Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH
CHUYÊN NGÀNH:
Đau rát lưỡi kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như nấm lưỡi, trầm cảm, nhiễm trùng khoang miệng hay rối loạn thần kinh. Tuy nhiên, nhiều người lại bỏ qua dấu hiệu này cho tới khi chúng trở nên nghiêm trọng và khó chữa hơn. Cùng nha khoa Dr.Care tìm hiểu về nguyên nhân cũng như phương án điều trị hiệu quả lưỡi đau rát.
Rát lưỡi là cảm giác nóng rát và khó chịu xảy ra đột ngột trên lưỡi. Mặc dù tình trạng không nguy hiểm nhưng có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và khó khăn khi ăn uống.
Đau rát lưỡi kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như nấm lưỡi, trầm cảm, nhiễm trùng khoang miệng hay rối loạn thần kinh. Tuy nhiên, nhiều người lại bỏ qua dấu hiệu này cho tới khi chúng trở nên nghiêm trọng và khó chữa hơn. Cùng nha khoa Dr.Care tìm hiểu về nguyên nhân cũng như phương án điều trị hiệu quả lưỡi đau rát.
Rát lưỡi là bệnh gì?
Rát lưỡi không phải là một loại bệnh riêng biệt, mà là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe răng miệng hay tình trạng sức khỏe chung. Hiện tượng này thường xuất hiện đột ngột và gây cảm giác nóng rát, ngứa rát trên lưỡi, mặc dù không có sự kích thích hay tổn thương nào trên vùng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, tình trạng này còn làm ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh như nướu, lưỡi, vòm miệng và có thể lan tỏa toàn bộ miệng.
Cảm giác nóng rát sẽ tập trung chủ yếu tại phần trước miệng, mặt trong của môi và làm ảnh hưởng đến vị giác, khiến người bệnh ngứa, rát xót khi nhai. Một số triệu chứng bị rát lưỡi có thể gặp như:
Một cảm giác đau rát trên lưỡi bỗng nhiên xuất hiện, lan rộng và ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Cơn đau ban đầu chỉ tập trung ở lưỡi, sau đó lan sang môi, má, nướu,...
Tê ngứa, châm chích ở khoang miệng.
Luôn cảm giác khát nước, khô và đắng miệng,
Bị mất vị giác tạm thời, gặp khó khăn trong ăn uống và đôi khi có thể sụt cân nếu không điều trị sớm.
Triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn sau khi người bệnh thức dậy vào buổi sáng. Một số trường hợp sẽ biến mất sau vài ngày, nhưng cũng có trường hợp sẽ kéo dài vài tháng đến vài năm. Sau đó, tiếp tục tái phát và lặp lại nhiều lần. Do đó, Cô Chú, Anh chị cần xác định đúng nguyên nhân gây rát lưỡi và điều trị một cách hợp lý.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rát lưỡi
Tình trạng lưỡi bị tê rát xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể là do các tác nhân từ môi trường hoặc do bệnh lý trong cơ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến triệu chứng rát lưỡi như:
Mất nước
Khi cơ thể thiếu nước, tuyến nước bọt hoạt động kém hiệu quả và giảm sản xuất nước bọt. Dẫn đến tình trạng vùng họng bị khô, bỏng rát và dễ bị kích ứng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra rát lưỡi, thường gặp ở những người vận động nhiều, thường ra nhiều mồ hôi hoặc uống ít nước.
Viêm gai lưỡi
Viêm gai lưỡi hay còn gọi là viêm papilla lưỡi, là một tình trạng viêm nhiễm các gai nhỏ nhọn trên lưỡi. Khi bị viêm, gai lưỡi sưng to, đỏ và có thể xuất hiện các mủ trắng, chúng bắt đầu cọ xát vào nhau và vào niêm mạc lưỡi, gây ra cảm giác nóng rát, khó chịu.
Bệnh lý này thường đi kèm với các triệu chứng như khô miệng, thay đổi vị giác, mùi hôi miệng...Và những thay đổi này cũng góp phần làm tăng cảm giác rát lưỡi.
Viêm lưỡi bản đồ
Viêm lưỡi bản đồ (Geographic tongue) là một tình trạng lành tính, lúc này bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện các mảng trắng hoặc đỏ, tạo thành hình dạng bản đồ. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng bệnh có thể gây ra một số triệu chứng khó chịu như rát lưỡi và khô miệng.
Nấm lưỡi
Nhiễm nấm lưỡi cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên triệu chứng lưỡi rát đau. Đặc biệt là nấm Candida Albicans, chúng sinh trưởng và tích tụ trên niêm mạc miệng, sẽ xuất hiện các tổn thương ở lưỡi và mặt trong má cùng những vệt màu trắng kem. Từ đó gây ra hiện tượng đau rát đầu lưỡi. Hơn nữa, còn kèm theo các triệu chứng như mất vị giác, vùng má bị nứt đỏ,...
Trầm cảm
Trầm cảm gây ra sự rối loạn chức năng hệ thần kinh và ảnh hưởng chức năng tuyến nước bọt, làm giảm tiết nước bọt. Trong khi đó, nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc làm ẩm miệng, bôi trơn lưỡi và hỗ trợ tiêu hóa. Khi thiếu nước bọt, lưỡi có thể bị khô và rát.
Ngoài ra, trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng đến cách bộ não tiếp nhận và xử lý thông tin giác cảm, khiến người bệnh cảm thấy nhạy cảm hơn với các kích thích, bao gồm cả cảm giác nóng rát trên lưỡi.
Rối loạn thần kinh
Dây thần kinh cảm giác chịu trách nhiệm truyền tín hiệu từ lưỡi đến não bộ. Khi dây thành kinh bị tổn thương, chúng có thể gửi tín hiệu sai lệch đến não bộ, khiến người bệnh cảm thấy rát lưỡi mặc dù không có tổn thương thực tế nào trên lưỡi.
Ngoài ra, một số rối loạn thần kinh cũng khiến lưỡi trở nên nhạy cảm hơn với các kích thích thông thường, chẳng hạn như nhiệt độ, thức ăn hoặc đồ uống. Điều này sẽ dẫn đến cảm giác lưỡi tê rát dù những kích thích này không gây hại cho lưỡi.
Thói quen nghiến răng
Thói quen nghiến răng khiến các cơ mặt, đặc biệt là phần cơ hàm phải hoạt động quá sức, dẫn đến căng thẳng, mỏi nhức cơ và thậm chí đau đầu. Căng thẳng cơ mặt cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra rối loạn chức năng tiết nước bọt, khiến người bệnh bị khô miệng và làm tăng cảm giác rát lưỡi.
Thiếu vitamin
Vitamin B đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, bảo vệ các dây thần kinh và mô bên trong miệng. Nên khi cơ thể thiếu hụt vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 (cobalamin), có thể dẫn đến tổn thương các mô và làm viêm dây thần kinh. Từ đó gây cảm giác khô rát và ngứa miệng. Ngoài ra, khi thiếu vitamin B cũng đi kèm với một số triệu chứng khác như thiếu máu, mệt mỏi và yếu cơ.
U lưỡi
Khi khối u xuất hiện sẽ gây tê cứng và đau rát vùng lưỡi, cảm giác này sẽ tăng lên khi nhai, nuốt hoặc nói chuyện. Đôi khi còn xuất hiện tình trạng chảy máu bất thường. Do đó, khi thấy triệu chứng rát lưỡi kéo dài, nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị cụ thể.
Dị ứng thực phẩm
Khi cơ thể tiếp xúc với thực phẩm dị ứng, hệ miễn dịch sẽ nhầm lẫn nó là chất độc hại và sản xuất ra các kháng thể IgE để tấn công. Lúc này các tế bào mast trong lưỡi sẽ giải phóng histamin và các chất trung gian hóa học khác để chống lại. Từ đó gây ra các triệu chứng như: ngứa, sưng tấy, nóng rát, đỏ lưỡi. Rát lưỡi thường là một trong những triệu chứng đầu tiên và có thể xuất hiện trong vài phút sau khi ăn.
[cta-insite]
Thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng đến độ pH trong khoang miệng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến các vấn đề về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, nấm lưỡi...
Răng bị gãy cắn vào lưỡi
Khi răng chỉ sứt mẻ nhỏ, không sắc nhọn, ít khả năng gây cắn vào lưỡi, lúc này tình trạng rát lưỡi thường nhẹ và thoáng qua. Mặt khác, nếu răng bị gãy răng nặng, mẻ lớn, sắc nhọn, thì rất dễ cắn vào lưỡi và gây tổn thương lên lưỡi.
Rát lưỡi, khô miệng được chẩn đoán như thế nào?
Việc chẩn đoán cc tình trạng rát lưỡi khô miệng sẽ không dựa vào xét nghiệm đặc hiệu nào. Mà thay vào đó các bác sĩ sẽ dựa trên tiền sử bệnh, từng dùng thuốc và các biểu hiện, triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải. Cụ thể như:
Bỏng rát ở lưỡi, nướu
Bác sĩ sẽ dựa vào đặc điểm và mức độ triệu chứng nóng rát để chẩn đoán chính xác tình hình.
Mức độ:
Nhẹ: Cảm giác nóng rát thoáng qua, thường sau khi ăn thức ăn cay nóng hoặc uống đồ uống có ga.
Nặng: Cảm giác nóng rát dai dẳng, lan rộng ra nướu, má, họng, ảnh hưởng đến ăn uống và nói chuyện.
Đặc điểm:
Đau nhức: Cảm giác nhức nhối, râm ran trên lưỡi, nướu.
Châm chích: Cảm giác như bị kim châm, dao cắt trên lưỡi, nướu.
Tê bì: Lưỡi, nướu mất cảm giác và tê liệt.
Màu sắc lưỡi bị thay đổi
Dựa vào sự thay đổi màu sắc trên lưỡi để chẩn đoán rát lưỡi và nguyên nhân gây ra, ví dụ như:
Màu trắng:
Bề mặt lưỡi: Do nấm miệng, thiếu vitamin B12 hoặc thiếu kẽm.
Mảng trắng: Do nấm lưỡi bản đồ hoặc viêm lưỡi do nấm Candida.
Màu đỏ:
Toàn bộ lưỡi: Do thiếu vitamin B12, thiếu máu hoặc gặp phải hội chứng nóng rát miệng (BMS).
Vùng lưỡi: Có thể nguyên nhân từ bệnh lý viêm lưỡi bản đồ, viêm gai lưỡi hoặc ung thư lưỡi.
Xuất hiện tình trạng viêm nhiễm ở lưỡi, nướu
Để chẩn đoán chính xác tình trạng khô miệng, tê rát lưỡi. Bác sĩ sẽ kiểm tra và hỏi người bệnh có xuất hiện triệu chứng viêm nhiễm ở lưỡi, nướu không? Một số biểu hiện có thể gặp phải như lưỡi, nướu bị sưng to, ấn vào đau nhức, đôi khi chảy máu nhẹ khi đánh răng. Vết loét có thể kéo dài và kèm theo đau rát.
Bề mặt lưỡi bị thay đổi
Tình trạng rát lưỡi có thể được chẩn đoán chính xác nhờ vào sự thay đổi trên bề mặt lưỡi như:
Nứt nẻ: Lưỡi xuất hiện các vết nứt, rãnh và gây đau rát khi ăn uống.
Gai lưỡi: Xuất hiện những gai nhỏ nhọn trên bề mặt lưỡi sưng và gây đau rát.
Lưỡi bản đồ: Bề mặt lưỡi có các mảng trắng hoặc đỏ, tạo thành hình dạng bản đồ.
Khó ăn uống, nói chuyện
Nếu bị rát lưỡi, người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát, khó chịu ở lưỡi khiến việc ăn uống, nói chuyện khó khăn, đặc biệt là thức ăn cay nóng, cứng. Đồng thời, còn có thể mất vị giác hay vị giác nhạy cảm hơn với thức ăn cay nóng, chua hoặc đắng.
Xuất hiện vị lạ trong miệng
Vị lạ trong miệng như vị kim loại có thể do thiếu kẽm, tác dụng phụ của thuốc hoặc vệ sinh răng miệng kém. Vị đắng đôi khi là vì nấm lưỡi, tiêu hóa kém hoặc gặp bệnh lý gan mật. Vị chua thường do trào ngược axit dạ dày thực quản.
Chảy máu lưỡi
Chảy máu lưỡi bất thường ở lưỡi khi đánh răng hoặc tự nhiên thường là dấu hiệu để chẩn đoán tình trạng lưỡi bị tê rát.
Bên cạnh đó, để chẩn đoán chính xác nhất, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng:
Sinh thiết: Lấy dịch từ khoang miệng nếu bác sĩ nghi ngờ có tế bào bất thường phát triển như tế bào ung thư.
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu, điện giải đồ, vitamin B12, axit folic... để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể và tìm kiếm các nguyên nhân tiềm ẩn như thiếu vitamin, thiếu máu...
Xét nghiệm vi sinh: Lấy mẫu tế bào từ lưỡi để xét nghiệm nấm, vi khuẩn...
Bị rát lưỡi nên làm gì?
Cảm giác nóng rát ở lưỡi có thể khiến nhiều người khó chịu và muốn tìm ra giải pháp cải thiện tình trạng này nhanh chóng. Dưới đây là một số phương pháp giúp làm giảm bớt và ngăn ngừa triệu chứng trầm trọng hơn:
Vệ sinh răng miệng
Duy trì thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn và súc miệng thường xuyên để ngăn vi khuẩn tích tụ, đồng thời giảm kích ứng đau rát lưỡi và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý về răng miệng.
Sử dụng baking soda
Để giảm đau và sưng tấy ở lưỡi, Cô Chú, Anh Chị hãy súc miệng với hỗn hợp nước ấm và baking soda. Cách làm khá đơn giản, chỉ cần hòa tan một thìa cafe baking soda trong ½ cốc nước ấm. Súc miệng bằng dung dịch này để giảm bớt sự khó chịu và ngăn tình trạng diễn biến nặng hơn.
Súc miệng bằng nước muối
Muối là nguyên liệu từ tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sẽ giúp người bệnh giảm viêm, giảm đau và ngăn ngừa vấn đề về răng miệng. Cô chú, Anh Chị hãy hòa tan 1 muỗng cà phê muối với một cốc nước ấm và súc miệng mỗi ngày. Ngoài ra, có thể tìm mua chai nước muối ở nhà thuốc để sử dụng.
Hạn chế ăn nhiều đồ nóng, cay
Khi gặp tình trạng đau rát lưỡi, người bệnh nên chọn thực phẩm nhạt, mềm như các món hầm hoặc súp để giảm kích ứng. Hạn chế ăn đồ cay nóng và tính acid vì có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng và kéo dài sự khó chịu.
Bị tình trạng rát lưỡi, khi nào nên gặp bác sĩ?
Khi những cơn đau rát lưỡi, khô miệng ngày càng nặng, dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm, mặc dù đã áp dụng các biện pháp kể trên. Thì người bệnh nên tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đánh giá liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm bào không?
Tuyệt đối không nên chủ quan với bất cứ thay đổi nào trên cơ thể, vì có thể là biểu hiện của căn bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là một số triệu chứng sau:
Xuất hiện các mảng trắng và vết loét trong khoang miệng
Bắt đầu sốt cao khi bị rát lưỡi
Nóng rát lưỡi xảy ra trong thời gian dài
Gặp khó khăn khi ăn và giao tiếp.
Một số câu hỏi về tình trạng đau lưỡi bị rát
Bị đau rát lưỡi do răng bị gãy cắn vào lưỡi thì nên làm gì?
Tình trạng đau rát lưỡi do răng gãy cắn vào lưỡi gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Để xử lý tình trạng này, Cô Chú, Anh Chị có thể thực hiện theo các bước sau:
Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước lọc để súc miệng nhằm loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn ra khỏi khoang miệng.
Dùng túi chườm đá hoặc khăn lạnh chườm lên vùng lưỡi bị đau rát để giảm sưng tấy và giảm đau.
Ưu tiên thức ăn mềm, dễ nuốt và không gây kích ứng lưỡi.
Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên để loại bỏ thức ăn thừa và vi khuẩn trong khoang miệng.
Đồng thời, cần đi khám nha sĩ để kiểm tra và xử lý răng bị gãy. Bác sĩ nha khoa sẽ mài nhẵn mép răng gãy và thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp để tránh cắn vào lưỡi.
Cách xử lý cầm máu khi chảy máu ở lưỡi
Khi bị chảy máu lưỡi, việc đầu tiên cần làm là bình tĩnh và cầm máu ngay lập tức. Để cầm máu, Cô Chú, Anh Chị có thể dùng bông y tế hoặc khăn sạch, rồi ấn nhẹ lên vị trí chảy máu trong vài phút cho tới khi máu ngừng chảy. Nếu là vết thương nhỏ, máu sẽ giảm sau vài phút. Nên đến khi máu ngừng chảy mới lấy bông ra.
Ngoài ra, người bị chảy máu lưỡi có thể dùng đá lạnh để chườm lên vết thương. Điều này sẽ giúp các mạch máu co lại và giảm chảy máu bên ngoài.
Tình trạng rát lưỡi kéo dài thì nên làm gì?
Nếu tình trạng rát lưỡi kéo dài hoặc trầm trọng hơn, người bệnh nên đi tới bệnh viện để được bác sĩ khám và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, giảm đau hoặc nước súc miệng để giải quyết vấn đề.
Đau rát lưỡi là một tình trạng phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống và giao tiếp hàng ngày. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp Cô Chú, Anh Chị giảm đau và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Ngay cả khi triệu chứng không nghiêm trọng, thì cũng không nên chủ quan mà hãy khám và điều trị sớm.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.