Mọc răng khôn gây hôi miệng là do đâu và cách điều trị?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Không chỉ đau nhức, khó chịu, mọc răng khôn còn gây hôi miệng, tạo tâm lý ngại giao tiếp. Vậy, mọc răng khôn bị hôi miệng do đâu và cách điều trị là gì?

Răng khôn khi mọc thường gây đau nhức, sưng tấy và đau răng kế cận. Một số trường hợp, mọc răng khôn còn có thể gây mùi hôi khó chịu, tạo tâm lý tự ti, e dè trong giao tiếp. Vậy nguyên nhân mọc răng khôn gây hôi miệng là gì cũng như làm thế nào để điều trị hiệu quả?

1. Răng khôn là gì?

Răng khôn là răng hàm lớn thứ 3 (răng cối lớn) mọc ở cuối cùng cung hàm, kế cận răng hàm số 7. Răng hình thành trong xương hàm từ năm 10 tuổi, nhưng đến khi trưởng thành (18 – 25 tuổi), răng mới bắt đầu mọc. Do mọc khá trễ, khi 28 chiếc răng vĩnh viễn đã hoàn chỉnh, nên răng khôn thường bị thiếu chỗ, dẫn đến tình trạng mọc kẹt, mọc lệch, mọc ngầm… từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mọc răng khôn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người

2. Những triệu chứng thường gặp khi mọc răng khôn

Răng khôn nếu mọc thẳng, đúng vị trí, khi răng trồi khỏi nướu chỉ gây ra các cơn đau nhức nhẹ và có thể tự khỏi. Tuy nhiên đối với những trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm, bạn có thể phải đối diện với một số triệu chứng sau trong suốt quá trình mọc răng:

Sưng nhức nướu:

Nướu sưng tấy, ửng đỏ gây đau nhức, khó chịu. Cơn đau càng tăng khi răng bắt đầu nhô ra khỏi nướu và có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, chấm dứt khi răng đã phát triển hoàn chỉnh.

Sốt nhẹ:

Tình trạng đau nhức, viêm nướu khi mọc răng khôn khiến cơ thể uể oải, chán ăn, thậm chí là sốt nhẹ trong khoảng thời gian răng nhú khỏi nướu.

Cứng hàm:

Một trong những triệu chứng thường gặp khi mọc răng khôn là hiện tượng cứng hàm. Hàm bị cứng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động ăn nhai của người mọc răng do miệng khó mở to như bình thường.

Hôi miệng:

Răng khôn thường mọc khi cấu tạo cung hàm đã cứng cáp, các mô mềm phủ dày nên gây nhiều đau nhức, sưng tấy, viêm nhiễm. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tạo ra mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày.

3. Nguyên nhân mọc răng khôn gây hôi miệng

Mọc răng khôn gây hôi miệng là tình trạng thường gặp. Nguyên nhân thường do:

Sâu răng: Răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của hàm nên khó vệ sinh sạch sẽ các mảng bám thức ăn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công và gây sâu răng, hôi miệng.

Mùi thức ăn phân huỷ: Đối với trường hợp răng khôn mọc kẹt hoặc mọc ngầm, tình trạng thức ăn dắt ở kẽ răng xảy ra khá phổ biến. Thế nhưng do nướu luôn sưng và đau nhức nên nhiều người thường bỏ qua bước làm sạch răng khôn. Các mảng thức ăn lâu ngày không được làm sạch sẽ bị phân hủy Protein bởi vi khuẩn, gây ra những mùi hôi khó chịu.

Thức ăn dắt ở kẽ răng bị phân huỷ khiến răng khôn có mùi hôi khó chịu

Nhiễm trùng: Răng khôn khi mọc sẽ gây nứt lớp nướu phía trên để trồi ra ngoài. Vùng nướu lúc này rất nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng và có mùi hôi khó chịu.

Một số nguyên nhân khác: Răng khôn có mùi hôi còn có thể do một số nguyên nhân khác như:

  • Miệng bị ám mùi bởi các loại thực phẩm như hành, tỏi, tôm, cá, mắm...

  • Hút thuốc lá, uống rượu, bia, trà, cà phê thường xuyên.

  • Khô miệng cũng là một trong những lý do gây hôi miệng thường gặp.

  • Nhiễm trùng ở các mô mềm xung quanh răng khôn như lưỡi, má trong,...

4. Cách điều trị triệu chứng hôi miệng

Quá trình mọc răng khôn nếu không được kiểm soát và giữ gìn vệ sinh kỹ lưỡng sẽ rất dễ gây đau nhức kéo dài và hôi miệng. Do đó, để ngăn chặn hiệu quả những triệu chứng trên, khi răng bắt đầu mọc bạn nên lưu ý:

  • Chải sạch răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

  • Sử dụng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng qua vị trí mọc răng để tránh làm tổn thương nướu.

  • Súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy để kháng khuẩn.

  • Dùng chỉ nha khoa đúng cách để làm sạch kẽ răng sau mỗi bữa ăn, tránh cắt chỉ quá mạnh gây tổn thương nướu.

Cách sử dụng chỉ nha khoa hiệu quả

  • Hạn chế dùng những thức ăn cay nóng hoặc quá cứng.

  • Súc miệng sạch sẽ sau khi dùng những thức ăn nặng mùi như hành, tỏi, mắm, cá...

  • Tránh hút thuốc lá hoặc uống rượu, bia, trà, cà phê thường xuyên trong suốt quá trình mọc răng khôn.

  • Nếu răng khôn bị hôi do khô miệng, bạn nên uống thêm nhiều nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày để miệng luôn được giữ ẩm.

  • Nhai kẹo singum không đường giúp kích thích tiết nước bọt hiệu quả.

  • Dùng thuốc giảm đau và kháng viêm theo chỉ định của Bác sĩ nếu răng khôn gây ra nhiều đau nhức.

  • Đối với trường hợp răng bị viêm nhiễm nặng hoặc mọc lệch, mọc ngầm làm ảnh hưởng đến răng kế cận, bạn nên cân nhắc nhổ bỏ răng khôn theo khuyến cáo của Bác sĩ.

Tình trạng mọc răng khôn gây hôi miệng xảy ra khá phổ biến, nhất là khi răng mọc lệch, mọc kẹt. Tuy nhiên, bạn có thể loại bỏ mùi hôi khó chịu này bằng cách chăm sóc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Riêng trường hợp, hôi miệng kèm theo những triệu chứng như chảy máu nướu, đau nhức kéo dài... nên chủ động đến cơ sở nha khoa gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết liên quan

Nên và không nên làm gì khi mọc răng khôn?

Nên và không nên làm gì khi mọc răng khôn?

Cẩn thận biến chứng nhổ răng khôn bị nhiễm trùng

Cẩn thận biến chứng nhổ răng khôn bị nhiễm trùng

Top 5 nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu thường gặp

Top 5 nguyên nhân gây hôi miệng hàng đầu thường gặp