[GIẢI ĐÁP]: Vitamin nào tốt cho răng và nướu?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Vitamin là hợp chất thiết yếu trong quá trình chuyển hóa năng lượng, hỗ trợ cấu tạo nên cấu trúc xương, các tế bào và sức khỏe răng miệng. Vậy, những loại vitamin nào tốt cho răng và nướu?

Sự phát triển và khỏe mạnh của răng và nướu không chỉ bởi canxi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có các nhóm vitamin thiết yếu cần được bổ sung hằng ngày như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D và vitamin K.

Vitamin là gì? Nguồn gốc của các vitamin

Vitamin là nhóm các hợp chất hữu cơ vô cùng quan trọng đối với cơ thể người, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, duy trì sự sống cũng như các hoạt động sống của cơ thể. Các loại vitamin giữ vai trò khác nhau trong cơ thể, không thể tự tổng hợp được mà cần phải bổ sung từ nhiều nhóm thực phẩm sử dụng hàng ngày.

Vitamin là gì? Nguồn gốc của các vitamin

Vitamin được biết đến lần đầu tiên vào năm 1905 trong sữa và được các nhà nghiên cứu chứng minh là “một chất hữu cơ có số lượng rất nhỏ, nhưng cần thiết cho sự tăng trưởng và nuôi dưỡng sự sống”.

Vào năm 1912, các yếu tố hữu cơ này mới thực sự được phân tách và đặt tên gọi chính thức là vitamin bởi nhà hóa sinh người Ba Lan - Casimir Funk, khi ông thực hiện một số nghiên cứu trên gạo.

Kể từ năm 1913 đến năm 1948, các vitamin lần lượt được nghiên cứu, tổng hợp và xác định tên gọi chính xác. Trong đó 5 loại Vitamin quan trọng được phát hiện đầu tiên là Vitamin A, Vitamin B, Vitamin C, Vitamin D và Vitamin E.

5 loại vitamin tốt cho răng và nướu

Sự phát triển khỏe mạnh của răng và nướu không chỉ cần tới canxi mà còn phụ thuộc rất lớn vào các nhóm Vitamin thiết yếu. Bổ sung đầy đủ vitamin cho cơ thể giúp răng và nướu của Cô Chú, Anh Chị luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa được bệnh lý như viêm nướu, chảy máu chân răng,…

5 loại vitamin tốt cho răng và nướu gồm: Vitamin A, Vitamin B, Vitamin C, Vitamin D và Vitamin K.

Vitamin A

Vitamin A là dạng vitamin hòa tan được trong chất béo, tham gia vào quá trình hình thành các mô liên kết khỏe mạnh trong nướu răng. Vitamin A giúp nướu khỏe mạnh và duy trì lượng nước bọt trong khoang miệng ngăn ngừa tình trạng hôi miệng hiệu quả.

Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Nó không tồn tại dưới dạng một hợp chất duy nhất, mà dưới một vài dạng. Vitamin A có ở trong nhiều loại thực phẩm, nó tồn tại trong thực phẩm có nguồn gốc động vật dưới dạng retinol, còn trong thực vật dưới dạng caroten (tiền vitamin A).

——Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Bài viết Vitamin A là gì? Vai trò của Vitamin A với cơ thể

Vitamin B

Vitamin B là nhóm vitamin tan trong nước, tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể, ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thần kinh, da, tóc,… Đối với răng và nướu, vitamin B có vai trò cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng khả năng kháng viêm ở lưỡi, ngăn ngừa sự lây lan của các vết loét trong khoang miệng.

Vitamin B là một trong những loại vitamin thiết yếu của cơ thể. Vitamin là những thành phần thiết yếu cho cơ thể trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, nhưng cơ thể lại không thể tự sản xuất được. Vitamin B1 còn được gọi là thiamin – Vitamin B1 là một dẫn xuất có chứa lưu huỳnh của thiazole và pyrimidine.

——Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Bài viết Vitamin B là gì? Phân loại và vai trò của vitamin B với cơ thể

Vitamin C

Vitamin C còn có tên gọi khác là acid ascorbic là loại vitamin tham gia vào sự hình thành mạch máu, sụn, cơ và collagen. Đồng thời, vitamin C còn giúp nướu chắc khỏe, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào cơ thể. Sự thiếu hụt vitamin C trong cơ thể là một trong những nguyên nhân dẫn tới chảy máu chân răng.

Vitamin C là thành phần chính trong việc giúp cơ thể sản xuất ra collagen, một loại protein rất quan trọng phát triển các mô liên kết như da, xương, cơ, cấu trúc cơ thể, đặc biệt trong các sụn khớp và các dây chằng. Thậm chí vitamin C còn là chất làm tăng cường hấp thu sắt vào cơ thể.

——Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Bài viết Vitamin C là gì

Vitamin D

Vitamin D duy trì xương hàm và răng chắc khỏe

Vitamin D là hợp chất quan trọng không thể thiếu trong nhiều quá trình chuyển hóa khác nhau gồm giúp cơ thể hấp thụ canxi, duy trì xương và răng chắc khỏe. Cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin D sẽ có sức khỏe răng và xương tốt hơn, hạn chế mắc bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, …

Vitamin K

Vitamin K có vai trò quan trọng trong hệ enzym gan, hỗ trợ tổng hợp nên các yếu tố đông máu gồm VII, IX, X và prothrombin. Vitamin K có thể hoàn tan trong chất béo, điều hòa sự đông đặc máu trong cơ thể. Bổ sung vitamin K giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu nướu răng, bảo vệ sức khỏe răng miệng trước các loại vi khuẩn gây sâu, viêm.

[cta-insite]

Thiếu vitamin gây ra các bệnh răng miệng gì?

Vitamin là những hợp chất thiết yếu đối với sức khỏe toàn thân nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Cơ thể thiếu vitamin có nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như chảy máu chân răng, viêm nướu, hoại tử niêm mạc miệng, môi miệng bị lở loét,...

  • Thiếu vitamin gây chảy máu chân răng

  • Viêm nướu, chân răng do thiếu vitamin C, E

  • Thiếu vitamin A gây khô miệng, hoại tử niêm mạc miệng

  • Xương hàm bị biến dạng, răng mọc chậm do thiếu vitamin D

  • Rối loạn chuyển hóa albumin, tê bì do thiếu vitamin B

  • Thiếu vitamin B12 gây viêm mép, môi, lưỡi

  • Miệng môi bị lở loét do thiếu vitamin nhóm B và C

Thiếu vitamin gây chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là bệnh lý răng miệng gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau với nguyên nhân chính là do cơ thể thiếu các nhóm vitamin thiết yếu. Chảy máu chân răng thiếu vitamin gì là câu hỏi được nhiều Cô Chú, Anh Chị quan tâm khi mắc phải bệnh lý này.

Các nhóm vitamin C, K, D, B3 đảm nhận vai trò nâng cao sức đề kháng răng miệng bảo vệ răng và nướu trước sự tấn công của vi khuẩn. Nếu cơ thể thiếu hụt những nhóm vitamin này, chân răng dễ bị tổn thương xuất hiện chảy máu:

  • Vitamin C: Cơ thể thiếu vitamin C sẽ khiến quá trình sản sinh collagen trong mao mạch, mô liên kết và mô xương bị ảnh hưởng dẫn tới thiếu hụt. Đây là nguyên nhân khiến nướu không bám chắc vào chân răng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây viêm nhiễm và chảy máu

  • Vitamin K: Cơ thể thiếu vitamin K sẽ khiến máu bị loãng và khó đông. Điều này khiến cho những vết xước nhỏ tại chân răng bị chảy máu lâu hơn bình thường.

  • Vitamin D: Thiếu vitamin D không chỉ gây nên chảy máu chân răng, thậm chí Cô Chú, Anh Chị có nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

  • Vitamin B3: Là nhóm vitamin kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể, duy trì sự ổn định của hồng cầu. Vì vậy cơ thể thiếu vitamin B2 sẽ dẫn tới chảy máu chân răng.

>> Xem thêm: Nha khoa uy tín tại TP. HCM

Viêm nướu chân răng do thiếu vitamin C, E

Cô Chú, Anh Chị thiếu hụt vitamin C trong cơ thể sẽ khiến tủy răng và nướu trở nên xốp hơn, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn dẫn tới viêm nhiễm, lở loét. Bệnh viêm nướu chân răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến răng lung lay, có thể gãy, rụng nếu gặp phải tác động mạnh.

Cô Chú, Anh Chị bị viêm nướu chân răng nên bổ sung Vitamin C và Vitamin E:

  • Vitamin C giúp collagen trong cơ thể được sản sinh, đảm bảo sự liên kết chắc chắn của các mô trong cơ thể. Đồng thời, sức đề kháng răng miệng cũng được nâng cao giảm nguy cơ viêm nướu chân răng.

  • Vitamin E giúp ức chế các vi khuẩn gây viêm nhiễm trong khoang miệng, rút ngắn thời gian điều trị viêm nướu chân răng.

Thiếu vitamin A gây khô miệng, hoại tử niêm mạc miệng

Vitamin A là vitamin có tham dự vào sự hình thành các mô liên kết trong nướu, giúp cho nướu khỏe mạnh và duy trì sự hoạt động của tuyến nước bọt. Do đó, cơ thể thiếu hụt vitamin A sẽ bị khô miệng do tuyến nước bọt hoạt động không đều. Thậm chí, Cô Chú, Anh Chị còn có nguy cơ bị hoại tử niêm mạch miệng.

Xương hàm bị biến dạng, răng mọc chậm do thiếu vitamin D

Vitamin D có vai trò hỗ trợ cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi cấu tạo nên xương, răng và duy trì sự chắc khỏe. Cơ thể thiếu vitamin D sẽ không thể hấp thụ canxi hiệu quả. Điều này khiến cấu trúc xương hàm trong quá trình phát triển bị ảnh hưởng dẫn tới biến dạng, răng mọc chậm và yếu hơn, các tổ chức xung quanh răng kém vững chắc.

>> Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care

Rối loạn chuyển hóa albumin, tê bì do thiếu vitamin B

Rối loạn chuyển hóa Albumin, chân tay tê bì là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu hụt vitamin B. Việc rối loạn chuyển hóa Albumin sẽ khiến chân răng yếu đi và lung lay. Thậm chí, nhiều Cô Chú, Anh Chị bị mất răng do chân răng yếu, bị rụng khi có lực mạnh tác động.

Viêm mép, môi, lưỡi do thiếu vitamin B12

Viêm mép, môi, lưỡi là những bệnh lý cơ thể gặp phải khi bị thiếu Vitamin B2.

  • Viêm môi: Môi của người bệnh có hiện tượng sưng đỏ, căng mọng khác thường. Da môi nứt dần, đau rát và chảy dịch lẫn máu.

  • Viêm mép: Vùng mép của Cô Chú, Anh Chị cảm thấy đau rát, có vết nứt nhỏ và nhợt nhạt. Khi nói chuyện, ăn uống đều cảm thấy xót.

  • Viêm lưỡi: Cô Chú, Anh Chị bị viêm lưỡi sẽ thấy đầu lưỡi bị khô, sau đó là nóng rát. Trường hợp nặng thì lưỡi có màu đỏ tía, có những đường hằn như nếp gấp, thậm chí xuất hiện như vết răng cắn.

Miệng môi bị lở loét do thiếu vitamin nhóm B và C

Không chỉ bị viêm môi, Cô Chú, Anh Chị có thể bị lở loét miệng do thiếu vitamin. Vậy lở miệng do thiếu vitamin gì?

Vitamin B2, B3, Vitamin C là những loại vitamin vô cùng quan trọng đối với sức đề kháng của răng miệng. Khi thiếu hụt 1 trong 3 loại vitamin này, hay thiếu hụt toàn bộ vitamin, sức đề kháng của khoang miệng và cơ thể giảm xuống. Các mô nướu dễ bị vi khuẩn tấn công gây nên lở loét.

Những thực phẩm giàu vitamin tốt cho răng và nướu

Các loại vitamin có trong nhiều nhóm thực phẩm khác nhau, Cô Chú, Anh Chị cần ăn đầy đủ các thực phẩm từ nhóm này để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Dưới đây là những nhóm thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D và vitamin K.

Nhóm thực phẩm giàu vitamin A

Trong nhóm thực phẩm từ động vật, Vitamin A có nhiều trong gan động vật, trong đó nổi bật là gan bò, dầu gan cá. Trong nhóm thực phẩm từ thực vật, vitamin A có nhiều ở các loại rau củ chứa màu đỏ, cam như cà rốt, cà chua, ớt chuông, bí ngô, gấc…

Vitamin A có trong các loại rau củ thường dễ hấp thụ và chuyển hóa hơn. Ngoài ra, chất xơ trong rau củ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đào thải độc tố trong cơ thể. Do đó, Cô Chú, Anh Chị nên ưu tiên bổ sung Vitamin A từ các loại rau củ, quả.

>> Xem thêm: Trồng răng Implant tại TP. HCM

Nhóm thực phẩm giàu Vitamin B

Vitamin B được chia nhỏ thành 8 loại khác nhau bao gồm vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9 và B12. Các nhóm vitamin B này có trong nhiều thực ăn nguồn gốc động - thực vật.

  • Trong nhóm thực phẩm có nguồn gốc động vật: Vitamin B có nhiều trong thịt bò, thịt lợn, trứng gà, sữa tươi, cá hồi, hàu, trai, hến…

  • Trong nhóm thực phẩm có nguồn gốc thực vật: Vitamin B có nhiều trong ngũ cốc, các loại rau lá xanh.

Cô Chú, Anh Chị kết hợp ăn các loại thực phẩm trong cả 2 nhóm để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, giúp răng thêm chắc khỏe, hạn chế viêm loét nướu.

Nhóm thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây, rau củ, nổi bật là các loại trái cây họ cam, quýt có chứa rất nhiều vitamin C. Bên cạnh đó, ổi cũng là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể. Nhóm các loại rau củ chứa nhiều vitamin C như ớt chuông, súp lơ xanh, cà chua, rau cải, …

Cô Chú, Anh Chị khi bổ sung vitamin C bằng các loại hoa quả họ cam, quýt có vị chua cần chú ý tới lượng dùng mỗi ngày. Bởi trong những loại quả này có tính acid có thể dẫn tới mòn men răng khiến răng nhạy cảm. Cô Chú, Anh Chị có chân răng yếu nên bổ sung thay thế bằng các loại quả khác như dưa lưới vàng, ổi hay đu đủ.

Nhóm thực phẩm giàu Vitamin D

Vitamin D có thể bổ sung vào cơ thể qua chế độ ăn uống và từ ánh sáng mặt trời. Việc tắm nắng lúc sáng sớm trước 9h sáng có thể giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, nhất là với trẻ nhỏ và Cô Chú, Anh Chị lớn tuổi.

Bên cạnh đó, Cô Chú, Anh Chị nên ăn những thực phẩm sau để bổ sung vitamin D thiếu hụt cho cơ thể: dầu gan cá, ngũ cốc, trứng cá, đậu nành, sữa,…

>> Xem thêm: Khó ăn ở người lớn tuổi - nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục

Nhóm thực phẩm giàu Vitamin K

Vitamin K trong nhiều nhóm rau xanh khác nhau gồm: húng quế, cải xoăn, bắp cải, măng tây, cần tây, bơ,… Đây đều là những nhóm rau quả quen thuộc, dễ dàng tìm mua tại bất cứ đâu. Cô Chú, Anh Chị nên bổ sung vitamin D qua các nhóm thực phẩm trên giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ tốt nhất.

Cách bổ sung vitamin tăng cường sức khỏe răng miệng

Cơ thể không tự tổng hợp được vitamin mà chỉ có thể bổ sung thông qua thức ăn mỗi ngày. Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học với nhiều rau xanh và các loại thực phẩm khác như trứng, gan, sữa, lúa mì, ngũ cốc, thịt lợn (heo),... mỗi loại thực phẩm sẽ giúp Cô Chú, Anh Chị bổ sung các loại vitamin khác nhau. Ngoài ra, Cô Chú, Anh Chị có thể được Bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng giúp bổ sung vitamin với hàm lượng cao khi cơ thể thiếu hụt lượng quá lớn.

Bổ sung vitamin qua chế độ ăn

Bổ sung vitamin qua chế độ ăn là cách hiệu quả nhất được Bác sĩ khuyên áp dụng. Cách làm này giúp Cô Chú, Anh Chị có thể bổ sung đồng thời được nhiều loại vitamin khác nhau.

Trong mỗi bữa ăn, Cô Chú, Anh Chị nên ăn đa dạng các nhóm thực phẩm với nhiều màu sắc khác nhau: màu đỏ, tím, vàng, xanh,… Vitamin từ thực phẩm là nhóm vitamin cơ thể dễ hấp thu và chuyển hóa nhất.

Cô Chú, Anh Chị nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp đảm bảo lượng vitamin cung cấp và cơ thể mỗi ngày. Đồng thời, cần hạn chế ăn các món ăn chiên, xào, vì chứa nhiều dầu mỡ và ảnh hưởng tới sự hấp thụ vitamin trong cơ thể.

Bổ sung vitamin qua đường uống

Trường hợp Cô Chú, Anh Chị thiếu hụt Vitamin nghiêm trọng sẽ được Bác sĩ chỉ định bổ sung vitamin qua đường uống bằng thuốc hay thực phẩm chức năng. Khi bổ sung bằng cách này, Cô Chú, Anh Chị cần tuân thủ chỉ dẫn của Bác sĩ, tránh lạm dụng các thực phẩm chức năng khiến cơ thể dư thừa vitamin dẫn tới ngộ độc.

4 Nhóm vitamin, dưỡng chất cần bổ sung sau khi trồng răng Implant

Việc bổ sung các thực phẩm tốt cho răng, nướu không chỉ cần thiết trong cuộc sống hằng ngày mà còn đặc biệt quan trọng khi Cô Chú, Anh Chị gặp các vấn đề về răng miệng và sau khi phục hồi mất răng. Sau khi trồng răng Implant cần bổ sung những nhóm thực phẩm gì; những loại vitamin nào hỗ trợ quá trình lành thương, tích hợp xương nhanh chóng? là câu hỏi được rất nhiều Cô Chú, Anh Chị quan tâm.

Thực tế có không ít Cô Chú, Anh Chị lo ngại sau khi trồng Implant sẽ phải kiêng khem nhiều, cơ thể dễ xuống sức, mệt mỏi và uể oải do thiếu chất. Theo Bác sĩ Dr. Care, việc bổ sung các nhóm chất hỗ trợ quá trình tích hợp xương, tăng khả năng lành thương, giảm sự tích tụ của vi khuẩn trong khoang miệng,... là rất cần thiết cho Cô Chú, Anh Chị sau khi trồng răng Implant.

Tuân theo chỉ định của Bác sĩ, kết hợp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể góp phần rút ngắn thời gian bình phục sau khi trồng răng Implant. Dưới đây là 4 nhóm vitamin và dưỡng chất quan trọng Cô Chú, Anh Chị đặc biệt cần lưu ý:

  • Tăng cường vitamin D sau khi trồng răng Implant

  • Các loại trái cây giàu Vitamin C

  • Ăn nhiều chất xơ thúc đẩy quá trình lành thương

  • Bổ sung nhiều nước sau khi trồng răng Implant

Tăng cường vitamin D sau khi trồng răng Implant

Trứng, cá, sữa rất giàu vitamin D, cần thiết cho việc chuyển hoá canxi và duy trì cấu trúc xương, tăng khả năng tích hợp xương hàm và trụ Implant.

Các loại trái cây giàu Vitamin C

Với hàm lượng vitamin C dồi dào, các loại trái cây như cam, dâu, bưởi,.. ngoài công dụng tăng sức đề kháng, còn giúp cơ thể hấp thu dễ dàng các dưỡng chất tốt, giúp vết thương mau lành.

Ăn nhiều chất xơ thúc đẩy quá trình lành thương

Khoai lang, ngũ cốc, bông cải xanh, bơ,… là những thực phẩm giàu chất xơ, không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn, mà còn thúc đẩy quá trình lành thương.

Để thuận tiện và dễ dàng trong quá trình ăn nhai sau khi đặt trụ Implant, Cô Chú, Anh Chị tốt nhất nên chế biến các loại thực phẩm thành những món ăn mềm, lỏng và không quá nóng để tránh làm tổn thương đến vị trí cấy ghép, giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh và an toàn.

Bổ sung nhiều nước sau khi trồng răng Implant

Để làm dịu cảm giác hơi ê sau khi trồng Implant, Cô Chú, Anh Chị nên uống nhiều nước. Việc bổ sung nước còn có tác dụng: giảm sự tích tụ vi khuẩn trong khoang miệng; tăng khả năng hồi phục vết thương; phòng tránh bệnh hôi miệng, viêm nướu, nha chu,…

Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic

Để hiểu rõ hơn về phương pháp cấy ghép Implant và những kiến thức về trồng răng giả, vui lòng liên hệ Dr. Care Implant Clinic – Nha khoa đầu tiên chuyên trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM

+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề
img-right-banner
img-right-bannerimg-right-banner