[CẨN TRỌNG] 6 hậu quả nguy hiểm do nhiễm khuẩn răng miệng

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Đau nhức răng, răng ê buốt và nhạy cảm hơn là những biểu hiện ban đầu của nhiễm khuẩn răng miệng, nhưng nhiều Cô Chú, Anh Chị còn chủ quan không lưu ý cho tới khi bệnh diễn biến nặng. Nhiễm khuẩn răng miệng có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nhiễm khuẩn răng miệng là bệnh lý nguy hiểm xảy ra chủ yếu ở Cô Chú, Anh Chị trung niên. Nếu không được điều trị kịp thời, Cô Chú, Anh Chị phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng như mất răng vĩnh viễn, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xoang hàm, thậm chí là tử vong.

Nhiễm khuẩn răng miệng là gì? Nguyên nhân do đâu?

Nhiễm khuẩn răng miệng hay còn gọi là nhiễm trùng răng là bệnh lý răng miệng nguy hiểm khi vi khuẩn xâm nhập vào buồng tủy gây nhiễm khuẩn các dây thần kinh. Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại không dừng lại ở đó mà còn lây lan tới các khu vực xung quanh. Tình trạng nhiễn khuẩn răng miệng thường xảy ra do sâu răng hoặc thói quen vệ sinh răng miệng kém. Một số trường hợp Cô Chú, Anh Chị gặp phải biến chứng nhiễm trùng máu chỉ sau một thời gian ngắn mắc bệnh lý này.

Nhiễm khuẩn răng miệng là gì? Nguyên nhân do đâu? 

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng, hầu hết các trường hợp nhiễm trùng răng đều do biến chứng của sâu răng hoặc răng sứt mẻ không được điều trị kịp thời. Khi vi khuẩn xâm nhập và tấn công răng, lớp men răng sẽ dần bị bào mòn làm lộ ngà răng.

Men răng là lớp bao bọc phía ngoài giúp bảo vệ răng, có thể bị mài mòn và tổn thương.

Kính mời các cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Phục hồi men răng đã mất có được không? tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Ngà răng có thành phần 70% là chất vô cơ, 30% còn lại là các chất hữu cơ nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào buồng tủy. Các dây thần kinh trong ống tủy răng bị xâm nhập dẫn tới nhiễm khuẩn răng, còn được gọi nhiễm trùng răng hay áp xe răng.

Sâu răng là một bệnh lý rất thường gặp, có đến 91% người trưởng thành từ độ tuổi 20-64 tuổi bị sâu răng. Ngoài ra, khoảng 27% trong số đó không được điều trị. Điều trị sớm sâu răng rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng như chảy máu chân răng, nhiễm trùng răng.

6 dấu hiệu cảnh báo nhiễm khuẩn răng miệng cần chú ý

Răng sưng và xuất hiện những cơn đau nhức là dấu hiệu đầu tiên của nhiễm khuẩn răng. Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy lỗ sâu chân răng nhỏ đã phát triển thành nhiễm khuẩn răng, Cô Chú, Anh Chị không nên chủ quan nếu có những triệu chứng này:

  • Bị sưng đau, phù nề vùng nướu răng và hàm mặt

  • Răng nhạy cảm hơn với thức ăn nóng, lạnh hay chua

  • Xuất hiện mủ ở chân răng, hôi miệng

  • Răng đổi màu nâu đậm hoặc xám

  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ

  • Sốt nhẹ, khó nuốt, khó thở

Bị sưng đau, phù nề vùng nướu răng và hàm mặt

Bị sưng đau, phù nề vùng nướu răng và hàm mặt

Răng sưng hoặc đau nhói là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng nhiễm khuẩn răng. Tùy vào mức độ nhiễm trùng mà Cô Chú, Anh Chị có thể đau nhẹ hoặc đau dữ dội. Cơn đau thường có đặc điểm diễn ra liên tục, ê buốt kéo dài và có xu hướng lan rộng lên trên hoặc xuống dưới mặt, đến khu vực tai, hàm hoặc đầu.

Trong trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng, đa số bệnh nhân không thể chỉ ra chính xác vị trí răng đau, bởi vì khi đó toàn bộ vùng xung quanh chiếc răng đều bị đau do nhiễm trùng lan rộng. Do đó, bệnh nhân cần phải chụp x-quang để xác định chính xác chiếc răng đã nhiễm trùng.

Răng nhạy cảm hơn với thức ăn nóng, lạnh hay chua

Hiện tượng này xảy ra do men răng xuất hiện các lỗ nhỏ, khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc quá chua Cô Chú, Anh Chị sẽ có cảm giác đau buốt và kéo dài dai dẳng. Ngoài yếu tố nhiệt độ, răng cũng bị đau khi ăn nhiều đồ ngọt, bởi đường có khả năng kích ứng chiếc răng nhiễm trùng và gây đau.

Việc đau răng lặp đi lặp lại có thể ảnh hưởng đến tủy và tăng nguy cơ làm viêm toàn bộ mạch máu, dây thần kinh. Bên cạnh đó, động tác nhai, cắn thức ăn sẽ tạo áp lực lên chiếc răng nhiễm trùng và hàm gây ra đau đớn. Cơn đau có thể kéo dài ngay cả khi đã ngừng ăn.

Răng nhạy cảm là kết quả của các vấn đề răng miệng khác như mòn men răng, tụt nướu. Lúc này, lớp men răng bên ngoài bị mòn đi khiến phần ngà răng bên trong tiếp xúc với bên ngoài nhiều hơn, nhiệt độ từ các món ăn dễ dàng kích thích dây thần kinh bên trong dẫn tới cảm giác đau buốt, ê răng khó chịu.

Kính mời các cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết 10 bệnh răng miệng nguy hiểm và phương pháp điều trị tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Xuất hiện mủ ở chân răng, hôi miệng

Xuất hiện mủ ở chân răng, hôi miệng 

Theo Tạp chí Scientific American, những người răng hàm có rãnh sâu dễ bị sâu răng hơn những người bình thường. Khi vi khuẩn xâm nhập vào men răng, vi khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn các dây thần kinh mềm trong mô tủy răng, dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn thường được gọi là áp xe, xuất hiện mủ ở chân răng. Kèm theo hiện tượng chảy mủ là hơi thở hôi, có mùi khó chịu do sự tích tụ mủ bên trong khoang miệng.

Trường hợp răng bị nhiễm trùng nghiêm trọng, mủ sẽ chảy ra từ răng hoặc từ nốt mụn, có thể xảy ra bất ngờ khi ổ áp xe bị vỡ. Cô Chú, Anh Chị cũng có thể nhận thấy hơi thở có mùi tanh hôi khó chịu và tình trạng này không biến mất sau khi chải răng hoặc súc miệng bằng nước súc miệng.

Sưng nướu răng có mủ hay còn được gọi là viêm lợi có mủ là tình trạng nướu răng (lợi) hoặc tủy răng bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng, hình thành ổ abscess ở vùng cuốn răng, xung quanh phần chân răng hay ở vùng lợi, gây ra tình trạng đau nhức và sưng đỏ. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, phần chân răng sẽ bị viêm mủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Kính mời các cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bị sưng nướu răng có mủ: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Răng đổi màu nâu đậm hoặc xám

Khi bị nhiễm trùng, răng có thể đổi màu từ vàng sang nâu đậm hoặc xám. Nguyên nhân của sự đổi màu này là do tủy chết bên trong răng, các tế bào máu cũng chết đi. Tủy chết sẽ sinh ra các chất độc, như các chất thối rữa, thường xuất hiện trên bề mặt răng thông qua các lỗ nhỏ trên răng.

Sưng hạch bạch huyết ở cổ

Sưng hạch bạch huyết ở cổ 

Nhiễm trùng răng có khả năng lan sang các vùng lân cận, đặc biệt là khi không được điều trị đúng. Chẳng hạn như, nhiễm trùng sẽ gây ảnh hưởng đến hàm, xoang hoặc vùng hạch bạch huyết bên dưới hàm, cổ. Các hạch có thể sưng, nhức hoặc khi Cô Chú, Anh Chị sờ vào sẽ cảm thấy đau.

Hạch bạch huyết sưng ở bên cổ hoặc dưới hàm: Đây là dạng phổ biến nhất. Chúng có thể đại diện cho nhiễm trùng xung quanh khu vực đó, chẳng hạn như nhiễm trùng răng hoặc áp xe, nhiễm trùng cổ họng, bệnh do virus hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên

——Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Bài viết Lý do khiến các hạch bạch huyết bị sưng

Sốt nhẹ, khó nuốt, khó thở

Sốt là một trong những phản ứng của cơ thể khi có tình trạng nhiễm trùng. Cơ thể lúc này có thể tăng lên quá 38 độ C. Ngoài sốt, người bị nhiễm trùng răng còn có các dấu hiệu khác như ớn lạnh, đau đầu, buồn nôn, mất nước. Nếu bị sốt và sưng, hoặc cảm thấy khó thở hay khó nuốt, Cô Chú, Anh Chị nên đi khám ngay lập tức. Đây là dấu hiệu của nhiễm khuẩn nặng, có thể vi khuẩn đã tiến vào xương hàm và các khu vực xung quanh xương hàm.

Trồng răng Implant là quá trình cấy ghép chân răng bằng Titanium gắn chặt vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Khi xương tự bám vào bề mặt Implant, Bác sĩ tiến hành phục hình hàm giả, răng sứ hoặc cầu răng lên trên, đảm bảo chúng không bị trượt hay dịch chuyển trong miệng

Kính mời cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bảng giá trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

6 hậu quả nghiêm trọng khi bị nhiễm khuẩn răng miệng

Nhiễm khuẩn răng miệng nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng máu do vi khuẩn lây lan nhanh chóng. Không những vậy, Cô Chú, Anh Chị còn có nguy cơ mất răng vĩnh viễn, nhiễm trùng lên vùng xoang hàm, xương hàm dẫn tới tiêu xương.

  • Nhiễm khuẩn gây mất răng vĩnh viễn

  • Nhiễm trùng xoang hàm do nhiễm khuẩn răng hàm trên

  • Nhiễm khuẩn răng dẫn đến hoại tử ở sàn miệng (Ludwig Angina)

  • Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng

  • Nhiễm trùng huyết, viêm não - màng não

  • Tăng nguy cơ tử vong do nhiễm khuẩn răng miệng

Nhiễm khuẩn gây mất răng vĩnh viễn

Nhiễm khuẩn gây mất răng vĩnh viễn

Khi nhiễm trùng phát triển nặng, vi khuẩn sẽ nhanh chóng lan ra từ chân răng và đi vào xương hàm, lan ra các mô mềm. Nếu không điều trị đúng cách kịp thời, Cô Chú, Anh Chị sẽ không thể bảo tồn được răng, cuối cùng phải tiến hành nhổ bỏ răng đang mang mầm bệnh dẫn đến mất răng vĩnh viễn.

>> Xem thêm:Trồng răng Implant giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care

Nhiễm trùng xoang hàm do nhiễm khuẩn răng hàm trên

Nhiễm khuẩn răng hàm trên có thể dẫn tới biến chứng nhiễm trùng xoang hàm. Do xoang hàm có liên quan mật thiết với các răng hàm trên, đặc biệt là các răng từ số 4 đến số 8. Vì vậy, vi khuẩn có thể xâm nhập từ răng và huyệt ổ răng vào trong xoang.

Viêm xoang hàm do nhiễm trùng xuất phát từ các ổ viêm vùng cuống răng chiếm tỷ lệ 10-12% các trường hợp viêm xoang hàm nói chung và có xu hướng ngày càng gia tăng.

Bệnh gặp nhiều nhất ở Cô Chú, Anh Chị từ 41 đến 60 tuổi, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm xoang hàm do răng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe hốc mắt, cốt tủy viêm xương hàm trên,…

Nhiễm khuẩn răng dẫn đến hoại tử ở sàn miệng (Ludwig Angina)

Đây là một biến chứng nhiễm khuẩn nghiêm trọng, có thể lan rộng xuống vùng dưới lưỡi, hàm và cằm và thậm chí có thể gây tử vong. Nguyên nhân do nhiều loại vi khuẩn trong khoang miệng hoặc tại vùng răng nướu bị nhiễm khuẩn gây viêm loét nướu răng, hoại tử cấp tính quanh ổ răng.

Ngoài ra, các thủ thuật nha khoa như khoan trám răng, hàn răng, nhổ răng, lắp răng giả nhưng không vừa, răng bị mẻ, gãy… cũng gây nên nhiễm khuẩn răng.

Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng

 Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng

Khi vi khuẩn từ áp-xe răng hoặc vùng nướu bị nhiễm trùng qua các mạch máu có thể dẫn đến tim và gây tình trạng nhiễm trùng, nguy hiểm hơn hết đôi khi còn dẫn đến hậu quả chết người. Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng thường xảy ra ở tim bên trái (tại van hai lá hoặc động mạch chủ) và khoảng 10 đến 20% trường hợp có thể ở tim phải (van ba lá hoặc van động mạch phổi).

Viêm nội tâm mạc cũng có thể là hậu quả của bệnh nhiễm khuẩn huyết không triệu chứng, có thể xảy ra trong các thủ thuật xâm lấn về răng miệng, y tế hoặc phẫu thuật. Ngay cả đánh răng và nhai cũng có thể gây ra bệnh nhiễm khuẩn huyết (thường là do viridans streptococci) ở bệnh nhân bị viêm nướu.

Nhiễm trùng huyết, viêm não - màng não

Các loại vi trùng gây bệnh xâm nhập vào chân răng và nhanh chóng lây lan qua các vùng răng miệng xung quanh. Nếu để quá lâu mà không điều trị, các vi trùng sẽ theo dòng máu gây viêm màng não, nhiễm trùng huyết, với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, lú lẫn, co giật, hôn mê,...

Tăng nguy cơ tử vong do nhiễm khuẩn răng miệng

Trên thế giới đã có không ít trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn răng dẫn tới tử vong. Trong đó, một cậu bé 12 tuổi tên là Deamonte Driver sống ở Mỹ đã qua đời sau khi áp xe răng biến chứng nặng lây đến não vào năm 2007.

Ca bệnh này đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý của giới truyền thông và các tổ chức y tế. Theo phát biểu của Tiến sĩ Frank Catalanotto (Đại học nha khoa Florida) cho biết: “Nếu không được chữa trị hoặc chữa trị khi đã quá muộn, chúng ta sẽ không thể lường trước được những hậu quả nghiêm trọng mà tình trạng nhiễm trùng răng miệng gây ra.”

Tăng nguy cơ tử vong do nhiễm khuẩn răng miệng 

Theo báo cáo mới đây của Pew Charitable Trusts cũng đã đưa ra số liệu khoảng 830.590 lượt khám tại bệnh viện liên quan đến các bệnh lý về răng miệng ở Mỹ trong đó chủ yếu là bệnh áp xe răng, tăng đến 16 % so với năm 2006.

Một chiếc răng bị áp xe sẽ điều trị rất dễ bằng cách dùng ống tủy hoặc nhổ răng kịp thời. Tuy nhiên, bệnh nhân thường khá lơ là, chủ quan nên đến khi thành bệnh nhiễm trùng nặng mới tìm gặp bác sĩ để khám chữa đã quá muộn, thậm chí có thể tử vong.

Phương pháp điều trị khi bị nhiễm khuẩn răng miệng

Cô Chú, Anh Chị ngay khi thấy dấu hiệu của nhiễm khuẩn răng miệng cần tới Nha khoa uy tín thăm khám và điều trị kịp thời. Các biện pháp điều trị nhiễm khuẩn răng miệng sẽ được Bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý gồm chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp điều trị tại Nha khoa.

Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng răng miệng

Bất kỳ bệnh nhân nhiễm khuẩn răng nào cũng đều phải sử dụng thuốc kháng sinh nhằm kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn. Bác sĩ kê đơn thuốc dựa trên tình trạng bệnh lý và thể trạng của Cô Chú, Anh Chị, tránh trường hợp chống chỉ định với thuốc điều trị.

Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng răng miệng

Một số nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng để kiểm soát bệnh nhiễm trùng răng gồm:

  • Nhóm Penicillin: Tiêu biểu trong nhóm này là thuốc Amoxicilin, đây là loại thuốc kháng sinh quen thuộc thường được chỉ định khi điều trị nhiễm khuẩn răng. Tuy nhiên, đối với nhiều nhóm vi khuẩn có khả năng kháng thuốc thì Penicillin không thể điều trị hiệu quả. Khi gặp những trường hợp này, Bác sĩ sẽ thực hiện tái khám để lựa chọn loại thuốc hiệu quả hơn.

  • Clindamycin: Đây là nhóm thuốc có hiệu quả cao khi điều trị nhiễm trùng trên cơ thể, trong đó có nhiễm khuẩn răng. So với Penicillin, nhóm thuốc này được đánh giá là hiệu quả hơn khi có tỷ lệ kháng thuốc thấp.

  • Azithromycin là thuốc có cơ chế điều trị tương tự các loại thuốc kháng sinh trên thị trường, thường được chỉ định cho bệnh nhân bị dị ứng với Penicillin.

Điều trị tận gốc nhiễm khuẩn răng miệng mức độ nhẹ tại nha khoa

Kết hợp với sử dụng thuốc kháng sinh, Cô Chú, Anh Chị bị nhiễm khuẩn răng mức độ nhẹ cần điều trị tận gốc tại Nha khoa bằng biện pháp lấy tủy răng nhằm bảo tồn tối đa răng thật trên hàm. Trước khi tiến hành điều trị, Bác sĩ sẽ thực hiện vệ sinh toàn bộ khoang miệng, đặc biệt là vùng răng bị nhiễm trùng.

Sau đó, Bác sĩ thực hiện khoan một lỗ nhỏ trên răng để có thể tiếp cận tủy răng. Tủy răng bị nhiễm trùng sẽ được loại bỏ, sau đó toàn bộ vùng răng được làm sạch bằng dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng. Sau khi điều trị dứt điểm vùng nhiễm trùng, Bác sĩ thực hiện trám răng hoặc bọc sứ để bảo vệ răng.

Điều trị nhiễm khuẩn răng mức độ nặng

Điều trị nhiễm khuẩn răng mức độ nặng

Trường hợp Cô Chú, Anh Chị bị nhiễm khuẩn răng mức độ nặng dẫn tới chân răng lung lay. Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng thật nhằm ngăn chặn sự phát triển và lây lan của vi khuẩn sang các răng và mô mềm lân cận. Sau khi nhổ răng, Bác sĩ sẽ thực hiện làm sạch vùng răng bị nhiễm khuẩn và toàn bộ khoang miệng.

Vùng răng nhiễm trùng sau khi đã lành thương sẽ tiến hành phục hồi răng bị mất bằng phương pháp cấy ghép Implant. Răng Implant với cấu trúc tương tự như răng thật, đảm bảo khả năng ăn nhai chắc chắn và tính thẩm mỹ cao. Quan trọng hơn, đây là phương pháp duy nhất có thể ngăn ngừa biến chứng tiêu xương hàm do mất răng gây nên.

Biện pháp ngăn ngừa nhiễm khuẩn răng miệng hiệu quả

Cô Chú, Anh Chị hoàn toàn ngăn ngừa được bệnh lý nhiễm khuẩn răng miệng nguy hiểm nếu chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, thực hiện thăm khám định kỳ tại nha khoa. Quan trọng hơn, khi phát hiện các bệnh về răng miệng cần được điều trị triệt để ngay lập tức giúp ngăn ngừa biến chứng về sau.

Chú ý vệ sinh răng miệng hằng ngày

Cô Chú, Anh Chị phải vệ sinh răng miệng mỗi ngày, nhất là sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Bên cạnh chải răng ít nhất 2 lần/ ngày, Cô Chú, Anh Chị cần kết hợp các phương pháp khác như dùng chỉ nha khoa, dùng bàn chải kẽ, máy tăm nước để làm sạch triệt để các mảng bám quanh răng. Sau cùng là sử dụng nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn và có một hơi thở thơm tho.

Vệ sinh răng miệng mỗi ngày là biện pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng.

Thăm khám răng miệng định kỳ

Thăm khám răng miệng định kỳ

Định kỳ 3 - 6 tháng/ lần, Cô Chú, Anh Chị cần tới Nha khoa uy tín để thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng. Thăm khám định kỳ giúp Cô Chú, Anh Chị kiểm soát được sức khỏe răng và nướu, từ đó có thể phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý răng miệng ở giai đoạn đầu mà chưa có biểu hiện.

Điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng ngay khi phát hiện

Ngay khi phát hiện bệnh về răng miệng, nhất là sâu răng, Cô Chú, Anh Chị cần điều trị triệt để nhằm hạn chế biến chứng như nhiễm khuẩn răng miệng, viêm tủy răng, nhiễm trùng máu,… Việc điều trị sớm các bệnh lý không chỉ giúp bảo vệ răng miệng chắc khỏe mà còn tiết kiệm rất nhiều chi phí. Bởi khi xảy ra biến chứng, Cô Chú, Anh Chị phải điều trị chuyên sâu và phức tạp hơn như thực hiện các tiểu phẫu, thậm chí là đại phẫu khi bị nhiễm trùng răng mức độ nặng. Điều này sẽ khiến chi phí điều trị cũng cao hơn.

Bảng giá trồng răng Implant chuẩn y khoa tại nha khoa Dr. Care cũng được quyết định bởi các yếu tố: Tình trạng mất răng cụ thể, dòng trụ mà Khách hàng lựa chọn, chất lượng xương hàm,... Những yếu tố này cần phải được Bác sĩ chuyên sâu thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp mất răng.

Tại Dr. Care - Implant Clinic giá trồng 1 răng Implant hoàn chỉnh khoảng dao động từ 15.500.000/răng Implant cho đến 43.500.000/răng Implant tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Kính mời cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bảng giá trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic

Để hiểu rõ hơn về phương pháp cấy ghép Implant và những kiến thức về trồng răng giả, vui lòng liên hệ Dr. Care – Nha khoa đầu tiên chuyên trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM

+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề
img-right-banner
img-right-bannerimg-right-banner