Rụng răng ở người cao tuổi do quá trình lão hóa cùng nhiều vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng. Rụng răng làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ, gây cảm giác chán ăn, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và nhiều vấn đề khác. Để ngăn ngừa các ảnh hưởng do rụng răng gây ra, Cô Chú, Anh Chị nên đến nha khoa để phục hồi răng bị rụng.
Tin tức nha khoa - Chăm sóc răng miệng
Sâu răng ở người lớn tuổi gây xói mòn men răng, vi khuẩn tấn công ngà răng, thậm chí vào tủy răng. Sâu răng gây ra những cơn đau nhức, ăn không ngon, răng nhạy cảm, áp xe răng,... Nếu không xử lý kịp thời, sâu răng ở người lớn tuổi có thể dẫn đến nhiễm trùng xương hàm. Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý chăm sóc răng và điều trị sâu răng sớm.
Sâu răng ở người cao tuổi là một bệnh răng miệng thường gặp. Sâu răng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, gây nên các cơn đau đớn kém dài, gây chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe, suy nhược cơ thể,.... Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh sâu răng. Hiểu được nguyên nhân sẽ giúp Cô Chú, Anh Chị có biện pháp phòng ngừa và điều trị sâu răng hiệu quả hơn.
Răng bị mòn mặt nhai là hiện tượng cấu trúc răng bị hao mòn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Lớp men răng ở bề mặt nhai bị bào mòn, khiến cho ngả màu, răng nhạy cảm, ảnh hưởng khả năng ăn nhai, dẫn đến các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, thậm chí là mất răng.
Đau nhức sau khi trồng răng sứ (cầu răng sứ) chủ yếu do các nguyên nhân: bác sĩ mài cùi răng quá tay, nền răng yếu, cơ địa nhạy cảm, chưa điều trị triệt để bệnh lý răng miệng, chế độ ăn uống và thói quen nghiến răng… Vậy làm cầu răng sứ bao lâu thì hết đau và cách phòng tránh đau nhức sau khi làm cầu răng sứ thế nào?
Mòn răng là một hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt là thường gặp ở người cao tuổi. Mòn răng làm bề mặt răng bị mòn, cổ răng bị khuyết, khi ăn uống đồ lạnh, nóng hoặc chua sẽ có cảm giác ê buốt. Nguyên nhân mòn răng có thể là do axit trong thực phẩm, thói quen xấu làm vỡ rạn men răng, vệ sinh răng miệng không đúng cách.