Răng cắn lưỡi thường xuyên: Dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Răng cắn lưỡi là hiện tượng thường gặp trong đời sống hằng ngày, nó khá vô hại và không mấy ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp diễn thường xuyên thì có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng.

Thói quen dẫn đến răng cắn lưỡi

Ăn quá nhanh là thói quen dễ gây nên tình trạng răng cắn lưỡi
Ăn quá nhanh là thói quen dễ gây nên tình trạng răng cắn lưỡi

Răng cắn lưỡi là hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày và có thể gây nên các chấn thương lưỡi không đáng có. Những thói quen có thể dẫn đến tình trạng răng cắn lưỡi thường thấy là:

  • Nói chuyện khi ăn;

  • Ăn quá nhanh;

  • Nhai bằng một bên hàm;

Nói chuyện khi ăn

Quá trình ăn nhai, lưỡi phải hoạt động liên tục nên nếu Cô Chú, Anh Chị tập trung vào cuộc nói chuyện có thể vô tình khiến lưỡi vào giữa răng hàm trên và hàm dưới, dẫn đến tình trạng tự cắn lưỡi.

Ăn quá nhanh

Ăn quá nhanh khiến hàm phải hoạt động liên tục với cường độ cao, thói quen này không chỉ dễ gây cắn vào lưỡi mà còn cắn cả môi, má… gây nên những đau đớn không đáng có.

Nhai bằng một bên hàm

Nếu nhai đều cả hai bên hàm, mọi khớp cắn đều được tác động lực bằng nhau, tạo thế cân bằng cho khớp thái dương. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn nhai một bên thì lực chỉ dồn vào bên phải hoặc bên trái, lệch khớp cắn và vô tình gây nên tình trạng răng cắn lưỡi.

Các bệnh lý có triệu chứng là răng cắn lưỡi

Các bệnh lý có triệu chứng là răng cắn lưỡi
Răng cắn lưỡi cùng là dấu hiệu của chứng đột quỵ

Nếu gặp phải tình trạng răng cắn lưỡi thường xuyên thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm, cụ thể như:

  • Chứng đột quỵ

  • Nhồi máu não lỗ huyết

  • Nguy cơ ung thư lưỡi

  • Các vấn đề khoang miệng

Chứng đột quỵ

Khi hệ thần kinh bị tổn thương sẽ làm giảm khả năng điều khiển cử động của lưỡi, khiến đầu lưỡi kém linh hoạt nên rất dễ gặp tình trạng răng cắn lưỡi. Nếu xuất hiện tình trạng này kèm đau đầu, đi đứng không vững, khó khăn trong giao tiếp thì hãy chủ động đến bệnh viện để được kiểm tra.

Nhồi máu não lỗ huyết

Nhồi máu não lỗ khuyết cũng là một dạng đột quỵ nhồi máu não. Trong đó, triệu chứng của nó là hoạt động của cơ miệng và lưỡi không còn được linh hoạt, dễ cắn vào lưỡi. Nguyên nhân do não bị nhồi máu cục bộ, các dây thần kinh bị chèn ép khiến lưỡi không thể cử động như bình thường.

Nguy cơ ung thư lưỡi

Nếu răng cắn lưỡi thường xuyên kèm triệu chứng nổi hạch cổ, chảy máu khóe miệng, nói chuyện không lưu loát… thì đây có thể là dấu hiệu của ung thư lưỡi. Bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi, có thói quen hút thuốc lá hoặc nhiễm virus HPV…

Các vấn đề khoang miệng

Khi gặp các vấn đề về khoang miệng như viêm loét miệng, viêm nha chu, nướu răng bị sưng… sẽ khiến khả năng ăn nhai không bình thường, dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn và răng cắn lưỡi.

Cách chữa trị răng cắn lưỡi

Cách chữa trị răng cắn lưỡi
Gặp nha sĩ để được điều trị dứt điểm tình trạng

Thông thường, răng cắn lưỡi không mang lại đau đớn nghiêm trọng mà chỉ trong chốc lát rồi nhanh chóng tan biến. Tuy nhiên, nếu tình trạng răng miệng không ổn định, đang sử dụng răng giả (hàm tháo lắp, Implant…) hoặc tần suất răng cắn lưỡi nhiều thì Cô Chú, Anh Chị nên chữa trị theo các cách sau:

  • Đến nha sĩ.

  • Kiểm tra độ khít của hàm răng và lợi.

  • Tránh bị kích ứng từ các dụng cụ răng miệng.

Đến nha sĩ

Đến nha sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng răng miệng cũng như tổn thương lưỡi. Từ đó, Cô Chú, Anh Chị sẽ được tư vấn chữa trị sao cho phù hợp nhất.

Dr. Care - Implant Clinic là địa chỉ trồng răng Implant chuyên sâu tại TP. HCM. Nha khoa ra đời với Sứ mệnh giúp người trung niên tiếp tục tận hưởng cuộc sống trọn vẹn: Ăn nhai ngon miệng như xưa, cười thoải mái như xưa, trẻ trung như xưa. Hướng đến chất lượng dịch vụ ưu việt nhất, Dr. Care chỉ chuyên tâm nghiên cứu và điều trị các trường hợp mất răng ở độ tuổi trung niên

Nha khoa Dr. Care - Implant Clinic sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên sâu, lành nghề, kinh nghiệm trồng răng Implant ít nhất 5 năm. Cùng với đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị và máy móc chuyên dụng cho cấy ghép Implant tân tiến, phòng trồng răng đảm bảo vô trùng và sử dụng các dòng trụ chính hãng. Dr. Care chính là nơi để Cô Chú, Anh Chị tin tưởng, trồng răng Implant ưu việt nhất hiện nay, bảo tồn tối đa răng thật.

Kiểm tra độ khít của hàm răng và lợi

Độ khít của hàm răng và lợi không đảm bảo cũng gây nên nhiều vấn đề khoang miệng dẫn đến răng cắn lưỡi. Do đó, cần kiểm tra độ khít giữa hàm răng và lợi để có hướng khắc phục.

Tránh bị kích ứng từ các dụng cụ răng miệng.

Để chữa trị răng cắn lưỡi hiệu quả, khoang miệng sạch sẽ là điều kiện tiên quyết. Do đó, Cô Chú, Anh Chị cần đảm bảo các dụng cụ răng miệng (bàn chải, chỉ nha khoa, cạo lưỡi…) làm từ chất liệu an toàn cho cơ thể và luôn sạch sẽ.

Một số lưu ý khi điều trị răng cắn lưỡi

  • Nhai thức ăn chậm rãi, không uống rượu và không sử dụng các sản phẩm thuốc lá (như thuốc hút hoặc nhai) vì chúng sẽ gây kích ứng và làm chậm quá trình chữa lành.

  • Tránh ăn các thức ăn quá cay và nhiều gia vị cũng như thức uống có tính a-xít vì chúng gây kích ứng vết thương và khiến bạn khó chịu.

Cách sơ cứu, giảm đau tức thời khi gặp tình trạng răng cắn lưỡi

Răng cắn lưỡi tuy không nghiêm trọng nhưng cảm giác đau đớn và tổn thương lưỡi gây nhiều khó chịu. Nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng này, Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng quy trình sơ cứu nhanh và các biện pháp giảm đau sau:

Quy trình sơ cứu

  • Dùng lực ép: Dùng lực ép vị trí lưỡi bị chảy máu để tránh mất máu quá nhiều.

  • Kiểm tra vết thương: Kiểm tra vết thương để xác định tình trạng tổn thương của lưỡi.

  • Kiểm tra các vết thương khác: Nếu bị chấn thương, tai nạn thì cần nhanh chóng kiểm tra các bộ phận khác để xác định tình trạng tổng quát của cơ thể.

Biện pháp giảm đau tức thì

Biện pháp giảm đau tức thì
Mật ong giúp dịu cơn đau và nhanh lành vết thương
  • Chườm lạnh: Ngậm đá không chỉ giúp giảm cảm giác đau đớn mà còn giúp cầm máu ở lưỡi ngay lập tức.

  • Uống thuốc giảm đau: Khi đã cầm máu, uống thuốc giảm đau sẽ giúp cơn đau nhanh chóng tan biến.

  • Bôi lô hội: Lô hội có công dụng rất tốt trong chữa trị vết bỏng, vết xước nên đây cũng là biện pháp hiệu quả trong điều trị răng cắn lưỡi.

  • Ăn mật ong: Mật ong giúp cơn đau dịu lại và vô cùng hiệu quả trong chữa trị vết thương do răng cắn lưỡi.

Trồng răng Implant là hình thức ghép chân răng giả bằng trụ Titanium vào xương hàm nhằm thay thế răng đã mất. Sau khi đặt vào vùng mất răng, trụ Titanium sẽ dần dần tích hợp vững chắc với xương hàm, tiếp đó răng sứ sẽ được gắn lên để hoàn tất cấy ghép

Phòng tránh răng cắn lưỡi

Phòng tránh răng cắn lưỡi
Thăm khám nha khoa thường xuyên để kiểm tra sức khỏe răng miệng

Để phòng tránh, ngăn chặn tình trạng răng rắn lưỡi, Cô Chú, Anh Chị có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Đeo dụng cụ bảo vệ.

  • Thực hiện biện pháp an toàn khi bị động kinh.

  • Bỏ các thói ăn uống không tốt

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên

  • Thăm khám định kỳ

Đeo dụng cụ bảo vệ

Dụng cụ bảo vệ hàm không chỉ giúp bảo vệ lưỡi mà còn giúp tránh các tổn thương môi, má khi bị chấn thương, đây thường là phương pháp được vận động viên thể thao sử dụng trong thi đấu.

Thực hiện biện pháp an toàn khi bị động kinh

Khi bị động kinh, ngoài các triệu chứng trợn mắt, gồng cứng người, co giật… thì bệnh nhân cũng gặp phải tình trạng cắn lưỡi. Tuy nhiên, việc chèn đồ vật vào miệng bệnh nhân lúc này là không cần thiết, còn khả năng gây lệch quai hàm, gãy răng… Do đó, cách tốt nhất là đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Bỏ các thói ăn uống không tốt

Thói quen ăn quá nhanh, nói chuyện khi ăn và nhai một bên hàm không những gây nên tình trạng răng cắn lưỡi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Do đó, Cô Chú, Anh Chị cần loại bỏ các thói quen này càng sớm càng tốt.

Vệ sinh răng miệng thường xuyên

Vệ sinh răng miệng thường xuyên giúp ngăn chặn các bệnh lý về đường răng miệng, từ đó phòng tránh cực kỳ hiệu quả tình trạng răng cắn lưỡi.

Thăm khám định kỳ

Thăm khám định kỳ 6 tháng tại các cơ sở nha khoa uy tín sẽ giúp Cô Chú, Anh Chị biết được tình trạng sức khỏe răng miệng của mình, từ đó có phương pháp chăm sóc và bảo vệ phù hợp hơn.

Xem thêm:

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề
img-right-banner
img-right-bannerimg-right-banner