Nấm lưỡi là gì? Nguyên nhân bị nấm lưỡi ở người lớn

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Nấm lưỡi ở người lớn là bệnh lý răng miệng phổ biến. Bệnh không chỉ gây đau nhức, khó chịu, mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe về lâu dài. Bệnh xuất hiện các triệu chứng làm mất vị giác, chảy máu trong miệng và gây khô miệng,... Để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh nấm lưỡi hiệu quả, Cô Chú, Anh Chị hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Dr. Care. 

Bệnh nấm lưỡi là gì?

Nấm lưỡi ở người lớn là loại bệnh thường gặp do nấm men Candida albicans gây nên. Lúc này, trên bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện nhiều bợn màu trắng phủ lên. Bệnh này không gây nguy hiểm đến Cô Chú, Anh Chị nhưng sẽ bất tiện hơn trong ăn uống và sinh hoạt.

Vậy bệnh nấm lưỡi có gây đau không? Ở trẻ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nấm lưỡi gây đau nhức, khó chịu, làm trẻ bỏ bú, biếng ăn, thậm chí quấy khóc thường xuyên,… Do đó, khi trẻ bị nấm lưỡi cần điều trị kịp thời bởi vì sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt sẽ gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe.

Nấm lưỡi ở người lớn là loại bệnh thường gặp do nấm men Candida albicans gây nên
Nấm lưỡi ở người lớn là loại bệnh thường gặp do nấm men Candida albicans gây nên

Nguyên nhân của bệnh nấm lưỡi

Nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm lưỡi ở người lớn là nấm Candida albicans trong khoang miệng. Bình thường, nấm này không gây bệnh nhưng do một số yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển mạnh, làm suy giảm miễn dịch như: Mất cân bằng độ pH tại niêm mạc hoặc vệ sinh răng miệng không tốt.

Ngoài ra, trường hợp mắc bệnh tiểu đường không được kiểm soát cũng sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng lượng đường trong máu và tạo điều kiện cho nấm Candida albicans phát triển gây nấm lưỡi.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm lưỡi ở người lớn là nấm Candida albicans phát triển mạnh, làm suy giảm miễn dịch
Nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm lưỡi ở người lớn là nấm Candida albicans phát triển mạnh, làm suy giảm miễn dịch

Những dấu hiệu và triệu chứng của nấm lưỡi

Ban đầu, dấu hiệu và triệu chứng của nấm lưỡi ở người lớn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, theo thời gian nấm sẽ phát triển đột ngột và xuất hiện các triệu chứng thường gặp như sau:

Mất vị giác

Nấm lưỡi gây mất vị giác là một trong số những triệu chứng mà Cô Chú, Anh Chị dễ nhận thấy. Lúc này, trong khoang miệng xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, lưỡi xuất hiện các mảng hình tròn màu trắng và nổi cục trong lưỡi, vòm họng, má và cả môi. Đặc biệt, đối với trẻ em, nấm miệng gây mất vị giác gây khó khăn mỗi khi bú, trẻ sẽ trở nên khó chịu và quấy khóc.

Lưỡi có màu đỏ, rát hoặc đau nhức

Lưỡi có màu đỏ, gây rát, đau nhức cũng là dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nấm lưỡi. Trên bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện những mảng loang lổ màu trắng kem, sau đó chuyển thành mảng vàng, xanh, thậm chí có những mảng đen, bị hoại tử trong trường hợp nặng.

Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí trồng răng Implant

 Lưỡi có màu đỏ, gây rát, đau nhức cũng là dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nấm lưỡi
Lưỡi có màu đỏ, gây rát, đau nhức cũng là dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nấm lưỡi

Chảy máu

Khi mắc bệnh nấm lưỡi, nấm sẽ tấn công và làm tổn thương lớp niêm mạc lưỡi gây nhiễm trùng, lở loét, chảy máu. Cô Chú, Anh Chị có thể quan sát thấy các đốm nổi trên lưỡi và vết loét sâu. Điều này sẽ gây chảy máu, nhất là khi chạm vào lưỡi và ăn cay, nóng,...

Bị nứt ở khóe miệng

Khu vực bị nấm lưỡi sẽ khô và tự động bong tróc từ đó lây lan và xuất hiện vết nứt ở khóe miệng gây đau rát khi ăn nhai, nói chuyện. Nếu tình trạng này xuất hiện thì Cô Chú, Anh Chị nên điều trị sớm vì bệnh đã trở nên khá nghiêm trọng, nấm lưỡi sẽ lan rộng khắp khoang miệng và sang các cơ quan khác, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khu vực bị nấm lưỡi sẽ khô và tự động bong tróc từ đó lây lan và xuất hiện vết nứt ở khóe miệng
Khu vực bị nấm lưỡi sẽ khô và tự động bong tróc từ đó lây lan và xuất hiện vết nứt ở khóe miệng

Khó nuốt

Khi mắc bệnh nấm lưỡi, Cô Chú, Anh Chị sẽ cảm thấy đau rát, khó nuốt. Biểu hiện thường thấy là các bợn màu trắng xuất hiện ở trên bề mặt lưỡi và làm ảnh hưởng quá trình ăn uống.

Cảm giác luôn khô miệng

Khô miệng kéo dài là biểu hiện của bệnh nấm lưỡi. Khi miệng ở tình trạng có rất ít hoặc không có nước bọt sẽ gây hôi miệng khiến Cô Chú, Anh Chị mất tự tin khi giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày.

Khô miệng kéo dài là biểu hiện của bệnh nấm lưỡi, gây hôi miệng làm mất tự tin khi giao tiếp
Khô miệng kéo dài là biểu hiện của bệnh nấm lưỡi, gây hôi miệng làm mất tự tin khi giao tiếp

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh nấm lưỡi

Bệnh nấm lưỡi ở người lớn tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì nấm sẽ lây lan ra và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, như là: Suy dinh dưỡng, viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm nấm toàn thân do tự lây nhiễm,...

Đặc biệt, Cô Chú, Anh Chị có hệ miễn dịch yếu thì nấm sẽ dễ lây lan sang và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng tiềm ẩn, gây sốc nhiễm trùng, suy giảm đề kháng, bệnh lý toàn thân, thậm chí tác động đến chất lượng cuộc sống và đe dọa đến tính mạng.

Bệnh nấm lưỡi ở người lớn nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì nấm sẽ lây lan ra và gây nhiễm nấm nặng
Bệnh nấm lưỡi ở người lớn nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì nấm sẽ lây lan ra và gây nhiễm nấm nặng

Chẩn đoán bệnh nấm lưỡi

Khi chẩn đoán bệnh nấm lưỡi ở người lớn, Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, kiểm tra thăm khám lâm sàng từ đó yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm. Những xét nghiệm thường thấy trong 2 trường hợp sau:

Nếu nấm được giới hạn trong miệng

Bệnh nấm lưỡi có thể được phát hiện qua thăm khám lâm sàng với các mảng trắng đặc trưng trong miệng. Bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng, chụp X-quang để kiểm tra vùng lưỡi bị nấm sau đó cạo một phần nhỏ vết sưng từ miệng và gửi phòng thí nghiệm để tìm nấm Candida albicans.

Nếu nấm được giới hạn trong miệng thì Bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng để kiểm tra
Nếu nấm được giới hạn trong miệng thì Bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng để kiểm tra

Nếu nấm có trong thực quản

Nếu nghi ngờ nấm có trong thực quản, Bác sĩ sẽ khám họng qua ống nội soi và dùng tăm bông lấy mẫu ở vị trí nghi ngờ nhiễm nấm để đi làm xét nghiệm. Tuy nhiên, ở một số trường hợp nhất định, Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc chống nấm mà không cần thực hiện xét nghiệm nội soi nhằm đánh giá khách quan hơn các triệu chứng của Cô Chú, Anh Chị.

Nếu nấm có trong thực quản thì Bác sĩ sẽ khám họng qua ống nội soi
Nếu nấm có trong thực quản thì Bác sĩ sẽ khám họng qua ống nội soi

Hướng dẫn cách chăm sóc, phòng ngừa bệnh nấm lưỡi

Việc chăm sóc và phòng ngừa bệnh nấm lưỡi giúp ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh nấm lưỡi ở người lớn sẽ khác với trẻ em và còn phụ thuộc sức khỏe tổng thể, nguyên nhân của nhiễm trùng,...

  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em đang bú sữa mẹ

Trong trường hợp đang cho con bú hoặc trẻ sơ sinh xuất hiện nấm lưỡi thì cách tốt nhất là nên điều trị sớm. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng nấm nhẹ, tính an toàn cao cho em bé và kem chống nấm cho vú.

  • Đối với người lớn khỏe mạnh và trẻ em

Trong trường hợp này, Cô Chú, Anh Chị cần ăn sữa chua không đường hoặc uống viên nang acidophilus để giúp giảm nhiễm trùng. Sữa chua và acidophilus không tiêu diệt nấm nhưng có thể giúp khôi phục lại độ cân bằng trong môi trường miệng. Nếu bệnh vẫn không thuyên giảm thì Bác sĩ sẽ kê toa thuốc chống nấm, dùng thuốc súc miệng và xịt tại chỗ để chống nấm trong những trường hợp nhẹ.

Ngoài ra, khi bị nấm lưỡi ở người lớn và cả trẻ em đều cần có thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng giúp hạn chế sự phát triển của nấm lưỡi.

  • Chế độ dinh dưỡng: Cung cấp lượng nước phù hợp cho cơ thể, bổ sung chất dinh dưỡng, thực phẩm chứa chất đạm, xơ, vitamin nhóm B, vitamin C, hoa quả, rau xanh,...

  • Chế độ sinh hoạt: Cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị bệnh nấm lưỡi. Vệ sinh răng miệng đúng cách, súc miệng thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý giúp cân bằng hệ thống niêm mạc lưỡi. Ngoài ra, Cô Chú, Anh Chị nên bỏ thuốc lá, sử dụng chất kích thích như rượu, bia,...

Đặc biệt, Cô Chú, Anh Chị cần thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng, diễn tiến của bệnh nấm lưỡi để kịp thời điều trị nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Việc chăm sóc răng miệng đúng cách và phòng ngừa bệnh nấm lưỡi giúp ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng gây ảnh hưởng
Việc chăm sóc răng miệng đúng cách và phòng ngừa bệnh nấm lưỡi giúp ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng gây ảnh hưởng

Xem thêm: Trồng răng implant bao nhiêu tiền 1 cái?

Đối tượng nào có nguy cơ mắc phải bệnh nấm lưỡi?

Nấm lưỡi là một bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Dưới đây là một số trường hợp dễ bị nấm men Candida albicans tấn công gây bệnh:

  • Trẻ em, thường là trẻ dưới 1 tuổi do hệ miễn dịch yếu nên khó ngăn chặn được vi khuẩn xâm nhập cơ thể.

  • Những người mắc bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch như: HIV, lao, đái đường,... thường có yếu tố nguy cơ gây nên bệnh nấm lưỡi.

  • Những bệnh nhân hay dùng thuốc corticoid với tần suất thường xuyên, dùng kháng sinh kéo dài.

  • Bệnh nhân ung thư đang sử dụng hóa chất, thiếu máu, bệnh ung thư máu làm suy giảm dòng bạch cầu làm giảm khả năng tấn công các loại vi khuẩn xâm nhập cơ thể.

Trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi do hệ miễn dịch yếu nên thường có nguy cơ mắc bệnh nấm lưỡi
Trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi do hệ miễn dịch yếu nên thường có nguy cơ mắc bệnh nấm lưỡi

Bệnh nấm lưỡi kéo dài bao lâu?

Bệnh nấm lưỡi thường kéo dài sau 1-2 tuần kể từ khi Cô Chú, Anh Chị phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đối với những trường hợp bị nấm lưỡi nhẹ thì chỉ cần bôi thuốc chống nấm trong miệng sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, nấm lưỡi bị tổn thương kéo dài thì nên điều trị bằng thuốc kháng sinh chống nấm cho tới khi khỏi.

Bệnh nấm lưỡi thường kéo dài sau 1-2 tuần kể từ khi phát hiện sớm và điều trị kịp thời
Bệnh nấm lưỡi thường kéo dài sau 1-2 tuần kể từ khi phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Bệnh nấm lưỡi có tự khỏi không?

Nấm lưỡi là một bệnh lý thường gặp do nấm Candida Albicans gây ra nên không thể tự khỏi được. Bởi vì phần “chân nấm” thường cắm sâu vào lớp niêm mạc lưỡi và lây lan một cách nhanh chóng. Do đó, muốn nhanh khỏi bệnh thì Cô Chú, Anh Chị nên thăm khám, sử dụng thuốc kháng sinh chống nấm như Nystatin, diệt sạch các chân nấm bám sâu trong niêm mạc lưỡi và chăm sóc tại nhà một cách phù hợp.

Nấm lưỡi là một bệnh lý thường gặp do nấm Candida Albicans gây ra nên không thể tự khỏi được
Nấm lưỡi là một bệnh lý thường gặp do nấm Candida Albicans gây ra nên không thể tự khỏi được

Bài viết về bệnh nấm lưỡi ở người lớn ở trên đã chia sẻ những nguyên nhân chính gây bệnh và các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa. Hy vọng Cô Chú, Anh Chị sẽ có thêm kiến thức để điều trị nấm lưỡi hiệu quả, an toàn cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề