Lưỡi bị nứt là bệnh gì? Có nguy hiểm không và cách khắc phục thế nào?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Lưỡi bị nứt hầu như thể hiện rõ ràng ở trẻ sơ sinh. Theo các chuyên gia sức khỏe, nứt lưỡi thường vô hại nhưng trong một số trường hợp, nó có thể liên quan đến một hội chứng hoặc tình trạng tiềm ẩn nào đó như bệnh lưỡi bản đồ, suy dinh dưỡng hoặc hội chứng Down,...

Lưỡi bị nứt là bệnh gì? Có nguy hiểm không và cách khắc phục thế nào?

Lưỡi bị nứt là tình trạng xuất hiện các vết rạn, rãnh và khe nứt trên đầu và mặt trên của lưỡi, khiến nhiều người cảm thấy đau rát và khó chịu.

Lưỡi bị nứt hầu như thể hiện rõ ràng ở trẻ sơ sinh. Theo các chuyên gia sức khỏe, nứt lưỡi thường vô hại nhưng trong một số trường hợp, nó có thể liên quan đến một hội chứng hoặc tình trạng tiềm ẩn nào đó như bệnh lưỡi bản đồ, suy dinh dưỡng hoặc hội chứng Down,...

Lưỡi bị nứt là gì?

Lưỡi bị nứt là bệnh gì? Thực tế, nứt lưỡi là một vấn đề sức khỏe gây ảnh hưởng lên bề mặt lưỡi, nhưng không gây ra tình trạng sức khỏe quá lo ngại. Lưỡi bình thường sẽ có bề mặt bằng phẳng, nhưng không biết nguyên nhân do đâu, mà có thể xuất hiện một hoặc nhiều đường nứt sâu dọc chiều dài lưỡi, khiến lưỡi giống như có nếp nhăn.

Các vết tổn thương có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên lưỡi như ở đầu lưỡi, hai bên rìa hoặc mặt dưới lưỡi. Chúng có kích thước cũng như độ sâu khác nhau. Lưỡi nứt không phải là tình trạng hiếm gặp, trên thế giới có khoảng 5% dân số toàn cầu mắc hiện tượng này. Trong đó, nó xuất hiện và phát triển trong giai đoạn trẻ sơ sinh hoặc 1 – 5 tuổi khá nhiều.

Lưỡi bị nứt là gì?
Lưỡi bị nứt là tình trạng phổ biến và có thể gây đau đớn khi nói

Hiện nay, dựa vào tính nghiêm trọng và độ sâu của vết nứt mà bác sĩ có thể phân loại mức độ bệnh nứt lưỡi như sau:

  • Lưỡi bị nứt ở mức độ nhẹ: Vết nứt nông trên bề mặt lưỡi trông như các vết khô trên da, vết xước nhẹ, thường chỉ xuất hiện ở phần trước hoặc hai bên lưỡi.

  • Lưỡi nứt mức độ vừa: Vết nứt sâu hơn, kéo dài trên bề mặt lưỡi và đôi khi bị chảy máu nhẹ.

  • Nứt lưỡi độ nặng: Lúc nãy, lưỡi đã bị chia cắt thành nhiều mảng biệt lập bởi những rảnh rất sâu hoặc sẽ xuất hiện triệu chứng viêm loét, gây đau đớn và rát buốt khi ăn uống và nói chuyện.

Triệu chứng của bệnh nứt lưỡi?

Các triệu chứng của bệnh nứt lưỡi thường rõ ràng nên có thể nhận biết thông qua tình trạng ở lưỡi, điển hình như:

Nứt nẻ trên bề mặt lưỡi

Đây là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất của bệnh nứt lưỡi. Các vết nứt có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên lưỡi nhưng thường ở trên bề mặt lưỡi, sâu và chia lưỡi thành nhiều phần. Kích thước và độ sâu của vết nứt cũng có thể khác nhau.

Viêm sưng vùng lưỡi bị nứt

Do bị kích ứng và khó vệ sinh, các vết nứt trên lưỡi có thể bị viêm và sưng tấy. Triệu chứng này thường đi kèm với cảm giác đau rát và khó chịu.

Nóng, rát lưỡi khi ăn

Các vết nứt có thể tiếp xúc trực tiếp với gia vị và thức ăn cay nóng gây cảm giác đau đớn, nóng rát và khó chịu khi ăn.

Hôi miệng

Thức ăn và vi khuẩn dễ dàng bám vào các khe nứt trên lưỡi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây hôi miệng.

Xem thêm: Chi phí trồng răng implant so với các phương pháp khác

Triệu chứng của bệnh nứt lưỡi?
Hôi miệng là triệu chứng thường gặp khi bị nứt lưỡi

Khó nuốt khi ăn

Trong trường hợp nặng, các vết nứt sâu có thể gây đau đớn khi nuốt và khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống.

Một số bệnh lý khác về lưỡi

Ngoài nứt lưỡi, một số bệnh lý khác cũng có thể gây ảnh hưởng đến lưỡi và làm thay đổi màu sắc, hình dạng hoặc xuất hiện các tổn thương trên lưỡi.

Viêm lưỡi có dạng hình bản đồ

Đây là một tình trạng rối loạn lành tính, gây ảnh hưởng tới bề mặt lưỡi. Lưỡi sẽ bắt đầu xuất hiện các mảng trắng hồng, nhẵn, sưng nhẹ, tạo thành hình dạng giống như bản đồ. Các mảng này có thể thay đổi vị trí và kích thước theo thời gian. Chúng thường không gây đau đớn, nhưng một số trường hợp có cảm thấy rát hoặc ngứa nhẹ. Nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa được biết, nhưng có thể liên quan đến các yếu tố di truyền, stress hoặc thiếu vitamin.

Loét lưỡi do Apthes

Là một tổn thương gây đau rát, khó chịu cho người bệnh mỗi khi ăn thức ăn cay nóng hoặc nhiều axit. Các vết loét thường nông, tròn, màu trắng hoặc vàng, có viền đỏ xung quanh lưỡi, má hoặc môi. Nguyên nhân gây ra tình trạng này được báo cáo là do di truyền, chấn thương cơ học, thuốc lá hoặc thiếu máu.

Tổn thương lưỡi dạng bạch sản

Bệnh lý này đặc trưng bởi những mảng mảng trắng dày hoặc xám bám chặt trên lưỡi, má hoặc môi. Các mảng có thể sần sùi hoặc nhẵn mịn, không gây hại nhưng nếu nghiễm trong có thể dẫn tới nhiều hệ lụy.

Triệu chứng xảy ra thường không gây đau đớn, nhưng một số người có thể cảm thấy rát hoặc ngứa nhẹ. Nguyên nhân được biết đến như do thuốc lá, sử dụng rượu bia quá nhiều, vệ sinh răng miệng kém, cọ xát lưỡi thường xuyên do răng hô hoặc móm.

Một số bệnh lý khác về lưỡi
Tổn thương lưỡi dạng bạch sản là một bệnh lý khác về lưỡi

Ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi là một bệnh lý nguy hiểm, thường gặp ở những người trên 50 tuổi. Đây là tình trạng biến đổi ác tình của biểu mô phủ lưỡi hoặc những mô liên kết cấu trúc ở lưỡi. Bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện các vết loét, khối u hoặc các mảng trắng đỏ trên lưỡi. Các tổn thương này thường không lành và có thể chảy máu, khiến người bệnh bị giảm cân, đau rát hay khó nuốt. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là hút thuốc, sử dụng rượu bia, nhiễm nhiễm virus HPV.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt lưỡi

Theo các chuyên gia y tế, có nhiều yếu tố gây ra tổn thương và làm nứt lưỡi như do yếu tố di truyền, mắc một số hội chứng hoặc gặp vấn đề sức khỏe, cụ thể như:

Nứt lưỡi bẩm sinh

Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh nhưng theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng lưỡi bị nứt có thể do bẩm sinh, di truyền từ ông bà, cha mẹ. Người có tiền sử gia đình từng có người mắc bệnh nứt lưỡi thì nguy cơ cao hơn bình thường từ 5 - 10 lần. Khi gen đột biến sẽ làm thay đổi cấu trúc và chức năng của lưỡi, khiến cho cấu trúc lớp biểu bảo vệ lưỡi yếu đi, dễ bong tróc và nứt.

Hội chứng Down và Melkersson – Rosenthal

Những người mắc hội chứng Down hoặc Melkersson – Rosenthal cũng có nguy cơ cao bị nứt lưỡi do đột biến gen, dẫn tới rối loạn chức năng hình thành lớp sừng bảo vệ. Cụ thể, hội chứng Down là hội chứng có 3 nhiễm sắc thể 21, một tình trạng di truyền gây nhiều khiếm khuyết về tinh thần và thể chất. Do đó, người bệnh sẽ phải trải qua các vấn đề liên quan đến răng miệng như nứt lưỡi. Melkersson – Rosenthal là bệnh lý hiếm gặp nhưng khi mắc phải sẽ gây triệu chứng liệt mặt, lưỡi bị nứt, sưng môi trên,...

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt lưỡi
Hội chứng down là nguyên nhân phổ biến gây nứt lưỡi

Thiếu dinh dưỡng

Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt vitamin nhóm B và khoáng chất là một trong những nguyên nhân chính gây lưỡi nứt. Bởi chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình duy trì sức khỏe và chức năng tế bào. Điển hình như:

  • Vitamin nhóm B: Giúp hình thành tế bào mới cho niêm mạc miệng nên khi cơ thể thiếu hụt B2, B3, B6, B12 sẽ làm teo mỏng niêm mạc và gây bong tróc, nứt đau.

  • Sắt: Thiếu sắt dẫn đến tình trạng giảm tưới máu cho các mô, khiến lưỡi khô và nứt nẻ.

  • Kẽm: Kẽm có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng nên khi thiếu kẽm sẽ khiến quá trình tái tạo niêm mạc bị chậm và dễ viêm nhiễm.

  • Axit folic: Thiếu axit folic sẽ làm chậm quá trình làm lành vết thương, bởi nó có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và sửa chữa DNA cho tế bào.

Điều kiện chăm sóc răng miệng

Thói quen vệ sinh răng miệng không tốt là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng nứt lưỡi. Khi không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, thức ăn và vi khuẩn sẽ dễ dàng tích tụ trong các khe nứt trên lưỡi, dẫn đến viêm nhiễm và khiến các vết nứt trở nên sâu hơn.

Đánh răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng có thể làm tổn thương lưỡi, khiến lưỡi dễ bị nứt hơn. Đồng thời, nếu không sử dụng nước súc miệng thường xuyên cũng làm giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn trong miệng và tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướusâu răng.

U hạt dị ứng

U hạt dị ứng là một nguyên nhân ít người chú ý. Khi Cô Chú, Anh Chị tiếp xúc nhiều với các chất dị ứng như phấn hoa, bụi, chất hóa học thì lưỡi có thể phản ứng bằng cách sưng lên và nhạy cảm. Những vết nứt bắt đầu xuất hiện và gây đau rát.

Mắc bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến khiến cơ thể sản xuất quá nhiều tế bào da, dẫn đến tình trạng da dày, sưng đỏ và bong tróc. Lưỡi cũng là một phần của da, do đó nó cũng có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình này.

Lưỡi bị nứt còn có thể do bệnh vẩy nến

Xem thêm: Trồng răng implant toàn hàm giá bao nhiêu?

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh nứt lưỡi

Mặc dù bệnh nứt lưỡi được xem là một tình trạng lành tính, nhưng Cô Chú, Anh Chị có thể thực hiện một số biện pháp sau để giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế triệu chứng khó chịu.

Đánh răng mỗi ngày

Nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride. Sau khi ăn nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa giữa các kẽ răng. Súc miệng bằng nước súc muối 1 - 2 lần mỗi ngày để kháng khuẩn. Ngoài ra có thể vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ cạo lưỡi hoặc khăn mềm sau khi đánh răng.

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh nứt lưỡi
Nên đánh răng kỹ lưỡng để phòng ngừa bệnh nứt lưỡi

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Nứt lưỡi có thể do thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất thiết yếu. Do vậy, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng rất trong việc phòng ngừa tình trạng này. Ví dụ như:

  • Vitamin B12: Có trong thịt bò, thịt gà, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa.

  • Vitamin A: Chứa nhiều trong gan, cá béo, khoai lang, cà rốt và rau bina.

  • Vitamin C: Trong trái cây họ cam quýt, ớt chuông, bông cải xanh và dâu tây.

  • Sắt: Có ở thịt bò, thịt gà, cá, rau lá xanh, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.

  • Kẽm: Có nhiều trong thịt bò, thịt gà, hải sản, các loại đậu và hạt bí ngô.

Thay đổi thói quen xấu

Nên hạn chế ăn thức ăn cay nóng, mặn, chua vì có thể kích thích lưỡi và làm trầm trọng thêm các triệu chứng nứt lưỡi. Không nên uống ít nước, không sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá hoặc uống rượu bia. Vì sẽ làm khô miệng và kích thích lưỡi.

Có thể bạn quan tâm: Cắm Implant có được sử dụng rượu bia, thuốc lá

Khám nha khoa định kỳ

Nên khám nha khoa định kỳ 2 lần trong năm để được các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục sớm những bệnh lý có liên quan tới răng miệng.

Bị nứt lưỡi có nguy hiểm không?

Lưỡi bị nứt thường không nguy hiểm, đây là một tình trạng lành tính, chỉ ảnh hưởng đến bề mặt lưỡi và hiếm khi gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể gặp các triệu chứng khó chịu như:

  • Nhạy cảm với thức ăn cay nóng, mặn hoặc chua

  • Ngứa rát và đau lưỡi

  • Khó khăn khi nhai do thức ăn mắc kẹt trong các vết nứt

  • Khô miệng, khó nói chuyện.

Nếu không chăm sóc kỹ lưỡng và điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như viêm nhiễm, khó thở hoặc nhiễm trùng.

Bị nứt lưỡi có nguy hiểm không?
Lưỡi bị nứt là tình trạng không nguy hiểm và lành tính

Một số câu hỏi vệ bệnh nứt lưỡi

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về bệnh nứt lưỡi, được nhiều người bệnh thắc mắc và muốn có lời giải đáp cụ thể:

Vì sao nứt lưỡi gây tình trạng hôi miệng?

Khi lưỡi bị nứt, thức ăn và vi khuẩn có thể dễ dàng bám vào các khe nứt và tích tụ lại. Chúng bắt đầu phân hủy thức ăn thừa và tạo ra các hợp chất sulfur có mùi hôi khó chịu.

Ngoài ra, nứt lưỡi còn khiến cho lưỡi bị khô hơn bình thường, làm giảm lượng nước bọt được tiết ra. Trong khi đó, nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch miệng và loại bỏ vi khuẩn. Nên nước bọt giảm, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh hơn và gây hôi miệng.

Nứt lưỡi có tự khỏi được không?

Trong nhiều trường hợp, nứt lưỡi có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, thời gian để các vết nứt tự khỏi có thể khác nhau tùy theo từng người. Một số trường hợp có thể chỉ cần vài tuần, trong khi những trường hợp khác có thể mất vài tháng hoặc thậm chí lâu hơn.

Tình trạng nứt lưỡi kéo dài bao lâu?

Thời gian để lưỡi bị nứt tự khỏi là khác nhau tùy theo tình trạng mỗi người. Tuy nhiên, nếu tình trạng nứt lưỡi kéo dài hơn 3 tháng và không có dấu hiệu thuyên giảm, Cô Chú, Anh Chị nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc đề nghị các phương pháp điều trị khác để giúp giảm bớt các triệu chứng và cải thiện tình trạng này.

Tần suất khám nha khoa nên là bao nhiêu lần một năm để phòng ngừa các vấn đề về lưỡi

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), Cô Chú, Anh Chị nên đi khám nha khoa ít nhất 2 lần/năm để kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng thể, bao gồm cả răng miệng và lưỡi. Tuy nhiên, tần suất khám có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng mỗi người. Ví dụ, nếu Cô Chú, Anh Chị đang có nguy cơ cao mắc các bệnh về nướu hoặc các vấn đề về răng miệng khác thì nên đi khám thường xuyên hơn.

Nên kiêng những loại thực phẩm hoặc đồ uống nào để giảm nguy cơ nứt lưỡi

Mặc dù không có chế độ ăn uống cụ thể nào được khuyến nghị để ngăn ngừa bệnh nứt lưỡi, nhưng một số loại thực phẩm và đồ uống có thể khiết vết nứt trầm trọng hơn như thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, đồ ăn quá cứng hoặc dai, đồ uống có ga và bia rượu.

Thay vào đó, Cô Chú, Anh Chị nên chọn những thực phẩm mềm, dễ nhai và ít gia vị. Đồng thời đừng quên uống nhiều nước vì để giữ cho miệng luôn ẩm và giảm kích ứng.

Lưỡi bị nứt là một tình trạng tương đối phổ biến, thường không nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sẽ góp phần giúp kiểm soát tốt tình trạng này và cải thiện sức khỏe răng miệng.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề
img-right-banner
img-right-bannerimg-right-banner