Cạo lưỡi là gì? Làm thế nào để cạo lưỡi đúng cách?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Cạo lưỡi là một bước không thể thiếu trong quá trình vệ sinh răng miệng, giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên bề mặt lưỡi. Từ đó mang lại hơi thở thơm mát và một hàm răng khỏe mạnh.

Khi chúng ta ăn uống, trên bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện một lớp mỏng màu trắng hoặc vàng bám vào. Nếu không loại bỏ lớp cặn bẩn này thì Cô Chú, Anh Chị có nguy cơ cao gặp phải một số bệnh về răng miệng và lưỡi, gây cảm giác đau rát, khó chịu trong một thời gian. Vậy làm thế nào để cạo lưỡi đúng cách và cần lưu ý gì khi thực hiện? Cùng nha khoa Dr. Care tìm hiểu dưới bài viết này.

Cạo lưỡi là gì?

Cạo lưỡi là biện pháp sử dụng một dụng cụ nhỏ bằng nhựa hoặc kim loại hay bàn chải đánh răng và nhẹ nhàng cạo trên bề mặt lưỡi. Nhằm loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn, các hạt thức ăn và tế bào chết khỏi lưỡi. Đây là một phương pháp có nguồn gốc từ hệ thống y tế Ấn Độ cổ đại - Ayurveda.

Cạo lưỡi là gì?
Cạo lưỡi là biện pháp giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên lưỡi

Trong y học Ayurveda, cạo lưỡi còn được gọi là “Jihwa Prakshalana”, người ta tin rằng nó có thể loại bỏ độc tố, hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy sức khỏe tổng thể. Mặc dù việc cạo lưỡi không thay thế được đánh răng, nhưng đây là cách đơn giản và hiệu quả giúp cho quá trình chăm sóc răng miệng được tốt hơn.

Vì sao cần phải cạo sạch lưỡi mỗi ngày?

Trên bề mặt lưỡi là môi trường lý tưởng cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, không chỉ có các hạt vị giác li ti giúp vi khuẩn đọng lại mà còn chứa thức ăn cùng các tế bào chất gây hôi miệng. Do đó, các chuyên gia y tế khuyên rằng nên cạo lưỡi và chăm sóc răng miệng. Bên cạnh đó, biện pháp này còn đem lại nhiều lợi ích sau:

Giảm hợp chất gây hôi miệng

Trên bề mặt lưỡi, đặc biệt là ở các rãnh lưỡi, có rất nhiều mảng bám và vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Vi khuẩn khi phân hủy thức ăn thừa và tế bào chết sẽ sản sinh ra các hợp chất lưu huỳnh, đây chính là nguyên nhân chính gây ra mùi hôi miệng. Cạo lưỡi sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng và đem lại hơi thở thơm mát cho Cô Chú, Anh Chị.

Vì sao cần phải cạo sạch lưỡi mỗi ngày?
Cạo lưỡi sẽ giúp giảm hợp chất gây hôi miệng

Theo một nghiên cứu về nha khoa mới đây có chỉ ra rằng, nếu sử dụng dụng cụ cạo lưỡi thường xuyên sẽ làm giảm hợp chất Sulfur compounds có mùi hôi khó chịu. Còn nếu dùng bàn chải đánh răng để vệ sinh lưỡi thì có thể giảm khoảng 45% Sulfur compounds. Do đó, cạo lưỡi hai lần một ngày có thể làm giảm đáng kể hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi và ngăn ngừa hôi miệng.

Giảm vi khuẩn trên lưỡi

Một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc cạo lưỡi là giúp giảm vi khuẩn trên lưỡi hiệu quả. Việc chải răng và súc miệng chỉ loại bỏ lớp vi khuẩn bên ngoài, nhưng các tế bào bên dưới vẫn phát triển mạnh.

Trên thực tế, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc dùng dụng cụ cạo lưỡi có thể loại bỏ tới 79% vi khuẩn nhiều hơn so với chỉ đánh răng. Chúng sẽ loại bỏ vi khuẩn Mutans streptococci và Lactobacilli – nguyên nhân gây hôi miệng và sâu răng.

Giảm mảng bám lưỡi

Mảng bám lưỡi hình thành khi các tế bào chết, thức ăn thừa và vi khuẩn tích tụ trên bề mặt lưỡi. Vi khuẩn sử dụng các chất hữu cơ trong mảng bám làm thức ăn và sinh sôi nhanh chóng, tạo thành một lớp màng dày đặc màu trắng hoặc vàng.

Sự tích tụ của các cặn bã dư thừa này có thể gây mất thẩm mỹ và góp phần gây hôi miệng. Việc cạo lưỡi hàng ngày sẽ giúp loại bỏ mảng bám, giảm vi khuẩn gây hại và lưỡi được sạch sẽ hơn.

Cải thiện sức khỏe tiêu hóa

Cạo lưỡi không chỉ giúp cải thiện sức khỏe răng miệng mà còn có tác dụng tích cực đến hệ tiêu hóa. Khi cạo lưỡi, các thụ thể vị giác trên lưỡi được kích thích, từ đó tăng cường sản xuất nước bọt. Các enzyme trong nước bọt giúp phân hủy thức ăn để tiêu hóa dễ dàng và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

Vì sao cần phải cạo sạch lưỡi mỗi ngày?
Cạo lưỡi còn giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa

Ngoài ra, bằng cách loại bỏ vi khuẩn và độc tố có hại khỏi lưỡi, sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng, bệnh nướu răng và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác, cuối cùng là cải thiện khả năng miễn dịch của Cô Chú, Anh Chị cũng như thúc đẩy sức khỏe tổng thể tốt hơn.

Có nên cạo lưỡi hàng ngày không?

Cạo lưỡi được các bác sĩ khuyến cáo như một phương pháp chăm sóc răng miệng thường quy. Do đó, Cô Chú, Anh Chị nên thực hiện hàng ngày với tần suất 1 – 2 lần/ngày, đặc biệt là vào buổi sáng và tối để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên, Cô Chú, Anh Chị không nên lạm dụng cạo quá nhiều lần trong ngày, vì điều này không thể khiến lưỡi và miệng hết mùi hôi ngay lập tức, mà còn phải kết hợp cùng đánh răng và súc miệng. Trong trường hợp rêu lưỡi dày, đừng cố cạo hay loại bỏ ngay lập tức. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó do vi khuẩn gây ra. Hãy chú ý và tới địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khác sớm và xác định nguyên nhân.

Làm thế nào để cạo lưỡi đúng cách?

Cạo lưỡi tuy là một phương pháp thực hiện đơn giản nhưng không phải ai cũng sẽ thực hiện đúng cách. Nếu cạo quá mạnh sẽ dẫn tới tổn thương lưỡi, nhẹ quá thì không loại bỏ được vi khuẩn. Dưới đây là hướng dẫn cách cạo lưỡi sạch và hiệu quả:

Bước 1: Chọn đúng công cụ

Bước đầu tiên trong việc cạo lưỡi là chọn đúng dụng cụ cạo lưỡi. Chúng có nhiều loại vật liệu khác nhau như nhựa, đồng hoặc thép không gỉ. Trong khi cây cạo lưỡi bằng nhựa thì sẽ tiện lợi và rẻ hơn, đồ cạo lưỡi bằng thép không gỉ hoặc đồng thì sẽ có độ bền, hiệu quả và dễ vệ sinh.

Dụng cụ cạo lưỡi có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, vì vậy hãy chọn loại thoải mái và vừa vặn với lưỡi của Cô Chú, Anh Chị.

Làm thế nào để cạo lưỡi đúng cách?
Hướng dẫn thực hiện cạo lưỡi đúng cách

Bước 2: Tiến hành cạo lưỡi

Mở miệng và đưa lưỡi ra ngoài nhiều nhất có thể, rồi đưa đầu cạo lưỡi và miệng. Di chuyển dụng cụ từ trong ra ngoài, từ gốc lưỡi đến đầu lưỡi. Áp lực vừa phải, không quá mạnh để tránh làm tổn thương lưỡi. Vừa chắc chắn vừa nhẹ nhàng để tránh gây khó chịu hoặc kích ứng. Luôn nhớ phải di chuyển dụng cụ cạo từ phía sau lưỡi đến đầu lưỡi và không bao giờ theo hướng ngược lại.

Cố gắng đưa việc cạo lưỡi vào thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày, tốt nhất là cạo vào buổi sáng và buổi tối, sau khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa nhưng trước khi sử dụng nước súc miệng.

Bước 3: Rửa sạch và lặp lại

Sau mỗi lần cạo, hãy rửa dưới vòi nước sạch để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn. Lặp lại quy trình này cho tới khi sạch lưỡi.

Bước 4: Vệ sinh và chăm sóc

Sau khi hoàn tất việc cạo lưỡi, hãy rửa dụng cụ cạo bằng nước ấm và xà phòng để loại bỏ mọi vi khuẩn hoặc mảnh vụn còn sót lại. Đảm bảo dụng cụ đã khô hoàn toàn trước khi cất ở nơi sạch sẽ, khô ráo để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Bên cạnh việc dùng cây cạo lưỡi, Cô Chú, Anh Chị có thể sử dụng bàn chải cạo lưỡi. Quá trình này cũng tương tự như trên, lưu ý nên lựa chọn bàn chải lông mềm để không gây tổn thương lưỡi, chải lên xuống theo chiều lưỡi và cuối cùng là súc miệng để loại bỏ nước bọt, cặn bẩn.

Cần lưu ý những gì khi cạo lưỡi?

Trong quá trình thực hiện cạo lưỡi, Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thời điểm tốt nhất để cạo lưỡi là sau khi đánh răng và trước khi súc miệng.

  • Không nên cạo quá nhiều lần trong ngày mà chỉ thực hiện 2 lần/ngày, vào sáng và tối.

  • Chảy máu lưỡi là một trong số ít tai nạn thường xảy ra do tác động quá mạnh vào hoặc đôi khi do khoang miệng gặp vấn đề. Khi đó, Cô Chú, Anh Chị nên dừng việc cạo lưỡi lại để lưỡi được hồi phục.

  • Cạo lưỡi là một bước quan trọng không nên bỏ qua khi làm sạch khoang miệng. Nhưng không thể thay thế việc đánh răng nên phải kết hợp cả 2 để có hiệu quả tốt.

  • Việc sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh lưỡi sẽ tốt hơn nhưng Cô Chú, Anh Chị có thể dùng bàn chải đánh răng để làm sạch lưỡi.

Cần lưu ý những gì khi cạo lưỡi?
Nên kết hợp cạo lưỡi và đánh răng thường xuyên để làm sạch khoang miệng

Tác hại khi không cạo sạch lưỡi thường xuyên

Việc không cạo sạch lưỡi thường xuyên có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng. Cụ thể như:

Hôi miệng

Vấn đề phổ biến nhất mà Cô Chú, Anh Chị sẽ gặp phải nếu không cạo sạch lưỡi thường xuyên là hôi miệng. Vi khuẩn có hại trong khoang miệng bắt đầu phân hủy chất hợp cơ, tạo ra một hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi khó chịu.

Lưỡi đen

Cô Chú, Anh Chị sẽ gặp trường hợp lưỡi bị nhiễm màu do các mảng thức ăn còn sót lại khi không cạo lưỡi trong thời gian dài. Bên cạnh đó, còn đó còn do vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ tạo ra hợp chất có màu sẫm, làm lưỡi chuyển đen hoặc nâu.

Tác hại khi không cạo sạch lưỡi thường xuyên
Lưỡi đen là tác hại thường gặp nếu không cạo lưỡi thường xuyên

Viêm nướu

Mảng bám trên lưỡi là nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn gây hại. Khi không được làm sạch, mảng bám sẽ ngày càng dày lên và lan rộng, bao gồm cả vùng nướu. Chúng sẽ tiết ra các chất độc hại, gây kích ứng và viêm nhiễm nướu.

Ngoài ra, môi trường ẩm ướt và giàu chất dinh dưỡng trên lưỡi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, từ đó dễ dàng xâm nhập vào nướu và gây viêm nhiễm. Nếu không chữa trị sớm cho dẫn tới bệnh viêm nha chu.

Sâu răng

Mảng bám trên lưỡi là môi trường tốt để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Những vi khuẩn này không chỉ gây hôi miệng mà còn có thể di chuyển từ lưỡi sang răng, tạo thành các mảng bám mới trên bề mặt răng. Chúng còn phân hủy thức ăn còn sót lại trên răng và lưỡi, tạo ra axit ăn mòn men răng.

Lở loét miệng

Khi lượng vi khuẩn quá lớn, nấm cũng phát triển theo nhưng có thể ngoài tầm kiểm soát, dẫn tới việc bị lở loét miệng. Biểu hiện là xuất hiện các vệt trắng trên lưỡi.

Một số câu hỏi khi làm sạch lưỡi

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi làm sạch lưỡi:

Nên cạo lưỡi mấy lần trong ngày?

Tần suất cạo lưỡi tốt nhất là 1 – 2 lần mỗi ngày, thường là vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, đã được chứng minh là hiệu quả nhất trong việc loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên lưỡi. Điều này giúp ngăn ngừa hôi miệng, cải thiện vị giác và bảo vệ sức khỏe răng miệng tổng thể. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào chế độ ăn uống, hoạt động và tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người, tần suất cạo lưỡi có thể khác nhau.

Một số câu hỏi khi làm sạch lưỡi
Nên cạo sạch lưỡi vào buổi sáng và tối

Phải làm gì nếu bị tổn thương trong khi làm sạch lưỡi?

Nếu trong lúc làm sạch lưỡi, không may gây tổn thương trên bề mặt, thì nên ngừng thực hiện trong vài ngày và hạn chế các thức ăn chứa nhiều gia vị.

Như vậy, việc cạo lưỡi hàng ngày không chỉ đơn thuần là một thói quen vệ sinh cá nhân mà còn là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện. Bằng cách loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên lưỡi, chúng góp phần ngăn ngừa nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề