Thạc sĩ - Bác sĩ
ĐOÀN VŨ
CHUYÊN NGÀNH:
- Ghép xương hàm trong cấy Implant là gì? Có bao nhiêu vật liệu ghép xương hàm?
- Đối tượng chỉ định và chống chỉ định ghép xương để trồng răng Implant
- Các yếu tố ảnh hưởng chi phí ghép xương hàm trong cấy Implant
- Chi phí ghép xương hàm trong cấy Implant là bao nhiêu?
- Quy trình ghép xương hàm chuẩn y khoa tại Dr. Care
- Một số thắc mắc liên quan đến chi phí ghép xương hàm
Khi trồng răng Implant, một trong những yếu tố quan trọng cần quan tâm đó chính là chi phí ghép xương trong cấy Implant đối với trường hợp Cô Chú, Anh Chị mất răng lâu năm, mất xương hàm do bệnh lý, chấn thương. Đây là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật tiên tiến, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao. Vậy chi phí ghép xương hàm trong cấy Implant là bao nhiêu? Phương pháp ghép xương nào hiệu quả và quy trình ra sao? Cùng Dr. Care giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.
Ghép xương hàm trong cấy Implant là gì? Có bao nhiêu vật liệu ghép xương hàm?
Ghép xương hàm trong cấy ghép Implant là một quy trình nha khoa chuyên sâu, thường được thực hiện trong trường hợp xương hàm của Cô Chú, Anh Chị không đủ mật độ hoặc khối lượng để hỗ trợ cấy ghép Implant một cách an toàn và hiệu quả.
Mục đích của thủ tục này là để thay thế xương bị tiêu trong hàm, sử dụng vật liệu ghép xương để kích thích tái tạo xương. Khi xương tự nhiên phát triển, nó sẽ hấp thụ vật liệu ghép xương, tạo ra một khu vực tích hợp xương mới hoàn toàn.
Thủ tục này giúp tạo ra một nền tảng vững chắc cho cấy ghép Implant và là bước quan trọng khi Cô Chú, Anh Chị bị tiêu xương xương hàm do nhiều nguyên nhân như tuổi tác, mất răng, bệnh nha chu không được điều trị, hoặc chấn thương hàm.
Có bốn loại vật liệu ghép xương chính:
Xương tự thân (Autograft) : Vật liệu lấy từ chính cơ thể của bệnh nhân.
Xương đồng chủng (Allograft): Vật liệu lấy từ người hiến tặng, đã qua xử lý để loại bỏ vi khuẩn và đảm bảo không có bệnh truyền nhiễm.
Xương dị chủng (Xenograft): Sử dụng phần vô cơ của xương động vật, thông thường là từ bò hoặc lợn.
Xương nhân tạo (Alloplast): Là vật liệu xương tổng hợp, có thể làm từ hydroxyapatite, một khoáng chất tự nhiên trong xương.
Trong quá trình thực hiện, Bác sĩ sẽ tạo một vết rạch trên nướu để lộ xương bên dưới, sau đó đặt vật liệu ghép xương và giữ nó tại chỗ với một màng chắn. Vết mổ sau đó sẽ được khâu lại.
Thời gian hồi phục sau ghép xương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước của khuyết tật, loại vật liệu ghép xương, độ phức tạp của thủ tục, và tình trạng sức khỏe tổng thể của Cô Chú, Anh Chị.
Đối tượng chỉ định và chống chỉ định ghép xương để trồng răng Implant
Ghép xương cho trồng răng Implant được chỉ định trong các trường hợp như tiêu xương hàm do mất răng lâu ngày, xương hàm yếu, tai nạn hoặc chấn thương hàm, và bệnh lý xương. Tuy nhiên, có những chống chỉ định bao gồm bệnh lý hệ thống không kiểm soát được (Ví dụ: tiểu đường không ổn định, bệnh tim mạch nặng,..). Cụ thể:
Chỉ định ghép xương khi cấy ghép Implant:
Tiêu xương hàm, xương hàm yếu do mất răng lâu ngày: Khi răng bị mất, xương hàm mất đi hỗ trợ và kích thích từ chân răng. Điều này dẫn đến tình trạng tiêu xương, làm xương hàm trở nên yếu và mỏng. Để đặt Implant thành công, xương hàm cần có độ dày và mật độ xương đủ để nâng đỡ và tích hợp với trụ Implant. Ghép xương giúp tái tạo lại hình dáng tự nhiên của xương hàm, đảm bảo chức năng nhai và thẩm mỹ của khuôn mặt. Việc ghép xương không chỉ giúp tạo điều kiện cho việc đặt Implant mà còn ngăn chặn quá trình tiêu xương tiếp tục, bảo vệ cấu trúc xương hàm lâu dài.
Tai nạn hoặc chấn thương hàm mặt: Tai nạn hoặc chấn thương có thể gây tổn thương trực tiếp đến xương hàm, dẫn đến mất xương hoặc làm xương bị hỏng. Trong trường hợp chấn thương, xương hàm có thể tiếp tục bị tiêu biến nếu không được điều trị. Ghép xương giúp ngăn chặn quá trình tiêu xương và bảo vệ cấu trúc của xương hàm.
Bệnh lý về xương: Trong trường hợp xương hàm bị ảnh hưởng do điều trị các bệnh lý xương, ghép xương giúp tái tạo và phục hồi cấu trúc xương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấy ghép.
Khuyết hỏng xương do bệnh lý về nướu: Bệnh viêm nha chu có thể gây tiêu xương hàm, dẫn đến mất xương hỗ trợ răng Implant.
Đối tượng chống chỉ định ghép xương khi trồng răng Implant
Bệnh lý toàn thân không kiểm soát: (bệnh tiểu đường không ổn định, bệnh tim mạch nặng, hoặc các rối loạn miễn dịch): Các bệnh lý toàn thân không ổn định có thể làm chậm quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Trong trường hợp bệnh tiểu đường không ổn định, khả năng hồi phục vết thương bị giảm, tăng nguy cơ nhiễm trùng và tiêu xương. Người bệnh có hệ miễn dịch yếu hoặc rối loạn miễn dịch có nguy cơ cao bị nhiễm trùng sau phẫu thuật. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị cho các bệnh lý toàn thân có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và tái tạo xương, làm giảm hiệu quả của ghép xương.
Sử dụng thuốc có ảnh hưởng xấu đến xương: Corticosteroids dài hạn và một số loại thuốc chống loãng xương có thể làm giảm khả năng tái tạo và hồi phục của xương, các loại thuốc này có thể làm giảm mật độ xương, làm tăng nguy cơ gãy xương và giảm khả năng chịu lực của xương.
Nghiện thuốc lá không kiểm soát và rối loạn nghiện rượu: Hút thuốc lá và nghiện rượu có thể làm giảm khả năng tái tạo và hồi phục của xương. Cả hai thói quen này đều tăng nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật, hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến các mô, suy giảm miễn dịch, gây cản trở cho quá trình oxy hóa và hồi phục tế bào.
Mắc các bệnh lý răng miệng: Bệnh lý răng miệng như sâu răng nặng, viêm nướu, hoặc viêm tủy có thể gây nhiễm trùng. Phẫu thuật ghép xương trong điều kiện này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ ghép xương và khu vực xung quanh. Nếu có tình trạng viêm nhiễm không được kiểm soát, khả năng tích hợp của Implant vào xương hàm có thể bị giảm, làm tăng nguy cơ thất bại của cả ghép xương và cấy ghép Implant.
Cần lưu ý trong ghép xương hàm để cấy ghép Implant, một số tình trạng sức khỏe được xem là chống chỉ định tương đối. Những trường hợp này bao gồm bệnh nhân có sự suy giảm nhận thức, trạng thái sức khỏe theo phân loại của Hiệp hội Gây Mê Hoa Kỳ ở mức IV trở lên, hoặc các tình trạng y tế có thể đe dọa đến sự sống hoặc tuổi thọ của bệnh nhân.
Các yếu tố rủi ro liên quan đến thất bại cấy ghép Implant gồm có tiền sử bệnh nướu, nghiến răng, và điều trị bằng xạ trị. Những trường hợp này đòi hỏi Bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng, đưa ra kế hoạch điều trị chi tiết, rõ ràng trước khi quyết định thực hiện ghép xương và cấy ghép Implant.
Các yếu tố ảnh hưởng chi phí ghép xương hàm trong cấy Implant
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của việc ghép xương hàm trong cấy ghép Implant bao gồm loại vật liệu ghép xương (xương tự thân, xương hiến tặng, hoặc vật liệu tổng hợp), phức tạp của quy trình phẫu thuật, kỹ thuật ghép xương cần thiết, và sự cần thiết của các biện pháp hỗ trợ khác như nâng xoang hay phục hình tạm thời.
Ngoài ra, chi phí còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và tay nghề của bác sĩ phẫu thuật,... Mỗi trường hợp cụ thể sẽ có một bảng giá phù hợp, phản ánh sự khác biệt về yêu cầu và điều kiện của từng bệnh nhân.
Loại vật liệu ghép xương
Các loại vật liệu khác nhau có chất lượng và hiệu quả tái tạo xương khác nhau, từ vật liệu tổng hợp đến xương tự thân hoặc từ nguồn hiến tặng. Vật liệu cao cấp có thể cung cấp kết quả tốt hơn nhưng cũng đắt hơn. Một số vật liệu đòi hỏi quy trình chuẩn bị phức tạp hơn, bao gồm cả việc thu thập xương từ chính cơ thể người bệnh, dẫn đến chi phí cao hơn. Mỗi loại có chi phí khác nhau.
Lựa chọn vật liệu ghép xương phụ thuộc vào các yếu tố như nhu cầu cụ thể của bệnh nhân, tình trạng sức khỏe răng miệng, và khả năng chi trả. Mỗi loại vật liệu có những ưu và nhược điểm riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí tổng thể của quá trình điều trị.
Mức độ tiêu xương, sự phức tạp của tình trạng xương hàm
Mức độ tiêu xương càng nặng đòi hỏi ghép xương nhiều hơn, tăng chi phí vật liệu và thời gian phẫu thuật. Ngoài ra, tình trạng xương hàm phức tạp, như xương bị tiêu nhiều ở những vùng khó tiếp cận, có thể yêu cầu kỹ thuật phức tạp hơn, tăng thời gian phẫu thuật và đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao hơn từ phía Bác sĩ.
Số lượng Implant cần trồng và vị trí cấy ghép
Càng nhiều Implant cần cấy ghép, càng nhiều xương cần ghép, dẫn đến việc sử dụng nhiều vật liệu hơn và tăng chi phí.
Một số vị trí trong hàm răng có thể khó tiếp cận khi thực hiện ghép xương, đặc biệt là: Các răng hàm sau, đặc biệt là ở hàm trên gần với khu vực xoang maxillary, thường khó tiếp cận hơn, việc ghép xương ở đây có thể đòi hỏi phẫu thuật nâng xoang.
Khu vực răng cửa, đặc biệt ở hàm dưới, đôi khi cũng có thể phức tạp do gần với dây thần kinh. Có thể nói, bất kỳ vùng nào trong hàm đã tiêu xương nghiêm trọng cũng có thể là khó tiếp cận và yêu cầu kỹ thuật ghép xương phức tạp hơn.
Những vị trí này yêu cầu kỹ năng chuyên môn cao và có thể tăng chi phí của quy trình ghép xương và cấy ghép Implant.
Kỹ thuật ghép xương được áp dụng
Các quy trình phức tạp như nâng xoang hay ghép xương khối lớn đòi hỏi kỹ thuật cao và thời gian phẫu thuật lâu hơn, dẫn đến chi phí cao hơn.
Quá trình hồi phục sau ghép xương có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, và đôi khi yêu cầu chăm sóc đặc biệt như dùng thuốc giảm đau và kháng sinh, điều này cũng góp phần làm tăng chi phí tổng thể của quy trình điều trị.
Kinh nghiệm và chuyên môn của Bác sĩ
Bác sĩ giỏi thường có tỉ lệ thành công cao hơn, giảm nguy cơ biến chứng và cần ít điều chỉnh sau phẫu thuật. Bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao thường đòi hỏi mức phí cao hơn do khả năng thực hiện phẫu thuật chính xác và hiệu quả. Bác sĩ có chuyên môn cao thường sử dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, có thể tăng chi phí nhưng cải thiện kết quả.
Vì vậy, chọn bác sĩ giỏi và có kinh nghiệm, chuyên sâu trồng răng Implant có thể làm tăng chi phí ban đầu nhưng đem lại lợi ích lâu dài về chất lượng và an toàn của quy trình điều trị.
Chi phí ghép xương hàm trong cấy Implant là bao nhiêu?
Chi phí cho quá trình ghép xương hàm trong cấy ghép Implant ở tại nha khoa Dr. Care có thể dao động từ 4 triệu đến 15 triệu VNĐ. Chi phí này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc trồng răng Implant giá bao nhiêu.
BẢNG GIÁ CHI PHÍ GHÉP XƯƠNG HÀM TẠI DR. CARE
DỊCH VỤ GHÉP XƯƠNG | CHI PHÍ GHÉP XƯƠNG |
Phẫu thuật ghép xương nhân tạo mức 1 (<0.5 cc) | 4.000.000 VNĐ |
Phẫu thuật ghép xương nhân tạo mức 1 (>0.5 cc) | 8.000.000 VNĐ |
Phẫu thuật ghép xương nhân tạo GBR | 12.000.000 VNĐ |
Phẫu thuật nâng xoang kín (<3mm) | 3.000.000 VNĐ |
Phẫu thuật nâng xoang kín (<3mm) | 8.000.000 VNĐ |
Phẫu thuật nâng xoang hở | 15.000.000 VNĐ |
Tuy nhiên, để có thông tin chi tiết và chính xác nhất, Cô Chú, Anh Chị nên tham khảo ý kiến, thăm khám trực tiếp với Bác sĩ Dr. Care để có kế hoạch rõ ràng và chi tiết cho tình trạng của mình nhé ạ.
Quy trình ghép xương hàm chuẩn y khoa tại Dr. Care
Ghép xương trong cấy ghép Implant là một quy trình phức tạp đòi hỏi sự chính xác và kỹ lưỡng. Đầu tiên, Cô Chú, Anh Chị cần được thăm khám kỹ càng bởi bác sĩ chuyên sâu Implant để xác định phương án điều trị phù hợp.
Trong quá trình này, việc lựa chọn một nha khoa chuyên sâu với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm là rất quan trọng.
Quy trình ghép xương hàm trong cấy ghép Implant chuẩn y khoa tại Dr. Care bao gồm các bước sau:
Bước 1: Đánh giá sức khoẻ, tình trạng xương hàm bằng phim chụp CT 3D
Bác sĩ tiến hành kiểm tra sức khỏe xương hàm toàn diện (thể tích xương, chất lượng xương,...) để xác định khả năng thực hiện ghép xương. Việc chụp CT 3D được thực hiện để đánh giá: mức độ tiêu xương, vị trí cụ thể, phương án ghép xương và lượng xương cần thiết cho quá trình ghép xương nhân tạo.
Bước 2: Vệ sinh, vô trùng và gây tê hoặc tiền mê
Bác sĩ thực hiện các biện pháp sát khuẩn kỹ lưỡng tại khu vực dự kiến ghép xương để ngăn ngừa nhiễm trùng, sau đó gây tê tại chỗ, việc này giúp cho Cô Chú, Anh Chị không bị khó chịu hay có cảm giác đau, bác sĩ sẽ thuận lợi thực hiện ghép xương.
Bước 3: Sửa soạn vùng hàm nhận xương ghép
Bác sĩ sẽ tiến hành:
Tạo vạt niêm mạc với 3 đường rạch: Một đường rạch dọc phần niêm mạc sống hàm (vùng mất răng), 2 đường rạch đứng đi từ 2 đầu đường rạch trên về phía ngách tiền đình để phần vạt có đáy hình thang, đủ không gian để thực hiện thao tác.
Lấy cây bóc tách thích hợp để bóc tách niêm mạc màng xương bộc lộ ra vùng phẫu thuật và rạch đường giảm căng. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng mũi khoan thích hợp để khoan thủng vỏ xương, tạo ra các điểm chảy máu.
Bước 4: Đặt bột xương, màng xương nhân tạo
Tiếp theo, Bác sĩ sẽ trộn bột xương với máu hoặc dung dịch nước muối sinh lý, sau đó đặt hỗn hợp này vào khu vực xương hàm đã được chuẩn bị. Màng che phủ được đặt lên trên để bảo vệ và cố định khu vực ghép xương.
Bước 5: Khâu và đóng vạt niêm mạc
Cuối cùng, vạt niêm mạc sẽ được khâu lại và vệ sinh khoang miệng sau phẫu thuật. Sau phẫu thuật, Cô Chú, Anh chị có thể gặp các triệu chứng như chảy máu nhẹ, sưng nề, và tăng nhiệt độ cơ thể. Các biểu hiện này thường là bình thường và sẽ giảm dần trong thời gian hồi phục.
Bác sĩ cung cấp hướng dẫn cụ thể về chăm sóc sau phẫu thuật và lên lịch tái khám để theo dõi quá trình hồi phục của xương ghép. Quá trình này đòi hỏi Cô Chú, Anh Chị phải tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sự hồi phục tốt nhất và giảm thiểu rủi ro.
Lưu ý: Tất cả biện pháp ghép xương tại nha khoa Dr. Care đều thực hiện bằng vật liệu xương nhân tạo được nhập khẩu từ các nước Châu Âu, Mỹ và có giấy chứng nhận về tiêu chuẩn vật liệu Y tế, cấp phép sử dụng của Sở Y Tế TP.HCM. Ngoài ra, những phương pháp ghép xương khác, sử dụng vật liệu xương tự thân, xương đồng chủng hoặc dị chủng phải được thực hiện tại Bệnh viện được cấp phép.
Một số thắc mắc liên quan đến chi phí ghép xương hàm
Ghép xương khi thực hiện trồng răng Implant là một điều trị đòi hỏi cao ở tay nghề Bác sĩ cũng như cơ sở vật chất nha khoa. Vì vậy, trước khi quyết định thực hiện, Cô Chú, Anh Chị nên tham khảo câu trả lời cho những thắc mắc hay gặp đến chi phí, kỹ thuật thực hiện, hình thức thanh toán,...
Chi phí ghép xương có trả góp được không?
Chi phí ghép xương khi trồng răng Implant tại nha khoa được thanh toán trả góp theo chương trình trả góp trên toàn bộ giai đoạn điều trị của giai đoạn đặt trụ. Cụ thể:
Giai đoạn 1: Thanh toán 70% chi phí khi đặt trụ Implant và ghép xương hàm thông qua hình thức: thanh toán tiền mặt trực tiếp với nha khoa; thanh toán qua thẻ với 31 Ngân hàng liên kết (ACB; Agribank; TP Bank, VP Bank,...)
Giai đoạn 2: 30% còn lại Cô Chú, Anh Chị có thể trả góp theo kỳ hạn 3; 6 tháng tuỳ theo thoả thuận và kế hoạch điều trị với nha khoa.
Ngoài ra, Cô Chú, Anh Chị có thể lựa chọn hình thức trả góp thông qia hệ thống 31 Ngân hàng liên kết bằng thẻ tín dụng hoặc HomeCredit. Chi tiết chương trình trả chậm này Cô Chú, Anh Chị có thể liên hệ trực tiếp với Dr. Care để được tư vấn chi tiết hơn (090 478 910 - Ms. Song Vân).
Chi phí ghép xương Implant có được bảo hiểm chi trả không?
Chi phí cho quy trình ghép xương trong cấy ghép Implant không được chi trả bởi bảo hiểm y tế. Vì, đây là dịch vụ thực hiện dịch vụ nha khoa theo yêu cầu, theo Luật Bảo hiểm Y tế Việt Nam năm 2008, đã sửa đổi và bổ sung vào năm 2014, quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng,...
Nếu việc khám răng là theo chỉ định của bác sĩ hoặc liên quan đến vấn đề sức khỏe nha khoa cần được thăm khám và điều trị, thì chi phí khám răng sẽ được bảo hiểm y tế chi trả. Tuy nhiên, các dịch vụ làm răng với mục đích thẩm mỹ, như làm răng sứ hoặc niềng răng, không được bảo hiểm y tế chi trả.
Làm thế nào để không phát sinh chi phí ghép xương Implant?
Để không phát sinh chi phí ghép xương khi cấy ghép Implant, Bác sĩ Dr. Care có một số khuyến nghị đến Cô Chú, Anh Chị mất răng:
Trồng răng Implant sớm sau khi mất răng: Việc này giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm, làm giảm nhu cầu phải ghép xương sau này.
Chăm sóc răng miệng đúng cách: Duy trì vệ sinh răng miệng tốt để ngăn chặn các bệnh lý răng miệng có thể gây tiêu xương hàm.
Thăm khám định kỳ với nha sĩ: Điều này giúp phát hiện sớm và xử lý kịp thời các vấn đề răng miệng trước khi chúng trở nên nghiêm trọng và cần ghép xương.
Nếu Cô Chú, Anh Chị đang xem xét việc cấy ghép Implant, hãy thảo luận mọi lựa chọn và rủi ro tiềm ẩn với Bác sĩ khi thăm khám. Việc hiểu rõ về các loại ghép xương khác nhau và chi phí liên quan sẽ giúp Cô Chú, Anh Chị đưa ra quyết định phù hợp với tình trạng cá nhân.
Bài viết này cung cấp đến Cô Chú, Anh Chị thông tin tham khảo về chi phí ghép xương trong cấy Implant, một yếu tố quan trọng trong quy trình trồng răng Implant.
Từ việc xác định sức khoẻ xương hàm, ghép xương, lựa chọn vật liệu ghép, đến các bước thực hiện cụ thể, mỗi yếu tố đều ảnh hưởng đến tổng chi phí của quy trình. Hiểu rõ về các phương pháp và quy trình sẽ giúp Cô Chú, Anh Chị chuẩn bị tốt hơn về mặt tài chính và tâm lý, đồng thời đảm bảo kết quả điều trị tối ưu, an toàn.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.