Răng móm là gì? Vì sao mất răng lại bị móm?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Răng móm không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn tăng nguy cơ mặc bênh lý răng miệng. Điều trị và khắc phục móm răng là trăn trở của nhiều Cô Chú, Anh Chị.

Răng móm là một trong những vấn đề nha khoa phổ biến, dễ được nhìn thấy bởi mắt thường. Nó làm mất sự hài hòa khuôn mặt, hàm lệch khớp cắn và tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng. Vậy, móm răng là gì và tại sao mất răng lại bị móm, hãy cùng Dr. Care tìm hiểu nhé!

1. Răng móm là gì? Nguyên nhân gây răng móm

Răng móm là một thuật ngữ nha khoa chỉ sự sai lệch khớp cắn tương quan giữa 2 hàm. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là cằm chìa ra phía trước và răng hàm dưới phủ lên răng hàm trên.

Răng móm là gì? Nguyên nhân gây răng móm
Răng móm là một trong những vấn đề nha khoa thường thấy hiện nay

Tình trạng móm răng hay răng khớp cắn ngược gây ra những tác động rất xấu. Về thẩm mỹ, nó làm khuôn mặt mất cân đối và nụ cười thiếu đi sự tự nhiên. Về chức năng răng, nó gây khó khăn khi nhai và cả vấn đề vệ sinh răng miệng. Tình trạng này ảnh hưởng đến tiêu hóa và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.

>> Xem thêm:Trồng răng Implant giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Móm răng chủ yếu đến từ 3 nguyên nhân chính như sau:

  • Do thói quen xấu: Một số tật xấu như mút tay, vị trí đặt lưỡi nghỉ không đúng gây móm

  • Do xương hàm: Hàm trên quá ngắn đến mức thụt vào bên trong gây lệch hàm. Hoặc xương hàm dưới phát triển quá mức cũng là nguyên nhân làm cho hàm bị lệch.

  • Do cấu tạo răng/ Do mất răng: Cấu trúc răng gặp vấn đề hoặc thiếu răng làm lệch khớp hàm.

2. Các trường hợp bị răng móm và cách chữa trị

Răng bị móm chủ yếu đến từ tác động của răng và xương hàm. Vấn đề của răng và xương hàm càng nặng thì biểu hiện móm sẽ càng tăng rõ rệt. Chữa trị răng móm sớm giúp phòng tránh vấn đề sức khỏe và hạn chế mất cân đối khuôn mặt.

2.1 Móm răng có những trường hợp nào?

Răng móm có 3 trường hợp chính như sau:

  • Móm do răng: Là tình trạng răng hàm dưới chìa ra ngoài hoặc răng hàm trên quặp vào nhau hoặc kết hợp cả 2 tình trạng đó.

  • Móm do xương hàm: Là tình trạng hàm dưới phát triển tốt và vượt qua xương hàm trên. Tình trạng này cũng có thể do xương hàm trên thụt sâu vào trong gây móm răng.

  • Móm do răng và xương hàm: Là tình trạng móm do cả răng và xương hàm đều gặp vấn đề.

2.2 Tác hại của răng móm

Tác hại của răng móm
Răng móm hay răng khớp cắn cược làm khuôn mặt mất cân đối và hài hòa

Răng móm, răng khớp cắn ngược không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn tác động lớn đến tinh thần và sức khỏe răng miệng. Cụ thể:

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt: Gương mặt mất cân đối, trông thô cứng và có phần góc cạnh, tự ti trong giao tiếp. Nếu bị mất răng thì có thể gây nên sự xô lệch khiến mặt có thể bị méo sang 1 bên.

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần: Hạn chế khả năng ăn nhai, rối loạn khớp cắn và chức năng của các răng cắn - xé- nghiền thức ăn; thức ăn không được xử lý kỹ trước khi đưa vào ống tiêu hóa; ăn uống không được thoải mái, mất niềm vui ăn uống.

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Việc vệ sinh cho răng bị móm gặp nhiều khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển, gây nên các bệnh về răng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, chảy máu răng, hôi miệng …

2.3 Cách chữa răng móm tại nhà

Phương pháp này chỉ phù hợp với trẻ em xương hàm đang phát triển. Bởi lúc này hàm có thể được nắn chỉnh nếu thực hiện thường xuyên và chăm chỉ. Phương pháp chữa móm tại nhà có thể là dùng tay hoặc lưỡi đẩy răng, mím chặt môi,...

Tuy nhiên, chữa tình trạng răng móm hiệu quả nhất được thực hiện bằng cách phương pháp khoa học. Trong đó phải kể đến phương pháp trồng răng, niềng răng, bọc răng sứ, phẫu thuật hàm,...

3. Móm nhẹ là gì? Móm nhẹ có cần chữa trị không?

Móm nhẹ là gì? Móm nhẹ có cần chữa trị không?
Răng móm nhẹ là tình trạng phổ biến, không quá nghiêm trọng, có thể điều trị bằng nhiều phương pháp

Răng móm nhẹ là một khuyết điểm phổ biến và thường được bắt gặp ở nhiều người. Những người móm nhẹ thì hàm lệch khớp cắn nhẹ, tỷ lệ mất cân đối giữa 2 hàm không nhiều. Tình trạng móm nhẹ xuất phát từ những nguyên nhân sau:

3.1 Móm nhẹ do sai lệch răng

Móm răng nhẹ do sai lệch răng đến từ việc mọc lệch hướng của nhóm răng cửa. Thay vì mọc theo phương thẳng đứng thì răng cửa lại mọc chìa ra phía ngoài. Tuy nhiên, đây là tình trạng không quá nghiêm trọng, có thể điều trị đơn giản và nhanh chóng.

3.2 Móm nhẹ do sai lệch hàm

Răng móm do sai lệch hàm phần lớn do di truyền đặc điểm xương hàm từ bố mẹ sang con. Nó được biểu hiện khi xương hàm dưới phát triển mạnh chìa ra ngoài hay xương hàm trên yếu thụt vào trong. Tình trạng này nên được điều trị kịp thời và sớm nhất có thể để mang lại hiệu quả cao.

3.3 Móm duyên là gì?

 Móm duyên là gì?
Móm duyên đôi khi mang đến một nét đẹp đặc trưng riêng

Ngoài những tác động tiêu cực thì nhóm nhẹ đôi khi mang đến nét duyên đặc trưng cho khuôn mặt. Tuy nhiên, nét duyên này đa phần chỉ thể hiện ở những ai có sẵn khuôn mặt đẹp, hài hòa. Nhưng dù cho có duyên thì bạn vẫn nên điều trị để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

3.4 Bị móm nhẹ có cần phải chữa trị không?

Không đơn giản răng móm nhẹ chỉ làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ bên ngoài của khuôn mặt. Mà nó tác động rất xấu đến sức khỏe, nguyên nhân của nhiều bệnh lý răng miệng. Do đó, những người bị móm nhẹ cần được chữa trị một cách hiệu quả sớm nhất có thể. Tin vui là việc chữa trị này không quá khó khăn và cũng không cần thiết phải phẫu thuật.

>> Xem thêm: Địa chỉtrồng răng implant ở đâu tốt tại TP.HCM

4. Vì sao mất răng dẫn đến tình trạng bị móm?

"Thông thường khi mất một hay hai răng ở phía sau, tâm lý của mọi người thường chủ quan do chưa nhận thấy sự thay đổi về chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Tuy nhiên, ngay trong lúc đó, hệ thống nhai và hình thái khuôn mặt đã bắt đầu bị ảnh hưởng." - ThS. BS. Đoàn Vũ - Giám đốc chuyên môn nha khoa Dr. Care chia sẻ.

Vì sao mất răng dẫn đến tình trạng bị móm?
Mất răng dẫn đến tiêu xương, tụt lợi, lệch hàm và gây ra tình trạng răng móm

4.1 Nguyên nhân và hậu quả nếu để mất răng lâu

Những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng có thể kể đến như sâu răng, viêm nướu hay viêm nha chu. Khu vực bị mất răng sẽ sớm bị tiêu xương, dẫn đến lợi bị lệch và hàm trở nên xô lệch.

Do đó, nếu bị mất răng và không sớm hồi phục thì khả năng bị móm răng rất cao. Đặc biệt là khi hàm trên mất răng, xương hàm tiêu lâu làm diện tích hàm trên bị ngót lại. Người bị mất càng nhiều răng thì tình trạng răng móm thể hiện ra khuôn mặt sẽ càng rõ hơn.

Không chỉ gây móm răng mà mất răng lâu còn gây ra rất nhiều hậu quả khác nếu không điều trị kịp thời, đó là:

  • Khó khăn trong hoạt động ăn nhai, nghiền nhỏ thực ăn

  • Xương hàm bị thoái hóa

  • Khả năng lão hóa sớm

  • Ảnh hướng đến các răng kế cận

  • Ảnh hưởng đến xoang hàm

  • Đau đầu do mất răng

4.2 Giải pháp điều trị khi mất răng, tiêu xương dẫn đến bị móm

Giải pháp điều trị khi mất răng, tiêu xương dẫn đến bị móm
Trồng răng Implant sử dụng công nghệ cấy ghép chân răng nhân tạo, giải pháp khắc phục răng móm

Móm do mất răng thì giải pháp tối ưu nhất để khắc phục chính là trồng lại răng. Hiện nay, trồng răng Implant là phương pháp hiện đại để ngăn ngừa tình trạng tiêu xương do mất răng. Trụ Implant có khả năng tích hợp với xương hàm và thực hiện chức năng ăn nhai như răng thật.

5. Tại sao trồng răng Implant mới giúp khắc phục được tình trạng móm do mất răng?

Trồng răng Implant được xem là phương pháp bền vững nhất để khắc phục tình trạng móm do mất răng. Giúp phục hồi răng như thật, đảm bảo được các chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho khuôn mặt.

Tại sao trồng răng Implant mới giúp khắc phục được tình trạng móm do mất răng?
Răng móm do mất răng có thể được khắc phục bởi kỹ thuật trồng răng Implant hiện đại

5.1 Trồng răng Implant có giúp bị hết móm không?

Trồng răng Implant ngăn ngừa tiêu xương, tránh được tình trạng tụt lợi hay hàm bị xô lệch. Như vậy, trồng răng Implant chính là giải pháp để khắc phục tình trạng móm do mất răng.

5.2 Mất răng lâu rồi có trồng được Implant không?

Người mất răng lâu năm không cần phải lo lắng khi thực hiện trồng răng Implant. Bởi phương pháp này phù hợp cho nhiều trường hợp kể cả mất răng lâu năm.

5.3 Mất răng bao lâu thì trồng được răng Implant?

Để tạo điều kiện cho việccấy implant nha khoa đạt được hiệu quả cao nhất. Thì bệnh nhân sau khi nhổ răng nên đợi từ 2-6 tháng mới trồng răng Implant mới. Lúc này, lợi và xương ổ răng lành thương, việc cấy và trồng răng sẽ diễn ra dễ dàng.

5.4 Trường hợp nào thì nên trồng răng Implant?

Cô Chú, Anh Chị nên thực hiện phương pháp trồng răng Implant khi bị mất 1 hoặc nhiều răng hoặc mất răng hàm. Cũng nêncắm implant khi khó khăn với hàm tháo lắp hay không muốn làm cầu răng.

Như vậy, có thể thấy trồng răng Implant nên được thực hiện với những người răng móm. Tuy nhiên, Cô Chú, Anh Chị nên tìm đến những nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi và tay nghề cao. Khi đó, giải pháp trồng răng implant mới an toàn, thành công và không gây ra biến chứng khác.

6. Cấy ghép răng Implant có đau không?

Quy trình cấy ghép Implant cơ bản được chia thành 2 giai đoạn: đầu tiên là phẫu thuật đặt trụ Implant và giai đoạn thứ 2 là phục hồi răng sứ hoặc hàm phục hình (12 - 14 răng) trên Implant.

Cấy ghép răng Implant có đau không?

Sau khi vùng phẫu thuật được gây tê toàn bộ (không còn cảm nhận đau) bác sĩ sẽ tạo một đường để bộc lộ xương hàm. Cô Chú, Anh Chị hoàn toàn không cảm thấy khó chịu gì vì vùng đó đã được tê toàn bộ.

Sau khi tiếp cận được vùng phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật để cắm trụ Implant. Việc khoan, cắm, vặn vít,... nghe có vẻ đau, tuy nhiên Cô Chú, Anh Chị chỉ cảm thấy một chút khó chịu, hơi tê cứng tại vị trí cấy ghép.

Trung bình, quy trình trồng Implant diễn ra trong khoảng 20 - 30 phút. Khi Implant đã đặt được đúng vị trí, bác sĩ sẽ tiến hành đóng vùng phẫu thuật. Khi thuốc tê còn tác dụng thì Cô Chú, Anh Chị hầu như không cảm thấy đau gì.

Sau khi thuốc tê hết tác dụng Cô Chú, Anh Chị có thể cảm thấy hơi ê ẩm, đau nhức. Tuy nhiên điều này có thể kiểm soát được. Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau để giảm các triệu chứng trong quá trình đợi lành thương. Cô Chú, Anh Chị cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc mà Bác sĩ dặn dò để nhanh chóng kiểm soát đau nhức và sớm lành thương.

Vì vậy cấy ghép răng Implant có đau không? Câu trả lời là không. Cô Chú, Anh Chị có thể hoàn toàn an tâm với quá trình trồng răng nhẹ nhàng, an toàn tại nha khoa chuyên sâu uy tín.

7. Thông tin liên hệ Dr. Care Implant Clinic

Để được tư vấn kỹ càng hơn, Cô Chú, Anh Chị vui lòng liên hệ vớiNha khoa Dr.Care - Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.

Giờ làm việc:

  • Thứ 2 - Thứ 7: 8:00 - 21:00

  • Chủ Nhật: 8:00 - 17:00

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề