Hôi miệng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe cơ thể đang gặp vấn đề. Xác định rõ nguyên nhân của tình trạng này giúp Cô Chú, Anh Chị điều trị dứt điểm, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và lấy lại sự tự tin trong giao tiếp.
Tổng quan về hôi miệng
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu, mùi hôi, xuất phát từ khoang miệng. Khi giao tiếp, cười nói, hôi miệng khiến mọi người thiếu tự tin rất nhiều. Nhiều thống kê chỉ ra rằng tình trạng hôi miệng xảy ra ở rất nhiều người.
Hôi miệng thường là kết quả của quá trình lên men thực phẩm do vi khuẩn Gram âm hiếm khí trong miệng tạo ra các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi. Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng không tốt về sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung, bởi thực tế sức khỏe cơ thể và sức khỏe răng miệng liên kết với nhau.
Khi miệng có mùi hôi, nếu không xác định được nguyên nhân, hoặc biết nguyên nhân nhưng không thể khắc phục, hãy đến gặp nha sĩ để được kiểm tra tình trạng răng miệng.
10 nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng. Phần lớn nguyên nhân là do tình trạng miệng. Phần còn lại là do các tình trạng toàn thân và ngoài miệng.
10 nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng như:
Ăn thực phẩm nặng mùi
Vệ sinh răng miệng kém
Hút thuốc lá
Khô vùng miệng
Chế độ ăn ít carbohydrate
Uống nhiều rượu bia
Ăn nhiều thực phẩm có đường
Uống cà phê
Tác dụng phụ của thuốc
Ăn thực phẩm nặng mùi
Một nguyên nhân rất phổ biến gây ra hôi miệng chính là việc ăn thực phẩm có mùi. Một số thực phẩm bám mùi lâu có thể kể đến như hành, tỏi,... chúng chứa hàm lượng sulphur khá lớn. Khi ăn hành, tỏi các hạt thức ăn có mùi hôi sẽ xâm nhập vào máu và đi đến phổi gây ảnh hưởng đến hơi thở. Khi này, hơi thở sẽ có mùi nồng hơn.
Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng. Không đánh răng, đánh răng không làm sạch được các mảng thức ăn, không làm sạch lưỡi tạo cơ hội cho vi khuẩn trú ngụ và gây mùi hôi.
Trồng răng Implant là hình thức ghép chân răng giả bằng trụ Titanium vào xương hàm nhằm thay thế răng đã mất. Sau khi đặt vào vùng mất răng, trụ Titanium sẽ dần dần tích hợp vững chắc với xương hàm, tiếp đó răng sứ sẽ được gắn lên để hoàn tất cấy ghép
Kính mời cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bảng giá trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic
Viêm nha chu
Bệnh nha chu và nướu liên quan đến các mảng bám, như viêm nướu, viêm nha chu. Kéo theo đó là biểu hiện viêm nhiễm, hoại tử, tạo mủ gây nên mùi hôi khó chịu.
Khi các mảng bám không được loại bỏ dần bị cứng lại thành vôi răng gây kích ứng nướu, tạo lỗ nhỏ ở phần chân răng, vi khuẩn tích tụ ở đó và gây ra mùi hôi.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá làm miệng bị nặng mùi. Hút thuốc làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi. Đồng thời khiến niêm mạc miệng bị khô dẫn đến hôi miệng thêm nghiêm trọng hơn.
Các hợp chất trong thuốc lá không chỉ gây hôi miệng mà còn làm xỉn răng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và tăng nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm khác như: Bệnh nha chu, mất khả năng nếm, nướu bị kích ứng, ung thư miệng, ung thư phổi,...
Khô vùng miệng
Hôi miệng còn liên quan đến việc giảm tiết nước bọt gây khô miệng (chứng xerostomia). Nước bọt có tác dụng làm sạch miệng, loại bỏ hạt thức ăn gây hôi miệng.
Một tình trạng dễ thấy nhất là khi ngủ dậy miệng thường bị hôi. Nguyên nhân là ban đêm khi ngủ thở bằng miệng.
Chế độ ăn ít carbohydrate
Chế độ ăn ít carbohydrate không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Quá trình trao đổi chất bị thay đổi do thiếu carbs có thể dẫn đến hôi miệng. Bên cạnh đó, gan phá vỡ chất béo lấy năng lượng làm hơi thở có mùi kim loại.
Uống nhiều rượu bia
Uống nhiều thức uống có cồn làm giảm sản xuất nước bọt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây mùi phát triển. Từ đó dẫn đến tình trạng hôi miệng. Uống rượu bia càng thường xuyên thì triệu chứng hôi miệng càng nhiều, có thể thấy rõ ở nam giới.
Ăn nhiều thực phẩm có đường
Thực phẩm có đường phân hủy trong miệng giải phóng amino axit chứa hợp chất sulphur. Ăn nhiều đồ ngọt tạo môi trường cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển trong miệng. Men răng bị axit bào mòn gây sâu răng và hôi miệng.
Uống cà phê
Cà phê là loại thức uống rất được ưa chuộng để giúp tinh thần tỉnh táo. Tuy nhiên cà phê không chỉ nâng cao tinh thần mà còn tác động đến quá trình sản xuất nước bọt. Caffeine trong cà phê khiến khả năng tiết nước bọt giảm xuống, tạo cơ hội gia tăng vi khuẩn gây mùi.
Dr. Care - Implant Clinic là địa chỉ trồng răng Implant chuyên sâu tại TP. HCM. Nha khoa ra đời với Sứ mệnh giúp người trung niên tiếp tục tận hưởng cuộc sống trọn vẹn: Ăn nhai ngon miệng như xưa, cười thoải mái như xưa, trẻ trung như xưa. Hướng đến chất lượng dịch vụ ưu việt nhất, Dr. Care chỉ chuyên tâm nghiên cứu và điều trị các trường hợp mất răng ở độ tuổi trung niên
Nha khoa Dr. Care - Implant Clinic sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên sâu, lành nghề, kinh nghiệm trồng răng Implant ít nhất 5 năm. Cùng với đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị và máy móc chuyên dụng cho cấy ghép Implant tân tiến, phòng trồng răng đảm bảo vô trùng và sử dụng các dòng trụ chính hãng. Dr. Care chính là nơi để Cô Chú, Anh Chị tin tưởng, trồng răng Implant ưu việt nhất hiện nay, bảo tồn tối đa răng thật.
Kính mời các cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Top 10 địa chỉ trồng răng Implant uy tín tại TP.HCM tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic
Tác dụng phụ của thuốc
Nhiều loại thuốc có tác dụng phụ làm khô miệng cũng trở thành nguyên nhân gây hôi miệng như thuốc trị mụn, giảm đau, béo phì, huyết áp, hen suyễn,... Do đó, nếu gặp tác dụng phụ này hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
Cách điều trị hôi miệng tại nhà
Bước đầu tiên là xác định được nguyên nhân gây hôi miệng. Dù là do các nguyên nhân nghiêm trọng như cơ thể bị bệnh, các vấn đề do răng và nướu nghiêm trọng hay do các tác động tạm thời như thực phẩm, thuốc lá,... Bên cạnh việc khám và điều trị tại nha khoa, Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng một số cách điều trị hôi miệng tại nhà.
Đánh răng
Như đã nói ở trên, việc vệ sinh răng miệng kém hiệu quả, không làm sạch được các mảng là thủ phạm để vi khuẩn tấn công gây hôi miệng. Do đó cần thực hiện việc vệ sinh răng đúng cách:
Đánh răng ít nhất hai lần một ngày bằng bàn chải mềm.
Mỗi lần chải trong khoảng 2 phút.
Đánh răng theo chiều dọc, đặt bàn ngang và nghiêng 45 độ ở phần viền nướu và vuông góc với mặt nhai. Tuyệt đối không đánh theo chiều ngang với lực mạnh.
Chú ý làm sạch các răng phía trong, nhất là răng số 6,7 và 8 ở trong cùng.
Làm sạch lưỡi bằng bàn chải hoặc dụng cụ chuyên dụng.
Sử dụng kem đánh răng có lượng flour phù hợp.
Thay bàn chải 3-4 tháng/lần và làm sạch bàn chải sau mỗi lần đánh răng.
Đánh sau khi ăn 30 phút.
Làm sạch kẽ răng
Các kẽ răng rất khó được làm sạch bởi bàn chải (đánh răng thường chỉ làm sạch 60% bề mặt răng). Do đó, sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch.
Làm sạch kẽ răng ít nhất mỗi ngày một lần. Hạn chế dùng tăm làm tổn thương nướu và tạo kẽ hở lớn ở răng khiến thức ăn càng dễ nhét vào. Thay vào đó, sử dụng chỉ nha khoa làm sạch phần kẽ.
Vệ sinh dụng cụ răng
Trong các trường hợp sử dụng răng giả, niềng răng thì càng phải vệ sinh răng miệng kỹ hơn. Các bác sĩ thường khuyên sử dụng máy tăm nước để làm sạch răng, ngoài ra còn có tác dụng massage nướu, bảo vệ nướu khỏe mạnh. Giúp ngăn ngừa mùi hôi khó chịu và tạo cảm giác thoải mái.
Chế độ ăn uống hợp lý
Hôi miệng liên quan rất nhiều đến thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp ngăn chặn và loại bỏ mùi hôi.
Trái cây giàu vitamin C giúp làm sạch men răng, chống oxy hóa giúp tiêu diệt vi khuẩn.
Lá bạc hà, lá quế, rau thơm,... chứa lượng tinh dầu lớn nên cải thiện hơi thở tốt.
Rau mùi tây có hàm lượng diệp lục rất cao giúp phá vỡ chất lưu huỳnh gây hôi miệng.
Uống nhiều nước lọc giữ ẩm cho khoang miệng.
Ngoài ra, bên cạnh việc nạp nhiều thực phẩm tốt cho răng miệng, cần tránh các thực phẩm như hành tỏi, cà phê,... không ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein gây ợ hơi kèm mùi hơi thở khó chịu.
>> Xem thêm: Cấy ghép implant giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care
Cạo lưỡi
Một việc nhiều Cô Chú, Anh Chị thường bỏ qua khi vệ sinh răng miệng là cạo lưỡi. Vi khuẩn không chỉ bám trên răng mà còn tích tụ trên lưỡi. Ở những người hút thuốc lá thì tình trạng này càng nghiêm trọng. Do đó, sử dụng dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch vi khuẩn, thức ăn và tế bào chết.
Tình trạng hôi miệng có thể cảnh báo một số bệnh lý
Khi bị hôi miệng, rất nhiều người chủ quan hoặc chỉ nghĩ đây là vấn đề của răng miệng và hơi thở. Tuy nhiên hôi miệng có thể là tiếng chuông cảnh báo nhiều bệnh lý khác.
Viêm xoang
Bệnh lý tai mũi họng như viêm xoang không còn xa lạ với mọi người. Hôi miệng đôi khi xuất phát từ việc viêm xoang. Ở những người viêm xoang mãn tính, có thể dẫn đến polyp mũi hoặc hội chứng chảy dịch mũi sau.
Tất cả các triệu chứng này có thể thúc đẩy sự tích tụ của vi khuẩn, mảng bám và cách chất chuyển hóa dẫn đến hôi miệng. Bên cạnh đó là biểu hiện mệt mỏi, khó thở khi ngủ, mất khứu giác, vị giác hoặc có chất nhầy đặc trải dài từ mũi xuống phía sau cổ họng.
Nhiễm trùng đường hô hấp
Mùi hôi miệng có thể là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như nhiễm trùng phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, lao,... Ngoài ra, một trong những dấu hiệu của ung thư phổi hiện tượng hôi miệng rõ rệt.
Bên cạnh hôi miệng, nhiễm trùng đường hô hấp đi kèm với chất nhầy. Nếu nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý này sẽ khó xác định hơn, để trị hôi miệng thì phải điều trị nguồn lây nhiễm.
Bệnh dạ dày (Trào ngược dạ dày)
Hệ tiêu hóa liên kết chặt chẽ với vấn đề răng miệng. Hôi miệng có thể là hệ tiêu hóa có vấn đề, không khí từ dạ dày di chuyển lên thực quản và khoang miệng.
Khi bị trào ngược dạ dày (Gerd) thường đi kèm với tình trạng ợ nóng, mùi hôi từ thực phẩm được tiêu hóa gần đây di chuyển lên miệng gây mùi thức ăn vừa tiêu hóa rất khó chịu.
Rối loạn gan hoặc thận
Mùi tanh, mùi amoniac trong hơi thở cảnh báo mọi người đang gặp các vấn đề về thận. Mùi mốc, mùi trứng thối là dấu hiệu của bệnh gan.
Gan gặp các vấn đề như suy gan dẫn đến hôn mê gan được báo hiệu bằng hơi thở mang mùi mốc do cơ thể cố gắng bài tiết. Xơ gan thì có thể gây mùi trứng thối.
Suy thận mãn tính cũng gây nên hôi miệng do phát sinh quá trình phân hủy mô mỡ trong cơ thể.
Tiểu đường
Hơi thở hôi mùi trái cây có thể liên quan đến bệnh tiểu đường. Khi bị tiểu đường, lưu lượng máu trên cơ thể bị giảm, kể cả nướu răng. Từ đó nướu răng yếu và dễ bị nhiễm trùng hơn. Mặt khác, bệnh tiểu đường làm tăng nồng độ đường trong miệng, thúc đẩy vi khuẩn gây hôi miệng.
Thêm vào đó, bệnh nhân tiểu đường khiến cơ thể kháng insulin hoặc không sản xuất đủ insulin. Khi không đủ lượng insulin cần thiết làm cơ thể đốt cháy chất béo tạo năng lượng. Quá trình này tạo ra xeton tích tụ trong máu và nước tiểu. Mức độ xeton cao gây ra mùi hôi.
Một số lưu ý để giúp giảm hôi miệng
Để giảm hôi miệng cần điều trị từ gốc rễ gây nên hiện tượng này. Bên cạnh việc điều trị các bệnh lý răng miệng và các bệnh lý khác gây hôi miệng trên cơ thể. Cô Chú, Anh Chị lưu ý một số vấn đề sau để giúp giảm hôi miệng:
Không hút thuốc: Tất cả những người có thói quen hút thuốc đều bị hôi miệng. Hút thuốc ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, làm khô miệng, khói thuốc còn bám lại trên răng rất chắc nên khó vệ sinh. Vì thế, cai thuốc lá là giải pháp giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi. Đồng thời còn giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Không súc miệng bằng nước ngay sau khi đánh răng: theo dịch vụ y tế quốc gia khuyến cáo, không nên sử dụng nước súc miệng ngay sau khi đánh răng. Vì khi đánh răng, kem đánh răng phủ một lớp flouride lên răng. khi súc miệng ngay sẽ làm trôi mất lớp flour giúp chống lại các vi khuẩn gây hại men răng và tạo mùi hôi trong miệng.
Không ăn nhiều thức ăn và đồ uống có đường: Hạn chế dung nạp thực phẩm có lượng đường cao như kẹo, bánh, nước ngọt,...làm tăng sự sinh sôi của vi khuẩn gây mùi hôi khó chịu. Đường cũng làm gia tăng sự sản sinh sulfur. Không chỉ vậy, ăn nhiều đồ ngọt làm mòn men răng dẫn đến sâu răng, hôi miệng.
Không chải quá mạnh làm chảy máu nướu răng hoặc lưỡi của bạn: Một lầm tưởng của nhiều người là chải càng mạnh thì răng càng sạch. Tuy nhiên chải quá mạnh làm mòn chân răng, răng nhạy cảm, tụt nướu và dễ sâu răng hơn. Răng sâu làm vi khuẩn mắc kẹt trong túi nha chu, khiến việc giữ miệng sạch và thơm trở nên khó khăn.
Chẩn đoán và điều trị chứng hôi miệng như thế nào?
Chẩn đoán tìm ra các nguyên nhân hôi miệng là điều đầu tiên cần làm nếu muốn hơi thở trở lại thơm tho. Mỗi nguyên nhân hôi miệng sẽ dẫn đến một cách thức điều trị khác nhau.
Chẩn đoán của Bác sĩ nha khoa
Nhiều người sẽ tự chẩn đoán bệnh cho mình hoặc nhờ người khác xác nhận. Tuy nhiên đây là cách làm mang tính chủ quan. Để biết chính xác nguyên nhân gây nên hôi miệng cần đến bác sĩ nha khoa.
Bác sĩ dùng máy halimeter có thể đo mức độ hôi miệng bằng cách đo nồng độ hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi trong hơi thở. Phương pháp ngày giúp biết chính xác mức độ bệnh và xác định nguyên nhân bệnh có phải từ miệng hay không.
Điều trị
Từ nguyên nhân gây bệnh được chẩn đoán, cần lưu ý áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Không phải trường hợp nào cũng điều trị giống nhau. Có thể kết hợp một hoặc nhiều phương pháp với nhau.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng kém: Xuất phát từ vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng, cần luyện tập thói quen bảo vệ răng miệng tốt: Sau khi ăn cần đánh răng đúng cách. Kết hợp với chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám kẽ răng. Làm sạch lưỡi, để ý nếu vi khuẩn xâm nhập quá mức lưỡi sẽ có mảng trắng. Sử dụng nước súc miệng để giúp hơi thở thêm sạch thơm.
Bên cạnh cho cần uống nhiều nước và có chế độ ăn uống hợp lý. Đừng quên khám răng định kỳ để kiểm tra răng miệng, đảm bảo ngăn chặn kịp thời tác nhân gây hôi miệng.
Bệnh về nướu: Bệnh về nướu là nguyên nhân bệnh lý hàng đầu gây hôi miệng. Viêm loét dễ dẫn đến các mùi hôi và gây đau đớn cũng như khó vệ sinh. Do đó, để trị dứt điểm hôi miệng cần trị khỏi bệnh về nướu. Cô Chú, Anh Chị cần nhanh chóng thăm khám vì nếu để lâu sẽ dẫn đến nhiều di chứng như yếu chân răng, răng lung lay.
>> Xem thêm:Trồng răng bằng phương pháp Implant
Tích tụ mảng bám rộng: Những mảng bám thức ăn tích tụ trên cổ răng, nướu răng lâu ngày hình thành cao răng. Cao răng dính rất chắc vào răng và là môi trường để vi khuẩn tích tụ, làm răng ố vàng, viêm nhiễm và gây mùi hôi.
Việc lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ tối đa vi khuẩn, đặc biệt là tình trạng hôi miệng. Quá trình lấy cao răng bằng dụng cụ chuyên dụng và bác sĩ có tay nghề cao để loại bỏ các mảng bám cứng đầu, đồng thời có thể thực hiện thêm thao tác đánh bóng răng.
Tình trạng sức khỏe: Nếu việc hôi miệng là dấu hiệu của việc sức khỏe cơ thể có vấn đề: tiểu đường, viêm đường hô hấp, gan thận, dạ dày hay viêm xoang. Hoặc cũng có thể là những bệnh khác như sỏi amidan, dị ứng, rối loạn hoặc cả do chu kỳ kinh nguyệt.
Khi cảm thấy tình trạng sức khỏe có vấn đề cần đến bệnh viện để xác định cơ thể đang thật sự mắc bệnh gì và chữa bệnh đó, đây là cách duy nhất để giúp điều trị vấn đề hôi miệng.
Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic
Để hiểu hơn về cách chăm sóc răng miệng và kiểm tra tình trạng răng miệng, vui lòng liên hệ Dr. Care – Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam.
Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Giờ làm việc:
+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM
+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.