Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH
CHUYÊN NGÀNH:
- Mất răng do những nguyên nhân nào?
- Mất răng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
- Vì sao mất răng khiến nhiều người bị stress, sốc tâm lý?
- Một số triệu chứng của stress do mất răng gây ra
- Những ảnh hưởng của stress tới sức khỏe răng miệng
- 3 phương pháp phục hồi mất răng phổ biến hiện nay hạn chế stress do mất răng
- Trồng răng Implant - phương pháp phục hồi tiên tiến nhất
- Thông tin liên hệ Dr. Care- Implant Clinic
Ít ai biết rằng, mất răng là một trong những nguyên nhân dẫn tới stress và sốc tâm lý. Khi bị mất răng Cô Chú, Anh Chị không chỉ ăn nhai khó khăn, tự ti về thẩm mỹ mà còn xuất hiện những biểu hiện mệt mỏi, buồn chán, thậm chí là trầm cảm.
Mất răng không chỉ làm giảm lực ăn nhai, tăng nguy cơ mắc bệnh về răng miệng mà còn khiến suy giảm tinh thần của nhiều Cô Chú, Anh Chị. Nếu không phục hồi kịp thời, Cô Chú, Anh Chị sẽ đối mặt với những biến chứng về răng miệng như tiêu xương hàm, nhiễm trùng mô mềm, hoại tử xương hàm; chất lượng cuộc sống và tinh thần đều giảm sút.
Mất răng do những nguyên nhân nào?
Mất răng là hậu quả nghiêm trọng nhất khi Cô Chú, Anh Chị gặp các vấn đề về răng miệng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới mất răng, trong đó, nguyên nhân chính là do quá trình chăm sóc răng miệng không đúng cách dẫn tới các bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,... khiến chân răng nhiễm trùng, lung lay, dễ gãy rụng.
Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Cô Chú, Anh Chị thường không chăm sóc răng miệng theo đúng phương pháp chuẩn do Bác sĩ hướng dẫn. Thậm chí, nhiều Cô Chú, Anh Chị không có thói quen vệ sinh răng mỗi ngày.
Chải răng không đúng chiều, sử dụng bàn chải có đầu lông cứng là nguyên nhân hàng đầu khiến nướu tổn thương và nhiễm trùng. Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng răng dần tiến triển thành các bệnh năng hơn như áp xe răng, mất răng vĩnh viễn.
Mất răng do mắc các bệnh về răng miệng
Các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng là nguyên nhân hàng đầu khiến mất răng. Vi khuẩn có hại từ từ bào mòn men răng, tấn công vào ngà răng và tủy răng gây phá hủy cấu trúc răng từ bên trong. Chân răng lung lay, có thể gãy rụng bất cứ lúc nào nếu Cô Chú, Anh Chị không điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng.
Răng gãy rụng do chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng là nguyên nhân khiến răng gãy, rụng. Cô Chú, Anh Chị ăn nhiều đồ ngọt, có tính acid cao sẽ khiến men răng bị bào mòn nhanh chóng. Đồng thời, việc ăn uống không bổ sung đầy đủ các khoáng chất cần thiết cho răng là canxi, vitamin D, kali sẽ khiến sức khỏe răng ngày một yếu đi dẫn tới mất răng.
Mất răng do các bệnh lý nền làm giảm chất lượng răng
Cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường,… là những bệnh nền nguy hiểm tới sức khỏe của Cô Chú, Anh Chị. Không chỉ gây suy giảm hệ miễn dịch, những bệnh lý này còn khiến sức khỏe răng miệng giảm sút. Cô Chú, Anh Chị có bệnh nền thường có răng yếu hơn, dễ lung lay và gãy rụng.
Mất răng do yếu tố di truyền
Mất răng có thể do nguyên nhân di truyền bẩm sinh, là ngay từ khi sinh ra, răng trên hàm đã bị khiếm khuyết tại một số vị trí. Thậm chí, nhiều trường hợp còn mấy răng toàn hàm.
Ngoài ra, yếu tố di truyền còn khiến răng mọc lệch lạc tạo nên những khe hẹp, khoảng trống dễ mắc thức ăn. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh về răng miệng như viêm chân răng, viêm nha chu, sâu răng, áp xe răng,… dẫn tới mất răng.
Mất răng thường xảy ra do chấn thương, tai nạn
Chấn thương, tai nạn là những yếu tố bất ngờ khiến răng bị gãy, vỡ. Lực tác động mạnh không chỉ khiến răng bị gãy mà còn có thể làm chấn thương, sai lệch khớp hàm. Cấu trúc hàm bị biến đổi khiến nhiều răng trên hàm lung lay, dần yếu theo thời gian.
Mất răng do thói quen xấu trong sinh hoạt
Các thói quen xấu trong sinh hoạt như dùng răng bật nắp chai lọ, tước đồ cứng, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia sẽ khiến sức khỏe răng miệng yếu đi. Khả năng chịu lực của răng bị giảm, răng trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ và các chất kích thích. Theo thời gian, các thói xấu không được điều chỉnh sẽ khiến răng lung lay, vỡ gãy.
>> Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care
Mất răng do vấn đề tuổi tác
Các tế bào, cơ quan trên cơ thể dần lão hóa theo thời gian, trong đó có răng. Cô Chú, Anh Chị trung niên, cao tuổi là những đối tượng có nguy cơ mất răng cao nhất, bởi sức đề kháng suy giảm, men răng ngày một yếu đi, sức khỏe răng giảm sút dần dẫn tới mất răng.
Mất răng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Mất răng tác động trực tiếp đến khả năng ăn nhai của Cô Chú, Anh Chị, ảnh hưởng lâu dài tới hệ tiêu hóa, các dây thần kinh vùng miệng, thậm chí là biến chứng tiêu xương hàm nếu không được điều trị kịp thời.
Mất răng gây mất thẩm mỹ, lão hóa sớm
Mất răng ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai
Tăng nguy cơ mắc bệnh về răng miệng
Nguy cơ biến chứng tiêu xương hàm, xô lệch răng
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh và vùng răng hàm mặt
Mất răng gây mất thẩm mỹ, lão hóa sớm
Mất răng, đặc biệt là vùng răng cửa ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ khuôn mặt. Răng cửa bị mất khiến Cô Chú, Anh Chị không còn tự tin khi giao tiếp cùng mọi người xung quanh.
Bên cạnh đó, bất kỳ răng nào bị mất cũng đều là nguyên nhân gián tiếp khiến cơ mặt bị chùng xuống, da nhăn nheo và có dấu hiệu lão hóa sớm. Cô Chú, Anh Chị trông già hơn so với tuổi thật, thậm chí nhiều người tự xa lánh không giao tiếp với cộng đồng.
Trồng răng Implant là hình thức ghép chân răng giả bằng trụ Titanium vào xương hàm nhằm thay thế răng đã mất. Sau khi đặt vào vùng mất răng, trụ Titanium sẽ dần dần tích hợp vững chắc với xương hàm, tiếp đó răng sứ sẽ được gắn lên để hoàn tất cấy ghép
Kính mời cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bảng giá trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic
Mất răng ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai
Mất răng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng ăn nhai. Hàm răng có khoảng trống khiến thức ăn không được nhai nghiền kỹ lưỡng trước khi đưa vào dạ dày. Thức ăn tồn tại những mảnh lớn rất khó tiêu hóa, về lâu dài Cô Chú, Anh Chị có nguy cơ bị viêm loét dạ dày rất cao.
Hơn nữa, sau khi mất răng, Cô Chú, Anh Chị phải hạn chế ăn các món có độ cứng cao bởi khả năng chịu lực của hàm giảm xuống. Nhiều Cô Chú, Anh Chị chỉ được ăn những món được nấu chín mềm để đảm bảo răng thật trên hàm.
Tăng nguy cơ mắc bệnh về răng miệng
Vùng răng đã mất rất dễ bị mắc thức ăn sau mỗi bữa ăn. Nhất là khi mất răng hàm ở phía trong rất khó để vệ sinh sạch sẽ. Thức ăn còn sót lại là cơ hội để vi khuẩn phát triển và tấn công vào răng và nướu, dẫn tới nhiễm trùng nướu, viêm nha chu, sâu răng kế cận, thậm chí là áp xe răng,…
Nguy cơ biến chứng tiêu xương hàm, xô lệch răng
Sau khi mất răng từ 1 - 3 tháng, có tới 25% xương hàm dần tiêu biến. Sau khi mất răng khoảng 1 năm, 62% xương hàm tại vùng răng mất tiêu biến nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới cấu trúc hàm. Hàm không giữ được cấu trúc, răng trên hàm dần xô lệch về vị trí răng đã mất. Cô Chú, Anh Chị có thể thấy những biểu hiện tiêu xương hàm trên khuôn mặt như gương mặt bị méo, lệch, da chảy xệ,...
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh và vùng răng hàm mặt
Răng không chỉ đảm bảo khả năng ăn nhai mà còn có nhiệm vụ kiểm soát các dây thần kinh cảm giác, vận động của cơ mặt. Trường hợp mất răng lâu ngày không phục hồi kịp thời khiến xương hàm bị tiêu biến ảnh hưởng tới dây thần kinh tại xương hàm. Lúc này, dây thần kinh gần với niêm mạc gây nên những cơn đau nhức đầu, đau vùng cổ, vai gáy, đặc biệt là đau khớp thái dương hàm.
Vì sao mất răng khiến nhiều người bị stress, sốc tâm lý?
Stress là trạng thái thần kinh bị căng thẳng liên tục do đang cố thích nghi với áp lực hay sự thay đổi nào đó từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Cơ thể bị stress sẽ tiết ra các hormone cung cấp năng lượng mạnh mẽ khiến các cơ, nhịp thở nhanh hơn và nhịp tim tăng lên rõ rệt. Stress kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, tâm lý chán nản, tiêu cực, nhiều trường hợp sốc tâm lý dẫn tới trầm cảm nguy hiểm.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới stress như do môi trường sống không lành mạnh, sức khỏe yếu, áp lực từ công việc, do bản thân thiếu tự tin và ít giao tiếp xã hội hay do ảnh hưởng từ trạng thái tiêu cực của mọi người xung quanh. Trong đó, yếu tố sức khỏe là nguyên nhân hàng đầu và trực tiếp dẫn tới trạng thái stress ở mọi lứa tuổi.
Đối với các Cô Chú, Anh Chị trung niên, mất răng là nguyên phổ biến dẫn tới stress, sốc tâm lý. Trường hợp mất răng cửa sẽ làm giảm tính thẩm mỹ của khuôn mặt và nụ cười. Cô Chú, Anh Chị e ngại, không thoải mái nói chuyện với mọi người xung quanh, suy nghĩ tiêu cực ngày một nhiều hơn về hình ảnh của bản thân, từ đó khiến cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng, tự xa lánh mọi người. Nếu không điều trị sớm, mất răng cửa còn là nguyên nhân khiến môi bị lẹm vào, càng làm Cô Chú, Anh Chị tự ti, trốn tránh giao tiếp.
Trường hợp mất răng hàm nếu không kịp thời phục hồi có nguy cơ tiêu xương vùng răng bị mất. Một phần xương hàm bị tiêu biến sẽ khiến các răng trên hàm bị xô lệch, khuôn mặt bị hóp vào gây mất thẩm mỹ. Cô Chú, Anh Chị có những biểu hiện của lão hóa sớm như da mặt chùng xuống, làn da nhăn nheo, má hóp,… Lão hóa sớm là nguyên nhân khiến Cô Chú, Anh Chị e ngại với chính bản thân mình, tự tạo nên áp lực tâm lý về những lời nhận xét từ mọi người xung quanh dẫn tới sốc tâm lý, thậm chí là trầm cảm kéo dài.
Bên cạnh đó, những khó khăn trong vấn đề ăn nhai, bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày do mất răng gây ra khiến Cô Chú, Anh Chị phải lo lắng, buồn phiền nhiều, ảnh hưởng đến tâm trạng, tạo nên sự tiêu cực về tâm lý dẫn đến chán ăn, mất ngủ và căng thẳng thường xuyên.
Một số triệu chứng của stress do mất răng gây ra
Sau khi mất răng, do áp lực về tâm lý nhiều Cô Chú, Anh Chị dễ bị rơi vào tình trạng stress kéo dài, cơ thể dần có những phản ứng là triệu chứng của stress như mệt mỏi, buồn chán, mất ngủ… Dưới đây là một số triệu chứng stress Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý không nên chủ quan
.
Biểu hiện thể chất: Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, đau tức ngực khó thở, buồn nôn và nôn. Sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, cân nặng giảm không rõ nguyên nhân càng khiến tâm lý căng thẳng.
Biểu hiện tinh thần: Sa sút trí nhớ, trạng thái thường buồn bã, không vui vẻ, không tập trung được trong công việc, học tập, mau quên. Những biểu hiện trên khiến chất lượng cuộc sống, hiệu quả công việc của Cô Chú, Anh Chị giảm xuống, từ đó thêm những áp lực khác từ mọi người xung quanh.
Biểu hiện hành vi: Một số Cô Chú, Anh Chị có biểu hiện như khóc lóc, ăn uống bất thường, hấp tấp, tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác, nặng hơn là sử dụng các chất kích thích để làm cơ thể thoải mái như hút thuốc, rượu bia, …
Biểu hiện cảm xúc: Cô Chú, Anh Chị thường xuyên căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, tức giận, sợ hãi, dễ nóng tính, bực tức, và khó chịu. Những biểu hiện này không chỉ ảnh hưởng tới bản thân mà khiến mọi người xung quanh xa lánh.
Những ảnh hưởng của stress tới sức khỏe răng miệng
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mất răng và stress có mối liên hệ với nhau. Mất răng không chỉ gây nên các biểu hiện của stress; mà ngược lại stress còn là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng gây nên các bệnh như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,… Cô Chú, Anh Chị thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, không làm chủ được cảm xúc sẽ ngày càng khiến răng và nướu nhạy cảm, yếu hơn.
Stress khiến răng nhạy cảm, dễ gãy rụng
Stress tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu
Stress kéo dài gây đau vùng răng hàm mặt
Stress gây chứng nghiến răng làm tổn thương răng
Stress khiến răng nhạy cảm, dễ gãy rụng
Trên góc độ y khoa theo Forbes, stress thực sự có thể dẫn tới rụng răng. Hiện tượng này không xảy ra ngay lập tức mà sẽ tiến triển từ từ. Cụ thể, quá trình căng thẳng mãn tính làm hỏng và khiến răng không còn bám chắc vào nướu răng. Theo thời gian, chân răng dần lung lay khiến răng có thể gãy, rụng bất cứ lúc nào, nhất là khi bị lực mạnh tác động.
Stress tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu
Theo tờ Journal of Dental Research nhận định, căng thẳng kéo dài tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch, làm tăng lượng cortisol cùng nguy cơ viêm nhiễm nướu mạn tính. Một nhóm các nhà khoa học đã xem xét 14 nghiên cứu được công bố từ năm 1990 đến năm 2006 về mối liên hệ giữa stress với bệnh nướu răng ở người lớn. Kết quả chỉ ra rằng, các vấn đề tâm lý như đau khổ, lo lắng, trầm cảm, cô đơn... thường làm tăng nồng độ cortisol - hormone căng thẳng trong cơ thể.
Tác hại của căng thẳng khiến người bệnh có xu hướng gia tăng các thói quen xấu gây hại cho răng, ví dụ như lơ là việc vệ sinh răng miệng, lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu,... để giải tỏa tâm lý. Nếu không được khắc phục kịp thời, người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh răng miệng mà nghiêm trọng nhất là viêm nha chu. Bệnh lý này có thể dẫn đến mất răng cũng như tiêu xương hàm. Các triệu chứng của bệnh nha chu bao gồm sưng nướu, chảy máu nướu, chứng hôi miệng và răng lung lay…
Stress kéo dài gây đau vùng răng hàm mặt
Nghiêm trọng hơn, stress có thể kéo đến chứng nghiến răng dẫn đến đau hàm, đau tai hoặc đau vùng đầu gần khớp nhai, khó đóng mở miệng, răng nhạy cảm với nước nóng hoặc lạnh. Ở mức độ nghiêm trọng, chân răng yếu, lung lay và có thể bị rụng ra khỏi hàm. Cô Chú, Anh Chị phải chịu những cơn đau khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe bị suy giảm.
Stress gây nên chứng nghiến răng làm tổn thương răng
Nghiến răng khi căng thẳng là một dạng rối loạn vận động của cơ hàm, ở đó người bệnh thường vô thức cắn chặt hai hàm và nghiến qua lại. Có 2 dạng nghiến răng chính là nghiến răng ban ngày và nghiến răng ban đêm. Trong khi nghiến răng ban ngày là hành vi có lựa chọn thì vào ban đêm, hành vi nghiến răng diễn ra vô thức.
Hiện tượng nghiến răng, siết hàm có thể xuất hiện khi Cô Chú, Anh Chị gặp căng thẳng, tích tụ quá nhiều năng lượng tiêu cực. Nhiều khi Cô Chú, Anh Chị còn không nhận ra mình đang nghiến răng, cho đến khi bị đau đầu hoặc đau hàm răng. Hành động nghiến răng nếu kéo dài thường xuyên có thể gây ra các tổn thương trong miệng, điển hình là nứt răng, vỡ miếng trám, mòn răng, mức độ nặng có thể làm tổn thương tủy răng, dễ mất răng; rối loạn khớp thái dương hàm nặng có thể gây biến dạng thái dương hàm...
3 phương pháp phục hồi mất răng phổ biến hiện nay hạn chế stress do mất răng
Ngay sau khi mất răng, Cô Chú, Anh Chị nên thực hiện phục hồi răng đã mất ngay để ngăn chặn các biến chứng về bệnh lý răng miệng, tiêu xương hàm,… và giảm các áp lực về tâm lý do mất răng gây ra. 3 phương pháp chủ yếu được sử dụng để phục hồi răng đã mất gồm:
Phục hồi mất răng bằng hàm giả tháo lắp
Làm cầu răng sứ phục hình mất răng
Trồng răng Implant phục hồi răng mất an toàn hiệu quả
Phục hồi mất răng bằng hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hồi răng có kỹ thuật đơn giản nhất. Mỗi hàng giả có 2 phần chính là khung hàm và răng giả phục hồi.
Dựa vào thiết kế, hàm giả tháo lắp được chia thành 2 loại là hàm giả toàn phần, hàm giả bán phần.
Hàm giả toàn phần (hàm phủ) là hàm có cấu trúc tương tự hàm răng thật, gồm khung nhựa bao phủ lên toàn bộ nướu. Loại hàm này phù hợp với những Cô Chú, Anh Chị mất răng toàn hàm.
Hàm giả bán phần: Đây là dạng hàm giả được thiết kế phù hợp với những trường hợp mất từ 1 - 2 răng, các răng ở vị trí cách thưa nhau.
Ưu điểm của hàm giả tháo lắp là chi phí thấp, kỹ thuật thực hiện đơn giản, thời gian nhanh chóng chỉ từ 3 - 5 ngày. Tuy nhiên, nhược điểm của hàm giả là răng phục hồi có lực nhai yếu, quá trình vệ sinh nhiều bước, và không ngăn ngừa được biến chứng tiêu xương.
Làm cầu răng sứ phục hình mất răng
Cầu răng sứ là phương pháp phục hồi răng cố định được nhiều Cô Chú, Anh Chị lựa chọn. Thông thường, mỗi cầu răng sứ có ít nhất 3 mão sứ khác nhau, trong đó 2 mão sứ bên cạnh có vai trò là trụ đỡ cho mão sứ phục hồi.
Hiện nay, có 6 loại cầu răng sứ được sử dụng để phục hồi răng bị mất:
Cầu răng sứ truyền thống: Gồm ít nhất 3 mão sứ, Cô Chú, Anh Chị phải thực hiện mài răng kế cận để nâng đỡ cầu răng.
Cầu răng sứ được hỗ trợ Implant: Cầu răng sứ có kỹ thuật phục hồi tiên tiến nhất, cầu răng được kết nối với Implant thông qua khớp nối, phù hợp với trường hợp mất nhiều răng liên tục.
Cầu răng với/đèo: Là một dạng cầu răng sứ với 2 mão sứ, phù hợp với những Cô Chú, Anh Chị không muốn mài răng.
Cầu răng sứ Composite: Dạng cầu răng được nối với nhau bởi Composite, chỉ mang tính tạm thời bởi độ bền không cao.
Cầu răng sứ nhảy: Cấu tạo cầu răng tương tự cầu răng sứ truyền thống, nhưng Bác sĩ chỉ cần mài một bên răng để làm trụ nâng đỡ.
Cầu răng sứ có cánh dán: Dạng cầu răng gồm răng phục hồi và phần cánh dán ở bên cạnh kết nối với răng thật trên hàm để đỡ răng phục hồi.
Ưu điểm của cầu răng sứ là có tuổi thọ tốt hơn hàm giả tháo lắp, từ 7 - 10 năm, khả năng ăn nhai ổn định, có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, phương pháp này không ngăn chặn được biến chứng tiêu xương hàm, dễ xảy ra tình trạng hở chân răng, đen viền nướu, hôi miệng, đau nhức,... sau một thời gian ngắn sử dụng.
Trồng răng Implant phục hồi răng mất an toàn hiệu quả
Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng hiện đại nhất hiện nay. Trụ Implant được làm từ titanium tinh khiết an toàn tuyệt đối với sức khỏe con người. Sau khi được cấy ghép vào xương hàm, trụ Implant tích hợp chắn chắn với răng sứ phục hồi, hỗ trợ lực ăn nhai.
Các dạng phục hồi răng bằng trồng Implant gồm:
Trồng răng đơn lẻ: Phù hợp cho những Cô Chú, Anh Chị mất 1 răng hay mất nhiều răng ở vị trí khác nhau. Cấu tạo của 1 chiếc răng hoàn chỉnh gồm 3 phần là trụ Implant, khớp nối Abutment và mão sứ phục hồi.
Trồng răng toàn hàm: Phù hợp cho những Cô Chú, Anh Chị mất răng toàn hàm hay mất nhiều răng liên tục trên hàm, trụ Implant kết nối với cầu răng phục hồi bằng khớp nối Abutment. Các kỹ thuật trồng răng toàn hàm hiện nay gồm: Implant All On-4, Implant All On-5, Implant All On-6.
Trồng răng Implant - phương pháp phục hồi tiên tiến nhất
Trong 3 phương pháp phục hồi răng đã mất trên, trồng răng Implant là phương pháp tiên tiến nhất, khắc phục được nhược điểm của 2 phương pháp truyền thống còn lại là cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp.
Những ưu điểm nổi bật của trồng răng Implant mà những kỹ thuật phục hồi khác không có được như:
Khôi phục khả năng ăn nhai gần như răng thật bởi trụ Implant tích hợp trong xương hàm là trụ đỡ chịu lực chắc chắn. Cô Chú, Anh Chị có thể thoải mái ăn nhai các món yêu thích, ngay cả những món ăn có độ cứng, dai dẻo.
Có tính thẩm mỹ tự nhiên, chân răng được bao phủ bởi nướu thật, màu sắc sứ được thiết kế tương tự như các răng còn lại trên hàm. Cô Chú, Anh Chị rất khó để phân biệt đâu là răng giả phục hồi.
Bảo tồn tối đa răng thật trên hàm bởi quá trình cấy ghép chỉ thực hiện tại vùng răng bị mất, các răng còn lại được bảo tồn tối đa. Cô Chú, Anh Chị không phải lo lắng cảm giác ê buốt, đau nhức răng do mài răng.
Răng Implant có tuổi thọ cao, trụ Implant được làm từ titanium tinh khiết có thể tồn tại trong xương hàm vĩnh viễn. Do đó, răng Implant có tuổi thọ từ 20 năm - trọn đời.
Ngăn chặn biến chứng tiêu xương, lão hóa sớm nhờ trụ Implant dẫn truyền lực kích thích tới xương hàm. Các mô xương được kích thích bởi lực ăn nhai tiếp tục phát triển, tích hợp chắc chắn cùng trụ Implant, giữ cho cấu trúc xương hàm ổn định, ngăn chặn tiêu xương, lão hóa sớm.
Chi phí trồng răng Implant có nhỉnh hơn một chút so với cầu răng sứ hay hàm giả tháp lắp. Tuy nhiên, với độ bền tối đa sử dụng trong đời cùng nhiều ưu điểm nổi bật khác, mức chi phí này là hoàn toàn hợp lý.
>> Xem thêm: Địa chỉ trồng răng Implant ở đâu tốt
Mỗi răng Implant đơn lẻ có chi phí dao động từ 13.500.000 - 45.000.000 đồng/ răng. Mức chi phí trồng răng toàn hàm dao động từ 99.000.000 - 200.000.000 đồng/ hàm. Tùy từng Nha khoa khác nhau có mức chi phí khác biệt.
Sau đây, mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo bảng chi phí trồng răng tại Nha khoa Dr. Care
Chi phí trồng răng đơn lẻ
Dr. Care - Implant Clinic sử dụng 6 dòng trụ phục hồi răng toàn hàm gồm Straumann, Nobel Biocare, Neodent Implant, Tekka, Osstem, Dentium.
[table-5tru]
* Bảng giá trên chưa bao gồm chi phí phục hình trên Implant đơn lẻ
Chi phí trồng răng toàn hàm
Với trồng răng Implant toàn hàm, Dr. Care - Implant Clinic sử dụng 3 dòng trụ Straumann, Tekka, Nobel Biocare, Neodent Implant.
[table-toanham]
* Bảng giá trên bao gồm giá trụ Implant và khớp nối chính hãng; Bảng giá chưa bao gồm chi phí hàm phục hình trên Implant
** Bảng giá trồng răng Implant tại Dr. Care đều đã bao gồm 10% VAT
*** Tất cả các phương án trồng răng Implant tại Dr. Care đều được áp dụng chương trình thanh toán trả chậm lãi suất 0%
Thông tin liên hệ Dr. Care- Implant Clinic
Để hiểu rõ hơn về phương pháp cấy ghép Implant và những kiến thức về trồng răng giả, vui lòng liên hệ Dr. Care – Nha khoa đầu tiên chuyên trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.
Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Giờ làm việc:
+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM
+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.