử dụng mật ong giúp kháng khuẩn tiêu viêm
Dùng mật ong nhỏ vào nướu răng, đặc tính kháng khuẩn và khử trùng sẽ giúp điều trị nhiễm trùng nướu răng hiệu quả.
Điều trị viêm nướu răng tại các cơ sở bệnh viện, nha khoa có uy tín
Việc chữa viêm lợi tại nhà khá đơn giản lại không quá tốn kém nhưng chỉ mang tính tạm thời nếu nướu bị viêm nặng thì sẽ không khỏi hoàn toàn. Vì thế, khi gặp các vấn đề về răng miệng tốt nhất nên điều trị viêm lợi đúng cách tại các bệnh viện và Nha khoa uy tín.
Trường hợp nhiều vôi răng, vôi răng dưới nướu
Bác sĩ sẽ lấy vôi răng làm sạch mảng bám vi khuẩn gây viêm nướu. Nếu phần vôi răng phát triển dưới nướu Cô Chú, Anh Chị sẽ được thực hiện các thủ thuật nha khoa (làm sạch chuyên nghiệp bằng dụng cụ cầm tay hoặc siêu âm) làm sạch mảng bám mà không cần phẫu thuật.
Khi viêm nướu phát triển thành viêm nha chu
Cô Chú, Anh Chị có thể phải điều trị bằng cách xâm lấn sâu hơn vào mô nướu (phẫu thuật lợi) cùng với thời gian lành thương kéo dài hơn.
Khi viêm nướu khiến răng lung lay, gãy rụng
Bác sĩ sẽ làm sạch vùng nướu và ổ răng bị viêm, sau khó tiến hành phục hồi răng đã mất bằng cách trồng lại răng mới để hạn chế biến chứng tiêu xương hàm, xô lệch răng, mất thêm răng,... do khoảng trống mất răng lâu ngày gây ra. Trường hợp này, các Bác sĩ khuyến cáo Cô Chú, Anh Chị nên trồng răng Implant càng sớm càng tốt, ngay sau khi điều trị bệnh lý răng miệng để sớm lấy lại khả năng ăn nhai và thẩm mỹ hàm răng.
Trường hợp viêm nướu chuyển thành viêm nha chu và đã gây suy gan, thận, tim mạch
Đối với trường hợp này thì rất khó để chữa trị triệt để, Cô Chú, Anh Chị buộc phải sống chung với tình trạng viêm nướu vĩnh viễn. Bác sĩ không thể điều trị nha chu bằng phương pháp thông thường mà chỉ có thể giảm bớt vùng viêm, sưng.
>> Xem thêm: Top 10 địa chỉ cấy ghép Implant tại tphcm
Viêm lợi có trồng răng Implant được không?
Viêm lợi có trồng răng Implant được không là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều Cô Chú, Anh Chị. Hiện nay, cấy ghép răng Implant là phương pháp phục hình răng đã mất hiệu quả tuy nhiên đối với những trường hợp đặc biệt như bệnh nhân viêm lợi (viêm nướu răng) thì cần thăm khám để Bác sĩ tư vấn điều trị phù hợp.
Trên thực tế, răng Implant là bộ phận độc lập, không gây ảnh hưởng gì đến các cá thể còn lại. Nhưng để kết quả cấy ghép răng Implant đạt tỷ lệ thành công cao, Cô Chú, Anh Chị cần điều trị viêm lợi trước khi tiến hành trồng răng.
Cách phòng ngừa bệnh viêm lợi
Để phòng ngừa bệnh viêm nướu, quan trọng nhất là Cô Chú, Anh Chị phải có một chế độ chăm sóc răng miệng tích cực và đều đặn, ngoài ra cần có chế độ ăn uống khoa học.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Để phòng ngừa các bệnh về răng, trong đó có bệnh viêm lợi thì quan trọng nhất vẫn là vệ sinh răng miệng đúng cách. Sử dụng bàn chải lông mềm, chải theo hướng 45 độ. Bên cạnh đó, Cô Chú, Anh Chị cần sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch những mảng bám thức ăn còn dính trên kẽ răng - nơi không thể dùng bàn chải để làm sạch được. Ngoài ra cũng nên kết hợp sử dụng nước súc miệng để làm sạch sâu hơn.
Thường xuyên massage nướu
Khi nướu bị viêm, đau, có thể dùng tay rửa sạch để massage nướu răng nhẹ nhàng. Như vậy sẽ giúp nướu bớt đau, tăng cường lưu thông máu đến nướu giúp nướu khỏe mạnh và ngăn ngừa hiệu quả sự tấn công của vi khuẩn có hại.
Thăm khám bác sĩ định kỳ
Cô Chú, Anh Chị cần chủ động đến Nha khoa để kiểm tra sức khỏe răng miệng đều đặn 6 tháng/lần. Như vậy, những vấn đề răng miệng sẽ được giải quyết sớm và triệt để. Khi có các dấu hiệu của viêm nướu, Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và hướng dẫn Cô Chú, Anh Chị chế độ chăm sóc răng nướu hiệu quả nhất.
Thực hành lối sống điều độ lành mạnh
Để bảo vệ răng miệng lâu dài thì chế độ sinh hoạt lành mạnh là điều cần thiết nhất. Cô Chú, Anh Chị nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, hạn chế các hoạt động làm tổn thương đến răng miệng: không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia, đồ ngọt, đồ quá cứng, quá chua.
Điều trị viêm lợi sau cấy ghép Implant như thế nào?
Sau khi cấy ghép Implant, sẽ có trường hợp bị đau nhức, mưng mủ ở vùng nướu. Nếu tình trạng sưng, đau này kéo dài thì đây chính là dấu hiệu bị viêm quanh Implant, Cô Chú, Anh Chị đến nha khoa chuyên sâu, uy tín để kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nhiễm trùng lây lan, đào thải trụ Implant, hoại tử xương hàm,...
Trường hợp viêm nhiễm nhẹ
Nếu chỉ bị viêm nhiễm nhẹ ở vùng mô nướu, thì các Bác sĩ chỉ cần loại bỏ ổ vi khuẩn và cho sử dụng thuốc kháng sinh để hỗ trợ điều trị là sẽ cải thiện được tình trạng viêm nhiễm.
Trường hợp đã xuất hiện túi mủ
Trong trường hợp này thì các Bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch túi mủ để chắc chắn ổ vi khuẩn đã được loại bỏ. Tùy từng trường hợp cụ thể mà các Bác sĩ có thể kết hợp thêm kỹ thuật ghép vạt lợi giúp mô nướu dễ tái tạo và hồi phục.
Trường hợp viêm nhiễm quá nghiêm trọng
Khi các mô nâng đỡ bị viêm nhiễm dẫn đến các trụ Implant bị lung lay thì bắt buộc bác sĩ phải tháo bỏ trụ Implant cũ và chờ đến khi vết thương ổn định thì sẽ cấy ghép Implant trở lại.
>> Xem thêm: Mewing là gì và thực hiện như thế nào hiệu quả
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.