Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH
CHUYÊN NGÀNH:
Lưỡi nổi mụn thịt xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và là dấu hiệu của khá nhiều bệnh lý như: rối loạn nội tiết tố, thói quen nghiến răng… Hiện tượng này khiến nhiều người lo lắng không rõ đây là bệnh lành tính hay bệnh lý bất thường. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này cùng Dr. Care tìm hiểu cách điều trị lưỡi nổi mụn thịt hiệu quả.
Lưỡi nổi mụn thịt là gì?
Mụn thịt (hay còn gọi là mụn cóc) trên lưỡi thường xuất hiện dưới dạng các u nhú nhỏ, màu sắc giống da niêm hoặc nâu sậm, với kích thước từ 1mm đến 2cm.
Mụn thịt thường tập trung ở những vị trí có đặc tính nóng ẩm của cơ thể như khoang miệng, cuống lưỡi, và dưới lưỡi. Lưỡi nổi mụn thịt thường do nhiều nguyên nhân như viêm nhiễm, rối loạn nội tiết, chấn thương,...
Nguyên nhân lưỡi nổi mụn thịt
Những nguyên nhân phổ biến gây dưới lưỡi nổi cục thịt như: áp lực trên lưỡi, viêm nhiễm, ăn thức ăn quá nóng, sức để khám suy giảm, rối loạn nội tiết tố, thói quen nghiến răng.
Áp lực lên lưỡi
Việc cắn nhầm lưỡi, nhai thức ăn cứng hoặc sử dụng các vật dụng như bàn chải răng cứng. hoặc các khí cụ nha khoa như niềng răng có thể gây ra các vết thương nhỏ và tạo điều kiện cho mụn thịt phát triển, gây đau nhức. Kích ứng kéo dài có thể dẫn đến sự hình thành các khối u thịt gọi là "fibroma"
Viêm nhiễm
Lưỡi nổi mụn thịt do viêm nhiễm là một tình trạng thường gặp, chúng xuất phát từ việc trong khoang miệng, có vi khuẩn gây viêm lợi hoặc viêm nướu. Ngoài ra, virus HPV, virus herpes simplex cũng có thể gây ra viêm nhiễm và nổi mụn thịt.
Ăn thức ăn quá nóng
Ăn thức ăn quá nóng có thể gây ra các tổn thương và viêm nhiễm trong khoang miệng, từ đó dẫn đến việc nổi mụn thịt trên lưỡi. Thức ăn quá nóng có thể làm bỏng niêm mạc lưỡi, gây ra các vết thương nhỏ. Những vết thương này có thể bị nhiễm khuẩn và dẫn đến viêm nhiễm.
Sức đề kháng suy giảm
Sức đề kháng suy giảm có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn thịt trên lưỡi và các vấn đề khác về sức khỏe miệng. Khi hệ miễn dịch yếu, cơ thể trở nên kém hiệu quả trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh, dẫn đến viêm nhiễm và sự phát triển của mụn thịt.
Rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả việc nổi mụn trên lưỡi gây đau rát. Sự thay đổi của hormone, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì, mang thai và mãn kinh, có thể làm thay đổi cách cơ thể phản ứng với vi khuẩn và các yếu tố gây viêm, dẫn đến việc hình thành mụn trên lưỡi.
Xem thêm: Chi phí trồng răng Implant đơn lẻ
Thói quen nghiến răng
Thói quen nghiến răng có thể gây ra tổn thương cơ học cho lưỡi khi răng cọ xát hoặc cắn vào lưỡi, gây ra các vết thương nhỏ. Những vết thương này có thể bị viêm nhiễm và dẫn đến việc hình thành mụn thịt.
>> Có thể bạn quan tâm: Thói quen ngủ nghiến răng là do thiếu chất gì?
Phân loại mụn nổi lưỡi
Mụn nổi lưỡi bao gồm 3 loại: nổi mụn thịt, mụn trắng, mụn nước. Cô Chú, Anh Chị cần theo dõi nội dung dưới đây để nắm được cách phân biệt:
Nổi mụn thịt (lưỡi nổi hạt đỏ)
Mụn thịt là những nốt nhỏ li ti (thường chỉ bằng hạt gạo), nổi trên bề mặt da hoặc bề mặt niêm mạc. Mụn thịt thường có màu sắc tương đồng với màu da hoặc niêm mạc, và thường không gây đau. Tuy nhiên, khi xuất hiện ở các vị trí nhạy cảm như lưỡi hoặc niêm mạc miệng, có thể gây khó chịu và cần được chú ý chăm sóc.
Nổi mụn trắng
Mụn trắng trên lưỡi hay niêm mạc miệng là những nốt mụn nhỏ, màu trắng hoặc màu sáng, xuất hiện trên bề mặt lưỡi hoặc các vùng khác trong miệng. Những mụn này có thể gây khó chịu hoặc đau rát cho người bệnh.
Nổi mụn nước
Mụn nước là các u nước nhỏ, trong suốt hoặc màu trắng, thường xuất hiện trên bề mặt da hoặc niêm mạc. Những nốt mụn này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm cả miệng và lưỡi.
Lưỡi nổi mụn thịt là dấu hiệu nhận biết của những bệnh lý nào?
Việc nổi cục thịt trong miệng cũng có thể là cảnh báo cho những bệnh lý sau: sủi mào gà, u nhú tiền đình Papillomatosis, ung thư khoang miệng, u nang bạch huyết, yếu tố về cơ địa.
Sùi mào gà
Sùi mào gà ở lưỡi là một bệnh lý xã hội nguy hiểm do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra, thường lan truyền qua đường tình dục bằng miệng hoặc tiếp xúc với các vật dụng cá nhân bị nhiễm virus.
Các nốt sùi mào gà có thể xuất hiện tại nhiều khu vực như miệng, lưỡi, vùng kín, hậu môn và các vùng khác của cơ thể. Tại lưỡi, các nốt mụn thịt nhỏ li ti hình thành thành từng cụm, có hình dạng giống như sùi mào gà hoặc súp lơ.
U nhú tiền đình Papillomatosis
U nhú tiền đình Papillomatosis là một căn bệnh lý lành tính, không liên quan đến virus HPV (Human Papillomavirus) như sùi mào gà. Đây là một tình trạng mụn thịt không phải do lây nhiễm qua đường tình dục mà là do sự phát triển quá mức của các tế bào gai dưới lớp biểu bì mô.
Ung thư khoang miệng
Khi nghi ngờ mắc ung thư miệng, Cô Chú, Anh Chị nên để ý xem mình có những biểu hiện này không:
Các nốt mụn thịt không tự khỏi và xuất hiện liên tục ở cùng một vị trí.
Các u nhú có xu hướng phát triển và tăng kích thước dần.
Bao gồm các đốm trắng, đen, đỏ và các tổn thương xơ cứng.
Những triệu chứng này có thể đi kèm với cảm giác đau khi ăn uống.
Đau đớn hoặc khó chịu trong miệng khi ăn hoặc nuốt.
Sự tăng tiết nước bọt mà không có nguyên nhân rõ ràng.
U nang bạch huyết
U nang bạch huyết là một bệnh lý phổ biến, thường gặp trên lưỡi và cũng có thể xuất hiện ở các vùng khác như cổ họng và đầu. Những u nang này thường có màu trắng, nhỏ, và mọc riêng lẻ. Có thể xuất hiện dưới dạng các u nhú hay mụn thịt. Khi u nang bạch huyết phát triển, có thể gây ra cảm giác đau nhức, đặc biệt khi ăn uống hay nuốt.
Yếu tố về cơ địa
Yếu tố cơ địa là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của cơ thể con người. Lưỡi nổi mụn thịt có thể xuất phát do cơ địa. Đây là những đặc điểm di truyền và sinh lý của mỗi người, gồm các yếu tố sau đây: di truyền, sinh lý học, môi trường và lối sống, bệnh lý.
Cách điều trị lưỡi nổi mụn thịt
Có rất nhiều cách điều trị lưỡi nổi mụn thịt như: vệ sinh răng miệng, xây dựng khẩu phần ăn khoa học, điều trị ngoại khoa, không sử dụng thực phẩm bị dị ứng.
Vệ sinh răng miệng
Đảm bảo vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các vùng khó tiếp cận. Vệ sinh miệng thường xuyên giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và giữ vệ sinh miệng tốt.
Xây dựng khẩu phần ăn khoa học
Ăn uống lành mạnh và cân bằng, bao gồm nhiều rau quả và các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ sức khỏe miệng. Tránh thực phẩm có đường và các loại đồ ăn nhanh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm tổn thương lưỡi.
Điều trị ngoại khoa
Nếu các mụn thịt trên lưỡi gây khó chịu và không tự khỏi, Cô Chú, Anh Chị nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp y tế khác phù hợp.
Súc miệng bằng nước ấm
Sử dụng nước ấm để súc miệng thường xuyên có thể giúp giảm cảm giác khó chịu và làm sạch vùng lưỡi mà không gây kích ứng.
Không sử dụng thực phẩm bị dị ứng
Nếu Cô Chú, Anh Chị có các dấu hiệu dị ứng với các loại thực phẩm cụ thể, hạn chế hoặc tránh xa các loại này có thể giúp giảm nguy cơ phản ứng dị ứng và làm giảm các vấn đề về lưỡi.
Một số câu hỏi về tình trạng lưỡi nổi mụn thịt
Khi dưới lưỡi nổi cục thịt, có rất nhiều thắc mắc xung quanh tình trạng này, một số câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề này bao gồm:
Cục thịt màu đỏ nổi dưới lưỡi là bệnh gì?
Nếu dưới lưỡi nổi cục thịt đỏ đây đích thị là biểu hiện của bệnh sùi mào gà, bên cạnh đó còn những dấu hiệu như: các nốt mụn thịt ban đầu có kích thước nhỏ, màu hồng hoặc đỏ và thường mọc tách biệt từng đám. Sau một thời gian, các mụn thịt có thể phát triển lớn hơn và biến thành các u nhú, sùi mào gà. Những u nhú và sùi này thường có thể lan rộng và gây khó chịu. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như lưỡi, cổ họng, vùng sinh dục (đàn ông và phụ nữ) và các vùng khác của cơ thể.
Dưới lưỡi nổi mụn thịt màu trắng là bệnh gì?
Những nốt u nhú màu trắng, nhỏ thường xuất hiện ở trong miệng hoặc cổ họng là biểu hiện của bệnh u nang bạch huyết.
Triệu chứng lưỡi nổi mụn thịt có phải là dấu hiệu của ung thư miệng?
Các u nang dưới lưỡi thường là các u nhú lành tính (không nguy hiểm) và có thể tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu những u nhú này vẫn không biến mất sau khoảng thời gian dài hoặc gây ra khó khăn trong việc nói chuyện, nuốt và nhai, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề nghiêm trọng hơn như ung thư miệng.
Dị ứng thực phẩm làm sưng nhú lưỡi không?
Dị ứng thực phẩm có thể gây ra các phản ứng như sưng nhú lưỡi hoặc các nang dưới lưỡi bị kích ứng. Những dấu hiệu này thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với thực phẩm dị ứng và có thể đi kèm với các triệu chứng khác như ngứa, phát ban, khó thở.
Tình trạng lưỡi nổi mụn thịt thường không phổ biến nên gây tâm lý hoang mang cho người bệnh. Nếu Cô Chú, Anh Chị áp dụng các biện pháp như vệ sinh răng miệng, xây dựng khẩu phần ăn khoa học, súc miệng bằng nước ấm mà không khỏi thì đừng quá lo lắng, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.