Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH
CHUYÊN NGÀNH:
Loét áp - tơ hay còn gọi là nhiệt miệng, là vết loét ở miệng gây đau, có hình tròn hoặc oval ở niêm mạc miệng. Loét áp - tơ gây ra nhiều khó chịu cho người mắc phải như đau khi ăn uống, nói chuyện, ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống.
Loét áp - tơ là gì?
Loét áp - tơ (còn gọi là nhiệt miệng, viêm loét miệng tái diễn) là tổn thương loét đau ở miệng. Vết loét có đường kính dưới 1 cm, hình bầu dục hoặc hình tròn, đáy màu trắng xám, bờ màu đỏ, thường xuất hiện ở phần niêm mạc phía trong của miệng. Tỷ lệ mắc phải loét áp - tơ trong đời mỗi người tưởng đối cao, khoảng 20 - 40%. Bệnh có khả năng tái phát nhiều lần.
Loét áp - tơ gây đau, nhất là khi chạm vào, tiếp xúc với đồ ăn có vị chua, cay. Do đó, người mắc bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện. Nghiêm trọng hơn, bệnh làm ảnh hưởng tình trạng dinh dưỡng và làm giảm chất lượng cuộc sống, thời gian kéo dài gây suy nhược cơ thể, tạo tâm lý lo sợ vì dễ nhầm lẫn với các vết loét ác tính.
>> Xem thêm: Trồng răng Implant uy tín tại tphcm
Nguyên nhân gây loét áp - tơ miệng
Loét áp - tơ là một bệnh khá phổ biến, mọi người có thể mắc phải vài lần trong đời. Tuy nhiên đến nay nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo nhiều nghiên cứu, bệnh liên quan đến cơ chế miễn dịch của cơ thể. Một số yếu tố gây bệnh có thể kể đến như:
Yếu tố di truyền
Chấn thương cơ học
Thuốc lá
Các loại thuốc
Thiếu máu
Thay đổi nội tiết
Tâm lý căng thẳng
Yếu tố di truyền
Một trong những nguyên nhân lớn gây nên loét áp - tơ là yếu tố di truyền. Những người có người thân từng bị loét áp - tơ có tỷ lệ khởi phát bệnh lên đến 40% và mức độ khởi phát cũng nặng hơn. Điều này là do sự liên quan giữa kháng nguyên bạch cầu người (HLA) với bệnh viêm loét miệng tái diễn. Tần suất các kháng nguyên HLA loại A2, A11, B12 và DR2 tăng lên ở những người bị loét áp - tơ.
Chấn thương cơ học
Những chấn thương nhỏ do cắn môi, má, do hàm giả, can thiệp nha khoa như trám răng, hàn răng, nhổ răng, tiêm tê, bàn chải đánh răng thô ráp, bị đụng dập, té ngã,... cũng có thể gây nên tình trạng loét áp - tơ.
Thuốc lá
Thuốc lá gây ra nhiều vấn đề có hại cho sức khỏe, trong đó sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng trực tiếp nhất. Thuốc lá có thể khởi phát loét áp - tơ do các thành phần trong thuốc làm tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn gây viêm loét lợi răng hoạt động gây nhiễm khuẩn.
Các loại thuốc
Một số loại thuốc có thể gây nên các vết loét miệng như thuốc ức chế men chuyển captopril, muối vàng, nicorandil, phenindion, phenobarbital và dung dịch hypochloride.
Thiếu máu
Sự thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt làm tăng nguy cơ loét áp - tơ cao gấp 2 lần thông thường. Đây là các yếu tố tạo máu, do đó cho chỉ ra mối liên quan giữa thiếu máu và loét áp - tơ. Ngược lại, những người bị loét áp - tơ thường gặp khó khăn trong việc ăn uống, việc thiếu dinh dưỡng sẽ làm tình trạng thiếu máu nghiêm trọng hơn.
Thay đổi nội tiết
Một số quan điểm cho rằng giữa bệnh loét áp - tơ và sự thay đổi nội tiết tố có mối quan hệ với nhau. Điều này thể hiện rõ ràng hơn ở phụ nữ, nhất là trong giai đoạn kỳ kinh nguyệt hoặc thời kỳ mang thai, sinh con hoặc tiền mãn kinh.
>> Xem thêm: Giá trồng răng Implant tại nha khoa Dr. Care
Tâm lý căng thẳng
Sự căng thẳng về tinh thần có thể gián tiếp gây nên bệnh loét áp - tơ. Khi rơi vào trạng thái bất ổn cảm xúc, nhiều người có thói quen cắn môi, cắn má,... Những hành động này có thể tạo thành chấn thương nhỏ gây loét áp - tơ. Đối với những người có cơ địa loét áp - tơ, stress sẽ khiến tình trạng nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn.
Các triệu chứng bệnh loét áp - tơ miệng
Loét áp - tơ không giới hạn độ tuổi, giới tính. Mỗi người đều có khả năng mắc bệnh. Triệu chứng bệnh loét áp - tơ thường được nhận biết thông qua các vết loét, đau. Ngoài ra còn xuất hiện triệu chứng đi kèm ở các bộ phận khác.
Loét áp - tơ miệng loại ổ nhỏ: Đây là loại loét áp - tơ thường gặp nhất, chiếm 80% các trường hợp. Đặc điểm mắc bệnh là các vết loét nhỏ, hình tròn hoặc ô - van, đường kính dưới 10mm. Vết loét vàng lợt, rìa sưng đỏ. Thường chỉ xuất hiện 1 ổ loét, tuy nhiên có người có thể bị hơn 5 ổ loét cùng lúc, gây đau đớn. Vết loét tự lành sau 7 - 10 ngày.
Loét áp - tơ miệng loại ổ lớn: Vết loét có đường kính thường lớn hơn 10mm, có thể lên tới 2 cm, có cạnh không đều, mỗi lần xuất hiện 1 - 2 vết loét. Các tổn thương có thể mất 1 - 2 tuần để lành, thậm chí lên đến hàng tháng và để lại sẹo.
Loét áp - tơ miệng dạng Herpes: Tỷ lệ dạng viêm loét này rất hiếm, tổn thương nhỏ bằng đầu ghim, đường kính 1 - 2 mm, một lúc có thể đồng thời xuất hiện nhiều vết loét. Các vết loét có thể kết hợp với nhau thành một ổ loét với hình dạng bất thường. Tồn tại 1 tuần đến vài tháng.
Ngoài ra, bệnh có thể đi kèm các triệu chứng như sốt, sưng hạch bạch huyết. Nếu phát hiện vết loét lớn bất thường, loét kéo dài dai dẳng từ 3 tuần trở lên, loét định kỳ, cơn đau mở rộng, gây khó khăn khi ăn uống,... thì nên đến bác sĩ kiểm tra.
>> Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care
Biện pháp phòng tránh loét áp - tơ
Để phòng tránh loét áp - tơ, Cô Chú, Anh Chị nên chăm sóc răng miệng đúng cách, trị dứt điểm các tổn thương do răng gây ra. Đồng thời cần lưu ý ăn uống lành mạnh, tránh các thực phẩm kích ứng miệng. Nếu phát hiện tình trạng bất thường cần đến bác sĩ để tránh bệnh nặng hơn.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối hoặc baking soda (hòa 1 muỗng cà phê soda với ½ chén nước ấm).
Đánh răng bằng bàn chải lông mềm với lực vừa đủ, tránh các tác động mạnh làm tổn thương niêm mạc miệng. Nên thay bàn chải sau 3 - 4 tháng để đảm bảo vệ sinh và tránh bàn chải cũ xơ cứng.
Chọn các thực phẩm lành mạnh, ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng như trái cây, rau quả, ngũ cốc,... Nên thường xuyên ăn sữa chua cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể, giúp tránh viêm loét miệng.
Tránh các thực phẩm có khả năng gây kích ứng miệng như các loại thực phẩm cứng, các loại hạt, khoai tây chiên, các thức ăn có gia vị mặn, cay, ăn quá nhiều trái cây có tính axit cao như dứa, cam, bưởi,...
Hạn chế các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, thức uống có cồn khác,...
Không dùng các loại kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate nếu thường xuyên bị loét áp - tơ.
Tránh thức khuya, nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái để phòng ngừa stress. Tập thể dục và bổ sung vitamin, sắt, folic acid nếu bị thiếu.
Tránh việc nhai và nói chuyện cùng lúc, ăn quá nhanh,... có thể gây nên những chấn thương nhỏ lên vùng miệng, bên trong má.
Khám và chỉnh hình các răng có bề mặt không đều.
Trường hợp bị loét áp - tơ thường xuyên có thể súc miệng bằng dung dịch chlohexidine 0,12% giúp phòng bệnh và ngăn ngừa bội nhiễm khi bị tổn thương.
>> Xem thêm: Top 20 rau củ quả tốt cho sức khỏe răng miệng | Dr. Care
Phương pháp điều trị loét áp - tơ
Loét áp - tơ không phải là một loại bệnh nguy hiểm và có thể tự lành. Tuy nhiên các vết loét xuất hiện sẽ ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Nghiêm trọng hơn nếu tình trạng kéo dài và tái phát nhiều lần khiến niêm mạc miệng tổn thương nặng. Do đó, Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng một số phương pháp làm giảm các triệu chứng viêm loét, giúp mau lành vết thương và hạn chế tái phát bệnh.
Bôi thuốc và súc miệng
Thuốc tê bôi tại chỗ cũng giúp giảm đau hiệu quả. Một số loại thuốc dạng mỡ, gel có thể bôi trực tiếp lên vết loét. Sử dụng kèm nước súc miệng theo chỉ dẫn bác sĩ, thành phần thông thường có chứa clohexidine, tránh dùng thuốc súc miệng chứa cồn. Trước khi bôi thuốc cần làm sạch răng và mô lợi.
Uống thuốc
Đa phần loét áp - tơ sẽ tự khỏi sau 2 tuần và không cần dùng thuốc. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau nhằm giảm các triệu chứng. Những trường hợp bị nhiễm trùng kèm theo thì cần sử dụng kháng sinh hoặc thuốc kháng virus. Bên cạnh đó, lưu ý bổ sung vitamin, khoáng chất và axit folic.
>> Xem thêm: 6 thực phẩm tốt cho người già giúp cải thiện sức khỏe | Dr. Care
Laser
Laser là phương pháp hiện đại có hiệu quả trong việc điều trị nhiệt miệng. Phương pháp điều trị này giúp giảm đau, giảm thời gian loét và phục hồi chức năng miệng bình thường. Hiện nay, có ba loại phác đồ liệu pháp laser công suất thấp (low level laser therapy) được sử dụng rộng rãi. Sau khi được kiểm tra tình trạng bệnh, Cô Chú, Anh Chị sẽ được bác sĩ lên phác đồ điều trị cụ thể.
Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant
Để hiểu hơn về việc ngăn ngừa, điều trị bệnh loét áp - tơ, cách chăm sóc răng miệng và phương pháp trồng răng Implant phục hồi răng bị mất hiệu quả, vui lòng liên hệ Dr. Care - Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.
Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Giờ làm việc:
+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM
+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.