Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH
CHUYÊN NGÀNH:
Cứng hàm xảy ra do nhiều nguyên nhân: vệ sinh răng miệng sai cách, chấn thương, các bệnh xương khớp,... Đây còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý tiềm ẩn, gây nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết này giúp cô chú, anh chị hiểu rõ nguyên nhân và các bệnh liên quan đến hiện tượng cứng hàm.
Hiện tượng cứng hàm là gì?
Cứng hàm có thể là một dấu hiệu của các tình trạng phổ biến như đau răng - hoặc thậm chí là dấu hiệu nghiêm trọng như một cơn đau tim . Xương hàm kết nối với hộp sọ tại một cặp khớp được gọi là khớp thái dương hàm. Các khớp này nằm ngay trước tai của tai, cho phép chúng ta đóng và mở miệng.
Hàm cũng giữ răng và nướu, có thể nhạy cảm với nhiệt, lạnh hoặc áp lực. Chúng cũng có thể bị viêm nhiễm nếu bạn không giữ tình trạng răng miệng sạch sẽ.
Cứng hàm là tình trạng cơ nhai của hàm co lại, nhiều lúc sẽ đi kèm với hiện tượng viêm, khiến người bệnh mở miệng khó khăn. Hiện tượng cứng hàm còn gây nhiều khiến các hoạt động hằng ngày trở nên vất vả hơn như: nhai, nuốt, uống khó khăn, không thể vệ sinh răng miệng và nói chuyện.
Há miệng bị đau quai hàm là triệu chứng trên thường xuất hiện theo bệnh lý viêm răng miệng như viêm nướu, viêm khớp thái dương hàm hoặc do sâu răng, mọc răng khôn… Đây đều là những tình trạng mà Cô Chú, Anh Chị không thể tự giải quyết tại nhà mà cần đến sự can thiệp của điều trị y tế chuyên khoa.
Kính mời các cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Há miệng bị đau quai hàm biểu hiện bệnh lý nào tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic
Nguyên nhân gây nên hiện tượng cứng hàm
Tình trạng cứng hàm có thể xảy ra khi Cô Chú, Anh Chị bị tổn thương hoặc chấn thương ở các cơ hàm. Nguyên nhân gây ra tình trạng cứng hàm là do:
Liên quan đến tổn thương trực tiếp vùng xương hàm
Nguyên nhân liên quan đến viêm
Nguyên nhân liên quan đến chấn thương
Liên quan đến răng miệng dẫn đến cứng hàm
Liên quan xương, khớp và cơ dẫn đến cứng hàm
Bảng giá trồng răng Implant chuẩn y khoa tại nha khoa Dr. Care cũng được quyết định bởi các yếu tố: Tình trạng mất răng cụ thể, dòng trụ mà Khách hàng lựa chọn, chất lượng xương hàm,... Những yếu tố này cần phải được Bác sĩ chuyên sâu thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp mất răng.
Tại Dr. Care - Implant Clinic giá trồng 1 răng Implant hoàn chỉnh khoảng dao động từ 15.500.000/răng Implant cho đến 43.500.000/răng Implant tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Nguyên nhân liên quan đến tổn thương trực tiếp vùng xương hàm
Cấu tạo hàm bao gồm 4 phần: xương hàm trên và dưới, các cơ hàm, dây thần kinh và răng. Trong đó:
Xương: Xương hàm trên, được cố định và không thể di chuyển. Xương hàm dưới là phần có thể di chuyển của hàm. Hai phần xương được nối với nhau thông qua khớp thái dương hàm nằm trước tai.
Cơ: Cơ hàm điều khiển việc nhai và các cử động của cơ miệng.
Dây thần kinh: Dây thần kinh vùng hàm có 2 loại là dây thần kinh chính có thành phần là dây thần kinh mặt được nối đến hàm và các dây thần kinh sinh ba. Dây thần kinh mặt cho phép cơ mặt chuyển động, tác động quan trọng đến việc nhai. Dây thần kinh sinh ba phụ trách cung cấp cảm giác cho mặt và da đầu.
Răng: Là một phần tất yếu của hàm, nắm giữ nhiệm vụ chính trong việc nghiền thức ăn.
Tổn thương trực tiếp trên hàm có thể gây rối loạn chức năng các vùng hàm, gây tê liệt… Vì vậy, khi thấy có những biểu hiện khó khăn trong việc nhai nuốt, khó há miệng cô chú, anh chị nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm nhất.
Nguyên nhân liên quan đến viêm dẫn đến cứng hàm
Viêm hàm là nguyên nhân phổ biến dẫn đến cứng khớp, nhiều khả năng có thể xuất phát từ việc nhiễm trùng và viêm khớp.
Nhiễm trùng: Nhiễm trùng gây viêm ở các phần hàm khác nhau dẫn đến cứng khớp. Nhiễm trùng nặng hơn có thể tạo thành các áp xe (túi mủ) gây ra cứng hàm, đau và không thể hoạt động cơ miệng.
Viêm khớp: Là hiện tượng vùng khớp bị viêm gây đau đớn và cứng khớp. Ảnh hưởng đến đĩa đệm hỗ trợ chuyển động hàm tạo ra tình trạng khó nhai nuốt,...
Viêm khớp dạng thấp (RA)
Viêm khớp dạng thấp là hiện tượng mãn tính của viêm khớp. Viêm khớp hàm là tình trạng ít phổ biến hơn nhiễm trùng tuy nhiên nếu để bệnh trở nặng sẽ gây ra tình trạng mãn tính, khó điều trị dứt điểm.
Những người trong độ tuổi từ 30 - 60 có tiền sử hút thuốc và béo phì nằm trong nhóm nguy cơ cao bị viêm khớp dạng thấp.
Triệu chứng: Các khớp ấm, sưng, cứng, đau, đặc biệt là các ngón tay và ngón chân. Mệt mỏi và sốt.
Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là viêm đa khớp dạng thấp, là một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể. Bệnh gây viêm (đỏ, sưng) dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối
——Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Bài viết Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Viêm xương khớp (OA)
Viêm xương khớp hay còn gọi là thoái hóa khớp, viêm khớp do hao mòn hoặc viêm khớp do thoái hóa.
Viêm xương khớp xuất hiện khi các mô trong khớp bị phá vỡ theo thời gian. Đây là hiện tượng phổ biến nhất hay gặp ở người lớn tuổi. Khi khớp thái dương hàm gặp hiện tượng viêm xương khớp có thể dẫn tới cứng hàm.
Viêm tai giữa
Viêm tai giữa là hiện tượng viêm ở vùng tai giữa gây tích tụ dịch và mủ trong tai khiến người bệnh đau đớn và khó chịu. Viêm tai giữa ảnh hưởng lớn đến khu vực thái dương hàm và dây thần kinh liên quan, lâu ngày sẽ có hiện tượng cứng hàm.
Nguyên nhân liên quan đến chấn thương
Khi vùng hàm bị tác động trực tiếp do ngã hoặc bị tác động lực lên vùng mặt dẫn đến gãy xương bầm tím, sưng tấy sẽ xuất hiện tình trạng cứng hàm. Căng cứng do chấn thương thường khó nhận biết do đau kèm chấn thương khác. Tuy nhiên việc căng cứng hàm liên tục nhiều ngày sau chấn thương là báo hiệu của việc chấn thương vùng hàm. Nếu thấy những biểu hiện kéo dài cô chú, anh chị nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân liên quan đến răng miệng dẫn đến cứng hàm
Răng miệng cũng là một phần của hàm, việc vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ dẫn đến các bệnh răng miệng như viêm, sâu răng,... Những bệnh răng miệng này về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hàm gây ra cứng hàm, rối loạn khớp thái dương hàm,...
Áp xe răng
Áp xe răng là hiện tượng răng bị viêm nhiễm sưng mủ. Đây là loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên. Khi có hiện tượng này cô chú, anh chị nên lập tức đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh. Tuy là một trường hợp hiếm gặp xong áp xe lại dẫn tới những hậu quả nặng nề cho người bệnh.
Các triệu chứng phổ biến của áp xe răng: Đau hàm hoặc đau răng nghiêm trọng, sưng hàm, cứng hàm, răng kích ứng với đồ uống nóng, lạnh, đồ ngọt, sưng hàm,...
Viêm amidan
Amidan là hai hạch nằm hai bên ở cổ họng, có nhiệm vụ ngăn ngừa nhiễm trùng và bảo vệ cơ quan hô hấp bên dưới. Khi Amidan bị vi khuẩn hoặc virus xâm nhập sẽ dẫn đến viêm nhiễm.
Các triệu chứng phổ biến: Đau họng, sốt cao, khó nuốt, hơi thở có mùi,...
Khi xuất hiện các tình trạng này, cô chú anh chị nên thăm khám để ngăn chặn nguy cơ tái phát thường xuyên chuyển sang mãn tính.
Răng mọc lệch
Đây là trạng thái răng không thẳng hàng, khi tình trạng răng mọc lệch diễn ra cô chú, anh chị có thể gặp phải những vấn đề về răng nghiêm trọng, chẳng hạn như răng mọc chen chúc, cắn chéo, hô, móm hay hở khớp răng cửa. Điều này ảnh hưởng đến cấu tạo hàm, chèn ép dây thần kinh... dẫn tới hiện tượng cứng hàm và các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Lệch khớp cắn là tình trạng lệch tâm của 2 hàm trên - dưới hoặc 2 hàm không cắn khít với nhau. Các răng trên cung hàm không thẳng hàng, mọc lệch lạc gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt và khó khăn trong ăn nhai hay phát âm
Nghiến răng
Nghiến răng là tình trạng nghiền hoặc nghiến chặt răng với nhau vào ban ngày hoặc ban đêm một cách tự phát. Khi tình trạng nặng lên có thể khiến răng lung lay, sái quai hàm hay nặng hơn là vỡ răng.
Nghiến răng là sự nghiến hoặc siết chặt các răng một cách quá mức, phát ra tiếng kêu. Tật này thường diễn ra khi ngủ, thường là các cô chú sẽ không ý thức được hành động này. Theo các số liệu thống kê, có khoảng từ 5 – 20% dân số người Việt Nam có dấu hiệu và triệu chứng của tật nghiến răng
Nguyên nhân liên quan xương, khớp và cơ dẫn đến cứng hàm
Một số bệnh xương khớp gây ảnh hưởng tới hoạt động của vùng xương hàm. Biểu hiện rõ rệt nhất là đau, sưng, viêm và cứng hàm. Dưới đây là những bệnh phổ biến nhất gây nên hiện tượng cứng hàm:
Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ)
Rối loạn chức năng thái dương hàm là hiện tượng cơn đau kéo dài, rối loạn chức năng ở thái dương hàm, rối loạn chức năng khớp kết nối hàm trên và hàm dưới.
Rối loạn khớp thái dương hàm có 3 loại:
Đau hoặc khó chịu các cơ kiểm soát khớp thái dương hàm
Trật khớp hoặc chấn thương xương hàm
Viêm khớp thái dương hàm
Một số triệu chứng phổ biến: Đau, chóng mặt, khó mở miệng, có tiếng lạo xạo ở hàm, đau đầu, đau hàm, đau phía sau cổ,...
Để được chẩn đoán đúng nhất, cô chú anh chị nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và lên phác đồ điều trị.
Phẫu thuật hàm
Phẫu thuật hàm là phương pháp chữa trị nhằm điều chỉnh và cân đối vị trí của khớp cắn. Cứng hàm là một hiện tượng thường thấy sau phẫu thuật, tuy nhiên nếu trường hợp này kéo dài, cô chú anh chị nên hỏi xin tư vấn từ bác sĩ điều trị để được xác nhận lại tình trạng cũng như khả năng phục hồi sau hậu phẫu.
>> Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic
Hội chứng đau myofascial
Đây là hội chứng xảy ra khi cơ hoạt động quá mức tạo ra chấn thương trong thời gian dài và lặp đi lặp lại.Lúc này áp lực tạo ra những cơn đau lên các điểm nhất định của cơ thể tạo ra những điểm kích hoạt, hình thành các mô sẹo hoặc mô kết dính trong cơ.
Nguyên nhân chủ yếu là do những chấn thương lặp đi lặp lại do chơi thể thao, trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Căng thẳng cũng là nguyên nhân gây ra siết cơ, tạo ra hoạt động quá sức cho cơ bắp.
Cô Chú, Anh Chị nên đi thăm khám cơ sở y tế để tránh hội chứng đau myofascial phát triển thành đau cơ xơ hóa.
Loạn sản dạng sợi của xương
Đây là một tình trạng hiếm gặp, trong đó xương khỏe mạnh bị thay thế bằng các mô giống xương dạng sợi. Bệnh nhân bị loạn sản dạng sợi sẽ dễ bị gãy xương khi bị tác động vào vùng liên quan hay các bệnh viêm nhiễm.
Đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa là tình trạng mãn tính của hội chứng đau myofascial, thường bắt gặp ở những người thuộc độ tuổi trung niên. Đau cơ xơ hóa không có cách chữa trị dứt điểm, chỉ có thể làm dịu cơn đau bằng thuốc và thay đổi lối sinh hoạt.
Một số nguyên nhân khác gây cứng hàm
Ngoài những biểu hiện trên, một số trường hợp hiếm gặp hơn dưới đây cũng có thể gây tình trạng cứng hàm.
Tăng thân nhiệt ác tính
Tăng thân nhiệt ác tính là một bệnh do thuốc gây ra, tác động lên những người có bệnh lý về cơ. Tăng thân nhiệt ác tính làm tăng dị hóa cơ vân, và bắt nguồn thường do một số thuốc gây mê như Halogenes và Succinylcholine. Đây là tình trạng tối khẩn cấp, đe dọa tính mạng người bệnh và cần phải được điều trị kịp thời.
Uốn ván
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây nên. Vi khuẩn này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, làm tổn thương não và hệ thần kinh trung ương dẫn đến cứng cơ và tử vong.
Căng thẳng
Căng thẳng là phản ứng của cơ tạo ra khi đối mặt với nguy hiểm. Tuy nhiên căng thẳng quá độ có thể gây ra hiện tượng căng cứng cơ, cơ thể bị căng cơ trong thời gian dài gây ra những hiện tượng đau đầu, siết cơ hàm,.. Tạo ra những hệ lụy ảnh hưởng đến cơ thể.
Trồng răng Implant là hình thức ghép chân răng giả bằng trụ Titanium vào xương hàm nhằm thay thế răng đã mất. Sau khi đặt vào vùng mất răng, trụ Titanium sẽ dần dần tích hợp vững chắc với xương hàm, tiếp đó răng sứ sẽ được gắn lên để hoàn tất cấy ghép
Kính mời cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bảng giá trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic
Nhai quá nhiều
Nhai quá nhiều cũng tạo ảnh hưởng xấu đến vùng hàm. Việc hoạt động cơ hàm quá nhiều khiến khớp hàm hoạt động quá sức tạo ra các mô sẹo lên cơ, dẫn tới cứng hàm, căng cơ,...
Điều trị cứng hàm tại nhà
Ngoài các biện pháp y tế, cô chú, anh chị có thể áp dụng một số phương pháp chữa trị tại nhà sẽ giúp tình trạng cứng hàm được cải thiện tốt hơn
Chườm nóng và lạnh
Chườm nóng và lạnh là phương pháp phổ biến. Tuy nhiên chường nóng và lạnh sẽ phục vụ cho những trường hợp khác nhau. Khi vùng hàm bị tác động từ bên ngoài dẫn tới sưng và chảy máu chúng ta nên chườm lạnh, còn nếu là ảnh hưởng từ căng cơ thì nên chườm nóng.
Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Sử dụng thuốc giãn cơ, chống viêm, giảm đau,.. là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Tuy nhiên cách này cần có sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ để tránh các trường hợp dị ứng hoặc dùng thuốc quá liều,..
Bài tập tại nhà giảm căng cứng hàm
Một số bài tập cho xương quai hàm cũng giúp cải thiện hiện tượng cứng hàm. Cô chú, anh chị có thể thử di chuyển hàm từ trái qua phải giữ yên vài giây và sau đó di chuyển ngược lại. Cách này có thể làm ở bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.
Bên cạnh việc di chuyển quai xương hàm qua lại, chúng ta có thể thay đổi hướng bằng cách di chuyển chúng theo hình vòng tròn. Điều này cũng góp phần giúp cải thiện tốt chức năng của các xương.
Thường xuyên luyện tập kéo duỗi quai hàm bằng cách mở miệng rộng hết mức và giữ yên trong vài giây.
Loại bỏ thói quen nghiến chặt hàm hoặc răng.
Mewing hay còn có tên gọi là Proper Tongue Posture là phương pháp luyện tập cải thiện cấu trúc khuôn mặt bằng cách đặt lưỡi đúng vị trí mà không cần phẫu thuật. Phương pháp này do Giáo sư John Mew nghiên cứu và sáng lập, sau đó được con trai của ông là Mike Mew phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới
Kính mời các cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Mewing là gì và thực hiện như thế nào hiệu quả tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic
Dụng cụ bảo vệ miệng và nẹp
Cô chú, anh chị có thể sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm để bảo đảm khớp hàm được thả lỏng và tránh tình trạng nghiến răng trong vô thức. Có ba loại dụng cụ bảo vệ hàm đó là:
Dụng cụ bảo vệ hàm được làm sẵn theo các kích thước cố định (ready-made mouthguard),
Dụng cụ bảo vệ hàm nhiệt tự khít theo dạng của miệng (mouth-formed “boil-and-bite” mouthguard)
Dụng cụ bảo vệ hàm thiết kế riêng cho từng cá nhân được làm bởi nha sĩ (custom-made mouthguard).
Tùy từng loại mà giá cả và công dụng cũng sẽ khác nhau. Do đó, Cô Chú, Anh Chị có thể tham khảo ý kiến của nha sĩ để lựa chọn dụng cụ bảo vệ hàm phù hợp với bản thân.
Thay đổi chế độ ăn uống
Thiết lập khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không sử dụng những loại thức ăn cứng, thô trong thời gian xuất hiện những triệu chứng. Thay vào đó nên ăn những loại thức ăn mềm hơn, dễ nhai và nuốt cho đến khi tình trạng cứng hàm đã giảm hẳn.
Xoa bóp cơ mặt
Thường xuyên mát xa vùng xương hàm và mặt vừa làm giảm nguy cơ mắc chứng cứng hàm vừa giúp máu lưu thông tốt giúp da mặt đẹp hơn.
Điều trị cứng hàm trong chẩn đoán y khoa ra sao?
Khi tới bệnh viện thăm khám điều trị cứng hàm, một số gợi ý bên dưới sẽ được bác sĩ đưa ra hoặc cô chú, anh chị có thể hỏi bác sĩ để nhận được tư vấn:
Điều trị dứt điểm các bệnh răng miệng
Cô Chú, Anh Chị nên thăm khám và điều trị các bệnh răng miệng về viêm nhiễm vùng nướu răng (viêm nha chu), áp-xe răng,... để loại bỏ tình trạng viêm nhiễm sẽ gây đau, ảnh hưởng dây thần kinh sinh ba tại vùng hàm mặt là một trong những nguyên nhân dẫn đến cứng hàm.
Ngoài ra, Cô Chú, Anh Chị cũng cần thay đổi thói quen và chú ý hơn trong việc chăm sóc răng miệng đúng cách nhằm giảm thiểu các bệnh lý răng miệng.
Châm cứu để giảm căng thẳng
Châm cứu là biện pháp có thể giúp giảm chứng đau mãn tính như cứng khớp thái dương hàm bằng cách tác động lên các huyệt để giảm căng thẳng. Cô chú, anh chị nên tìm bác sĩ châm cứu uy tín đề đảm bảo được điều trị đúng chuyên môn.
Thử dùng thực phẩm bổ sung glucosamine
Glucosamine là loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm khớp, giúp tăng sức khỏe của khớp. Tuy nhiên loại thuốc này có kích ứng với một số thuốc chống đông máu, cô chú anh chị nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Uống thực phẩm bổ sung canxi và magie để tăng cường sức mạnh của khớp
Canxi và magie là hai khoáng chất cần thiết để giúp xương chắc khỏe, bổ sung 2 khoáng chất này sẽ giúp sức khỏe xương khớp được cải thiện rõ rệt. Cô chú, anh chị hãy uống bổ sung hai khoáng chất này để giúp xương khớp được dẻo dai.
Bổ sung vitamin C
Vitamin C thực sự có lợi cho sụn trong cơ thể và mang lại hiệu quả trong điều trị khớp thái dương hàm. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh cho tác dụng này, nhưng việc bổ sung vitamin C có thể giúp ích cho cơ thể.
Các nguồn thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: hoa quả họ cam quýt, ớt chuông, rau lá xanh, cà chua, quả mọng và dưa hấu.
Phòng ngừa cứng hàm đúng cách
Giảm căng thẳng và lo lắng có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau ở hàm. Các phương pháp giảm căng thẳng cô chú, anh chị có thể tham khảo:
Các bài tập hít thở sâu; tập thể dục cường độ thấp như nhảy, đi bộ, và bơi lội, yoga, thiền;...
Tránh nhai quá nhiều và lạm dụng cơ nhai quá mức. Ăn đồ ăn mềm và không quá dính.
Tránh các thức ăn khiến hàm phải hoạt động nhiều như thịt bò, kẹo dẻo, cà rốt…
Khi nào đi khám bác sĩ vì cứng hàm?
Cô chú, anh chị nên gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu hàm bị "khoá" ở trạng thái mở hoặc đóng. Tình trạng hàm bị khóa hoàn toàn khi mở hoặc đóng có thể là một trường hợp nghiêm trọng.
Bác sĩ có thể phải dùng tay nắn chỉnh hàm để “mở khoá”. Điều này nghe có vẻ đáng sợ, nhưng cô chú, anh chị sẽ được gây tê để không cảm thấy đau trong quá trình thực hiện thủ thuật.
Các biểu hiện đi kèm với cứng khớp hàm như sốt, đổ mồ hôi, tăng huyết áp và tim đập nhanh đều là các triệu chứng của bệnh uốn ván. Cô chú, anh chị hãy nhanh chóng tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.
Dr. Care - Implant Clinic là địa chỉ trồng răng Implant chuyên sâu tại TP. HCM. Nha khoa ra đời với Sứ mệnh giúp người trung niên tiếp tục tận hưởng cuộc sống trọn vẹn: Ăn nhai ngon miệng như xưa, cười thoải mái như xưa, trẻ trung như xưa. Hướng đến chất lượng dịch vụ ưu việt nhất, Dr. Care chỉ chuyên tâm nghiên cứu và điều trị các trường hợp mất răng ở độ tuổi trung niên
Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic
Để được tư vấn kỹ càng hơn Cô Chú, Anh Chị vui lòng liên hệ với Dr. Care - Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam:
Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Giờ làm việc:
+ Thứ 2 - Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM
+ Chủ nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.