[GIẢI ĐÁP]: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mòn răng?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Mòn răng là một hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt là thường gặp ở người cao tuổi. Mòn răng làm bề mặt răng bị mòn, cổ răng bị khuyết, khi ăn uống đồ lạnh, nóng hoặc chua sẽ có cảm giác ê buốt. Nguyên nhân mòn răng có thể là do axit trong thực phẩm, thói quen xấu làm vỡ rạn men răng, vệ sinh răng miệng không đúng cách.

Mòn răng là gì?

Mòn răng là tình trạng các mô răng bị mất dần đi. Răng bị mất dần từ lớp men răng. Sự ăn mòn diễn ra ở các bề mặt răng tiếp xúc đối diện nhau, ăn mòn thân răng, kẽ răng làm ảnh hưởng đến cấu tạo răng và diện tích bề mặt răng, răng trở nên ngày càng ngắn, lõm sâu. Men răng sau khi mất đi sẽ không thể tự khôi phục một cách tự nhiên.

Mòn răng làm răng trở nên nhạy cảm, đổi màu, hình dạng răng thay đổi không còn giống ban đầu, các cạnh răng bị mài mòn, răng có thể bị sứt mẻ, men răng hàm mỏng và phẳng,... Tình trạng này không chỉ mất thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt và dễ gây sâu răng.

Mòn răng là gì?
Mòn răng là tình trạng các mô răng bị mất dần đi

>>Xem thêm: Top 10 địa chỉ nha khoa trồng răng Implant uy tín tại tphcm

Các dạng mòn răng

Tình trạng mòn răng khiến răng không còn hình dáng như ban đầu. Răng có thể bị mòn ở hố rãnh mặt nhai hoặc mặt trong, ngoài, răng mòn ở rìa cắn, cổ răng có thể bị mài mòn thành khía rãnh hình chữ V ở mặt ngoài,... Có nhiều dạng mòn răng khác nhau. Dựa trên nguyên nhân gây nên hiện tượng mòn răng có thể chia mòn răng thành các dạng như:

  • Mòn răng sinh lý

  • Mòn răng bệnh lý

  • Mòn răng hóa học

  • Tiêu cổ răng

Mòn răng sinh lý

Mòn răng sinh lý là sự mất tổ chức men răng một cách tự nhiên. Trong quá trình sống, ai cũng bị mòn răng, tốc độ mòn rất chậm và hiếm khi có thể quan sát được. Mỗi năm, răng bị mòn đi 28 – 30 micromet (theo nghiên cứu của Van’t Spijker năm 2009), tức là để mòn 1mm cần nhai khoảng 35 năm. Đối với người cao tuổi, tỷ lệ mòn răng sẽ tăng lên đáng kể so với khi còn trẻ. Trong quá trình mòn răng sinh lý, thông thường mặt nhai sẽ bị mòn trước, sau đó đến núm răng. Men răng mất đi lộ lớp ngà bên dưới, khi này tốc độ mòn răng sẽ diễn ra nhanh hơn.

Mòn răng sinh lý
Mòn răng sinh lý là sự mất tổ chức men răng một cách tự nhiên

Mòn răng bệnh lý

Mòn răng bệnh lý cũng gây ra sự mất tổ chức men răng. Tuy nhiên tốc độ mòn răng sẽ nhanh hơn và không tương xứng với độ tuổi. Răng bị mòn do lực ma sát giữa các răng và tác động từ bên ngoài như nghiến răng, chải răng quá mạnh, do hạt độn trong kem đánh răng, cắn các vật cứng. Đây là dạng mòn răng thứ phát sau mòn răng hóa học.

Mòn răng hóa học

Mòn răng hóa học là tình trạng mô cứng của răng mất dần đi do các chất hóa học có độ pH thấp làm ran tinh thể hydroxyapatie trong mô cứng của răng. Đơn giản là men răng tiếp xúc với hóa chất có tính axit, không liên quan đến vi khuẩn. Mòn răng hóa học có đặc điểm là mòn lan tỏa, ít giới hạn.

Tiêu cổ răng

Tiêu cổ răng là tình trạng mòn răng ở cổ răng, vị trí gần đường nối men ngà . Các tổn thương cổ răng có dạng lõm hình chêm (hình chữ V), cổ răng bị khuyết. Thường gặp ở mặt ngoài cổ răng hàm trên, ngoài ra còn ở răng cửa và răng hàm lớn.

Tiêu cổ răng
Tiêu cổ răng là tình trạng mòn răng ở cổ răng

>> Xem thêm: Tiêu xương là gì? 6 dấu hiệu tiêu xương thường gặp

Nguyên nhân gây mòn răng

Mòn răng là quá trình sinh lý tự nhiên. Tuy nhiên, răng bình thường sẽ bị mòn một cách rất chậm. Trường hợp răng bị mòn quá mức, tốc độ nhanh, tỷ lệ mòn răng trầm trọng ảnh hưởng sức khỏe của răng bất thường có thể do bệnh lý hoặc các tác động xấu làm răng hư hại.

  • Mòn răng do nghiến răng

  • Mòn răng do sai khớp cắn

  • Mòn răng do tác động từ acid

  • Mòn răng do cấu trúc mô răng bất thường

Mòn răng do nghiến răng

Nghiến răng thường xảy ra vô thức vào lúc ngủ, hai hàm răng nghiến chặt, tạo ra tiếng kêu và gây ê mỏi hàm. Còn một dạng nghiến răng khác là nghiến thức, xảy ra khi tập trung hoặc căng thẳng, khi đó hàm răng vô thức cắn chặt. Lực do nghiến răng gây ra gấp 10 lần lực nhai, răng bị nghiến, siết, cọ xát liên tục trong thời gian dài sẽ làm răng nhanh bị mòn. Mòn răng do nghiến răng thường làm bề mặt múi, rìa cắn bị phẳng, răng ngắn hơn.

Mòn răng do nghiến răng
Lực do nghiến răng gây ra gấp 10 lần lực nhai làm răng nhanh bị mòn

Mòn răng do sai khớp cắn

Mòn răng do sai khớp cắn thường khó phát hiện nguyên nhân mà cần bác sĩ kiểm tra. Những tình huống phổ biến dẫn đến mòn răng do sai khớp cắn như: mất răng hàm dẫn đến nhai vùng răng cửa làm răng áp lực nhai khiến răng cửa nhanh mòn đi, sau khi làm răng sứ hàm trên có gót răng thiết kế không chính xác làm mòn hàm dưới, mất hướng dẫn răng nanh,...

Mòn răng do tác động từ axit

Tác động từ axid trong môi trường pH thấp làm mất khoáng khiến men răng mềm hơn, dễ xói mòn. Các axit có thể do mắc bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, nôn trớ; thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều axit như nước có ga, rượu vang; làm việc ở các môi trường độc hại, hóa chất, điện pin,... Người có tốc độ dòng chảy nước bọt thấp sẽ có nguy cơ mòn răng cao hơn bình thường.

Mòn răng do tác động từ axit
Các axit khi trào ngược dạ dày thực quản làm hỏng men răng

Mòn răng do cấu trúc mô răng bất thường

Mòn răng do cấu trúc mô răng bất thường như thiếu sản men, kém khoáng hóa men răng,... sẽ làm mô răng bị yếu đi, khi gặp các tác động cơ học như nghiến răng, thường tiếp xúc với axit,... thì sẽ dễ bị mòn răng.

Có thể thấy, các nguyên nhân mòn răng không tách biệt mà thường đan xen với nhau. Người có mô răng bất thường, men răng yếu sẽ dễ bị tác động nhai, đánh răng, nghiến răng dẫn đến xói mòn. Khi mặt nhai bị mòn lớp men do nghiến răng tiếp xúc nhiều với môi trường axit sẽ càng tăng tốc độ mòn răng.

Hậu quả khi bị mòn răng

Mòn răng là một căn bệnh phổ biến và thường gặp ở người cao tuổi. Có những trường hợp bị mòn bề mặt nhai, mòn cổ răng,... Nếu không có biện pháp ngăn ngừa kịp thời, bệnh mòn răng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Răng không còn giữ được hình dáng ban đầu, màu sắc răng chuyển sang ngà vàng gây mất thẩm mỹ khiến cho nhiều người mất tự tin khi giao tiếp.

  • Mòn răng khiến răng yếu và nhạy cảm hơn, gây cảm giác đau buốt, khó chịu và cực kì nhạy cảm, nhất là khi ăn các thực phẩm có nhiệt độ quá nóng, lạnh, ngọt và chua.

  • Răng không còn cứng chắc dễ bị nứt răng, mẻ, vỡ thành từng mảng,...

  • Răng bị mòn khiến chức năng nhai bị suy giảm, kéo theo đó là ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do thức ăn không được nhai kỹ làm dạ dày hoạt động nhiều hơn. Hiệu suất nhai giảm làm hệ thống cơ nhai phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến co thắt cơ nhai, tổn thương khớp hàm.

  • Mòn răng nặng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng cấu trúc nhai, gây viêm tủy, chết tủy.

Hậu quả khi bị mòn răng 
Mòn răng làm răng yếu và nhạy cảm hơn

>> Xem thêm: Cấy ghép Implant là gì? Bảng giá cấy ghép Implant chuẩn Y khoa tại nha khoa Dr. Care

Bị mòn răng thì phải làm sao?

Khi tình trạng mòn răng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, khả năng ăn nhai, thẩm mỹ,... Cô Chú, Anh Chị cần đến nha khoa để kiểm tra mức độ mòn răng và có phương hướng điều trị phù hợp. Tùy theo mức độ mòn răng, tuổi tác, nguyên nhân mòn răng mà bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn khác nhau.

Trường hợp mòn răng nhẹ

Nếu mòn răng ở mức độ nhẹ, răng chưa nhạy cảm thì không cần điều trị mà nên sử dụng các loại kem đánh răng chứa flour, đồng thời sử dụng các loại nước súc miệng phù hợp để khắc phục tình trạng này.

Với trường hợp răng mòn ăn mòn vào lớp ngà răng, bác sĩ có thể thực hiện trám răng để trám bù chỗ bị mòn. Bác sĩ có thể dùng các vật liệu trám như Composite (miếng trám nhựa) hoặc GIC (Glass Ionomer Cement) để phục hồi và cải thiện thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai. Tuy nhiên miếng trám dễ bị đổi màu sau một thời gian sử dụng, khả năng chịu lực cũng không tốt nên dễ bị bong tróc.

Trường hợp mòn răng nhẹ
Trám răng bị mòn

Trường hợp mòn răng nặng

Trường hợp răng mòn quá nhiều, phương pháp trám răng không thể khắc phục thì có thể áp dụng phương pháp bọc răng sứ. Bọc răng sứ yêu cầu mài trụ răng thật với một tỷ lệ chính xác để có thể nâng đỡ mão sứ và không ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc răng thật. Phần mão sứ cứng chắc bọc bên ngoài có hình dáng như răng thật, đảm bảo khớp cắn và khả năng ăn nhai, đồng thời bảo vệ được răng thật bên trong khỏi các tác động khiến răng tiếp tục mòn đi. Răng sứ được làm bằng chất liệu tốt sẽ có tính thẩm mỹ lâu dài. Trước khi bọc sứ, nếu răng thật bị ăn mòn quá sâu thì phải thực hiện điều trị tủy trước khi thực hiện phục hình.

Trường hợp mòn răng nặng
Bọc răng sứ

Trường hợp răng mòn nặng, phá vỡ phần lớn cấu trúc răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai. Răng có thể bị nứt, gãy vỡ và bị chết tủy. Khi này, bác sĩ có thể phải nhổ bỏ răng. Sau khi nhổ răng, để khôi phục khả năng ăn nhai và thẩm mỹ, đồng thời ngăn chặn các hậu quả do mất răng để lại, Cô Chú, Anh Chị nên trồng răng mới càng sớm càng tốt.

Trong các phương pháp hiện nay thì trồng răng Implant được xem là phương pháp phục hồi răng đã mất hiệu quả nhất. Trụ răng Implant được cấy trực tiếp vào xương hàm đóng vai trò như một chân răng. Mão sứ cố định phía trên có hình dáng, màu sắc như răng thật. Răng Implant được trồng độc lập, không cần mài răng hay xâm lấn các răng bên cạnh. Sau khi mất răng một thời gian, xương hàm có thể bị tiêu biến dần, trồng răng Implant hiện là phương pháp phục hồi răng duy nhất ngăn chặn được tình trạng này. Răng Implant bền chắc và có tuổi thọ cao, nếu chăm sóc đúng cách có thể sử dụng trong thời gian dài, từ 20 năm đến trọn đời.

Trường hợp mòn răng nặng
Trồng răng Implant được xem là phương pháp phục hồi răng đã mất hiệu quả nhất

Phòng ngừa bệnh mòn răng

Để ngăn ngừa tình trạng mòn răng, giúp quá trình mòn răng tự nhiên diễn ra chậm hơn. Đồng thời giảm thiểu các tác nhân gây mòn răng, giúp răng chắc khỏe, Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày đúng cách, sử dụng lực chải nhẹ và kem đánh răng chứa flour. Di chuyển bàn chải theo đường tròn, chải khắp mặt răng, không chải theo hướng ngang. Kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng.

  • Hạn chế các thực phẩm có tính axit cao như nước có ga, chanh, các loại nước ép và trái cây nhiều axit. Sau khi ăn nhớ súc miệng bằng nước sạch.

  • Dùng ống hút khi uống đồ uống có tính axit nhằm làm giảm khả năng tiếp xúc của đồ uống với răng.

  • Nhai kẹo cao su không đường giữa các bữa ăn, uống nhiều nước giúp tăng sản xuất nước bọt.

  • Khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để chăm sóc và phát hiện kịp thời nếu răng gặp vấn đề.

  • Sử dụng máng nhai vào ban đêm nhằm giảm tác động của lực siết khi nghiến răng lúc ngủ. Đồng thời áp dụng các phương pháp làm giảm tình trạng nghiến răng như giảm stress, giữ tinh thần thoải mái, tập thể dục, thư giãn nghỉ ngơi điều độ,...

Phòng ngừa bệnh mòn răng
Chế độ ăn uống lành mạnh ngăn ngừa tình trạng mòn răng

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề