Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH
CHUYÊN NGÀNH:
Răng được xem là một trong những bộ phận cứng nhất trong cơ thể. Tuy nhiên, với nhiều nguyên nhân khác nhau, răng chịu các áp lực tác động có thể gây nên tình trạng nứt răng. Nứt răng tùy theo mức độ mà gây ra những ảnh hưởng khác nhau. Nếu không điều trị sớm, nứt răng có thể chuyển biến ngày càng nghiêm trọng và gây nguy cơ mất răng.
Khái quát về tình trạng nứt răng
Răng được chia làm 3 lớp, bao gồm tủy răng, ngà răng và lớp men răng ngoài cùng. Răng có cấu tạo đặc biệt cứng chắc, có khả năng chịu lực tốt để thực hiện khả năng ăn nhai. Tuy nhiên, răng ở vị trí nào cũng có thể bị nứt răng. Vậy nứt răng là gì?
Nứt răng là gì?
Răng bị nứt là tình trạng trên thân răng xuất hiện đường rạn, nứt. Tùy theo mức độ, nứt răng có thể tác động lên phần men răng, ảnh hưởng ngà răng hoặc tệ hơn là làm tủy răng bị hư. Vết nứt có thể ở phần đỉnh răng, thân răng, chân răng,... Trong một số trường hợp, vết nứt răng khó nhận ra, cần phải theo dõi bằng phim X - quang và các triệu chứng đi kèm.
Cách nhận biết tình trạng nứt răng
Khi bị nứt răng, nhiều vết nứt có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhất là các vết nứt răng ở răng cửa, khe nứt lớn. Một số vị trí răng lại khó phát hiện vết nứt, cho đến khi các cơn đau xuất hiện. Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng nứt răng như:
Trên thân răng có vết nứt, có thể quan sát được bằng mắt thường.
Cảm giác đau khi nhai cắn thức ăn. Tình trạng đau nghiêm trọng hơn khi ăn vật cứng, dai.
Răng bị ê buốt khi ăn thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng, thực phẩm ngọt và chua.
Xuất hiện các cơn đau không liên tục nhưng có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi.
Xung quanh răng bị nứt, nướu răng có hiện tượng sưng đau, màu sắc đậm hơn bình thường, thậm chí bị chảy máu.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nứt răng
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nứt răng. Bao gồm nguyên nhân nội sinh và nguyên nhân ngoại sinh. Nắm được các nguyên nhân làm nứt răng sẽ giúp Cô Chú, Anh Chị chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị nứt răng hiệu quả.
Nguyên nhân nội sinh
Nứt răng có nguyên nhân lớn từ việc răng không được chắc khỏe, men răng yếu. Nhiều người không chăm sóc răng tốt và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, như là thiếu canxi làm răng yếu đi, không đủ cứng chắc. Khi chịu các tác động ngoại lực răng rất dễ bị nứt, vỡ.
Sự lão hóa mô răng ở người cao tuổi diễn ra là một quá trình tự nhiên. Khi này, răng bị mòn, yếu và khả năng chịu lực kém đi. Do đó, nứt răng là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi.
Nguyên nhân ngoại sinh
Có rất nhiều yếu tố tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến răng. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng nứt răng từ bên ngoài hay gặp phải như:
Chấn thương răng: Các tai nạn, va đập, té ngã,... có thể làm răng bị nứt vỡ. Dưới tác động mạnh, răng có thể bị nứt dọc, thậm chí chẻ đôi, gãy ngang thân răng.
Các thói quen xấu: Thói quen ăn đồ cứng như nhai đá, ăn các loại hạt cứng, dùng răng cắn mở đồ vật, nắp chai, ăn uống nóng lạnh cùng lúc,... rất dễ làm răng yếu đi, nứt răng và làm răng nhạy cảm, lung lay.
Nghiến răng khi ngủ: Nghiến răng gây nên một lực tác động rất lớn. Lực tạo ra do nghiến răng mạnh gấp 10 lần lực nhai bình thường, làm răng bị mài mòn và có thể bị rạn răng, nứt răng, vỡ mẻ. Nhiều trường hợp sau khi ngủ dậy bị ê nhức cả hàm răng.
Răng đã từng điều trị nha khoa bằng các phương pháp như hàn trám răng, tuy nhiên miếng hàn lớn có thể làm yếu răng và gây nứt răng.
Các dạng nứt răng phổ biến
Tình trạng nứt răng ở mỗi người là không giống nhau. Răng có thể bị nứt ở nhiều vị trí khác nhau. Căn cứ vào hình dáng vết nứt, vị trí nứt và mức độ làm tổn hại răng thật mà người ta chia nứt răng làm nhiều dạng. Cách phân chia này giúp hỗ trợ điều trị nứt răng hiệu quả hơn.
Răng bị rạn
Nứt dọc thân răng
Răng bị chẻ đôi
Răng bị rạn
Răng bị rạn là tình trạng trên men răng xuất hiện các đường rạn nhỏ. Những đường rạn này không tác động đến ngà răng và tủy răng. Thông thường vết rạn hay xuất hiện ở răng hàm, do đây là vị trí thường xuyên chịu lực và ma sát. Răng bị rạn có thể do tự nhiên hoặc do các va đập, chấn thương.
Nứt dọc thân răng
Nứt dọc thân răng là tình trạng nết nứt xuất hiện theo hướng dọc từ thân răng đến chân răng. Nứt dọc thân răng là tình trạng nghiêm trọng hơn so với răng bị rạn. Vết nứt không chỉ tác động men răng mà ảnh hưởng cả ngà răng, thậm chí là tủy răng. Khi này, các vết nứt răng tương đối rõ ràng, thức ăn có thể mắc lại trong khe nứt và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng, viêm tủy, hoại tử tủy,...
Răng bị chẻ đôi
Răng bị chẻ đôi là tình trạng nứt răng nghiêm trọng nhất. Khi này, chân răng bị gãy nứt và chia răng làm 2 phần. Tình trạng này rất khó để bảo tồn và nguy cơ mất răng vĩnh viễn cao.
Vì sao cần sớm điều trị nứt răng
Khi ngày càng có tuổi, răng dần mất đi độ cứng chắc ban đầu. Mỗi ngày răng phải chịu áp lực từ việc nhai và cắn làm nứt răng. Răng cũng có thể gãy vỡ, nứt do tai nạn. Khác với xương, dù cũng có cấu tạo từ canxi, tuy nhiên răng không thể tự lành lại sau khi bị nứt. Nứt răng gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày như: gây ê buốt kéo dài, răng yếu đi, lung lay, giảm khả năng ăn nhai, ảnh hưởng thẩm mỹ,...
Nứt răng không điều trị, lâu ngày vết nứt càng lớn, làm lộ ngà răng, tủy răng bị xâm nhập gây đau đớn. Khe hở tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ, gây nên viêm nhiễm và nhiều bệnh lý như sâu răng, chết tủy, viêm nha chu,... Nhiễm trùng răng có thể tác động đến mạch máu và xương tạo thành biến chứng nguy hiểm. Nứt răng đến một mức độ làm răng bị vỡ đôi, khi này bác sĩ có thể phải nhổ bỏ răng để phục hồi bằng các biện pháp khác nhằm khôi phục chức năng của răng, đồng thời hạn chế sự lây lan viêm nhiễm sang các răng bên cạnh.
Cách điều trị nứt răng hiệu quả
Căn cứ vào tình trạng nứt răng, bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp. Khi phát hiện nứt răng, Cô Chú, Anh Chị nên đến nha khoa uy tín để được thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng tổng quát và áp dụng các kỹ thuật để xác định chính xác vị trí và tình trạng nứt răng. Với những trường hợp nứt răng nhẹ, không ảnh hưởng ăn nhai và thẩm mỹ thì có thể không cần điều trị mà chỉ cần chăm sóc răng miệng đúng cách và theo dõi tình trạng nứt răng thường xuyên để có thể kịp thời điều trị. Trường hợp vết nứt lớn, gây đau đớn, ảnh hưởng ăn nhai,... thì bác sĩ sẽ áp dụng một số cách điều trị nứt răng như:
Hàn trám răng
Bọc răng sứ
Nhổ răng
Hàn trám răng
Đối với tình trạng vết nứt không quá lớn, bác sĩ có thể trám răng để hàn lại vết nứt răng. Bác sĩ dùng vật liệu trám chuyên dụng để lấp đầy vết nứt và khôi phục lại vẻ ngoài cũng như khả năng ăn nhai của răng.
Kỹ thuật trám răng tương đối đơn giản, chỉ cần vật liệu trám và thiết bị hóa cứng chuyên dụng là có thể khôi phục răng nhanh chóng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là vật liệu trám dễ bị đổi màu sau một thời gian sử dụng, do đó gây mất thẩm mỹ cho răng, nhất là vị trí răng cửa. Ngoài ra, miếng trám cũng không có khả năng chịu lực cao nên dễ bị bong tróc. Do đó, hàn trám răng không được xem là phương pháp điều trị nứt răng lâu dài.
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp được sử dụng phổ biến để khắc phục các khuyết điểm răng, bao gồm trường hợp nứt răng. Đây được xem là phương pháp phục hồi răng nứt gãy hoàn hảo. Đầu tiên, bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng, nếu răng cần điều trị tủy thì sẽ điều trị xong rồi mới bọc sứ. Sau khi tính toán chính xác tỷ lệ, bác sĩ mài răng thành trụ răng. Mão răng sứ được thiết kế dựa trên hình dáng và màu sắc răng thật sẽ được lắp trên trụ răng. Đảm bảo sao cho trụ răng và mão sứ sát khít, không kênh cộm và bảo vệ cùi răng thật bên trong. Răng sứ được làm bằng chất liệu toàn sứ sẽ có tính thẩm mỹ cao, khả năng chịu lực tốt, không bị đổi màu sau khi sử dụng, tuổi thọ răng khoảng 10 - 15 năm.
Nhổ răng
Tình trạng nứt răng nghiêm trọng, tủy răng chết, cấu trúc răng bị phá vỡ, ảnh hưởng đến các dây thần kinh,... Lúc này, răng không còn khả năng bảo tồn và viêm nhiễm có thể ảnh hưởng đến các răng lân cận, do đó, bác sĩ sẽ lựa chọn giải pháp nhổ răng.
Sau khi nhổ răng, nhằm ngăn chặn các biến chứng do mất răng để lại như suy giảm khả năng ăn nhai, ảnh hưởng thẩm mỹ và phát âm, gây tiêu xương hàm, lệch khớp cắn, mất tự tin,... Cô Chú, Anh Chị cần khôi phục răng đã mất sớm.
Hiện nay, với sự phát triển hiện đại của y học thế giới, nhiều phương pháp phục hồi răng đã mất ra đời. Trong số đó, trồng răng Implant được xem là phương pháp tối ưu nhất khi có thể phục hồi răng toàn diện từ thân đến chân răng. Răng Implant có cấu tạo như răng thật với chân răng là trụ răng titanium, mão sứ đóng vai trò thân răng và phần khớp nối Abutment.
Răng Implant được trồng độc lập, phù hợp hầu hết các trường hợp mất răng. Cấy ghép Implant ngăn chặn biến chứng tiêu xương hàm, khôi phục khả năng ăn nhai và thẩm mỹ hiệu quả. Khả năng bền chắc và chất liệu quý hiếm giúp răng có tuổi thọ trên 20 năm, hoặc trọn đời nếu chăm sóc đúng cách.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.