Răng khôn là gì? Răng khôn mọc ở vị trí nào và là răng số mấy?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Tùy vào cấu tạo hàm răng của mỗi người mà răng khôn có thể mọc thẳng bình thường, mọc lệch hoặc mọc ngầm. Biết được răng khôn mọc ở vị trí nào, tình trạng xương hàm và sức khỏe toàn thân ra sao, giúp bác sĩ có cách xử lý biến chứng do răng khôn gây ra tốt nhất.

Răng khôn là răng nào?

Răng khôn (wisdom teeth) là tên gọi khác của răng hàm số 8, là răng hàm có vị trí ở phía trong cùng của mỗi hàm răng hoặc răng hàm lớn thứ ba. Theo lý thuyết, mỗi người có đủ 32 chiếc răng, trong đó có 4 răng hàm số 8.

Răng khôn thường mọc cuối cùng trong hàm răng, độ tuổi mọc răng khôn phổ biến từ 17 - 25 tuổi

Răng khôn thường có 2 chân ở hàm trên và 3 chân ở hàm dưới. Các chân răng có thể chụm lại với nhau tạo thành một chân răng lớn hình nón, hoặc xòe ra theo các hướng khác nhau. Hình dáng răng khôn có sự khác nhau ở mỗi người.

Răng khôn là răng nào?

Cơ thể người trưởng thành có bao nhiêu cái răng khôn?

Răng khôn thường bắt đầu mọc trong độ tuổi 17 đến 25 hoặc có trường hợp trễ hơn. Trên lý thuyết, một người trưởng thành thường có 4 chiếc răng khôn. Nhưng trên thực tế, số lượng răng khôn ở mỗi người có thể ít hoặc nhiều hơn 4, thậm chí là không có răng khôn nào.

Một số nghiên cứu nha khoa ước tính có khoảng 35% dân số chỉ có 2 chiếc răng khôn. Số người mọc nhiều hơn 4 răng khôn tương đối hiếm, chỉ xảy ra dưới 5% dân số.

Răng khôn mọc ở vị trí nào?

Cung hàm của người trưởng thành có tổng cộng 32 chiếc răng, gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm trước (răng cối nhỏ), 8 răng hàm sau (răng cối lớn) và 4 răng khôn. Răng khôn là răng hàm lớn thứ ba, nằm ở vị trí số 8, mọc ở khoảng trống phía răng hàm số 7.

Răng khôn mọc ở vị trí nào?

Răng khôn nằm tại vị trí số 8 trên 4 góc hàm

Răng khôn mọc cuối cùng, thường không đủ vị trí nên có xu hướng mọc ngầm, mọc lệch, đâm ngang vào các răng kế bên. Răng mọc kèm theo cảm giác đau nhức. Đồng thời là nguyên nhân làm sâu răng bên cạnh và các bệnh lý khác như viêm nướu, viêm nha chu, xô lệch răng, sai khớp cắn,...

Nếu răng khôn mọc thẳng, đúng vị trí sẽ ít gây đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên, do răng khôn mọc khi 28 chiếc răng còn lại đã phát triển hoàn chỉnh, xương hàm đã ngừng tăng trưởng, các mô mềm, niêm mạc đã phủ dày nên răng thường có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm... Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu khi mọc răng khôn

Suốt quá trình mọc răng khôn đều gây đau nhức và phiền toái, đặc biệt là những răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Khi răng khôn bắt đầu mọc sẽ có một số dấu hiệu sau:

Dấu hiệu khi mọc răng khôn

  • Đau nhức: những cơn đau nhức liên tục từ sâu trong hàm gây khó chịu, khiến người mọc răng khó ăn uống và mất ngủ. Cơn đau răng có thể kéo dài dữ dội hơn khi răng dần nhú ra khỏi nướu.

  • Sưng nướu: xương hàm ở người trưởng thành sẽ cứng chắc và không còn phát triển về kích thước, nên khi răng khôn mọc ra nướu sẽ giãn, khiến bề mặt nướu và vùng nướu quanh chân răng bị sưng.

  • Hàm cử động khó khăn: khi mọc răng khôn sẽ có cảm giác hàm trở nên nặng nề, má sưng,cơ miệng vận động khó khăn khi nói cười, ăn nhai…

  • Bị sốt, nhức đầu: răng khôn mọc làm thân nhiệt tăng cao khiến cơ thể mệt mỏi, những cơn đau đầu, sốt nhẹ sẽ xuất hiện nhưng không kéo dài và sẽ kết thúc khi răng mọc hoàn toàn.

  • Chán ăn, ăn không ngon miệng: không há được miệng, không thể nhai, nuốt nước bọt đau, mệt mỏi, đau sốt do mọc răng khôn… thường gây chán ăn, không thể cảm nhận vị ngon của thức ăn.

  • Hơi thở có mùi hôi: vùng nướu tổn thương khi mọc răng khôn, cùng với mảng bám thức ăn ở vùng răng khó vệ sinh dẫn tới tình trạng hôi miệng khó chịu.

Tác dụng của răng khôn là gì?

Hầu hết mọi người đều không để ý đến tác dụng của răng khôn là gì, vì trong quá trình mọc răng khôn thường gây đau đớn, nhiều trường hợp phải nhổ bỏ răng. Trên thực tế sự tồn tại của răng khôn cũng mang nhiều giá trị:

  • Hỗ trợ tốt hơn cho việc ăn nhai: nếu răng khôn mọc thẳng như các răng khác, thì nó sẽ góp phần rất lớn giúp hàm trở nên mạnh khỏe hơn, khả năng nghiền nát thức ăn tốt hơn.

  • Lấp đầy khoảng trống mất răng cho những người niềng răng: Trong một số trường khi răng số 6 hoặc số 7 bị mất đi, chiếc răng khôn mọc thuận lợi sẽ được bác sĩ kéo toàn bộ tiến ra phía trước để lấp đầy khoảng trống.

Độ tuổi nào sẽ mọc răng khôn?

Độ tuổi nào sẽ mọc răng khôn?

Răng khôn hay răng số 8 là răng mọc muộn nhất trong cung hàm, khi 28 chiếc răng khác đều đã hoàn thiện vị trí.

Theo các chuyên gia, răng khôn sẽ bắt đầu mọc lên khi chúng ta ở độ tuổi trưởng thành từ 17 - 25 tuổi. Trong nhiều trường hợp phải đến 30 - 40 tuổi mới mọc răng khôn hoặc có thể mọc muộn hơn tùy vào cơ địa từng người.

Thời điểm mọc răng khôn cũng khác nhau tùy thuộc vào vị trí răng khôn hàm trên hay hàm dưới. Một số trường hợp răng khôn sẽ mọc 4 lần vào 4 thời điểm khác nhau vì mỗi người có đến 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới.

Quá trình mọc răng khôn diễn ra trong bao lâu?

Thời gian mọc răng khôn được tính từ lúc răng mới nhú lên cho đến lúc răng trồi lên hoàn toàn. Quá trình mọc răng khôn diễn ra không liên tục, răng không mọc một lần mà kéo dài thành nhiều đợt.

Quá trình mọc răng khôn diễn ra trong bao lâu?

Khoảng cách các đợt nhú răng khôn có thể kéo dài vài tháng, thông thường là 3 - 5 tháng răng khôn đã trồi lên hoàn toàn.

Tuy nhiên có trường hợp mọc răng khôn lâu hơn đến 1 - 2 năm, thậm chí phải mất đến 4-5 năm để răng mọc lên hoàn chỉnh.

Cứ mỗi đợt răng khôn sẽ nhú lên một ít, điều này đồng nghĩa quá trình mọc răng sẽ rất khó khăn, gây đau nhức thường xuyên.

Một số tình trạng mọc răng khôn phổ biến

Trong quá trình mọc răng khôn, nhiều người gặp phải các vấn đề như mọc lệch, mọc ngầm,... gây ra đau nhức, sưng tấy và biến chứng nếu chậm điều trị. Khi mọc răng khôn chúng ta có thể gặp một số tình trạng phổ biến sau đây:

Răng khôn mọc đúng hướng (vertical impaction)

Răng khôn mọc đúng hướng là một dấu hiệu tốt, cho thấy hàm răng có đủ không gian và điều kiện để răng phát triển bình thường. Răng khôn sẽ mọc thẳng, đúng vị trí trong hàm, không gây đau đớn, sưng viêm nướu.

Một số tình trạng mọc răng khôn phổ biến

Răng khôn lệch trái hoặc phải (mesial/distal impaction)

Tình trạng răng lệch bên trái hoặc bên phải là rất phổ biến khi mọc răng khôn. Nguyên nhân là do hàm không đủ không gian để chứa răng, khiến răng mọc lệch hướng, gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, vệ sinh khó khăn.

Răng khôn chỉ mọc một phần (partial impaction)

Ở một số người răng khôn chỉ phát triển một phần hoặc chỉ mọc được 1 phần ra bên ngoài và 1 phần bị che lấp bởi lợi (răng khôn bị lợi trùm). Điều này tạo ra khoảng trống giữa răng khôn và răng lân cận, vi khuẩn và mảng bám hình thành, gây viêm nhiễm nướu và sưng tấy.

Răng khôn mọc ngang hoặc nghiêng (horizontal impaction)

Răng khôn có thể mọc nghiêng hoặc nằm ngang tạo góc 90 độ với răng số 7. Trường hợp này để lâu rất nguy hiểm, răng càng mọc dài thì càng đâm vào răng 7 dễ gây đau, xung huyết và tạo nang quanh răng dẫn đến u nang và hỏng chân răng số 7.

Không mọc răng khôn có bị sao không?

Không mọc răng khôn có sao không? Câu trả lời là KHÔNG. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, khoảng 20% - 25% dân số toàn cầu sinh ra có từ 1 - 3 răng khôn và có khoảng 35% dân số không có răng khôn nào cả. Như vậy, việc không mọc răng khôn là hoàn toàn bình thường, không sao cả.

Không mọc răng khôn có bị sao không?

Theo các chuyên gia, răng khôn chưa mọc có 2 xu hướng sau:

  • Răng khôn vĩnh viễn không mọc: nguyên nhân chủ yếu là do cấu trúc gen và cơ địa của mỗi người (chiếm 35% dân số). Bên cạnh đó, răng khôn không mọc là do chúng nằm dưới ổ răng, mãi mãi không trồi lên. Tình trạng này hết sức bình thường không đáng lo ngại.

  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm: trường hợp này rất nguy hiểm, những chiếc răng khôn mọc lệch, mọc ngầm ở dưới nướu gây viêm lợi đau nhức, nếu như không điều trị sớm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, gây biến chứng răng hàm mặt.

Răng khôn có cần nhổ không?

Theo kết quả điều tra của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, có khoảng 85% răng khôn bị nhổ bỏ thay vì được tồn tại đến cuối đời. Nguyên nhân là do quá trình mọc răng khôn mang lại phiền toái và đau đớn rất nhiều.

Chúng ta cần nhổ răng khôn khi các răng khôn mọc ở vị trí không thuận lợi, mọc lệch, bị kẹt giữa mô xương và nướu. Hoặc khi xương hàm đã hết chỗ mà răng khôn lại nằm quá sâu trong hàm, gây khó vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng…

Răng khôn có cần nhổ không?

Nếu răng khôn mọc thẳng, đúng vị trí thì hoàn toàn không gây ra vấn đề gì và không cần can thiệp nhổ. Chỉ nhổ khi răng khôn mọc lệch tạo áp lực lớn lên răng bên cạnh hoặc răng khôn mọc kẹt trong xương hàm, gây trở ngại vệ sinh răng miệng, xuất hiện đau nhức kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm.

Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp răng khôn nào cũng cần phải nhổ. Chúng ta có thể bảo tồn răng khôn ở những trường hợp sau:

  • Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị kẹt với mô xương và nướu, không gây biến chứng

  • Răng khôn liên quan trực tiếp đến một số cấu trúc xoang hàm, dây thần kinh...

  • Người mắc các bệnh lý mạn tính như tim mạch, rối loạn đông cầm máu, đái tháo đường…

Những biến chứng có thể gặp khi mọc răng khôn

Nếu răng khôn mọc lệch, mọc ngầm... mà không có sự can thiệp của Bác sĩ, chúng ta có thể sẽ đối mặt với các biến chứng như: viêm nhiễm, sâu răng, tổn thương răng và các mô mềm xung quanh, ảnh hưởng dây thần kinh,...

Viêm nhiễm

Là biến chứng thường gặp nhất khi mọc răng khôn. Vùng nướu tại vị trí răng trồi lên thường bị sưng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Bên cạnh cảm giác đau nhức, một số trường hợp có thể thấy cứng hàm (hàm không thể mở to), có mủ chảy ra.

Nhiễm trùng rất dễ tái phát, mỗi lần tái phát tình trạng viêm nhiễm càng trầm trọng hơn. Nếu không được chữa trị kịp thời, vùng nhiễm trùng sẽ lan ra các mô mềm khác trong miệng như lưỡi, má trong, vùng nướu xung quanh..., Thậm chí, vi khuẩn răng miệng cũng có thể theo vết nhiễm trùng đi vào máu, gây nhiễm trùng máu...

Sâu răng

Răng khôn bị sâu là tình trạng phổ biến, đặc biệt là đối với những răng mọc lệch, mọc ngang. Nguyên nhân là do răng mọc không ngang bằng với những răng hàm phía trước, nên thức ăn rất dễ bám đọng lại giữa các kẽ răng và quanh chân răng. Hơn nữa, răng khôn mọc ở góc trong cùng nên khó đưa bàn chải vào để làm sạch, khiến việc vệ sinh khó khăn, răng khôn dễ bị sâu và ảnh hưởng đến răng số 7.

Những biến chứng có thể gặp khi mọc răng khôn

Gây tổn thương răng và các mô mềm xung quanh

Răng khôn mọc ở đâu thì tốt nhất là vấn đề luôn được nhiều người quan tâm bởi nó có nhiều ảnh hưởng đến các răng kế cận. Đối với trường hợp răng khôn không có chỗ mọc, răng sẽ có xu hướng đâm vào phần chân hoặc phần thân của răng hàm kế cận. Vì vậy, răng hàm số 7 dễ bị lung lay và tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn răng miệng tấn công, gây sâu răng.

Quá trình tổn thương diễn ra âm thầm trong nhiều năm, nếu phát hiện sớm, răng hàm số 7 khi hỏng tủy có thể chữa tủy trước, bảo tồn được. Thế nhưng, có người đợi đến khi bị nhức răng hàm số 7 trầm trọng mới đi khám thì chiếc răng đã bị hỏng tủy, buộc phải nhổ bỏ.

Ngoài ra, răng khôn còn có thể mọc lệch ra bên ngoài hoặc bên trong má hoặc lưỡi nên khó tránh khỏi khả năng bị tổn thương do răng khôn đâm trúng.

Ảnh hưởng dây thần kinh

Vùng răng hàm chứa rất nhiều dây thần kinh dẫn truyền cảm giác sờ và cảm giác đau ở các vùng mặt, răng, quanh miệng. Nếu răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm sẽ gây chèn ép lên dây thần kinh, gây tê bì ở vùng môi, má và lưỡi. Đặc biệt có thể gây ra hội chứng giao cảm, làm phù, đỏ quanh ổ mắt, đau một bên mặt,...

Ảnh hưởng cấu trúc hàm, lệch khớp cắn

Răng khôn mọc lệch Ảnh hưởng cấu trúc hàm, lệch khớp cắn

Răng khôn mọc lệch trong thời gian dài sẽ tạo ra lực đẩy lớn, tác động trực tiếp đến những răng khác trên cung hàm làm cho các răng bị di lệch. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm sai khớp cắn, lệch cấu trúc xương hàm, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng hàm.

Loét khoang miệng

Trường hợp răng khôn mọc lệch đâm vào má thường gây ra chấn thương niêm mạc má, niêm mạc lợi phủ răng 8 đối diện khi thực hiện hoạt động ăn nha, lâu ngày gây viêm loét trong khoang miệng, đau nhức khó chịu.

Sưng nướu răng

Vị trí răng khôn mọc lệch thường gây sưng, đau nướu răng, nướu dễ nhiễm trùng khi vi khuẩn răng miệng tấn công. Có thể thấy phần nướu trùm bị sưng đỏ, khi ấn có thể có chảy mủ, kèm các triệu chứng như hôi miệng, khó nhai nuốt thức ăn. Một số trường hợp viêm nướu răng khôn nguy hiểm có triệu chứng sốt, nổi hạch ở cổ,…

Những biến chứng có thể gặp khi mọc răng khôn

Giắt thức ăn, tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng

Thức ăn giắt vào khoảng trống sâu trong hàm do răng khôn mọc lệch rất khó vệ sinh, vi khuẩn phát triển mạnh lâu ngày gây ra nhiều bệnh lý răng miệng: sâu răng, viêm họng mạn tính, viêm quanh răng, viêm hạch vùng hàm và hậu hàm… nặng có thể gây viêm xương hàm, nhiễm trùng huyết…

U nang xương hàm

Những vùng nhiễm trùng và viêm có mủ xung quanh răng khôn là nguyên nhân chính dẫn đến u nang xương hàm. Tình trạng này có thể tiến triển thành những nang chứa đầy dịch mủ hoặc khối u, phá huỷ cấu trúc xương hàm, gây hỏng răng và ảnh hưởng đến các răng kế cận.

Rối loạn cảm giác

Răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm chèn ép lên các dây thần kinh, gây giảm hoặc mất cảm giác ở môi, da, niêm mạc và các răng xung quanh. Quá trình mọc răng khôn còn có khả năng gây ra hội chứng giao cảm như phù, đỏ quanh một mắt, đau một bên mặt...

Cách chăm sóc răng miệng khi mọc răng khôn

Hầu như các răng khôn khi bắt đầu xuất hiện những biến chứng đều được nhổ bỏ, tuy nhiên ở một số trường hợp, Bác sĩ phải tìm cách điều trị để có thể giữ lại răng.

Để điều trị các biến chứng răng khôn, Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang răng, sau đó thực hiện một số xét nghiệm và tìm hiểu rõ tiền sử trước đây để quyết định xem có nên nhổ chiếc răng khôn đó đi hay không.

Quá trình nhổ răng khôn cần được thực hiện tại các bệnh viện, địa chỉ nha khoa uy tín để được kiểm soát tốt, tránh xảy ra những rủi ro ngoài ý muốn, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh về máu...

Cách chăm sóc răng miệng khi mọc răng khôn

Hiểu được răng khôn mọc ở vị trí nào và những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mọc răng là yếu tố quan trọng giúp chúng ta có những biện pháp xử lý phù hợp. Tuy nhiên để ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra, Cô Chú, Anh Chị nên tự chăm sóc, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng:

  • Chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu và chân răng: Đánh răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa Flour để bảo vệ răng. Lưu ý sau khi ăn từ 30 - 60 phút mới nên chải răng để bảo vệ men răng. Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý để sát khuẩn răng miệng.

  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng: Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và dùng nước súc miệng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ các mảng bám thức ăn giắt trong kẽ răng và vi khuẩn còn sót lại sau khi chải răng.

  • Hạn chế ăn những thực phẩm cứng; uống thuốc tiêu viêm, chống viêm theo chỉ định của bác sĩ khi răng khôn mọc gây đau nhức, sưng tấy.

  • Chườm đá lạnh: Áp dụng chườm lạnh là phương pháp phổ biến để giảm đau và sưng. Điều này được nhiều người ưa chuộng vì việc sử dụng đá lạnh là cách đơn giản, dễ dàng thực hiện và mang lại kết quả tốt.

Bên cạnh đó, hãy trao đổi tình trạng răng khôn với Bác sĩ trong những buổi khám răng định kỳ để Bác sĩ có thể kiểm soát sự phát triển của răng khôn một cách tốt nhất.

Xem thêm: Những lưu ý khi cấy ghép Implant Cấy ghép Implant là gì?

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết liên quan

Mọc răng khôn có nguy hiểm không?

Mọc răng khôn có nguy hiểm không?

Tại sao phải nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm?

Tại sao phải nhổ răng khôn mọc lệch, mọc ngầm?