Rối loạn khớp sau khi làm cầu răng sứ có nguy hiểm không?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Rối loạn khớp sau khi làm cầu răng sứ là một biến chứng sau khi phục hình răng. Các triệu chứng xuất hiện ở vùng đầu, cổ, vai gáy, tập trung ở vùng đầu nhiều hơn làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói chuyện, sinh hoạt hàng ngày. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà có người chỉ có cảm giác hơi khác thường ở vùng cơ hàm, có người lại bị đau nhức âm ỉ, nhất là khi nhai và giao tiếp.

Cầu răng sứ là gì?

Cầu răng sứ là phương pháp phục hồi răng đã mất phổ biến hiện nay. Giải pháp này giúp khôi phục một hoặc nhiều răng bằng một cầu răng được nâng đỡ bởi 2 trụ răng ở hai đầu. Trụ là các răng trên cung hàm được mài với tỷ lệ nhất định. Cầu răng được gắn cố định trên răng trụ, bao gồm răng sứ kim loại và răng toàn sứ.

Cầu răng sứ là gì?
Cầu răng sứ

Rối loạn khớp hàm là gì?

Trên cơ thể con người có 360 khớp xương. Các xương ở đầu và mặt tiếp khớp với nhau tạo thành hộp sọ và khối mặt, có 2 loại khớp ở đầu - mặt là khớp bất động sợi và khớp thái dương - hàm dưới.

Khớp thái dương hàm là một thành phần của bộ máy nhai gồm các răng, hệ thống cơ nhai và khớp thái dương hàm. Tình trạng khớp thái dương hàm hoạt động không đúng cách, hệ thống cơ bắp, đĩa đệm, dây chằng và cấu trúc xương hoạt động bất hường gây ra rối loạn khớp hàm.

Rối loạn khớp hàm là gì?
Hệ thống cơ bắp, đĩa đệm, dây chằng và cấu trúc xương hoạt động bất hường
gây ra rối loạn khớp hàm

Rối loạn khớp sau khi làm cầu răng sứ là gì?

Rối loạn khớp sau khi làm cầu răng sứ là tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm sau khi thực hiện phục hồi răng đã mất. Việc làm cầu răng sứ bị lệch lạc tăng áp lực lên khớp hàm. Triệu chứng phổ biến nhất là các cơn đau nhức âm ỉ ở hai bên thái dương và dọc xương hàm dưới. Các cơn đau còn xảy ra khi nhai hoặc nói chuyện, khi mở miệng có thể phát ra tiếng lách cách, thậm chí không thể mở hàm ra hoàn toàn. Một số trường hợp bị đau miệng, mặt, ù tai, đau đầu. Răng bị đau, đặc biệt là răng hàm (răng cối).

Rối loạn khớp sau khi làm cầu răng sứ là gì?
Sau khi làm cầu răng sứ có thể xảy ra hiện tượng rối loạn khớp thái dương hàm

Nguyên nhân rối loạn khớp thái dương hàm sau khi làm cầu răng sứ

Theo nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ dân số thế giới có triệu chứng bệnh lý thái dương hàm lên đến 50 - 60%. Trong đó, trường hợp cần điều trị khi có biểu hiện rõ triệu chứng ảnh hưởng chất lượng sống như đau mỏi, há miệng hạn chế, ù tai… là 5 - 12%. Do đó, trước khi làm cầu răng sứ, bệnh nhân có thể đã tiềm ẩn vấn đề bệnh lý thái dương hàm. Quá trình làm cầu răng sứ sai kỹ thuật, mài răng quá nhiều, mão sứ không khớp gây sai lệch khớp cắn,... sau khi làm cầu răng sứ, khớp cắn thay đổi đột ngột làm khởi phát bệnh.

>> Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care

Bên cạnh đó, nhiều người khi thực hiện phục hồi bằng phương pháp cầu răng sứ trải qua những đau đớn, kết hợp thêm các lo lắng, stress trong quá trình làm răng khiến rối loạn trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu bác sĩ thực hiện thao tác trên miệng quá lâu cũng có thể khiến bệnh nhân trật khớp, di lệch đĩa không hồi phục.

Nguyên nhân rối loạn khớp thái dương hàm sau khi làm cầu răng sứ
Stress khiến rối loạn khớp trở nên nghiêm trọng hơn

Hậu quả rối loạn khớp sau khi làm cầu răng sứ

Khớp thái dương hàm là khớp động duy nhất tại đầu mặt, gần với não bộ - nơi tập trung thần kinh trung ương chi phối toàn bộ cơ thể. Có thể thấy, biểu hiện của rối loạn khớp rất đa dạng và tác động đến nhiều bộ phận khác nhau. Do đó, sự mất cân bằng ở chuyển động hàm gây ra rất nhiều hậu quả như:

  • Tình trạng nghiến răng trở nên nghiêm trọng và phá hủy cấu trúc nhai

  • Trầm trọng thêm tình trạng mất răng

  • Khuôn mặt biến dạng

  • Tiêu lồi cầu, tiêu sụn xương Thái Dương và hỏng đĩa khớp

  • Giảm khả năng nhai làm suy nhược cơ thể

  • Ảnh hưởng khả năng nghe

Tình trạng nghiến răng trở nên nghiêm trọng và phá hủy cấu trúc nhai

Khi bị rối loạn khớp thái dương hàm, nếu không chữa trị có thể làm gia tăng các căng thẳng, stress, trạng thái lo âu, tâm lý mệt mỏi,... Từ đó có thể dẫn đến khởi phát chứng nghiến răng. Mặt khác, nghiến răng cũng là một nguyên nhân gây nên bệnh lý thái dương hàm. Do đó, vòng xoắn bệnh lý sẽ thêm trầm trọng. Nghiến răng lâu dần khiến răng bị mòn, răng ê buốt, sức nhai suy giảm. Thậm chí một số vị trí quá tải áp lực có thể dẫn đến gãy, mẻ hoặc chết tủy.

Tình trạng nghiến răng trở nên nghiêm trọng và phá hủy cấu trúc nhai
Rối loạn khớp thái dương hàm có thể làm nghiến răng nghiêm trọng hơn

Trầm trọng thêm tình trạng mất răng

Cầu răng sứ thay thế răng thật bị mất cân bằng mặt nhai dẫn đến những cơn đau khi ăn uống. Kẽ hở do cầu răng sứ lắp sai quy trình khiến thức ăn bám vào, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý răng miệng. Trụ và nướu răng phải chịu áp lực của cầu răng sứ ngày càng lớn do sự mất cân bằng khiến răng thật bị tổn thương, hư hỏng. Không chỉ mất một răng mà hai răng trụ cũng có nguy cơ mất đi.

>> Xem thêm: Tư vấn trồng 1 răng Implant tại nha khoa Dr. Care Implant

Khuôn mặt biến dạng

Khớp thái dương hàm ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt. Khi bị rối loạn khớp, khuôn mặt bị biến dạng, trượt chức năng hàm dưới. Khuôn mặt cân bằng có xu hướng ngày càng lệch, có thể là lệch nhô hàm dưới ra trước hoặc lệch sang bên. Gây nên hiện tượng căng cơ, khuôn mặt luôn mệt mỏi, căng thẳng.

Tiêu lồi cầu, tiêu sụn xương thái dương và hỏng đĩa khớp

Hàm dưới kết nối với nền sọ thông qua 2 khớp thái dương hàm ở 2 bên. Cả hai bên đều phải vận hành giống nhau một cách nhịp nhàng, nếu không đường đóng mở sẽ không trơn tru, một bên trục trặc sẽ ảnh hưởng đến bên còn lại. Bệnh lý rối loạn khớp thái dương hàm thể nội khớp như trật đĩa, thoái hóa khớp nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương.

Giảm khả năng nhai làm suy nhược cơ thể

Việc khớp cắn cộm, đau, mỏi hàm, há miệng hạn chế,... khiến khả năng ăn nhai suy giảm. Nhiều món ăn bị hạn chế, chế độ ăn mềm, lỏng lâu ngày gây chán ăn, ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Từ đó sức khỏe toàn thân bị ảnh hưởng, suy nhược, hệ miễn dịch giảm sút.

Giảm khả năng nhai làm suy nhược cơ thể
Việc khớp cắn cộm, đau làm suy giảm khả năng nhai

Ảnh hưởng khả năng nghe

Ù tai là một trong những triệu chứng khi rối loạn khớp hàm. Nguyên nhân là do rối loạn cơ căng màn hầu - cơ quan hoạt động nhai nuốt và có giải phẫu bám vào vòi tai, tác dụng mở vòi tai. Tình trạng nghiêm trọng sẽ làm giảm thính lực.

Điều trị rối loạn khớp sau khi làm cầu răng sứ

Để điều trị các vấn đề liên quan đến rối loạn khớp sau khi làm cầu răng sứ, cần xác định rõ mức độ bệnh cũng như nguyên nhân gây ra rối loạn. Trong nhiều trường hợp phải phối hợp nhiều phương pháp điều trị với nhau, không chỉ can thiệp trực tiếp ở vị trí làm cầu răng sứ mà còn cần trị liệu về mặt tâm lý.

Điều trị tâm lý

Stress có thể không gây khởi phát nhưng chắc chắn sẽ làm bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn. Do đó trị liệu tâm lý, giúp giảm stress là một điều cần thiết trước khi làm lại cầu răng sứ mới.

Tình trạng stress được chia ra làm nhiều cấp độ, từ cảm giác buồn bán, suy nghĩ tiêu cực, không muốn tiếp xúc với mọi người đến cảm giác sợ hãi đám đông, sợ người lạ, luôn cảm thấy mình thiếu khuyết, sợ ánh nhìn dò xét xung quanh. Nghiêm trọng hơn là có người muốn tự tử, nghĩ đến cái chết.

Trị liệu tâm lý là một hành trình gian nan, nghiêm túc chữa lành, giữ cho tâm lý thoải mái, tránh stress giúp bệnh nhân thoát khỏi cảm giác tiêu cực sau biến chứng cầu răng sứ. Các bài tập như thiền, yoga, thể thao cũng rất hữu ích. Với trường hợp tâm lý nặng nề thì nên đến gặp bác sĩ tâm lý.

Điều trị tâm lý 
Điều trị tâm lý giúp bệnh nhân thoát khỏi cảm giác tiêu cực sau
biến chứng cầu răng sứ

Đeo máng nhai

Liệu pháp đeo máng nhai trong vòng 4 - 6 tháng. Có nhiều loại máng được chỉ định theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Máng thường đeo vào ban ngày. Có trường hợp bác sĩ làm máng nhai cho người bệnh ăn nhai trên đó, khi các triệu chứng biến mất thì copy khớp cắn trên máng qua răng thật để giúp sự tiên lượng kết quả đạt được cao hơn.

Ngoài ra, máng nhai có thể dùng ban đêm để bảo vệ tác động mài mòn khi bệnh nhân có thói quen nghiến răng, giúp loại bỏ thói quen xấu này.

>> Xem thêm: Top 10 địa chỉ trồng răng Implant tại tphcm

Thay cầu răng sứ mới để điều chỉnh khớp cắn

Bác sĩ sẽ phải kiểm tra xem cầu răng sứ có vấn đề ở đâu, do lắp đặt sai quy chuẩn, mài răng không đúng tỷ lệ, mão sứ sai kích thước,... từ đó có sự điều chỉnh phù hợp. Bác sĩ sẽ cố gắng để sử dụng cầu răng sứ cũ giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp sẽ phải tháo bỏ mão sứ cũ. Quá trình điều chỉnh và lắp đặt mới phải đảm bảo đúng kỹ thuật, đảm bảo tôn trọng nguyên tắc khớp cắn chức năng lý tưởng.

Rối loạn khớp dẫn đến mất răng có trồng Implant được không?

Trong những trường hợp rối loạn khớp sau khi làm cầu răng sứ không được điều trị kịp thời, tình trạng mất răng trở nên nghiêm trọng hơn. Stress, căng thẳng và nghiến răng làm răng trở nên yếu đi và dễ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu,... Răng lung lay, rụng hoặc cần nhổ để bảo tồn các răng khác. Khi mất răng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như giảm khả năng nhai, ảnh hưởng thẩm mỹ, phát âm, tiêu xương hàm,... Do đó, nên phục hồi răng càng sớm càng tốt.

Hiện nay, để khắc phục mất răng do rối loạn khớp có thể áp dụng phương pháp trồng răng Implant. Răng Implant có cấu tạo như răng thật gồm một trụ titanium đóng vai trò như chân răng được tích hợp vào xương hàm. Mão răng sứ ở trên có độ bền chắc, màu sắc và hình dáng tự nhiên giúp đảm bảo khả năng ăn nhai và thẩm mỹ lâu dài lên đến 20 hoặc vĩnh viễn. Khác với phương pháp cầu răng sứ, cấy ghép Implant được trồng độc lập, không cần mài hay làm ảnh hưởng đến răng khác, từ đó hạn chế nguy cơ mài răng, lắp ghép sai tỷ lệ khiến rối loạn khớp thái dương hàm. Răng Implant còn giúp ngăn ngừa tiêu xương hàm, đây cũng là phương pháp phục hồi răng duy nhất hiện nay có khả năng này.

Rối loạn khớp dẫn đến mất răng có trồng Implant được không?
Để khắc phục mất răng do rối loạn khớp có thể áp dụng phương pháp
trồng răng Implant

Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic

Để hiểu hơn phương pháp trồng răng Implant phục hồi răng đã mất do rối loạn khớp sau khi làm cầu răng sứ, vui lòng liên hệ Dr. Care - Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM

+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề
img-right-banner
img-right-bannerimg-right-banner