Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH
CHUYÊN NGÀNH:
Nứt răng là tình trạng răng xuất hiện vết nứt ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng. Nứt răng gây nên tình trạng ê buốt, đau nhức khi ăn uống. Nếu không điều trị kịp thời, vết nứt lớn có thể dẫn đến nguy cơ mất răng thật.
Dấu hiệu nhận biết bệnh nứt răng
Nứt răng là tình trạng răng bị nứt dọc hoặc ngang. Các vết nứt trên thân răng có thể chỉ là vết xước nhỏ, cũng có trường hợp khe nứt lớn làm răng tách làm đôi. Vị trí nứt răng và mức độ nứt có rất nhiều loại khác nhau.
Răng nứt dọc: răng bị nứt 1 đường từ mặt nhai đến chân răng. Vết nứt chưa làm răng tách đôi nhưng gây tổn thương mô mềm bên trong.
Răng trầy xước: Các vết nứt nhỏ trên bề mặt răng, tác động bên ngoài lớp men răng nên không gây đau đớn. Thường tình trạng này sẽ xuất hiện ở người cao tuổi.
Răng nứt ở đỉnh: Phần đỉnh là phần nằm trên bề mặt cắn của răng. Đỉnh răng có thể bị tổn thương khi chịu các lực ép lớn làm vỡ, nứt.
Răng bị chẻ ra: Vết nứt lớn chẻ răng ra làm 2 phần. Khe nứt thẳng dưới chân răng đến mặt cắn.
Nguyên nhân nứt răng là gì?
Răng được nhận định là bộ phận cứng chắc nhất cơ thể. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân, nhiều người vẫn gặp phải tình trạng nứt răng. Răng bị rạn nứt do bản thân răng không đủ cứng chắc, khỏe mạnh từ bên trong. Trong quá trình sinh hoạt, răng bị tác động ngoại lực nên bị nứt, mẻ,... Một số nguyên nhân chủ yếu gây nứt răng như:
Răng thiếu chắc khỏe
Răng bị chấn thương
Các thói quen xấu
Sự lão hóa mô răng ở người cao tuổi
Nguyên nhân khác
Răng thiếu chắc khỏe
Răng chịu trách nhiệm cắn xé, nghiền nát thức ăn nên phải chịu áp lực mỗi ngày. Sự thiếu hụt dinh dưỡng làm răng thiếu chắc khỏe, ví dụ như thiếu canxi. Canxi là yếu tố giúp men răng cứng chắc để bảo vệ mô răng bên trong, chịu được lực tác động từ bên ngoài. Răng thiếu canxi trở nên yếu đi, thân răng dễ bị nứt. Vết nứt răng lan dần và ngày càng nghiêm trọng dù chỉ chịu các lực tác động nhỏ bên ngoài.
Răng bị chấn thương
Nứt răng có thể do gặp phải các chấn thương từ va đập vào vật cứng, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể thao,... Răng chịu lực va chạm lớn dẫn đến rạn nứt.
>> Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] - Gãy răng hàm phục hồi bằng phương pháp nào?
Các thói quen xấu
Nhiều người có thói quen ăn thực phẩm cứng như các loại hạt, đá, dùng răng cắn nắp chai, khui bia,... Các thói quen này không tốt cho sức khỏe răng miệng, rất dễ làm răng bị nứt, mẻ, vỡ.
Sự lão hóa mô răng ở người cao tuổi
Con người già đi sẽ gặp phải tình trạng lão hóa. Sự lão hóa diễn ra ở mọi bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả mô răng. Răng bị mài mòn theo năm tháng, mô răng lão hóa làm răng yếu đi và dễ bị nứt răng.
Nguyên nhân khác
Ngoài những yếu tố trên, còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng nứt răng. Nứt răng có thể do hiện tượng nghiến răng nghiêm trọng vào ban đêm tạo lực ép lớn không chỉ làm mòn mà còn có thể khiến răng nứt mẻ. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột trong khoang miệng như ăn thực phẩm lạnh nóng cùng lúc, hay răng đã điều trị hàn trám lớn làm yếu răng đều,... Các yếu tố này đều dễ gây nứt răng.
Răng bị nứt có thể tự lành lại không?
Răng và xương được cấu tạo cơ bản từ canxi kết hợp photpho. Tuy nhiên khác với xương có khả năng tự phục hồi, răng bị nứt không thể tự lành lại. Do đó, khi nứt răng, răng gãy vỡ,... thì mô răng không thể trở lại như xưa mà phải tiến hành can thiệp nha khoa.
Một số trường hợp vết nứt nhẹ không gây ảnh hưởng chức năng ăn nhai, thẩm mỹ thì cần theo dõi. Nếu không có dấu hiệu tiến triển nặng hơn thì không cần điều trị.
Các vết nứt ngang, dọc không được điều trị sẽ càng lớn và kéo dài, đến khi răng bị gãy, tủy răng bị tổn thương, nhiễm trùng gây đau nhức, khó chịu. Do răng không thể tự phục hồi nên để khắc phục, Cô Chú, Anh Chị nên sớm đến nha khoa để đièu trị.
Hậu quả khi bị nứt răng
Hậu quả khi bị nứt răng là điều mọi người bận tâm và lo lắng. Răng có thể nứt dọc thân răng, nứt ngang răng cửa, nứt chân răng thậm chí chẻ đôi răng. Răng bị nứt càng lớn sẽ càng gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Tình trạng ê buốt kéo dài làm răng bị yếu đi. Ngà răng và tủy lộ ra gây nên sự đau đớn, khó chịu khi ăn uống. Điều này làm mất đi cảm giác ngon miệng khi ăn, gây chán ăn. Lâu dài ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, giảm đề kháng, ngu cơ mắc các bệnh mãn tính.
Thức ăn nhét vào kẽ răng bị nứt rất khó vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn sinh sôi và tấn công vào tủy răng gây sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu. Tình trạng nghiêm trọng hơn, dây thần kinh dưới chân răng, mô nướu, dây chằng và xương ổ răng có thể bị nhiễm trùng, sốt, sưng nướu, răng lung lay dần và khả năng mất răng rất cao.
Cách điều trị bảo tồn răng thật bị rạn nứt
Khi bị nứt răng, các bác sĩ sẽ cố gắng hết sức để bảo tồn răng thật. Cô Chú, Anh Chị cần điều trị bảo tồn răng thật bị rạn nứt sớm nhất có thể. Thông thường các vết nứt có thể nhìn thấy bằng mắt thường, tuy nhiên các vết nứt nhỏ nằm ở mặt trong hoặc dưới chân răng lại khó phát hiện cho đến khi có dấu hiệu đau nhức khi ăn hoặc tiếp xúc với nhiệt độ. Do đó, bác sĩ sẽ phải kiểm tra răng toàn diện để kiểm tra tình trạng nứt răng và có cách điều trị phù hợp.
Hàn trám
Bọc sứ
Dán sứ
Hàn trám
Điều trị nứt răng bằng trám răng là phương pháp thường được sử dụng để khắc phục các vết nứt nhỏ. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng vật liệu trám như Composite để trám lên chỗ nứt và tiến hành tạo hình cho giống với răng thật. Sau đó dùng đèn đông để miếng trám kết dính chặt vào chỗ nứt.
Tuy nhiên, một nhược điểm dễ thấy của phương pháp hàn trám là sau một thời gian sử dụng, miếng trám bị đổi màu gây mất thẩm mỹ cho răng. Khả năng chịu lực của miếng trám không cao nên dễ bị bong tróc. Miếng trám có tuổi thọ từ 2 - 3 năm.
Bọc sứ
So với hàn trám, bọc răng sứ có tuổi thọ lâu dài hơn và không bị biến màu theo thời gian nếu sử dụng mão sứ chất lượng tốt. Với phương pháp này, bác sĩ tiến hành mài răng bị nứt theo tỷ lệ thành một trụ răng. Sau đó chụp mão sứ lên trên. Mão sứ sẽ được tạo hình như răng thật mang lại vẻ đẹp tự nhiên. Độ cứng chắc giúp răng đảm bảo khả năng ăn nhai và bảo vệ răng thật phía trong. Trường hợp răng bị hư tủy, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy rồi mới bọc răng sứ. Tuổi thọ răng sứ từ 10 - 15 năm nếu được chăm sóc đúng cách.
Dán sứ
Trường hợp dán sứ được áp dụng cho răng cửa bị rạn nứt ở mặt ngoài. Mặt dán sứ là hình thức khác của kỹ thuật bọc răng sứ. Tuy nhiên, nếu bọc răng sứ phải mài toàn bộ mặt răng thì với phương pháp này, bác sĩ chỉ mài làm men răng ở mặt ngoài của răng. Sau khi mài lớp mỏng, bác sĩ gắn cố định mặt dán sứ lên.
Do chỉ dán trên mặt trước nên khả năng chịu lực của mặt dán sẽ kém hơn bọc răng sứ. Tuy nhiên ưu điểm là không phải mài nhiều và các đặc điểm phục hình gần như phương pháp bọc răng sứ (màu sắc tự nhiên, không bị đổi màu theo thời gian, che đi các khuyết điểm của răng,...)
Phục hồi răng đã mất nếu không thể bảo tồn bằng phương pháp trồng răng Implant
Trong trường hợp vết nứt răng quá lớn, răng bị chẻ đôi, vi khuẩn xâm nhập làm chết tủy. Răng đau nhức dữ dội, xảy ra nhiễm trùng, viêm nha chu,... để ngăn chặn tình trạng chuyển biến nặng hơn gây ảnh hưởng các răng khác, bác sĩ bắt buộc phải nhổ răng. Sau khi nhổ răng, để khôi phục khả năng ăn nhai, thẩm mỹ và tránh các biến chứng do mất răng xảy ra, Cô Chú, Anh Chị nên trồng răng giả càng sớm càng tốt.
Hiện nay, trồng răng Implant được xem là phương pháp phục hồi răng đã mất hiệu quả nhất. Răng Implant có cấu trúc như răng thật với phần trụ titanium cấy ghép vào xương hàm đóng vai trò như chân răng. Mão sứ được chế tác với hình dạng và kích thước như răng đã mất được cố định lên trụ Implant nhờ khớp nối Abutment. Răng cố định không bị di chuyển khi ăn nhai. Nhờ đó, răng Implant giúp khôi phục các chức năng cơ bản của răng đã mất. Đồng thời, đây là phương pháp duy nhất ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm. Khác với các phương pháp khác như cầu răng sứ, răng Implant được cấy ghép độc lập và không gây xâm lấn răng khác. Nếu sử dụng và chăm sóc cẩn thận, răng Implant có tuổi thọ từ 20 đến trọn đời.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.