Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH
CHUYÊN NGÀNH:
- Hoại tử xương hàm là gì?
- Triệu chứng của hoại tử xương hàm
- Một số biểu hiện của hoại tử xương hàm giống viêm xoang
- Nguyên nhân hoại tử xương hàm
- Điều trị hoại tử xương hàm như thế nào?
- Cách phòng tránh hoại tử xương hàm
- Trồng răng Implant khắc phục tiêu xương hàm phòng tránh hoại tử xương hàm ra sao?
- Cách phòng ngừa hoại tử xương hàm
- Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic
Hoại tử xương hàm xảy ra khi các tế bào vùng hàm không được cung cấp đủ máu dẫn đến tiêu cơ, hoại tử xương ở vùng tương ứng. Người bị hoại tử xương hàm sẽ phải sống chung với cơn đau dai dẳng, trường hợp nặng còn gây biến dạng khuôn mặt.
Hoại tử xương hàm là gì?
Hoại tử xương hàm hay hoại tử xương hàm mặt là tổn thương phần hàm mặt gồm xương khẩu cái và xương hàm, có thể gây đau hoặc không có triệu chứng rõ rệt. Chỉ chẩn đoán chính xác được bệnh khi có sự bộc lộ xương ít nhất sau 8 tuần. Lúc này, các phương pháp điều trị gồm dẫn lưu tối thiểu, dùng kháng sinh và súc miệng.
Bệnh hoại tử xương là tình trạng xương bị nhồi máu khu trú, có thể tự phát hoặc do nguyên nhân cụ thể. Tình trạng hoại tử này có thể là hoại tử xương do thiếu máu, hoại tử vô mạch hoặc hoại tử vô trùng. Hoại tử xương cũng có thể là biến chứng của tình trạng gãy cổ xương đùi, nhưng sự hiện diện của những yếu tố làm giảm tưới máu xương, chẳng hạn như lạm dụng rượu, sử dụng corticoid kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ xương bị hoại tử không do chấn thương.
——Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Bài viết Bệnh hoại tử xương là gì?
Hầu hết các trường hợp tiêu xương hàm (hoại tử xương hàm) đều xảy ra sau khi nhổ răng. Khi gặp phải bệnh lý OJN xương hàm sẽ dần yếu đi, thường sẽ gây ra đau.
Hoại tử xương hàm thường sẽ liên quan đến các phương pháp điều trị ung thư (bao gồm cả bức xạ), nhiễm trùng, sử dụng steroid hoặc thuốc chống biến dạng được sử dụng cho chứng loãng xương.
Ví dụ về thuốc chống đau nhức bao gồm bisphosphonates như alendronate (Fosamax); risedronate (Actonel và Atelvia); ibandronate (Boniva); axit zoledronic (Reclast) và denosumab (Prolia).
ONJ phổ biến hơn nhiều ở những bệnh nhân sử dụng các loại thuốc này để điều trị ung thư xương. Hoại tử xương hàm thường có liên quan đến những tình trạng nêu trên, nhưng nó cũng có thể xảy ra mà không có bất kỳ yếu tố rủi ro nào có thể xác định được.
Triệu chứng của hoại tử xương hàm
Hoại tử xương hàm có thể điều trị dứt điểm ngay từ đầu nếu phát hiện sớm. Do đó, Cô Chú, Anh Chị cần nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa để kiểm tra khi bắt gặp các triệu chứng sau:
Đau vùng mặt, răng, vòm miệng, đau âm ỉ, kéo dài
Sưng viêm mí mắt
Sưng vùng sọ trán
Khó ăn nhai, nói chuyện
Đau vùng mặt, răng, vòm miệng, đau âm ỉ, kéo dài
Những biểu hiện này thường bắt gặp ở bất kỳ bệnh lý răng miệng nào, tuy nhiên hoại tử xương hàm khiến cảm giác đau ở vùng vòm miệng, răng, vùng mặt kéo dài, âm ỉ và không thuyên giảm theo thời gian.
Sưng viêm mí mắt
Sưng viêm mí mắt là tình trạng mí mắt trên, dưới hoặc cả hai bị sưng vù. Đây là một trong các triệu chứng lâm sàng của hoại tử xương hàm.
Sưng vùng sọ trán
Khi gặp tình trạng hoại tử xương hàm, nhất là hoại tử xương hàm trên, xương sọ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng gây nên sưng vùng sọ trán.
Khó ăn nhai, nói chuyện
Khả năng ăn nhai, nói chuyện hay thậm chí chỉ là các cử động miệng đơn giản cũng trở nên khó khăn do người bệnh phải chịu đau nhức xương hàm trong thời gian dài.
Một số biểu hiện của hoại tử xương hàm giống viêm xoang
Các biểu hiện lâm sàng của hoại tử xương hàm tương đối giống với viêm xoang nên thường dễ nhầm lẫn trong quá trình chẩn đoán dẫn đến quá trình điều trị không đạt hiệu quả.
Đau vùng mặt, răng, vòm miệng
Viêm xoang cũng có những dấu hiệu đau đớn về vùng mặt, răng, vòm miệng nhưng tập trung chủ yếu ở vùng trước xoang hàm, hố nanh, đau răng.
Sưng viêm mí mắt
Viêm xoang sàng gây ra đau đằng sau và giữa hai mắt, viêm tấy quanh ổ mắt và chảy nước mắt.
Sưng vùng sọ trán
So với viêm xương hàm thì cơn đau đầu của viêm xoang nhẹ hơn, tập trung chủ yếu là vùng trán, chẩm.
Khó ăn nhai, nói chuyện
Quá trình sinh hoạt cũng như ăn nhai, nói chuyện của bệnh nhân viêm xoang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tác động của bệnh.
Một số biểu hiện giống viêm xoang
Bên cạnh một số biểu hiện giống hoại tử xương hàm, viêm xoang có các đặc trưng như: Ngạt mũi, khó thở, niêm mạc mũi bị đỏ và phù nề, xuất hiện mủ loãng hoặc đặc ở vùng cuốn mũi.
Nguyên nhân hoại tử xương hàm
Nguyên nhân của tình trạng hoại tử xương hàm thường do tắc mạch, giảm máu nuôi dẫn đến hoại tử, một số trường hợp có thể do tác động bên ngoài như vi sinh vật tấn công gây viêm nhiễm xương.
Virus Herpes zoster
Herpes Zoster hay còn gọi là bệnh thần kinh là bệnh gây phát ban, gây đau đớn. Bệnh do sự tái kích hoạt của virus Varicella-Zoster (virus gây thủy đậu), khi cơ thể đã bị thủy đậu, virus này tồn tại không hoạt động và chờ thời điểm để bộc phát Zona thần kinh. Biến chứng của bệnh này có thể gây nên tổn thương dây thần kinh, nhiễm trùng mắt và cả hoại tử xương hàm.
Trị liệu bức xạ (xạ trị)
Trị liệu bức xạ (xạ trị) là liệu pháp thường được sử dụng trong điều trị ung thư. Phương pháp này sử dụng bức xạ ion hóa để trị liệu ung thư có kiểm soát hay tiêu diệt tế bào ác tính. Tuy nhiên, xạ trị cũng để lại nhiều tác dụng phụ như bỏng da, sạm, tổn thương… một số trường hợp không thể lành thương mà tiếp tục lan rộng dẫn đến hoại tử xương.
Viêm tủy xương hàm
Viêm tủy xương hàm bắt đầu từ sâu răng không được điều trị kịp thời, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập tủy răng và gây bệnh. Viêm tủy xương hàm gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cơ thể, trong đó có hoại tử xương hàm.
Hậu COVID-19
Chưa có tài liệu khẳng Covid-19 có liên quan đến hoại tử xương hàm, tuy nhiên nhiều giả thuyết cho rằng virus nCoV bám vào thụ thể ACE2 (có nhiều ở niêm mạc mũi, miệng) gây biến chứng mạch máu, làm tắc mạch máu nuôi xương, cộng với việc Covid-19 có khả năng gây đông máu, giảm máu nuôi dưỡng xương dẫn đến hoại tử.
Sử dụng thuốc Bisphosphonate
Thuốc Bisphosphonate thường được chỉ định trong điều trị chứng loãng xương và các bệnh lý về xương như: đau tủy, ung thư di căn vào xương.... Tuy nhiên, cơ chế của Bisphosphonate là giảm tiêu xương nhờ giảm hoạt động hủy cốt bào, giảm yếu tố tăng trưởng nội mô thành mạch (VEGF) dẫn đến giảm sự tạo mạch trong xương, yếu tố gây nên tình trạng hoại tử xương hàm.
Nguy cơ phát triển bệnh hoại tử xương hàm cũng phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý mà người bệnh đang sử dụng bisphosphonate như thế nào để điều trị. Những bệnh nhân điều trị bisphosphonat bằng phương pháp tiêm tĩnh mạch trong quá trình điều trị ung thư có nguy cơ mắc hoại tử xương hàm cao hơn những người nhận liều thấp hơn (như điều trị loãng xương).
Tuổi già, bệnh tiểu đường, bệnh nướu răng và hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ hoại tử xương hàm.
Tiêu xương hàm
Tiêu xương hàm còn gọi là bệnh tiêu xương ổ răng xảy ra khi mất răng, xương hàm bị suy giảm do nhiều nguyên do, khiến nướu bị teo lại, gương mặt bị méo, lão hóa, chảy xệ và ảnh hưởng lớn tới khớp cắn. Nếu điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng hoại tử xương hàm.
Điều trị hoại tử xương hàm như thế nào?
Tùy theo tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị cho phù hợp. Hiện nay, hoại tử xương hàm được điều trị bằng các phương pháp như:
Điều trị bảo tồn
Đây là phương pháp điều trị nội khoa như sử dụng các dung dịch súc miệng sát khuẩn, thuốc giảm đau đơn thuần hay kết hợp với kháng sinh, kháng nấm. Chỉ định các trường hợp nhẹ, có thể chữa trị mà không cần can thiệp bên ngoài.
Điều trị phẫu thuật
Đối với trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ xem xét việc phẫu thuật cắt bỏ xương hoại tử kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh. Tùy vào tình trạng mà người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật tại chỗ hoặc phẫu thuật triệt để. Riêng trường hợp hoại tử do xạ trị thì phải cắt bỏ toàn bộ các tổ chức đã hoại tử.
Các điều trị bổ trợ khác
Trong quá trình điều trị hoại tử xương hàm, bác sĩ cũng sẽ chẩn đoán và điều trị các triệu chứng kèm theo như sưng viêm mí mắt, sưng sọ trán… Từ đó giúp người bệnh nhanh chóng bình phục hơn.
Cách phòng tránh hoại tử xương hàm
Hoại tử xương hàm là một những biến chứng rất nguy hiểm xuất phát từ các bệnh lý răng miệng. Do đó, Cô Chú, Anh Chị nên thực hiện các biện pháp sau để phòng tránh:
Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng khoa học sẽ giúp khoang miệng luôn trong tình trạng sạch sẽ, chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây hại, từ đó bảo đảm sức khỏe răng miệng.
Thăm khám định kỳ
Định kỳ thăm khám sẽ giúp Cô Chú, Anh Chị nhận biết tình trạng sức khỏe của mình một cách chính xác nhất, từ đó có biện pháp bảo vệ sức khỏe cơ thể cũng như sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Trồng răng Implant ngay sau khi mất răng
Mất chân răng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng tiêu xương, có thể biến chứng thành hoại tử xương hàm. Do đó, trồng răng Implant thay thế răng mất cũng là biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Trồng răng Implant khắc phục tiêu xương hàm phòng tránh hoại tử xương hàm ra sao?
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng mất toàn diện nhất hiện nay trong nha khoa. Với cấu tạo y như răng thật gồm 3 bộ phận: Trụ răng Implant, cầu nối (Abutment) và mão răng sứ, sẽ mang lại gần như 100% khả năng ăn nhai như ban đầu. Đặc biệt, các dòng trụ răng Implant có tác dụng như trụ răng thật giúp tránh tình trạng tiêu xương hàm, từ đó ngăn chặn hoại tử xương hàm một cách vô cùng hiệu quả. Những ưu điểm vượt trội của trồng răng Implant như:
Ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm do thiếu hụt chân răng
Phục hồi khả năng ăn nhai tốt, không phải kiêng cữ các loại thức ăn
Tính thẩm mỹ cao, tự tin hơn trong giao tiếp
Độ bền cao, có thể dùng trọn đời nếu chăm sóc cẩn thận
Cách phòng ngừa hoại tử xương hàm
Điều trị nội nha (tủy răng) được ưu tiên hơn là nhổ răng nếu răng có thể cứu được. Nếu cần nhổ răng, nên tránh nhổ răng toàn miệng hoặc phẫu thuật nha chu (có thể tốt hơn nếu đánh giá sự lành thương bằng cách nhổ răng riêng lẻ).
Cô Chú, Anh Chị bị bệnh nha chu nên cân nhắc liệu pháp không phẫu thuật trước khi đồng ý điều trị bằng việc nhổ răng.
Nhiều bệnh nhân dùng bisphosphonates có thể cấy ghép Implant mà không gặp vấn đề gì.
Những người dùng bisphosphonat đường uống có nguy cơ mắc hoại tử xương hàm thấp. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề hoặc đau miệng nào, nên đi khám và chăm sóc răng miệng ngay lập tức.
Không cần thiết phải ngừng sử dụng bisphosphonate trước khi làm thủ thuật nha khoa, nhưng tốt nhất có thể trì hoãn việc bắt đầu điều trị bằng thuốc cho đến sau thủ thuật nha khoa theo lịch trình.
Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic
Để được tư vấn kỹ càng hơn, Cô Chú, Anh Chị vui lòng liên hệ với Dr. Care - Implant Clinic - Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.
Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
Giờ làm việc:
Thứ 2 - Thứ 7: 8:00 - 21:00
Chủ Nhật: 8:00 - 17:00
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.